Ngược Về Thời Minh

Chương 439-3: Bất diệc nhạc hồ (3)



Chính Đức nhớ lại năm ngoái sau khi Dương Lăng đánh bại đội thuyền của Phật Lang Cơ đã từng nói quốc vương đối phương có ý muốn giao thương mậu dịch với Đại Minh, liền vội vàng tìm Dương Lăng đến thương nghị. Dương Lăng nói sứ thần của quốc vương Bồ Đào Nha đến rồi, liền ra sức khuyên Hoàng đế tiếp kiến, thương nghị chuyện mậu dịch giữa hai nước. Chính Đức không có ý kiến gì về chuyện này.

Dương Lăng nhớ lại phương tây hoàn toàn không có lễ tiết phải quỳ bằng hai đầu gối, mỗi khi đàm phán với phương tây thì thường gặp trở ngại về chuyện này, luôn khơi dậy một đợt phong ba lớn, lúc này mới có thể miễn cưỡng mà yêu cầu người phương tây hành lễ bằng cách quỳ hai chân, tập tục xấu như vậy thực sự không thể thực hiện được, hắn hoàn toàn không muốn vừa đấm vừa xoa mà bức bách sứ thần khấu đầu ba quỳ chín lạy.

Theo hắn thấy, Đại Minh có địa vị trong lòng người tây hay không đều dựa vào thực lực mà nói chuyện, còn Đại Minh là một quốc gia to lớn, muốn mưu cầu thì cũng nên mưu cầu lợi ích lớn nhất cho triều đình và dân chúng, hành vi ngu xuẩn lấy chế độ triều cống để tốn tiền mua thể diện trong quá khứ nên sớm ngừng lại, liền lấy lý do là lần này sứ thần của quốc gia phương tây đến đàm phán chuyện thông thương chứ không phải là thuộc quốc của Đại Minh đến tiến cống cho thiên tử, có thể không cần hành lễ quỳ của Đại Minh mà đề xuất ý kiến với Hoàng thượng.

Dương Lăng lo lắng nhất là chúng quan viên Lục bộ đề xuất kháng nghị, cho nên từ sớm đã chuẩn bị xong lý do thoái thác hoàn chỉnh. Hắn hoàn toàn không phải là tranh thủ quyền lợi cho sứ thần phương tây, mà là muốn sửa lại tác phong quan liêu của triều đình Đại Minh không trọng lợi ích thực mà lại trọng hư danh, bước đầu tiên này tuy khó, nhưng bước ra được rồi thì hậu nhân sẽ có căn cứ để tham khảo.

Câu nói kia của Chu Tương Nhi đã nhắc nhở hắn, bây giờ Hoàng thượng không ở trong kinh, đã bớt đi rất nhiều cản trở, Lục bộ Nam Kinh không có quyền to thế lớn như Lục bộ Bắc Kinh, tương đối dễ đối phó, chỉ cần khắc phục được ải này thì đã có tiền lệ để noi theo, sau này triều đình làm việc cũng thuận lợi hơn nhiều.

Dương Lăng không ngờ những quan viên của Lục bộ Nam Kinh còn thiết thực hơn cả quan lại của Lục bộ Bắc Kinh, sự việc tiến hành vô cùng thuận lợi, mấy lão già của Lục bộ Nam Kinh tuy cũng có kháng nghị, nhưng Dương Lăng chỉ giải thích một chút thì bọn họ không nói nhiều thêm nữa.

Hóa ra, sau lưng những quan viên Giang Nam này hoặc nhiều hoặc ít đều dựa vào rất nhiều hào môn phú thương của Giang Nam, cho nên thái độ trọng thương của quan viên Giang Nam còn mạnh hơn gấp mười lần quan viên phương bắc. Sở dĩ chủ nghĩa tư bản có thể tung bay ở Tây Âu chính vì có sự thúc đẩy của chủ nghĩa trọng thương, đó chính là tiền đề quan trọng cho phát triển công nghiệp chủ nghĩa tư bản.

Song, Đại Minh thì sao chứ, lại luôn trọng nông ức thương, thế cho nên địa tô, vay nặng lãi còn có sức hấp dẫn hơn là làm công thương. Lấy những Huy thương, Tấn thương có tiếng tăm nhất kia làm ví dụ, sau khi bọn họ phát tài đều mở rộng đất ruộng, xây dựng hiệu cầm đồ, lại một lần nữa đem khối tài sản kếch sù tập trung trong tay mình chảy vào trong sản nghiệp truyền thống, cản trở khả năng của cải chuyển hóa sang sản nghiệp tư bản.

Suy nghĩ này đặc biệt nghiêm trọng ở phía bắc, ở nội lục, mà Giang Nam lại là ngoại lệ. Địa khu Giang Nam vốn dĩ nhiều thương nhân lớn, từ khi cởi bỏ cấm vận hàng hải tới nay, Dương Lăng cậy vào Nội Xưởng mà tiến hành làm giao thông vận tải, các ngành nghề kinh doanh.

Để hình thành lợi ích chung, đảm bảo đoàn thể lợi ích hùng mạnh này sẽ không bị người ta phá bỏ, hắn đã lôi kéo rất nhiều hoàng thân quốc thích ở phương bắc, bao gồm cả đương kim Hoàng đế bỏ cổ phần vào kinh thương. Ở phía nam thì do Thành Khởi Vận dẫn đầu, trước tiên liên hợp các phú thương hào môn các nơi, sau đó dùng bọn họ móc nối, thu hút thêm nhiều thân sĩ nổi tiếng và chúng quan lại vào.

Bây giờ, con đường kinh thương theo chế độ cổ phần lợi ích cùng hưởng, cùng làm kinh thương cuối cùng đã nở hoa kết trái rồi, những quan viên của Lục bộ Nam Kinh kia cũng đã bị ảnh hưởng thẩm thấu hoặc nhiều hoặc ít rồi, thay đổi được tư tưởng quan niệm cổ hủ lạc hậu của bọn họ.

Triều Đại Minh vốn có một quy định, quan viên tứ phẩm trở lên không được kinh thương, nhưng bây giờ chế độ này chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Ở trong kinh, Chính Đức có mở Hoàng điếm, đám huân thích như Thành Quốc Công, Vũ Định Hầu, Thọ Ninh Hầu đang làm kinh thương. Đám quan viên tuy lén lén lút lút không dám đường hoàng, nhưng thực ra cũng đa phần kinh doanh một vài vụ làm ăn.

Đến Giang Nam thì càng có nhiều quan viên làm kinh thương, đặc biệt là có nhiều quan lại từ tứ phẩm trở lên, bao gồm cả những quan viên nhậm chức ở Kinh thành đã về hưu đều mở nhiều cửa hàng, xưởng chế tác, vận chuyển đường biển, vận chuyển đường bộ rất đa dạng. Bọn họ có môn sinh bạn cũ trong quan trường, có bạn tốt đồng liêu, lại bị ảnh hưởng và thẩm thấu thông qua bọn họ, tư tưởng của người Giang Nam đang bắt đầu rộng mở hơn, bắt đầu nảy sinh sự thay đổi nghiêng trời lệch đất, cho dù thứ này là vô hình không nhìn thấy được, không sờ thấy được.

Dương Lăng vô cùng hoan nghênh chuyến đi này của những người phương tây này. Sau khi cùng bọn họ vui vẻ mà tấn kiến Hoàng đế bệ hạ, hắn còn đi theo giáo chủ đại nhân và một vài quý tộc, thương nhân, quân nhân của quốc gia này du ngoạn ngắm nhìn danh lam thắng cảnh khắp nơi, xem nghi thức duyệt binh của Hải lục quân Đại Minh, để bọn họ chính mắt nhìn thấy được sự giàu có và phồn hoa của thành Kim Lăng và sự hùng mạnh của quân đội Đại Minh.

Sự giàu có của thành Kim Lăng và cảnh đẹp mười dặm Tần Hoài mê hoặc những người phương tây kia đến thần hồn điên đảo, hô to đã đến thắng cảnh thiên đường. Mấy chiếc thuyền to, mấy quả lợi pháo, toàn bộ vũ trang trang bị hỏa khí của quân đội Đại Minh đã khiến cho những quý tộc tướng quân vốn mang theo chút kiêu ngạo khoe khoang cũng phải không kềm lòng được mà hạ thấp sự kiêu ngạo lại. Dương Lăng khẳng khái hứa với bọn họ cho phép bọn họ tùy ý xây dựng giáo đường, truyền bá giáo lý ở thiên đường thắng địa như vậy, bao gồm cả nhiều thành thị hơn nữa, càng làm cho những người truyền giáo này mừng rỡ như điên.

Nhưng liên tiếp mấy ngày, Dương Lăng chỉ thịnh tình khoản đãi, nghênh tiếp du ngoạn, mà không hề mở miệng đề cập chuyện giao dịch thương mại giữa đôi bên, lại khiến cho thần trí của Đại giáo chủ Lạp Mã Lý Áo và nhóm quý tộc hơi tỉnh táo lại, bắt đầu có chút nóng vội bất an. Dù sao thì nhiệm vụ chủ yếu của bọn họ là có thể xây dựng quan hệ thương mại qua lại với quốc gia hùng mạnh giàu có này của phương đông, bọn họ hoàn toàn không phải là khách tham quan, mà Dương Lăng, một vị đại thần quan trọng của quốc gia phương đông này hình như hoàn toàn không để ý đến việc này, điều làm sao có thể không khiến bọn họ nóng vội vô cùng đây?

Thật ra, Dương Lăng cũng vui mừng phát điên đối với việc bọn họ kịp thời đến đây, bởi vì bọn họ mang đến ba món đồ quan trọng nhất có thể giúp cho Đại Minh tung bay, nhưng bây giờ rất rõ ràng là chính bản thân bọn họ không hề ý thức được, vậy thì Dương Lăng không cần thiết phải tỏ ra gấp gáp như vậy, khiến cho những vị khách đến từ nơi xa này không nhịn được nữa mà chủ động đề cập đến chương trình giao dịch của hai bên, thì có thể đạt được những lợi ích tốt nhất trên bàn đàm phán.

Bây giờ, bên trong Đại Minh đã an ổn, tiếng nói phản đối cải cách khắp triều dã đã cực yếu rồi, Đại Minh bây giờ có thể từng bước tiến lên con đường thương nghiệp hóa, công nghiệp hóa. Dương Lăng chỉ cần củng cố mục đích này và thúc giục phát triển quá trình này, vậy thì hắn có thể chính mắt nhìn thấy chiếc chiến hạm phương đông lớn này đi lên con đường đúng đắn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.