Nhật Ký Sau Ly Hôn

Chương 15



Thứ sáu, ngày 12 tháng 10

Trưa nay tôi lại đến chỗ bác sĩ Lăng, đưa thêm cho ông 1.200 tệ, tiêm nốt một mũi thuốc c lại và lấy thêm 7 gói thuốc. Tôi nhận thấy bác sĩ Lăng “như thần”, hôm nay phần dưới của tôi không còn đau nữa, xem ra thì số tiền 2.000 tệ đó thật không đắt.

Chiều hôm nay, Trương tổng lại gọi cho tôi, nói hắn đã quyết toán rồi, và cũng đã bồi thường cho tôi 10.000 tệ, lương là hơn 3.000 tệ. Hắn nói hắn đã gởi vào tài khoản ở Ngân hàng Công thương. Hắn hỏi tôi muốn đi đến đó lấy hay là để hắn đưa cho tôi. Tôi nói, “Không cần anh phải nhọc công, tôi đi lấy cũng được”. Hắn nói tiếp, “Nhi à! Em giúp anh chuyện lớn như vậy, em không thể bỏ đi, em l người đã thành thạo với công việc ở công ty, em bỏ đi, anh rất tiếc”. Tôi không trả lời, hắn nói thêm, “Em đi rồi thì anh buồn lắm em có biết không? Em có biết em có một vị trí như thế nào trong tim anh không? Anh…” Tôi không muốn nghe những lời điêu ngoa ấy nên cúp máy. Rồi tôi cảm thấy thất vọng, công ty bây giờ chỉ là một dấu vết cỏn con trong tâm trí tôi. Tôi thầm nghĩ nếu như không bị tên Trương ấy quấy rối thì chắc có lẽ tôi vẫn còn làm việc ở đó, dù sao tôi là người luôn hết mình vì công việc. Nhưng mà, chuyện gì phải đến thì nó sẽ đến. Chúng ta không thể tránh khỏi, nói theo chủ nghĩa duy tâm thì đó là số trời đã định. Thôi, chuyện đã qua thì hãy để nó qua đi.

Trời đã về khuya, tôi mở toang cửa sổ, ánh đèn xa xa kia vẫn lấp lánh từng đêm, nhưng sao tôi cô đơn quá, tôi muốn phá tan nỗi cô đơn lạnh lẽo ấy. Nhưng đứng nhìn cảnh đêm tráng lệ như thế mà tôi không hề cảm thấy “say”, Vui nhộn là của người ta, tôi chẳng có gì cả. Thật vậy, chẳng có gì hết, trước mặt tôi là những ngày tháng cô đơn nhạt nhẽo. Tôi đang đứng bên lề cuộc sống, tôi muốn tranh đấu, tôi muốn ném nỗi cô đơn, đau khổ vào vực sâu, tôi còn có thể làm được gì nữa? Tôi có thể làm được gì?

Thứ hai, ngày 15 tháng 10

Trưa hôm nay Hiểu Lâm hẹn tôi đi ăn cơm trưa, chị hỏi tôi mấy ngày nay biến đi đâu vậy. Gọi đến công ty thì tiếp tân nói không làm ở đó nữa, gọi về nhà thì điện thoại bận liên tục, điện thoại cầm tay thì tắt máy, hôm qua chị còn định đến nhà tìm tôi. Hiểu Lâm hỏi, “Nhi! Em nghỉ việc ởó thật hả?” Tôi vội đáp, “Dạ thật!” Chị lại hỏi, “Vậy em có dự tính gì chưa?” Tôi trả lời, “Bây giờ em cũng chẳng biết phải làm sao! Để thêm một thời gian nữa rồi tính vậy, em vẫn muốn đi tới vùng ven biển tìm việc. Em nghĩ em hợp với công việc ở đó!” Hiểu Lâm nói, “Em nên nghĩ kỹ đi, Gia Gia không thể sống mãi với ông bà ngoại được, em phải chăm sóc nó, trên đời này còn ai dạy dỗ con cái tốt cho bằng cha mẹ chúng?” Hiểu Lâm nói cũng có lý! Có đôi khi ngồi bên Gia Gia, tôi thấy cháu càng lớn thì càng giống Quốc An, đặc biệt là đôi má. Những lúc ấy tôi lại cảm thấy điên lên. Quốc An nói đi là đi, trút hết trách nhiệm. Dạy bảo, nuôi nấng con cái, tất tật mọi thứ đều phó mặc cho tôi. Nhìn thấy con mình ngày càng lớn khôn xinh xắn, người mẹ nào nỡ lòng bỏ rơi nó, nỡ nhẫn tâm để cho tuổi thơ của con mình lại thiếu vắng tình cảm cha mẹ. Con tôi vô tội, tôi không có một lý do gì không yêu thương con gái! Tôi vẫn còn là cô gái đa sầu đa cảm, tôi nhận thấy mình càng ngày càng yếu đuối. Tôi muốn bay, muốn thoát khỏi hiện thực nhưng có vật gì đó đè nặng lên đôi cánh tôi, tôi không thể bay được. Tôi không còn là Tuyết Nhi của ngày trước nữa, cái ngày mà vì Quốc An, vì tình yêu mà tôi có thể bỏ hết tất cả. Về đến nhà, tôi mở những tấm ảnh của con gái ra xem. Ôi! Sao đôi mắt con đẹp thế, tôi không nén nổi bật khóc. Con gái tôi! Chắc lúc nào nó cũng mong nhớ tôi. Tôi nhấc điện thoại gọi về nhà, ba tôi nghe máy, ba nói, “Ba tính chiều nay gọi cho con đây. Gia Gia bệnh rồi, đi khám bác sĩ người ta nói bị cảm. Hai ngày qua Gia Gia không đến nhà chị Châu được mà phải ở nhà để ba mẹ chăm sóc”. Ba lại nói tiếp, “Nhi à! Con có rảnh không, nếu có thì hãy về thăm cháu đi con, nó nhớ con lắm đó”. Ba nói thêm, “Nhi! Con nói con đi Quảng Châu hả? Con đi thật hả? Nếu muốn liên lạc với con thì ba biết gọi cho con ở đâu?” Tôi đáp, “Thôi được rồi, mai con về”. Ba tôi đã cúp máy từ lâu nhưng tôi vẫn áp sát bên tai nghe. Tim tôi như muốn nói điều gì đó. Tôi gọi cho Hiểu Lâm, nhưng điện thoại không liên lạc được, chắc chị ấy đang có việc riêng, làm gì có thời gian để mà nghe tôi tâm sự! Tôi cứ ngồi nhìn cái điện thoại, với rất nhiều lời muốn bày tỏ. Tôi liền gọi cho chương trình “Đường dây nóng lắng nghe tâm tình của bạn”. Bất luận đầu dây bên đó có ai nghe hay không, tôi cũng không màng tới, tôi chỉ muốn nói thôi…

Thứ ba, ngày 16 tháng 10

Hôm nay khoảng 9 giờ thì tôi về đến nhà. Mẹ đã đưa Gia Gia đến bệnh viện, chỉ có mình ba ở nhà. Tôi để đồ đạc vào phòng rồi cũng lên bệnh viện. Gia Gia đang nằm trong phòng cấp cứu truyền dịch, mẹ tôi thì ngồi kề bên cháu. Gia Gia thấy tôi, cháu vẫy tay chào. Tôi cúi người xuống hôn lên gương mặt bé bỏng của con. Con bé thật đáng thương! Mới có chừng ấy tuổi đầu mà phải vào viện. Cháu cười với tôi, một nụ cười thật ngọt ngào. Mẹ tôi nói, “Gia Gia chỉ bị cảm thôi, không có gì trầm trọng cả. Bác sĩ bảo ngày mai phải truyền dịch nữa”. Mẹ nói với tôi, “Nhi! Con yên tâm đi! Gia Gia có ba mẹ chăm sóc rồi, không xảy ra chuyện gì đâu”. Tôi thuận miệng nói cám ơn mẹ. Mẹ hỏi, “Con cám ơn mẹ là cám ơn cái gì? Con khách sáo với mẹ vậy sao?” Tôi chỉ biết cười trừ thôi. Trong lòng tôi thầm cám ơn mẹ rất nhiều. Tôi nói, “Mẹ! mấy ngày nay mẹ đã cực lắm rồi, mẹ về nhà nghỉ ngơi đi, để con ở lại trông cháu là được rồi”. Mẹ tôi đáp, “Mẹ muốn ở cùng con và cháu, đã lâu rồi mẹ con ta không gặp nhau. Đúng rồi! Chuyện con muốn đi Quảng Châu ra sao rồi?” Tôi trả lời, “Bây giờ con vẫn chưa quyết định. Con nghĩ nhiều về Gia Gia, cháu nó càng ngày càng lớn, con không thể để cháu cứ phải nhờ ba mẹ và chị Châu trông nom hoài được. Nếu con đi rồi thì ít có thời gian về nhà, một năm có khi chỉ về thăm ba mẹ 1, 2 lần thôi. Nên con vẫn còn do dự”. Mẹ tôi nói, “Con nói cũng có lý! Con là mẹ của Gia Gia, con không thể để cháu lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương của người mẹ được. Huống hồ gì Gia Gia là con gái, có nhiều chuyện cần con chỉ bảo lắm”. Tôi không nói thêm lời nào, chỉ nhìn con. Mẹ tôi nói tiếp, “Nhi! Con không đi cũng tốt. Thật ra thì con đi Quảng Châu là để tìm một cơ hội làm việc mới, kiếm một số tiền kha khá để cuộc sống khỏi phải vất vả phải không? Chỉ cần kiếm được tiền thôi mà, vậy thì ở đâu mà chẳng được. Mà chắc gì con đã quen với cuộc sống nơi đó, chưa chắc gì con có thể tìm được công việc ở đó. Sống ở nơi mình thân thuộc thì thứ gì cũng có. Con người ta sống chẳng phải là để đi tìm những ngày tháng ổn định đó sao!”

Câu nói của mẹ tôi xem ra có phần đơn giản nhưng rất thực tế. Thật vậy, con người ta chẳng phải chỉ mong có được những ngày tháng ổn định, yên bình hay sao? Tự đi tìm vất vả để mà làm gì! Huống chi tôi là một người phụ nữ yếu đuối, cần gì phải bắt đầu lại từ con số không. Tôi sống khá đơn giản, bữa ăn hằng ngày của tôi cũng xem như là đầy đủ, thật sự tôi chẳng phải gồng mình thêm nữa để làm gì. Điều cốt yếu bây giờ là Gia Gia dễ thương vẫn đang chờ tôi; chờ tôi để được yêu thương, được chăm sóc, được sống hạnh phúc.

Đang lúc hai mẹ con nói chuyện thì chị Châu đến. Thấy tôi, chị Châu mừng rỡ. Chị nói, “Nhi! Đã lâu rồi tụi mình không gặp nhau, em khỏe không?” Tôi cười đáp, “Dạ khỏe! Cám ơn chị đã chăm sóc con em chu đáo, em thậtbiết phải cám ơn chị như thế nào cả!” Chị Châu là người rất bộc trực, chị lớn giọng trách tôi, “Xem kìa! Em nói với chị như vậy sao? Chị là người ngoài hả?” Ba người chúng tôi cười với nhau, chị Châu hỏi thăm tôi, “Chị nghe nói em đi Quảng Châu, có thật vậy không? Khi nào thì em đi?” Tôi trả lời, “Em và mẹ vừa nói về chuyện ấy xong, bây giờ em vẫn chưa quyết định”. Chị Châu nói, “Gia Gia cứ để cho chị chăm, cháu rất mến chị. Gần nhà chị có một nhà trẻ, con bé lớn một tí thì có thể đi nhà trẻ rồi”. Chị Châu nói nhỏ vào tai tôi, “Cháu gái của chị là hiệu trưởng của trường đó, em cứ yên tâm, chị sẽ chăm sóc cháu chu đáo”. Tôi nói “Đó là chuyện đương nhiên rồi, nếu như em có đi Quảng Châu thật thì Gia Gia nhất định là nhờ chị lo giúp. Em rất yên tâm để cháu ở bên chị”.

Nói chuyện phiếm một lúc thì tôi bảo mẹ về nhà nghỉ ngơi. Chị Châu không bằng lòng, “Không đi được, trưa hôm nay hai mẹ con em về nhà chị ăn cơm. Chị biết em rất thích ăn cá diếc chiên, chị đã nhờ người đi mua rồi”. Chị Châu quay sang hỏi tôi, “Sao? Em phải nể mặt chị Châu này chứ, em phải đến đấy nhé”. Tôi cười rồi bàn với mẹ, “Mẹ ơi! Hai mẹ con mình không đến không được mẹ ạ”. Mẹ tôi cười, gật đầu đồng ý.

Thứ sáu, ngày 19 tháng 10

Mưa ròng rã suốt mấy ngày liền, đến hôm nay vẫn chưa tạnh. Về quê đã 2 ngày rồi, hôm nay tôi trở lại với “cái ổ” của mình. Minh Quyên từ trại cai nghiện gọi cho tôi, bảo rất nhớ tôi, muốn tôi đi thăm cô. Biết tin ngày mai tôi sẽ đi thăm thì Quyên rất mừng. Cô nói, “Vậy sao? Cậu đừng có gạt mình nhé, mình có nhiều chuyện muốn nói cùng cậu”. Tôi đáp, “Minh Quyên! Mình có khi nào gạt cậu chưa hả?” Cô nói, “Được rồi! Mình đợi cậu, cậu nhất định phải đến sớm đấy!”

Tôi ngồi xuống xem phần tin tức, xem tiếp một vài tiết mục ca nhạc của địa phương rồi tắt ti vi. Tôi gọi điện cho Hiểu Lâm, nghe giọng tôi, chị ấy liền reo lên, “Nhi! Hai ngày nay em đi đâu thế? Điện thoại nhà em không ai bắt máy, điện thoại cầm tay cũng tắt luôn”. Tôi trả lời, “Gia Gia bệnh, em phải về nhà”. Lâm nói, “Thật vậy hả? Sao em không báo cho chị biết để đi thăm nó?” Tôi trả lời, “Chị bận vậy mà. không dám gọi cho chị”. Chị Lâm hỏi tôi, “Nhi! Có thật là em không làm ở công ty đó nữa không?” Tôi trả lời, “Đúng vậy! Em đã làm ở đó nhiều năm rồi, bây giờ em muốn tự do”. Chị Lâm hỏi thêm, “Vậy Quảng Châu thì sao? Em có đi không? Khi nào em đi?” Tôi nói, “Đi hay không thì bây giờ vẫn chưa quyết định. Em thì muốn đi, nhưng chuyện của Gia Gia không thể giải quyết được”. Hiểu Lâm nói, “Đừng có do dự nữa, không đi thì thôi, sao phải chần chừ như thế! Hôm nay em rảnh không? Nếu rảnh thì hai chị em mình đi ăn khuya”. Tôi bảo không muốn đi, tôi chỉ muốn gọi điện hỏi thăm thôi. Lâm nói, “Chị vẫn khỏe, cám ơn em!”

Đặt điện thoại xuống, thật chán quá! Tôi lại lên mạng. Khoảng 10 giờ Trương tổng gọi điện đến, hắn nói chuẩn bị gởi tiền lương cho tôi. Tôi nói, “Không cần anh phải nhọc tâm, ngày mai tôi đến phòng Tài vụ lấy cũng được”. Trương tổng nói tiền lương đang ở chỗ hắn, hắn muốn tôi đến đó lấy. Nhưng tuyệt đối tôi không muốn đến nhà hắn. Hắn thấy tôi tỏ vẻ cương quyết nên đành đồng ý. Hắn nói thêm, “Đợi 2 ngày nữa anh sẽ đi Quế Lâm, anh muốn em đi với anh”. Hắn còn đồng ý ra giá cho tôi. Nghĩ đến chuyện hôm đó thì tôi càng cương quyết cự tuyệt hơn. Hắn nói, “Em nghĩ thoáng tí đi, sao mà em lại cố chấp đến như vậy, có cơ hội để kiếm tiền mà em lại bỏ lỡ sao?” Tôi trả lời, “Tôi đành phải làm anh thất vọng thôi. Tôi không phải là loại phụ nữ dễ dãi vậy đâu. Tôi sẽ không bao giờ đem bán nhân cách của mình đâu”. Hắn cười khẩy, “Trời ơi! Sao cứng rắn quá vậy ta! Cô tưởng cô trong trắng vậy sao?! Thực chất thì… thôi được rồi, không cần nói nhiều nữa, từ nay về sau tôi không tìm cô nữa”. Không nghe tôi nói gì hắn nói tiếp, “Cô có biết ở Nhật Bản có cô gái tên là Phạn Đảo Ái không? Đó mới đúng là mẫu người để cô học hỏi. Để kiếm tiền, cô ấy đã không ngại dùng thân xác mình để hoán đổi, đó là cái vốn trời cho mà, thật đáng tiếc cho cô”. Nói xong hắn liền dập máy.

Tôi không hiểu hắn muốn nói gì nên vô mạng tìm kiếm. Tôi gõ vào chữ “Phạn Đảo Ái”, vài giây sau, có tới hai mươi mấy tên miền có liên quan đến Phạn Đảo Ái. Tôi xem từng trang một. Phạn Đảo Ái nổi tiếng là một phụ nữ gợi cảm nhất Nhật Bản hóa ra lại chỉ có vậy thôi sao?! Những cô gái thoát y dạng như vậy ở trên mạng có đầy, có cô còn đẹp hơn, gợi cảm hơn cô ấy nhiều! Tôi còn đọc qua một số bài báo viết về cô ta. Thật ra, Phạn Đảo Ái gặp may như vậy không phải nhờ thân xác, mà vì cô ấy đã viết một cuốn tự truyện có tên là Thủ thuật chăn gối. Quyển sách này mới phát hành chưa được một tháng đã đạt doanh số đến gần 500.000 quyển. Theo thống kê thì trong số đôc giả, chiếm đại đa số là phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi. Nếu phân tích một cách thđáo thì “Những cô gái giang hồ có rất ít phẩm hạnh, không phải vì họ không bị lương tâm cắn rứt, mà chính cuộc sống xô bồ này đã nặn ra họ”. Có câu nói, “Phụ nữ chinh phục được đàn ông là đã chinh phục được cả thế giới”. Đàn ông luôn muốn chứng tỏ mình là phong lưu, hào hoa. Cái được gọi là tình dục kia chẳng qua là một món hàng, như thành công của Phạn Đảo Ái vậy. Tình yêu cũng đã bị kinh tế thị trường biến thành một món hàng. Trương tổng là loại người rất hợp với kiểu đàn bà như vậy. Hắn có tiền, mà “Có tiền là có tất cả”, đó là quy luật. Nhưng thật đáng tiếc, đáng tiếc là cái quy luật đó không đúng với mọi phụ nữ.

Thứ bảy, ngày 20 tháng 10

9 giờ sáng nay tôi đi đến trại cai nghiện để thăm Minh Quyên. Người trực tiếp phụ trách chăm sóc Quyên báo với tôi, Quyên chịu sức ép tâm lý rất nặng, sợ Quyên sẽ tái nghiện. Thần sắc của Quyên đã khá hơn nhiều, nhìn thấy tôi, cô òa khóc, Quyên nói bây giờ cô không có được tự do, Quyên khóc nói là cô bị Lượng hại, bây giờ cô không còn gì hết. Tôi an ủi Quyên một hồi lâu, nghe cô trút bầu tâm sự một lúc, rồi tôi ra về. Tôi muốn về công ty cũ lấy tiền lương, nhưng khi vừa đứng trước cửa công ty thì tôi do dự. Tôi gọi điện đến phòng Tài vụ, người phụ trách nói, tiền đó họ đã đưa cho giám đốc Trương. Tôi liền gọi cho hắn, hắn nói đang chuẩn bị đến phi trường. Hắn rất đắc ý, “Nhi! Anh biết thế nào em cũng sẽ về với anh mà. Anh tin không ai có thể thoát khỏi ma lực của đồng tiền”. Tôi rất bình tĩnh nói, “Anh nghĩ sai rồi, tiền cũng không hẳn có sức hấp dẫn với tất cả mọi phụ nữ đâu. Tôi chỉ muốn lấy li những gì thuộc về tôi thôi”. Trương tổng do dự một lúc lâu, “Thôi được rồi, cô đến lấy tiền của cô đi, tôi ở công ty chờ cô”. Tôi đi thẳng đến văn phòng làm việc của hắn, chỉ có một mình hắn ở đó, hắn mời tôi ngồi nhưng tôi lờ đi. Tôi hối, “Trương tổng! Anh đưa tiền cho tôi đi”. Hắn đặt hai tay lên mặt bàn, cười nói, “Anh là người đáng ghét vậy sao? Trương tổng này muốn cô gái nào là được cả. Riêng em thì…” Tôi nói, “Tôi không muốn nói nhiều với anh về chuyện đó nữa, chúng ta đi thẳng vào vấn đề đi”. Hắn không trả lời tôi, chỉ nhìn tôi cười cười, một nụ cười đểu giả, “Anh đoán tối hôm qua em đã lên mạng xem cái cô người Nhật đó phải không? Như thế nào? Em không thấy là cô ấy đáng để em học hỏi sao?” Tôi hơi tức, “Tôi mong anh hãy đưa tiền liền cho tôi. Nếu không thì…” Hắn hỏi, “Nếu không? Nếu không thì sẽ như thế nào…?” Tôi rút từ trong túi ra chiếc điện thoại cầm tay, dứ dứ trước mặt hắn và nói, “Tôi gọi cho vợ anh, tôi kêu chị ấy đến, chuyện của anh, chị Lâm đã kể hết cho tôi nghe rồi”. Nghe thế Trương tổng có vẻ kinh ngạc, rồi gượng cười nói, “Thôi được rồi, thôi được rồi, cô học cách gọi viện binh từ lúc nào vậy?” Tôi mặc kệ hắn, bước đến lấy sổ tiết kiệm trên bàn làm việc của hắn. Vừa lúc đó hắn với tay ra chụp lấy tay tôi và nói, “Nhi! Anh yêu em thật mà! Tình cảm của anh đối với em là thật đó!” Tôi muốn giật tay lại, nhưng hắn giữ chặt quá, tôi vội nói, “Anh coi chừng, tôi sẽ la lên đó”. Trương tổng nhìn tôi trừng trừng, lúng túng, rồi hắn bỏ tay tôi ra. Cả thẹn, hắn lớn tiếng, “Được rồi! được rồi! Cô lợi hại thật!” Tôi xem lại tên, số tiền, số chứng minh nhân dân của tôi trong sổ tiết kiệm rồi ra về. Ra khỏi cửa công ty tôi thấy rất sảng khoái, có cảm giác nhẹ nhàng như con chim vừa được thả ra khỏi lồng, như người vừa khỏi bệnh.

Thứ ba, ngày 23 tháng 10

Tối hôm qua tôi quyết định đi khỏi nơi này, không muốn báo cho ai biết. Ngủ một đêm thật ngon rồi thu dọn quần áo, và ra ga. Một mình ngồi trong nhà ga, tôi thấy thật tồi tệ. Xung quanh người ta cười nói ồn ào, sao tôi vẫn cảm thấy mình lạc lõng, tôi muốn gào lên thật to, tôi muốn khóc! Ghế đối diện với tôi có một đôi, hình như họ mới yêu nhau, cô gái ngồi trong lòng bạn trai. Tôi chợt nhớ đến cảnh yêu đương hạnh phúc của tôi và Quốc An. Nhớ một lần nghỉ đông, trời rất lạnh, ngồi trên xe, Quốc An ôm tôi vào lòng, xe đi bao xa thì anh ôm tôi bấy lâu. Anh dùng hơi ấm của mình để sưởi cho tôi. Tôi đắm chìm trong cái ấm áp, cái hạnh phúc ấy. Tôi như đang bay, tôi bay lên chín tầng mây vì hạnh phúc. Có hạnh phúc thì chuyện gì mà tôi lại không làm được chứ! Huống hồ gì cái lạnh ngoài kia. Nhưng ông trời có công bằng với con người ta bao giờ đâu. Trong chớp mắt thì những cảnh hạnh phúc đó của tôi cũng tan thành mây khói. Sao tình yêu lại vội đến mà cũng vội đi như thế?! Nó làm tôi…, làm tôi… Trong khóe mắt tôi rưng rưng giọt lệ… Nhân viên của bến xe báo là hành khách nào đi Quảng Châu thì đến trạm soát vé và lên tàu. Tôi vội lau nước mắt rồi bước đến nơi soát vé.

Tạm biệt nhé! Tạm biệt nhé giấc mộng của tôi! Tạm biệt nhé thành phố vui sướng mà cũng lắm đau khổ! Lần này tôi đi không biết khi nào sẽ quay lại. Tôi lặng lẽ khóc, không biết đó là giọt nhạnh phúc hay đau buồn nữa. Lấy làm lạ, cô nhân viên kiểm vé hỏi tôi, “Chị ơi! Chị có sao không?” Nhìn vẻ mặt đầy lo lắng của cô ấy, tôi lắc đầu, cố gượng cười, “Không sao đâu! Cám ơn cô nhé!”.

Lên tàu tìm được chỗ ngồi và chỗ để hành lý, tôi chồm người ra khỏi cửa sổ để nhìn người đưa tiễn. Ngồi đối diện với tôi là một cô gái rất dễ thương, bạn trai của cô thì gầy nhỏ đang đứng dưới đất mà cứ nhón người lên cửa sổ, cô gái khom người xuống, cố gắng đưa hai cánh tay ra ngoài cửa sổ. Họ nắm tay nhau không rời, trên nét mặt hiện lên niềm hạnh phúc. Tôi nhắm mắt lại, tôi không thể nhìn họ đang diễn cảnh tình yêu đẹp đẽ. Dù nhắm mắt nhưng trong đầu tôi vẫn hiện lên cảnh ấy. Tình yêu ơi! Tình yêu! Người là thiên sứ mà cũng là tên đao phủ nhẫn tâm! Tôi hé mắt nhìn họ. Anh chàng gầy nhom ấy cứ cố nhón chân lên để ôm hôn cô gái. Họ muốn lưu lại thời khắc này cho 10 năm sau, thậm chí là 100 năm sau. Tình yêu quả có sức mạnh diệu kì! Có lẽ bác tài xế không nỡ phá hỏng thời khắc quý giá của họ nên bóp ba tiếng còi rồi tàu từ từ chuyển bánh. Anh chàng ấy cứ chạy theo tàu, tàu càng tăng tốc, anh ta cũng tăng tốc, anh đang chạy đua với xe lửa. Tình yêu! Đó là tốc độ của tình yêu!

Tàu chạy được một đoạn, cô gái bắt đầu bình tĩnh trở lại, cô đã khóc như thể chưa từng khóc, không thèm biết gì đến chung quanh. Cảnh chia ly bao giờ cũng não lòng! Tôi làm ra vẻ như không để ý đến cô, nhưng thật ra trong tôi vẫn đang bừng bừng một ngọn lửa. Lúc đó điện thoại của tôi reo lên. Là ba của tôi gọi, giọng ba hốt hoảng, “Gia Gia vừa mới bị xe tông, bây giờ nó đang ở trong bệnh viện”. Người tôi lạnh toát mồ hôi, choáng váng, tôi hét lớn, “Có nặng không? Bị thương ở đâu?” Ba nói, “Bây giờ chỉ biết là nó giãn xương chân thôi, còn cái khác thì phải đợi kết quả xét nghiệm”. Tôi nói, “Ba hãy bình tĩnh lại đi, khi nào có kết quả cụ thể thì báo cho con biết liền nha!” Ba nói, “Nhi! Con đang ở đâu vậy? Về đây liền đi con”. Tôi chỉ kịp nói, “Con về liền” thì điện thoại của tôi hết pin. Tôi sốt ruột như con kiến bị đốt trong chảo, tôi rất lo, không biết phải làm sao đây, tôi muốn khóc… Một chị ngồi cạnh tôi hỏi, “Em ơi! Nhà em có việc gì gấp à?” Tôi nhìn chị rồi không nói tiếng nào. Nhìn vẻ mất bình tĩnh của tôi, chị hỏi tiếp, “Đừng quá căng thẳng. Có phải ba em gặp chuyện gì không?” Thấy chị có vẻ nhiệt tình nên tôi kể chuyện của Gia Gia cho chị ấy nghe. Nghe xong chị đưa điện thoại cho tôi, bảo tôi gọi về nhà xem tình hình thế nào. Tôi cám ơn chị rồi từ chối, chị nói thêm, “Chị nghĩ là em nên xuống tàu ở ga kế tiếp đi. Nếu em có việc gấp thì hãy làm xong rồi hẵng đi”. Lời nói đó làm tôi bừng tỉnh, tôi nên xuống ở ga kế tiếp thôi, tôi cần phải lo cho

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.