Phổ Phong cầm cây thiết trượng đàng hoàng bước vào dinh.
Sau khi làm lễ ra mát xong, Sơn Sư Đà hỏi Phổ Phong:
- Ngày trước tôi có nghe Chúa công bảo rằng: "Bửu Châu và Đà Long'' bị
quân Tống phá hết nên Quốc Sư phải thua chúng rồi bỏ lên núi không một
lời từ biệt. Hôm nay chẳng biết Quốc sư ở đâu trở về đây?
Phổ Phong cười, đáp:
- Tôi thiết tưởng mấy thằng mao trùng bên Tống muốn trừ khử chúng nó
không khó chi đâu, chỉ vì khi trước tôi ỷ thị nên không phòng bị, thành
thử đi cướp trại lại lầm gian kế. Để mai đây tôi ra trận giết cho hết lũ gian mao trùng ấy, rửa hờn khi trước.
Sơn Sư Đà nghe nói mừng rỡ
vội truyền quân bày yến tiệc thết đãi Phổ Phong. Bữa tiệc kéo dài đến
khuya, ai nấy đều uống đến say vùi mới đi nghỉ.
Sáng hôm sau Phổ Phong không thèm cưỡi ngựa, cứ đi bộ dẫn ba ngàn quân đến dinh Tống khiêu chiến.
Phổ Phong lớn tiếng gọi:
- Nay Phổ Phong đạo sĩ đến đây, lũ mao trùng Tống triều đâu, ra đây chịu chết cho mau!
Quân Tống chạy vào phi báo:
- Tên đạo sĩ Phổ Phong ngày trước đã thua chạy rồi; nay bỗng dưng lại đến trước dinh khiêu chiến.
Nguyên soái nghe báo trong lòng vô cùng lo ngại, cứ thẫn thờ ra suy nghĩ mãi. Chư tướng thấy vậy hỏi:
- Từ ngày Nguyên soái ra quân đánh Ngột Truật đến nay đã bao phen đánh
chúng táng đởm kinh hồn, nay có tên đạo cốt ấy há lại sợ hắn sao?
Nguyên soái đáp:
- Chư tướng không rõ chứ, đại phàm ra trận gặp bọn đạo cốt tất nhiên có
yêu thuật, mà tên đạo sĩ Phổ Phong này đã thua chạy rồi mà còn trở lại,
tất nhiên hắn có gì đây thật đáng lo ngại.
Gia Cát Cẩm xen vào phụ họa:
- Lời Nguyên soái nói rất chí lý, vậy thì phải treo miễn chiến bài rồi sẽ lo kế mà trừ khử hắn mới được.
Vừa nói đến đây, bỗng thấy Kiết Thanh bước ra nạt lớn:
- Đừng nói bậy, chúng ta đây đều là đường đường
dũng tướng cả, há lại đi sợ một thằng đạo cốt trọc đầu hay sao? Huống chi
hắn lại là tên bại tướng còn sợ nỗi gì? Mi là thằng mũi trâu, nhát gan
đến thế còn làm Quân sư với ai? Ta đây chẳng thèm đem theo một tên quân
nào hết, một mình ra bắt nó cho mà xem.
Kiết Thanh nói dứt lời, Long Hưng, Châu Thanh, Triệu Vân cũng chạy ra nói lớn:
- Kiết ca nói phải lắm, hãy cho chúng tôi đi với.
Ngưu Cao hỏi:
- Hãy khoan, nếu các ngươi muốn đi phải có ta ra yểm trận mới xong.
Bọn Kiết Thanh đều đồng thanh đáp:
- Nếu có Ngưu ca đi nữa thì càng hay lắm.
Rồi năm người không cần chờ lệnh Nguyên soái, cứ việc vung binh khí xông ra. Gia Cát Cẩm thấy thế nóng ruột, giậm chân nói:
- Phổ Phong đã thua chạy rồi, nay trở lại tất nhiên trong tay hắn có bửu
bối chi lợi hại rồi. Nguyên soái là người thống lãnh sao không ra lệnh
giữ mấy người trở lại?
Nguyên soái nói:
- Vẫn biết vậy, song mấy người này đều ngang vai vế với cha tôi, đâu có thể so sánh với
những người khác được? Nhưng cũng may có Ngưu thúc phụ theo yểm trận,
tưởng chắc cũng không sao. Tuy vậy phải sai thêm ít vị theo tiếp ứng mới xong.
Nói rồi vội sai Lục Văn Long, Quan Linh, Địch Lôi và Phàn Thành dẫn binh mã đi theo tiếp ứng.
Khi bọn Kiết Thanh gồm bốn người vừa ra đến trước trận đã thấy Phổ Phong đứng dưới cây đại kỳ lớn tiếng gọi:
- Hỡi bọn tướng Tống, hãy kêu tên Nhạc Lôi ra đây đánh với ta.
Kiết Thanh giục ngựa lướt tới hét lớn:
- Tên trọc kia, hôm trước ngươi đã thua chạy đến hồn vía chẳng còn sao
không trốn đi để bảo toàn tính mạng lại đến đây chịu chết sao?
Phổ Phong nổi giận, mắng:
- Loài mang tử, đừng có khoác lác, để ta siêu độ giùm cho.
Vừa nói vừa vung cây thiết trượng bổ tới, Kiết Thanh đỡ văng ra rồi đánh
lại, hai người đánh với nhau chừng mười mấy hiệp; Triệu Vân, Lương Hưng
và Châu Thanh cũng áp vào vây đánh.
Phổ Phong nhắm thế không xong, thò tay vào túi da hổ lấy ra một cái bửu bối gọi là "hắc phong châu" ném lên không trung.
Trái "hắc phong châu'' bay lượn trên không một vòng rồi tự nhiên tạo ra một
luồng gió đen, ai cũng cảm thấy lạnh mình. Chỉ trong nháy mắt trái châu
ấy biến thành muôn ngàn trái thiết châu lớn bằng cái bát, nhắm ngay đầu
bốn người ném xuống.
Ngưu Cao đứng phía sau thấy vậy vội lấy xuyên vân tiễn bắn ra, nhưng vô hiệu quả, người ta nghe những tiếng rú thất
thanh rồi cả bọn Kiết Thanh gồm bốn người đều ngã nhào xuống ngựa chết
hết. Trái thiết châu đánh xuống rồi lại hợp thành một và thu nhỏ lại.
Phổ Phong lượm bửu bối bỏ vào bọc, đoạn lướt tới toan cắt lấy thủ cấp
bốn người.
Nhưng nhanh như chớp, bọn Ngưu Cao, Lục Văn Long, Quan
Linh, Địch Lôi và Phàn Thành đều áp đến một lượt đánh bật Phổ Phong chạy lùi ra sau: quân Tống thừa cơ hội giựt thây bốn người khiêng về dinh.
Phổ Phong bị bọn Ngưu Cao đánh gắt quá không hở tay để lấy bửu bối nên hóa ra một đạo kim quang biến mất.
Bọn Ngưu Cao thấy anh em Kiết Thanh đã chết nên đánh chiêng thu binh trở về dinh, xúm nhau than khóc thảm thiết. Riêng Kiết Thành Lượng vì quá
thương cha nên khóc ngất, chết xỉu đi mấy lần, Nhạc Lôi truyền sắm sửa
quan tài khâm liệm hài cốt an táng tử tế, Kiết Thành Lượng chịu cư tang
giữ tròn hiếu đạo.
Cách vài hôm sau, bỗng thấy quân chạy vào báo:
- Hôm nay lại có tên đạo sĩ Phổ Phong đến trước dinh chửi bới thách đấu, Kiết Thành Lượng bước ra xin đi báo thù cho cha.
Nhạc Lôi khuyên nhủ:
- Hiền đệ chớ nên nóng nảy, thằng yêu tăng ấy có tà thuật vô cùng lợi
hại, chẳng nên đánh gấp làm chi, để ta lo kế với Quân sư, thế nào cũng
bắt được nó đem về đây cho hiền đệ trị tội.
Kiết Thành Lương nằng nặc nói:
- Mối thù cha không đội trời chung với nó, đệ không thể nào trì hoãn được!
Bọn tiểu anh hùng cũng đều đứng dậy, nói:
- Nhút nhát như Nguyên soái vậy thì biết đời nào chúng ta mới qua đến Ngũ Cốc thành đón Nhị Đế về? Chi bằng chúng ta ào ra một lượt bắt cho được
lão ác tăng ấy đem về báo thù cho bốn vị thúc phụ chẳng hay hơn sao?
Rồi sau đó kẻ nói ra người nói vào, khiến Nhạc Lôi không biết nên quyết
định ra sao cho phải. Cuối cùng Nhạc Lôi đành kéo thốc binh mã đi đánh.
Phân làm tả hữu tiền đội còn mình thì thống lãnh ba quân, theo sau yểm
trận.
Ba tiếng pháo nổ vang rền, binh Tống ào ạt kéo ra trước trận đã thấy Phổ Phong đang đứng dưới cây đại kỳ cầm cây thiết trượng diều
võ dương oai. Kiết Thành Lượng lướt tới mắng lớn:
- Loài cẩu đầu dám cả gan giết chết cha ta. Hãy đem tính mạng đến đây nộp cho mau!
Vừa hét, vừa đưa búa xông tới chém ha lịa, Phổ Phong cũng đưa thiết trượng
đón đánh. Bọn Quan Linh, Địch Lôi, Trương Anh, Vương Bưu cũng lập tức áp vào vây đánh Phổ Phong liệu thế không xong liền cong mình búng một cái, toàn thân lão như vành cung bật ngược nhảy thoát ra ngoài vòng chiến,
rồi thò tay vào túi lấy ra một món bửu bối hình thù giống như cây cờ nhỏ dài hơn một gang tay gọi là "hắc phong kỳ''.
Phổ Phong giơ bửu
bối cao lên, miệng đọc thần chú, tức thì nổi lên một ngọn gió đen cuốn,
bụi cát bay mịt trời, tiếng sấm ầm ầm, bầu trời đang quang đãng bỗng tối sầm, ngửa bàn tay không thấy, rồi cây cờ đen đột nhiên dài hơn mấy
thước và biến ra thành vô số cờ đen khác bay tới đánh quân Tống tới tấp.
Quân tướng Tống kinh hãi vội bỏ chạy, kẻ bị đánh trầy đầu, bể
mũi, kẻ bị gãy tay, lòi xương, kêu khóc ầm ĩ Phổ Phong thừa thế xua quân ào tới chém giết, rượt theo hơn mười dặm mới thu quân trở lại.
Nguyên soái Nhạc Lôi dẫn binh chạy trên ba mươi dặm mới an dinh hạ trại, kiểm
điểm lại binh mã thấy hao mất trên ngàn quân, ngoài ra còn một sớm
thương không biết bao nhiêu mà kể. Nguyên soái buồn bực chẳng yên nói
với Quân sư Gia Cát Cẩm:
- Yêu tăng nó lợi hại đến thế, biết làm sao bây giờ?
Gia Cát Cẩm đáp:
- Nguyên soái chớ lo, tôi đã đoán quẻ rồi, chư tướng phải qua một phen
tai nạn rồi mới thành công được. Chắc chắn vài hôm nữa đây sẽ có người
đến phá trận.
Nguyên soái nghe nói bán tín bán nghi, nhưng chẳng
biết làm sao, phải lo truyền lệnh chư tướng sĩ một mặt thuốc thang chữa
chạy, một mặt truyền lấy máu lợn máu chó cùng các vật Ô uế trương lên đề phòng yêu tăng dùng tà thuật đến cướp trại.
Cách vài hôm sau, quả nhiên có quân tiểu hiệu chạy vào báo:
- Có một lão đạo nhân xưng là thầy của Ngưu tướng quân muốn cầu ra mắt Nguyên soái, hiện người còn đứng trước dinh.
Nguyên soái nghe báo mừng quá, cùng Ngưu Cao ra tận bên ngoài nghênh tiếp vào dinh.
Sau khi hai bên làm lễ ra mắt xong, bỗng thấy Ngưu Thông và Hà Phụng bước tới tạ ơn cứu mạng.
Bảo Phương lão tổ nói:
- Bần đạo là kẻ tu hành tất nhiên phải xa lánh chốn hồng trần, nhưng chỉ
vì sao tử vi nhà Tống vào vận trung hưng ,Nguyên soái đi tảo Bắc lại bị
yêu tảng ngăn trở nên phải xuống đây giúp sức.
Nguyên soái tạ ơn rồi đem hết binh phù và ấn soái giao cho Bảo Phương lão tổ và nói:
- Tôi vốn kẻ tài sơ, trí thiển lại mang cả một sứ mạng vô cùng trọng đại, nay bị yêu tăng sát hại binh tướng, thật đắc tội với triều đình. Nay có sư phụ tới đây, quả là phúc lớn của triều đình, vậy xin sư phụ nhận
chưởng ấn để tiện bề phát lệnh.
Bào Phương lão tổ mỉm cười, đáp:
- Nguyên soái chớ làm như vậy, tôi hạ sơn chỉ vì nghĩa lớn chứ không phải vì danh lợi. Hơn nữa, tên yêu tăng ấy vốn chỉ là một con cá lóc ở tại
Trấn Hoa giang, đầu hắn có đội thất tinh triều lễ với vì sao Bắc Đẩu
trên một ngàn năm, nay hắn đã gần thành quả, chỉ vì kiếp trước lệnh tôn
có hại con của Ô Linh Thánh mẫu nên Thánh Mẫu sai hắn xuống đây hại
Nguyên soái để báo thù. Hắn chỉ cậy có ba cái yêu pháp đó thôi, chứ
không phải bửu bối. Nguyên soái cứ việc truyền quân đến Giới Sơn đóng
dinh thế nào hắn cũng đến khiêu chiến, chừng ấy bất cứ người nào ra trận cũng được, chờ hắn ném yêu phép ra bần đạo sẽ thu hết là xong chuyện.
Nguyên soái mừng rỡ, liền sai dọn cơm chay thết đãi đoạn truyền
lệnh ba quân nhổ trại kéo đến Giới Sơn đóng dinh trại y như trước.
Hôm ấy, hai Nguyên soái Sơn, Liên cùng lão Phổ Phong ngồi trong dinh nghị kế.
Sơn Sư Đà nói:
- Nay quân Tống đại bại chạy đến vỡ mật, chắc chúng chẳng dám đến nữa,
vậy chúng ta hãy chờ cho Chúa công đem viện binh qua đây, sẽ hiệp nhau
kéo thẳng vào Trung Nguyên, thâu đoạt giang sơn nhà Tống.
Ba người đang cười nói, bỗng thấy tiểu Phiên chạy vào phi báo:
- Nay quân Tống lại đến Giới Sơn đóng binh như cũ, cờ xí, khí thế coi lại càng rầm rộ hơn trước nhiều.
Phổ Phong nghe nói, cười ha hả:
- Quả thật lũ này không biết sợ chết là gì. Thôi, để ta đi giết cho tận tuyệt mới được.
Sơn Sư Đà và Liên Nhi Tâm Thiện đồng thanh nói:
- Chúng tôi cũng nguyện ra trận trợ lực với sư phụ.
Nói rồi, kiểm điểm binh mã nổ pháo kéo ra. Đến trước dinh Tống, Phổ Phong lớn tiếng gọi:
- Chúng bay đã không sợ chết, sao không ra đây để ta siêu độ giùm cho?
Ngưu Thông nổi giận, vung đao lướt ra chém. Phổ Phong múa thiết trượng chống cự, bị Ngưu Thông chém lia chém ha khiến Phổ Phong đỡ không kịp, mệt
thở chẳng ra hơi liền bỏ chạy dài.
Ngưu Thông rượt theo hét lên như sấm nổ.
- Ta cho ngươi dùng yêu thuật, ta không sợ đâu!
Phổ Phong thò tay vào túi lấy Hắc phong châu ra, giơ lên cao hét lớn:
- Tiểu Nam man, hãy coi chừng bửu bối ta đây.
Vừa nói vừa ném lên không trung chẳng dè bên kia Bảo Phương lão tổ giơ tay
chỉ một cái, trái châu ấy không còn linh nghiệm nữa chỉ rớt bịch xuống
đất như một viên đá thường không hơn không kém.
Ngưu Thông cười ngất, nói:
- Thằng trọc đầu này làm gì vậy? Ngươi muốn dọa dẫm ta sao?
Phổ Phong thừa dịp Ngưu Thông đang cười ngất vội lấy mũi xuyên vân tiễn
nhặt được của Ngưu Cao, nhắm ngay yết hầu đối phương bắn tới, Bảo Phương lão tổ nhanh như chớp với tay bắt lấy mũi tên bỏ vào bọc.
Phổ Phong nổi giận chỉ lão tổ mắng:
- Loài yêu đạo ở đâu dám đến đây cản trở việc làm của ta?
Vừa nói vừa vung thiết trượng chạy tới đánh lão tổ, nhưng lão tổ chỉ né
sang một bên để cho Ngưu Thông tiếp đánh Lúc ấy trong dinh Tống có bọn
Quan Linh, Địch Lôi, Lục Văn Long, Phàn Thành, Nghiêm Thành Phương, Kiết Thành Lượng, Thi Phụng, Hà Phụng, Trịnh Thế Bửu, Ngũ Liên và âu Dương
Tùng Thiện, một bọn tiểu anh hùng đều ào ra một lượt hô to:
- Hôm nay chúng ta quyết không để cho thằng trọc này chạy thoát.
Vừa hét, vừa áp tới bao vây Phổ Phong chặt cứng. Phổ Phong lật đật thò tay
vào túi lấy Hắc Phong kỳ ra phất lia phất lịa, làm cho thiên hôn địa ám, gió thổi cát bay. Bảo Phương lão tổ thấy vậy liền lấy ra một cái gương
nhỏ tên gọi "bửu quang kính", rọi ngay vào ngọn hắc phong, tỏa ra muôn
đạo hào quang, tự nhiên bầu trời đang mây đen u ám bỗng tiêu tan mất
hết, gió lặng, trời êm như cũ.
Phổ Phong càng giận dữ hơn nữa vội
giơ cao cây thiết thiền trượng lên, mài qua, mài lại, miệng đọc thẫn chú lâm râm. Thình lình cây thiết trượng biến ra vô số cây thiết trượng
nhắm ngay đầu quân tướng Tống đánh ào xuống.
Quân tướng Tống thấy
vậy hoảng vía kinh hồn, nhưng Bảo Phương lão tổ chẳng hề nao núng, tay
lấy cây phất trần ra quẳng lên không trung rồi hô lớn:
- Biến!
Tức thì cây phất trần cũng hóa ra muôn ngàn cây phất trần bay lượn trên
không trung, cản ngăn tất cả những cây thiết trượng của đối phương không cho đánh xuống. Hai bên quân sĩ đứng nhìn ngơ ngác, quên cả việc đánh
giặc
Phổ Phong thấy thế, vội niệm chú thu thiết trượng mình về,
chẳng dè Bảo Phương lão tổ lại rũ tay áo rộng xuống, bao nhiêu thiết
trượng hợp lại thành một cây bay.đến trước mặt lão tổ. Lão tổ lại lấy
phất trần đánh thiết trượng một cái, thiết trượng hóa thành một con cá
cái dài ba tấc chui thẳng vào tay áo lão tổ mất dạng.
Bị mất bảo
bối, Phổ Phong bủn rủn tay chân, hồn siêu phách lạc liền biến ra đạo kim quang toan tẩu thoát, nhưng hai chân vừa mới nhảy lên khỏi mặt đất đã
bị Âu Dương Tùng Thiện nhanh như chớp nhảy tới chém một búa ngã nhào, Dư Lôi lại bồi thêm một chùy, Phổ Phong bị vỡ sọ ngay, biến hiện nguyên
hình con cá lóc to tướng.
Tiếc thay "công trình tu luyện ngàn năm dư, nay chỉ một phút tan tành theo mây khói".
Lúc ấy Sơn Sư Đà thấy vậy lửa giận phừng gan, giục ngựa lướt tới vung lưu
kim giản nhắm ngay đầu Âu Dương Tùng Thiện đánh bổ xuống. Dương Kế Châu
thấy vậy vội lướt tới chận Sư Đà lại đánh tới tấp. Lục Văn Long cũng áp
vào trợ chiến. Đánh được vài hiệp, Dương Kế Châu giả vờ hô lên:
Dương Kế Châu chờ cho Sơn Sư Đà tiến sát, vòng quay ngựa lại vung kích nhắm
ngay giữa bụng đối phương đâm mạnh. Sơn Sư Đà trở tay không kịp, bị một
kích xuyên qua lưng, ngã nhào xuống ngựa. Dương Kế Châu bồi thêm một
thương nữa y hồn lìa khỏi xác.
Liên Nhi Tâm Thiện thấy Sư Đà bị
giết chết, trong lòng thất kinh toan bỏ chạy, nhưng mới vừa quay mình đã bị Lục Văn Long đâm một thương trúng ngay yết hầu, nhào xuống ngựa chết tươi.
Nguyên soái Nhạc Lôi phất cờ thúc ba quân áp tới giết quân Phiên máu chảy thành sông, thây nằm chật đất.
Thương cho mấy vạn quân Phiên chỉ còn vài mươi đứa trốn thoát được mà thôi.
Đánh dẹp xong quân Phiên, Nguyên soái Nhạc Lôi thúc quân vượt qua khỏi Giới
Sơn mới truyền an dinh hạ trại rồi ghi công, ban thưởng.
Bảo Phương lão tổ nói:
- Nguyên soái đi chuyến này, tuy gian nan, nhưng thời vận Tống trào đang
lúc hưng vượng, tất nhiên có bá linh phù trợ, vậy bần đạo xin kiếu biệt
về núi.
Nguyên soái lưu giữ lại đôi ba phen, Lão tổ cũng không chịu, Ngưu Cao chắp tay, nói:
- Con muốn theo sư phụ, ngặt vì ở trên núi buồn tẻ lại ăn uống cực khổ
quá nên mới ở lại đây, vậy sư phụ hãy cho con lại mũi xuyên vân tiễn ấy
phòng ngày sau có chỗ dùng.
Bảo Phương lão tổ mỉm cười:
- Không còn bao lâu nữa con sẽ thành công, còn dùng nó nữa làm gì? Còn đôi thảo hài ấy con chớ nên làm mất nhé.
Ngưu Cao đáp:
- Vật quí giá như vậy đời nào con lại làm mất. Con bỏ trong đẫy buộc lại
chặt cứng không khi nào rời khỏi mình, sư phụ chớ lo.
Bảo Phương lão tổ nói:
- Còn hãy lấy ra xem có còn trong ấy hay không?
Ngưu Cao vội lận lưng lấy gói mở ra thì trong ấy không phải dôi thảo hài nữa mà nó đã biến ra một cặp chim há miệng kêu chiếp chiếp. Ngưu Cao còn
đang ngạc nhiên, hai con chim đã bay bổng lên trời mất dạng.
Bảo
Phương lão tổ liền cười ngất một hồi rồi hóa ra ngọn gió đằng vân đi
mất. Nhạc Lâm, Ngưu Cao cùng chư tướng ngước mặt lên trời lạy tạ rồi
viết bổn chương sai về Lâm An báo tin thắng trận.
Sau khi cho quân tướng nghỉ ngơi ba ngày, Nguyên soái Nhạc Lôi kiểm điểm binh mã sai Âu
Dương Tùng Thiện đi tiên phong, Dư Lôi và Địch Lôi dẫn một vạn quán làm
đội thứ nhất. Ngưu Thông lãnh nhị đội tiên phong. Thang Anh, Thi Phụng
làm phó tướng cũng lãnh một vạn quân làm đội thứ hai. Còn Nguyên soái
cùng chư tướng dẫn đại binh đi sau nhắm Mục Dương thành tiến quân.
Đoàn quân Bắc tiến kéo đi rầm rộ như nước vỡ bờ, chẳng bao lâu đội tiên
phong đã đến Mục Dương thành. Âu Dương Tùng Thiện xách búa đi trước, Dư
Lôi xách chùy theo sau, đến trước thành khiêu chiến.
Tướng giữ
thành Mục Dương tên Hoàn Nhan Thọ là dòng tôn thất của nước Kim, tướng
mạo Hoàn Nhan Thọ cũng dị kỳ, đầu hùm mắt beo, giỏi sử dụng cây cửu nhĩ
viễn liên hoàn đao, sức mạnh đánh muôn người, lại thêm hai tên phó
tướng, một người tên Thích Quan Tổ, một người tên Thích Kế Tổ, hai tên
này chính là con của Thích Phương năm trước bị bọn tiểu anh hùng đến phá lôi đài nên chúng chạy đến đầu theo quân Kim, Kim chúa sai ra làm thủ
hạ cho Hoàn Nhan Thọ.
Hôm ấy, Hoàn Nhan Thọ đang đàm luận với hai vị phó tướng trong đinh, bỗng thấy tiểu Phiên chạy vào phi báo:
- Có Tống tướng đến trước thành khiêu chiến.
Hoàn Nhan Thọ liền nai nịt, cầm đao lên ngựa dẫn hai anh em họ Thích ra
trận. Hoàn Nhan Thọ nhìn thẳng vào mặt âu Dương Tùng Thiện quát lớn:
- Mi tên họ là chi, dám cả gan đến xâm phạm Kim quốc của ta?
Tùng Thiện đáp:
Tảo Bắc Đại Nguyên soái huy hạ, Tiên phong Ngũ Phương Thái Tuế là ta đây,
nay vâng lệnh đến phá Mục Dương thành, song cây búa của ta đây không khi nào giết kẻ vô danh, vậy mi hãy xưng tên họ để ta đưa ngươi xuống Diêm
Vương.
Hoàn Nhan Thọ đáp:
- Kim trào Tôn Thất Vương Thúc
Hoàn Nhan Thọ là ta. Nếu mi biết thời thế, lui về Trung Nguyên thì tính
mạng được bảo toàn, bằng cưỡng lại ắt đầu ngươi lìa khỏi cổ.
Tùng Thiện cười gằn:
- Nguyên soái ta phụng mệnh đi tảo Bắc để đón Nhị Đế về triều từ bên
Trung Nguyên chúng ta đi đốn đây, đánh như chẻ tre, sá chi cái thành nhỏ này? Nếu ngươi chịu đầu hàng, ta tha mạng bằng không chúng ta phá thành rồi nhất định gà chó cũng không tha.
Hoàn Nhan Thọ nổi giận xung
thiên, hét lên một tiếng kinh thiên động địa, rồi vỗ ngựa lướt tới vung
đao chém xuống. Tùng Thiện đưa búa ra đón đánh, chưa hai hiệp đã bị Hoàn Nhan Thọ giáng một đao đứt làm hai đoạn, té nhào xuống ngựa chết tươi.
Nhanh như chớp, Dư Lôi và Địch Lôi vỗ ngựa chạy bay tới thét lên
vang dậy, bốn chuỳ bao vây Hoàn Nhan Thọ đánh tới tấp. Quân Tống tới
khiêng thây Âu Dương Tùng Thiện đem về dinh. Còn hai tướng đánh với Hoàn Nhan Thọ một hồi rồi cũng bỏ chạy về dinh, Hoàn Nhan Thọ thu quân vào
ải chứ không truy kích.
Dư Lôi, Địch Lôi trở về dinh rồi lo sắm sửa quan mộc chôn cất Âu Dương Tùng Thiện tại dưới chân núi.
Qua hôm sau, đội thứ nhì của Ngưu Thông vừa đến, hai tướng Dư, Địch thuật
lại cái chết của Âu Dương Tùng Thiện cho Ngưu Thông nghe, Ngưu Thông nổi giận nói:
- Nếu tôi không phá được cái thành này cho tan hoang, nhất định không thèm làm người.
Hai người đồng thanh nói:
- Ngưu huynh chớ nóng nảy, cái thành nhỏ này làm sao có thể cự nổi đại binh của ta? Xin hãy chờ cho đại binh đến sẽ hay.
Hoàn Nhan Thọ vào dinh rồi ngồi suy nghĩ, nhận thấy quân trong thành quá ít
không đủ sức giữ thành, nên lập tức viết bổn chương về triều xin binh
cứu viện. Viết xong sai người đi ngày đêm tuốt về Huỳnh Long phủ.
Khi Kim chúa tiếp được bổn chương liền cho mời Vương thúc lên điện thương nghị.
Ngột Truật tâu:
- Nay binh Tống đã đến Mục Dương thành rồi nên rất nguy cấp, vậy bệ hạ
hãy truyền chỉ cho Diên Quan Nguyên soái là Tây Nhĩ Đại lãnh binh đi
trước cứu ứng, để tôi lên Vạn Cẩm sơn vào Thiên Hoa động cầu Ô Linh
Thánh Mẫu xuống đây, người biết phép dời non lấp biển, sái đậu thành
binh, lại có thêm ba ngàn ngự lâm quân mười phần lợi hại, nếu người bằng lòng xuống giúp ta thì có khó chi không đánh lui được quân Tống?
Kim chúa mừng rỡ, đáp:
- Mong ơn Vương thúc chỉ bảo cho.
Nói rồi, hạ chiếu sai Diễn Quan Tây Nhĩ Đại cấp tốc kéo binh mã đến Mục
Dương cứu ứng, còn Ngột Truật thì lui về phủ sắm sửa lên Vạn Cẩm sơn cầu cứu Ô Linh Thánh Mẫu.
Nói về Diên Quan Tổng binh là Tây Nhĩ Đại
tiếp được chiếu chỉ vội dắt con gái là Tây Vân tiểu muội dẫn binh mã rầm rộ kéo đến Mục Dương thành.
Hoàn Nhan Thọ ra tận bên ngoài nghênh tiếp đón vào thành làm lễ ra mắt, bày yến tiệc thết đãi, rồi sai đóng
dinh gần bên giáo trường.
Sáng hôm sau có quân thám tử vào phi báo:
- Đại binh của Tống đã đến và có tướng sĩ đến ngoài thành khiêu chiến.
Tây Nhĩ Đại nghe báo liền mang giáp lên ngựa, dẫn binh ra thành sắp quân
đứng hai bên, còn Hoàn Nhan Thọ cũng dắt hai anh em họ Thích đứng trên
thành thị chiến.
Bỗng thấy bên dinh Tống nổ lên một tiếng pháo,
một viên tiểu tướng giục ngựa xông ra hét lớn:
- Phiên tướng, nên biết thời thế hãy đầu hàng cho sớm chúng ta sẽ tha
mạng cho, bằng không chúng ta sẽ giết hết không chừa một tên nào.
Tây Nhĩ Đại nổi giận, mắng:
- Thằng con nít, miệng còn hôi sữa sao dám cả gan đến xâm phạm bờ cõi của ta, hãy nói tên họ ra mau để ta cắt đầu cho sớm.
Nhạc Đình cười ha hả, đáp:
- Đại Tống Võ Mục Vương, Tam Công Tử Nhạc Đình là ta đây, mi hãy nói tên
ra, nếu là kẻ vô danh tiểu tốt thì cây thương của ta nó tha cho.
Tây Nhĩ Đại đáp:
- Đại Kim Quốc Diên Quan Nguyên soái Tây Nhĩ Đại là ta đây, nay ta vâng
chỉ, đến đây bắt hết lũ Nam man chúng bay đem về lóc da, xẻ thịt cho
chúa ta hả giận. Thôi hãy nếm thử cây đao này!
Vừa nói Tây Nhĩ Đại vừa vung cây xích đồng đao chém tới. Nhạc Đình cũng vung cây lãng ngân
thương đánh hất ra rồi đâm trở lại. Hai bên đánh nhau hơn bấn mươi hiệp. Tây Nhĩ Đại tuy mạnh khoẻ song đánh sao cho lại Nhạc Đình, một vị tiểu
anh hùng. Chàng càng đánh thương pháp càng nhanh, đường thương phạt
ngang qua như chớp xẹt lưng trời. Tây Nhĩ Đại chỉ chậm tay một chút y đã bị Nhạc Đình đâm trúng một thương vào vai té nhào xuống ngựa. Nhạc Đình với đâm bồi thương nữa, đối phương tắt thở.
Nhạc Đình cắt thủ cấp đem về dinh Tống, chư tướng được thể đồng thanh hô lên một tiếng đổ xô
tới giết quân Phiên chết vô số. Hoàn Nhan Thọ đứng trên thành thấy vậy
liền truyền quân thả điếu kiều cho tàn quân chạy vào rồi bắn tên ra như
mưa để ngăn cản quân Tống, đoạn kéo điếu kiều lên.
Nguyên soái
Nhạc Lâm thấy vậy liền gióng chiêng, thu binh về dinh ghi công cho Nhạc
Đình. Bên kia, quân Kim giựt cướp được thây Tây Nhĩ Đại đem về, Tây Vân
tiểu muội trông thấy nhào lăn ra khóc thảm thiết, Hoàn Nhan Thọ sai thợ
mộc tiện chiếc đầu gỗ ráp rồi quan liệm lại để trong chùa.
Sáng hôm sau Tây Vân tiểu muội mặc đồ tang, mang giáp trắng dẫn binh ra thành kêu đích danh Nhạc Đình ra đánh.
Quân tiểu hiệu chạy vào phi báo, Nguyên soái liền dẫn chư tướng ra ngoài
dinh lập trận thế, bỗng thấy bên Kim có một nữ tướng dung nhan yểu điệu, cốt cách phương phi, mặt như thoa phấn, môi tựa thoa son, nàng đứng
trước trận kêu lớn:
- Bớ tướng sĩ bên Tống, hãy đem Nhạc Đình nạp cho mau để ta báo thù cho cha ta, bằng chậm trễ ta giết không chừa một tên!
Nhạc Đình nghe nói, nổi giận xông ra nạt lớn:
- Con tiện tỳ kia, có tam gia đến đây đừng khoe tài.
Vừa nói vừa múa thương đánh thẳng, Tiểu Muội cũng đưa song đao đón đánh.
ước được bảy tám hiệp, thấy cự không lại Nhạc Đình, liền quay ngựa chạy
dài; Nhạc Đình giục ngựa chạy theo. Ngờ đâu trong túi Tiểu Muội có hai
viên đạn "âm dương' do một dị nhân truyền cho, nên nàng vừa chạy, vừa
thò tay vào túi lấy viên âm đạn ra ném ngược trở lại, tức thì tỏa ra một luồng hắc quang xẹt ngay vào mặt Nhạc Đình làm tối tăm mày mặt, chàng
bị trật yên ngã nhào xuống ngựa.
Tây Vân tiểu muội liền quay ngựa
lại quyết lấy thủ cấp, nhưng bên Tống, Phàn Thành đã nhanh như chớp lao
mình tới chận Tiểu Muội lại đánh dữ dội, còn chư tướng chạy đến giựt
Nhạc Đình đem về dinh.
Tây Vân tiểu muội đánh với Phàn Thành chừng bốn năm hiệp lại thò tay vào túi lấy viên dương đạn liệng ra, tức thì
tỏa ra một vòm lửa đỏ rực vào mặt Phàn Thành, không tài nào chịu nổi,
Phàn Thành bị ngã nhào xuống ngựa. May thay có Ngũ Liên kịp thời chạy
bay đến tiếp ứng.
Ngũ Liên chỉ vào mặt Tiểu Muội, quát to:
- Tiện tỳ, hãy coi chừng có Ngũ Liên đến đây:
Tây Vân ngước mắt ngó lên thấy Ngũ Liên đầu đội tử kim quan, mình mang
huỳnh kim giáp, mặt như hoa phù dung vào buổi sáng, nàng chép miệng khen thầm:
"Người đàn ông gì mà đẹp trai đến thế? Nếu ta gặp được một
vị lang quân như vậy thì đời ta còn gì sung sướng cho bằng. Thôi, để ta
bắt sống đem về ép làm chồng ta cho rồi".
Nghĩ rồi, vung đao xốc
tới đánh Ngũ Liên. Hai người đánh nhau ước chừng mười hiệp, Tây Vân vùng quay ngựa bỏ chạy. Ngũ Liên không bỏ lỡ cơ hội, liền giục ngựa đuổi
theo. Tây Vân vội thò tay vào túi lấy ra một dây "bạch long đái "quăng
lên trên không, miệng thét lên the thé:
- Hãy coi chừng bửu bối của ta đây.
Ngũ Liên vừa ngước mặt ngó lên, đã thấy trên không trung một con rồng bạch
sa xuống quấn chặt Ngũ Liên không còn cựa quậy được nữa.
Tây Vân tiểu muội quay ngựa lại nhìn Ngũ Liên, mỉm miệng cười rồi bế xốc chàng ta chạy tuốt về dinh.
Khi bọn Nghiêm Thành Phương, Dư Lôi, Hàn Khởi Long chạy đến cứu thì Tiểu
Muội đã vào thành rồi, Nguyên soái không biết liệu sao đành phải gióng
chiêng thu quân trở về dinh, trong lòng buồn bực chẳng yên.
Tây
Vân bắt được Ngũ Liên rồi, lòng mừng khấp khởi, đem về dinh mở trói
ngay, bảo quân sĩ đem nhốt vào hậu dinh canh giữ tử tế. Đêm ấy, nàng sai con thị tỳ tâm phúc tên Thế Hồng đến nói cho Ngũ Liên biết rằng: nàng
đem lòng yên mến, hãy qui thuận đi để cùng nàng kết nghĩa đá vàng.
Ban đầu Ngũ Liên không chịu, sau thấy Thế Hồng cố tình nài ép cho bằng
được, Ngũ Liên liền sinh ra một kế, nên giả vờ nói với Thế Hồng.
- Ta đã mang ơn tiểu thư không giết, lẽ phải thuận tùng, song vì âu Dương Tùng Thiện đã kết nghĩa đồng sinh đồng tử với ta, nay Hoàn Nhan Thọ đã
giết đi, nếu tiểu thư sẵn lòng báo thù giùm cho ta, thì ta tình nguyện
nói với anh em họ Nhạc về đầu Kim quốc luôn thể, bằng không giết Hoàn
Nhan Thọ thì thà ta chịu chết chứ quyết chẳng thuận tình.
Thế Hồng liền đem lời ấy nói lại cho Tây Vân Tiểu Muội biết. Tiểu Muội còn đang
do dự chưa biết tính sao cho vẹn toàn, bỗng có quân vào báo:
Vương thúc Hoàn Nhan Thọ sai người cầm lệnh tiễn đến bảo phải đem Tống tướng ra chém ngay để làm hiệu lệnh.
Tây Vân nghe báo thất kinh vội sai người ra nói lại với người cầm lệnh tiễn rằng: "cha mình bị Nhạc Đình đâm chết, thù ấy chưa trả được, nên muốn
để chờ bắt cho được Nhạc Đình sẽ chém luôn thể để tế cha mình '.
Tên ấy trở về thưa lại, Hoàn Nhan Thọ nổi giận mắng:
- Con tiện tỳ này mới thắng được một trận đã vội khinh ta, để mai ta ra
trận bắt ít viên tướng Tống cho nó không dám coi thường.
Hôm sau, quân sĩ chạy vào phi báo:
- Có tướng Tống đến trước dinh khiêu chiến.
Hoàn Nhan Thọ nghe báo, nai nịt chỉnh tề dắt hai anh em họ Thích kéo quân ra thành, lại bảo Tây Vân hãy ra ngoài xem mình bắt tướng Tống.
Tây Vân dẫn bốn bộ binh ra nơi điếu kiều đứng xem, còn Hoàn Nhan Thọ thì giục ngựa vung đao phóng ra trước trận hét lớn:
- Trong dinh Tống có tướng nào tài giỏi thì hãy ra đây nạp mạng.
Vừa dứt lời, bỗng nghe bên dinh Tống, một tiếng pháo nổ vang, xông ra một
tướng cưỡi con hồng sa mã, tay cầm lục trảm thương, hét to như sấm động:
- Có Lục Văn Long đây, hãy xuống ngựa chịu trói cho rồi.
Hoàn Nhan Thọ không nói thêm nửa lời, cứ việc vung đao chém tới tấp, hai
tướng đánh nhau trên năm mươi hiệp. Hoàn Nhan Thọ cảm thấy mình sút hơn; ngăn đỡ khó khăn, liền kêu lớn:
- Tây Vân tiểu muội, hãy ra trợ chiến với ta cho mau?
Tiểu Muội đứng tại điếu kiều làm lơ, giả vờ không nghe thấy. Hoàn Nhan Thọ
cố gắng đánh thêm ba hiệp nữa rồi quay ngựa bỏ chạy. Khi chạy đến điếu
kiều, Lục Văn Long theo kịp đâm Hoàng Nhan Thọ một thương rồi quăng luôn xác xuống hào thành.
Lục Văn Long không để lỡ cơ hội, liền xua
binh ào đến cướp điếu kiều, nhưng Tây Vân Tiểu Muội đã nhanh tay rút
điếu kiều lên rồi từ trên thành, trương cung tên bắn ào xuống. Lúc ấy
anh em Thích Quan Tổ và Thích Kế Tổ lên điếu kiều không kịp bị binh Tống ào đến, chúng hoảng sợ ngã nhào xuống đất bị ngựa đạp nát như tương. Ba ngàn quân Phiên cũng không còn một đứa.
Lục Văn Long thắng trận đánh trống thu quân về dinh. Nhạc Lôi Nguyên soái ghi công cho Lục Văn Long và khao thưởng ba quân.
Trong khi đó thì ở trong thành Quận Chúa Thoại Tiên đang lăn khóc thảm thiết vì cái chết của cha nàng là Hoàn Nhan Thọ.