Người Tìm Xác

Chương 605



Trong lúc bối rối, tổng giám đốc Đặng gọi điện về nhà hỏi cha mẹ mình xem lần cuối họ liên lạc được với em trai là khi nào? Ông cụ ấp úng cả buổi mới nói: “Thật ra đến ngày thứ ba đã2không liên lạc được nữa rồi!”

Tổng giám đốc Đặng nghe thế thì nổi giận: “Đấy! Cha mẹ nuông chiều nó cho lắm vào! Giờ thì chiều đến xảy ra chuyện rồi nhé!”

Đầu dây bên kia, ông cụ Đặng nghe kiểu nói của con trai5cả thì biết có chuyện xấu xảy ra rồi, ông ấy vội cầu xin tổng giám đốc Đặng: “Con à! Dù gì nó cũng là em trai ruột của con mà! Con không thể để nó xảy ra chuyện được!”

Tổng giám đốc Đặng nghe6xong càng tức hơn: “Giờ xảy ra chuyện mới nhớ đến con à! Thế những lời con nói lúc trước có từng lọt vào tai hai người không? Mất liên lạc với nó đến mấy ngày rồi mà cũng không nói cho con biết5một tiếng? Giờ con đã đến đấy rồi! Còn nó có xảy ra chuyện gì hay không… con không thể dám chắc được đâu.”

Sau khi báo cảnh sát, bên phía cảnh sát xem lại đoạn băng ghi hình giám sát ở khách sạn thì3thấy, trong hai ngày cậu hai nhà họ Đặng ở trong khách sạn, không hề xuất hiện người nào khả nghi cả. Cuối cùng họ phải kiểm tra danh sách nghe gọi trong điện thoại di động của anh ta và phát hiện, cuộc gọi cuối cùng là gọi cho một người đàn ông tên là Phùng Tứ Bảo.

Gã Phùng Tứ Bảo này khá nổi tiếng ở nơi đó, nói thẳng ra đây là một tên lưu manh, cứ cái gì có tiền là làm. Nhưng gã chỉ tham gia mấy chuyện đánh đấm nhỏ nhặt chứ không dám làm những hành động quá giới hạn và trái pháp luật.

Khi cảnh sát tới tìm để hỏi về nguyên nhân liên hệ với cậu hai nhà họ Đặng, gã còn tức giận nói: “Đừng nhắc tới tên cậu hai Đặng kia nữa, hắn tới tìm tôi nói là muốn mua một cái nhà máy cỡ nhỏ, hỏi tôi có biết chỗ nào thích hợp thì giới thiệu cho hắn. Tôi thấy gã này chi tiền khá hào phóng, mà thằng nào không thích tiền là kẻ ngu, nên tôi đi tìm cho hắn một cái nhà máy ở nông thôn. Thế mà đến khi tôi hẹn hai bên xong xuôi rồi, chuẩn bị đến nhà máy đó thì tên kia không đến! Gọi điện thoại cho hắn còn tắt máy liên tục!”

Sau đó cảnh sát kiểm tra nhật ký trong điện thoại của Phùng Tứ Bảo và thấy đúng là gã này đã gọi mấy cuộc cho cậu hai Đặng mà không được và ông chủ của nhà máy ở nông thôn kia cũng xác minh chuyện này có thật. Như thế có thể chứng đúng là lúc ấy họ đã hẹn cậu hai Đặng đi xem nhà máy, nhưng không biết vì sao anh ta lại lỡ hẹn.

Năm đó, tổng giám đốc Đặng chờ trong huyện nhỏ đó hết ba tháng, chạy đông chạy tây suýt gãy cả chân mà vẫn không tìm được tin tức của em trai. Cuối cùng không còn cách nào khác, vợ của ông ta phải chạy tới nhà bố mẹ chồng làm ầm lên, nói là nếu không để cho tổng giám đốc Đặng trở về thì bà ấy sẽ ly hôn rồi mang con về nhà ngoại!

Cha của tổng giám đốc Đặng thấy nếu cứ tìm như thế, thì người còn chưa tìm thấy, nhà của con trai cả đã tan đàn xẻ nghé rồi! Cuối cùng đành không cam lòng gọi tổng giám đốc Đặng trở về.

Vốn ban đầu họ cũng nghĩ rằng cậu hai Đặng chắc là bị người ta lừa sạch tiền rồi nên không còn mặt mũi nào để trở về nhà. Nhưng chín năm trôi qua, cái tên của cậu hai nhà họ Đặng vẫn được treo lên trang web tìm người mất tích của cảnh sát mà không có một tin tức nào.

Mãi cho đến ba năm trước đây, mẹ của tổng giám đốc Đặng mơ thấy con trai thứ hai của mình bị chết thảm, sau khi tỉnh dậy bà ấy bị bệnh một trận không dậy nổi, cuối cùng rời bỏ nhân gian. Vợ đã không còn, cha của tổng giám đốc Đặng quyết không chịu ở thành phố nữa mà muốn về quê ở trong nhà cổ của dòng họ. Không còn cách nào khác, tổng giám đốc Đặng đành phải thuê cho ông cụ một người chăm sóc chuyên nghiệp để phụ trách mọi việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày khi sống trong căn nhà cổ đó.

Chẳng biết có phải tổng giám đốc Đặng và cha mình trời sinh không hợp nhau hay không, mà cho dù người con cả có tốt bao nhiêu, ông cụ vẫn hàng ngày lẩm bẩm nhắc về người con thứ hai đã bị mất tích.

Dù trái tim tổng giám đốc Đặng đã giá lạnh, nhưng dẫu sao đây cũng là cha mình, ông ấy không thể để ông cụ ở quê mà không hỏi han quan tâm đến được. Cho nên chỉ cần mỗi khi ít việc, ông ấy lại mang một ít thuốc bổ về thăm.

Nhưng mấy năm nay sức khỏe của ông cụ càng lúc càng yếu, có khi bị lẫn còn quên mất chuyện con trai thứ hai bị mất tích, ngày nào ông ấy cũng gọi điện cho tổng giám đốc Đặng để hỏi vì sao thằng hai không về thăm ông ấy.

Thấy tình hình cha mình không tốt lắm, tổng giám đốc Đặng đành bỏ dở công việc, tự đưa ông cụ đến bệnh viện lớn để kiểm tra, kết quả chẩn đoán rằng ông cụ mắc chứng thoái hóa não.

Lúc ấy bác sĩ nói: “Loại bệnh này không thể chữa khỏi được, chỉ có thể trì hoãn tốc độ thoái hóa của đại não.”

Tổng giám đốc Đặng đành phải mời một hộ sĩ chuyên nghiệp về chăm sóc cho ông cụ ở quê. Nhưng không biết có phải ông cụ bị bệnh lẫn quá, hay là nghe ai nói mà luôn không ngừng lải nhải với tổng giám đốc Đặng rằng, nhà cổ nhà họ có vấn đề, còn bảo ông ấy tìm thầy về xem để sửa lại phong thủy, ông cụ nói con thứ hai trốn nhà đi cũng là do phong thủy trong nhà có vấn đề!

Chẳng còn cách nào khác, tổng giám đốc Đặng đành phải chi nhiều tiền ra để mời chú Lê tới, thứ nhất là để thỏa tâm nguyện của ông cụ, thứ hai là cũng muốn để chú Lê xem giúp phong thủy trong nhà cổ có vấn đề thật hay không.

Nghe tổng giám đốc Đặng kể về chuyện trong nhà ông ấy mà tôi cũng thấy bùi ngùi, đúng là mỗi nhà mỗi cảnh! Nhìn vị tổng giám đốc Đặng này ngoài mặt thì giàu có nổi tiếng, nhưng ông ấy lại không được cha mẹ mình quan tâm.

Nhưng ngẫm lại thấy cũng chẳng có gì là lạ, trên đời này có mấy vị phụ huynh công bằng đâu, bởi vì chỉ cần là con người thì sẽ vì sở thích của mình mà thiên lệch về một bên, còn đối với một bên khác thì phần lớn là vì trách nhiệm chứ không phải yêu thương thực sự.

Nhưng chuyện như thế này rất hiếm khi xảy ra ở thế hệ của chúng tôi, vì rất ít nhà sinh được một cặp song sinh như tôi và Chiêu Tài. Đại đa số đều là con độc đinh trong chính sách kế hoạch hóa gia đình, nên rất khó cảm nhận được tâm trạng của tổng giám đốc Đặng.

Không biết sau khi chính sách sinh hai con được ban hành thì có lại tiếp tục diễn ra cảnh tượng như thế hệ của tổng giám đốc Đặng hay không…

Sáng hôm sau, tổng giám đốc Đặng sắp xếp người đưa chúng tôi đến nhà cổ. Xe chưa tới mà từ xa xa, tôi đã thấy một ông cụ đang đứng cùng một người đàn ông và một người phụ nữ trung niên, chờ sẵn ở cổng rồi.

Không cần hỏi cũng biết, đây chắc là cha của tổng giám đốc Đặng, ông cụ biết hôm nay chú Lê sẽ tới nên đã chờ ở cổng từ sớm. Chà, xem ra ông cụ nhà họ Đặng đúng là rất quan tâm chuyện này.

Chú Lê vừa xuống xe là đi tới hỏi thăm ông cụ, dù gì ông cụ cũng đã gần chín mươi tuổi, cứ đứng ở cửa chính chờ đón chúng tôi thế thì thật là làm mấy kẻ con cháu như chúng tôi phải ngượng ngùng.

Mà tôi cũng đã từng nói, chú Lê là người rất kiêng kị những chuyện như thế này, ông ấy không bao giờ nhận lễ lớn từ những người lớn tuổi hay cùng thế hệ mình, vì ông ấy sợ bị giảm thọ, thế nên bình thường gặp những tình huống như vậy, ông ấy đều rất khiêm tốn.

Chú Lê đưa hai tay ra đỡ ông cụ Đặng và nói: “Ôi cụ ơi, sao có thể làm phiền cụ tự ra tận đây để đón thế này?”

Ông cụ Đặng mỉm cười xua tay: “Tôi nghe con trai cả bảo hôm nay đại sư sẽ đến nên muốn ra ngoài tiếp đón, không thì ở trong phòng tôi cũng ngồi không yên.”

Vừa nói chuyện, chú Lê vừa dìu ông cụ vào trong, ông cụ Đặng chỉ tay vào khu nhà cổ có diện tích khá lớn và nói: “Đây là căn cơ của nhà họ Đặng chúng tôi, tôi đã từng nói với hai người con trai rằng, mặc kệ tương lai có ra sao thì cũng không thể bán nơi này đi được.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.