Nhất Phẩm Giang Sơn

Quyển 6 - Chương 296: Tài phú quý giá nhất



- Anh bạn thân ái, đừng nói vậy.
Trần Khác thản nhiên:
- Ta không cần khí quan của anh, chỉ cần anh dạy cho người của ta chút trò nhỏ.

- Trò nhỏ gì?
Aziz cảnh giác. Một thương nhân khôn khéo như gã tự nhiên biết một trăm ba mươi ngàn lượng bạc mua một cái “trò nhỏ” tuyệt đối không phải là trò nhỏ gì.

- Chỉ cần anh dạy cho người của ta cách phân biệt phương hướng trên biển.
Trần Khác nâng chén rượu lên, nhẹ nhàng lung lay.

- Việc này ư…
Aziz trầm ngâm một chút:
- Chủ yếu phải dựa vào kinh nghiệm. Một thuyền trưởng giàu kinh nghiệm có thể biết được dấu hiệu nước cạn đá ngầm, gió lốc mưa bão, biết được màu nước, đảo nhỏ, các loại chim khác nhau xuất hiện,… để phán đoán vị trí của thuyền.

- Thật sao?
Trần Khác như cười như không nói:
- Trên đại dương làm gì có nhiều dấu hiệu để phân biệt như thế?

- Đại nhân nói rất đúng, biển xa nguy hiểm khôn cùng, sơ sảy là sẽ lạc hướng.
Aziz nói:
- Vậy nên chủ yếu là dùng dấu hiệu Lục Ngạn. Bởi vậy thuyền buôn của chúng ta phần lớn là đi ven bờ, đến Trung Quốc cũng là như vậy. Chúng ta xuất phát từ Hormuz cửa khẩu Ba Tư, một đường men theo duyên hải từ Ấn Độ, Tích Lan, Myanmar, Miến Điện rồi mới tới Đại Tống. Ta có thể mang thủ hạ của đại nhân đi theo lúc về để làm quen với tuyến đường của chúng ta.

Trần Khác kiên nhẫn nghe gã nói xong mới thản nhiên hỏi:

- Anh cảm thấy một chuyến đi như thế giá trị một trăm ba mươi ngàn quan? Tiền của ta thấp kém thế sao?

Aziz một lúc lâu sau mới nói:
- Chúng ta đều đi như vậy.

- Quên đi.
Trần Khác đứng lên nói:
- Ta nghĩ đã hết lòng hết sức muốn kết bạn, nhưng đến giờ anh vẫn còn muốn lừa ta.

- Đại nhân khoan đã.
Aziz khẩn trương ngăn lại:
- Ta cũng rất chân thành.

- Không, anh gạt ta thứ quan trọng nhất.
Thanh âm lạnh lùng của Trần Khác vang lên.

- Cái gì?
Đồng tử Aziz co lại.

- Thuật khiên tinh (đi theo hướng của sao).
Trần Khác dừng một chút mới nói:
- Hay còn gọi là phương pháp vĩ độ hàng hải.

- Không hiểu đại nhân nói gì?
Aziz mờ mịt lắc đầu.

- Duyên ngạn hàng hải (đi biển dọc ven bờ) không chỉ tốn thời gian mà còn bị nhiều thứ quấy nhiễu.
Ánh mắt Trần Khác như kiếm đâm vào Aziz:
- Mà các ngươi căn bản không phải đi duyên ngạn, mà chính là viễn hải (ra khơi xa)! Mà chỗ dựa chính là thuật khiên tinh, hay còn gọi là phương pháp vĩ độ hàng hải!
Dừng một cái rồi gằn từng chữ:
- Chỉ có cái này mới giá trị một trăm ba mươi ngàn quan. Anh bạn, phải thế không?

Aziz trợn mắt há hốc mồm, không biết nên trả lời thế nào.

- Nếu quá khó thì coi như xong.
Trần Khác lắc đầu, nói với Liễu Nguyệt Nga phía sau:
- Chúng ta đi.

- Đợi đã…
Trần Khác vừa bước ra khỏi khoang thì thanh âm khàn khàn của Aziz vang lên:
- Kẻ ma quỷ…

Trần Khác còn chưa nói gì thì cháu ngoại của Aziz gọi là Bagheri kích động kêu lên. Sau đó hai người cãi nhau ầm ĩ.

Mặc dù bọn họ nói tiếng Ả Rập nhưng Trần Khác có thể đoán được Bagheri khẳng định phản đối ông cậu tiết lộ thuật khiên tinh.

Phản đối là đương nhiên, vì đó là bí mất lớn nhất của người Ả Rập để tung hoành thất hải. Chính vì nắm giữ bí mật này bọn họ mới có thể lũng đoạn đường buôn trên biển, khiến thương nhân các quốc gia khác phải làm công cho họ.

Thời đại này người Trung Quốc muốn xuất ngoại đường dài thường chỉ có hai phương hướng. Một là đi Triều Tiên, Nhật Bản bởi chỉ cần xuôi theo gió đông là có thể tới.

Còn hướng kia là xuống Nam Dương, xuất phát từ Quảng Châu xuôi nam, sau đó đi ven đảo nhỏ, nhưng tới Malacca là hết cỡ. Đó là vì các thủy thủ cần dựa vào những điểm đặc thù của lục địa để phán đoán sự chính xác của hướng đi nên luôn phải duy trì khoảng cách gần bờ biển.

Bình thường họ đi ban ngày, tối thả neo ở cảng hoặc mặt biển. Bọn họ tình nguyện nhìn người Ả Rập kiếm lời lớn mà không dám đi qua eo biển Mallacca. Tóm lại không một chủ thuyền nào dám mạo hiểm rời bến đến một nơi không nhìn thấy lục địa. Bọn họ sợ gặp gió lốc, sợ hải tặc, nhưng xét đến cùng vẫn là sợ lạc hướng.

Tuy người Ả Rập cũng gặp bão, cũng đụng hải tặc, nhưng bọn họ dám giương buồm xa khơi. Đó là vì chỉ có duy nhất bọn họ biết được thuật khiên tinh: cách biết vị trí thông qua nhìn bầu trời sao, có thể ở giữa biển khơi suy tính và định vị chính xác phương hướng.

Cho dù dùng phương pháp này chỉ có thể tính được vĩ độ mà không thể tính kinh độ nên phải đưa đoàn thuyền đến nơi trùng với tuyến vĩ độ, sau mới có thể đi dọc theo vĩ độ đến địa điểm cần đến, nhưng ít ra cũng không thể bị lạc hướng. Hơn nữa người Ả Rập mấy trăm năm qua lại trên các đại dương đã sớm vẽ được bản đồ vì sao tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có thể trợ giúp bọn họ những chỉ dẫn chính xác tới nơi muốn đi.

Nghe nói chính thánh Allah đã dạy cho người Ả Rập khả năng quan sát ánh sao. Trong kinh Coran cũng nhiều lần nói đến: “Thần ban cho các con vì sao là để các con có thể tìm được ánh sáng trên vùng biển đen tối. Trong mắt kẻ trí tuệ, thiên tượng rõ ràng.” “Thần thiết lập rất nhiều tiêu chí, để các con mượn dùng tiêu chí và vì sao mà theo con đường tuần hoàn chính đạo.” Vậy nên người Ả Rập luôn coi thuật khiên tinh là sự ban ân của thần, mở ra chìa khóa của tài phú nên giữ bí mật vô cùng.

Trong thời của Trần Khác đám người Ả Rập này có ý thức giữ bí mật rất mạnh. Cho đến cả khi quốc gia của họ dần mất hẳn, không thể không phụ thuộc vào thương nhân của Nam Tống nhưng vẫn không dạy cho người Tống. Mãi tận khi Trịnh Hòa xuống Tây Dương, Tam Bảo thái giám mới học được kỹ thuật này từ những thủy thủ Ả Rập nơi đó, cuối cùng vẽ ra bản đồ biển khiên tinh của Trung Quốc.

Nhưng giờ Trần Khác phải thừa cơ lúc Aziz gặp đường cùng để moi ra thuật khiên tinh cùng với bản đồ khiên tinh. Cho nên hắn phải chắn lấp con đường triều cống của Aziz, xong lại mở cho hắn một cánh cửa.

Aziz đương nhiên không muốn đi vào cánh cửa này, nhưng trăm tính mạng vẫn còn treo trên vai, gã không còn lựa chọn nào khác.

- Trần đại nhân.Aziz run giọng cầu xin Trần Khác:- Nếu ngài biết bí mật của chúng ta ắt phải biết nó có ý nghĩa với chúng ta thế nào? Nó được thánh Allah ban cho người Ả Rập chúng ta, là tôn nghiêm và chỗ dựa sống sót cuối cùng của chúng ta lúc quốc gia diệt vong. Nếu ta giao nó ra thì đồng bào ta sẽ đi ăn xin hết!

- Dù anh không giao thì đồng bào anh cũng phải đi ăn xin thôi.
Trần Khác lắc đầu:
- Tại sao gia tộc anh phải ký nợ? Chẳng lẽ không phải vì người Seljuk chiếm cứ Jerusalem, gây ra sự xung đột không ngừng giữa tín đồ Cơ Đốc và đạo Hồi. Trên biển họ bắt giết thuyền buôn của các anh, trên đất liền họ vây công thành thị của các anh. Ta dám cá một cuộc chiến tranh thế kỷ để tranh đoạt Jerusalem sắp nổi lên! Một khi quân đội phương Tây chiếm lĩnh Jerusalem, những người phương Tây sẽ nắm giữ yết hầu, làm sao có thể cho phép người Ả Rập tiếp tục kiếm lời? Các anh sẽ mất đi tất cả mối làm ăn, nếu không sớm tính toán thì chắc chỉ có thể biến thành ăn mày cả lũ mà thôi!

Trần Khác nói như đinh đóng cột bởi hắn biết Thập Tự quân sắp đông chinh rồi. Từ đó về sau thế giới phương Tây cùng người Ả Rập sẽ xảy ra chiến tranh liên miên không ngừng kéo dài đến trăm năm, mà thế giới Ả Rập cũng bắt đầu suy sụp từ đó.

Tuy Aziz không biết được Thập Tự quân đông chinh nhưng gã hiểu được những chuyển biến xấu của thế cục, biết chắc nếu cứ để đám người Seljuk làm bậy thì người Ả Rập không thể làm mậu dịch với hai phương Đông Tây. Nghĩ đến đây gã bi ai không nói nên lời.

- Cho dù Chân Chủ mặc cho chúng ta thành kẻ ăn xin thì đó cũng là sự trừng phạt đáng có!
Cháu ngoại Bagheri của hắn không nhịn nổi chen vào:
- Nếu việc chúng ta để lộ thuật khiên tinh bị phát hiện thì chắc chắn tất cả sẽ bị đồng bào sẽ đuổi giết.

- Ấu trĩ.
Trần Khác cười nói:
- Các ngươi sẽ đi khoe khắp thế giới chắc? Ta không nói thì ai biết?

- Ngài không hiểu, chúng ta không thể lừa được thánh Allah… truyện copy từ tunghoanh.com
Aziz thở dài. Sự thành kính của tín đồ đạo Hồi với tôn giáo người ngoài không thể hiểu. Năm đó Mã Tam Bảo có thể học được thuật khiên tinh, nguyên nhân rất lớn là vì y cũng là tín đồ Hồi giáo.

- Ra vậy…
Trần Khác nhất thời hiểu được sự băn khoăn của bọn họ, cười nói:
- Không bằng thế này đi, chúng ta sẽ liên kết mở hiệu buôn.

- Hiệu buôn?
Aziz và Bagheri nhủ thầm, đường buôn còn không có nói gì đến hiệu buôn?

- Tuy tín đồ Cơ Đốc thù không đội trời chung với các ngươi nhưng lại cực kì tôn kính với người Tống chúng ta.
Trần Khác từng bước nói:
- Bọn họ sẽ công kích thuyền của các ngươi nhưng sẽ không đụng đến thuyền của người Tống chúng ta, bởi nhu cầu hàng hóa phương Đông của bọn họ không thể bị mất chỉ vì đánh nhau.

- Hơn nữa ta cũng không để các ngươi bị thiệt. Phải biết kỹ thuật hàng hải của người Tống chúng ta cũng có ưu thế riêng. Chúng ta có kỹ thuật “Kim chỉ nam”, có thể chỉ phương hướng ở giữa sương mù mây đặc.
Triều Tống chính là thời gian Kim chỉ nam được phát minh ra, nhưng trước mắt chỉ có trong tay của những thuyền buôn trên biển. Bọn họ dựa vào kỹ thuật này mới có thể đảm bảo phương hướng chính xác tới các nước Nam Dương, tuy nhiên cũng may Trần Khác cùng Thẩm Quát đều biết Kim chỉ nam:

- Như vậy chúng ta trao đổi kỹ thuật cho nhau, hợp tác hàng hải, cùng học tập cùng tiến bộ, công bằng hợp lý. Tin rằng Chân Chủ của các ngươi sẽ không trách tội đúng không?

- A…
Vẻ mặt Aziz dịu đi nhiều, gã nói:
- Ta muốn biết trong hiệu buôn ta có thể chiếm được bao nhiêu cổ phần.

- Đừng gấp. Chúng ta vừa thưởng thức ca múa vừa từ từ nói.
Trần Khác vui vẻ mỉm cười:
- Ta rất hứng thú với nghệ thuật ca múa của các anh. Nghe nói có một loại gọi là múa bụng, không biết các vũ nương của anh biết hay không …

- Múa bụng?
Aziz đầu tiên là sửng sốt, sau chợt nói:
- Đại nhân định nói là Điệu múa phương Đông ư?
Nói xong lộ ra nụ cười dâm đãng:
- Sao lại không biết chứ?

- Ha ha, vậy hãy lấy ra cho ta nhìn đã mắt nào…
Trần Khác cười lớn:
- Mời.

- Mời.
Hai người như bạn già lâu năm, dắt tay cùng ngồi. Đổi lại bàn rượu và thức ăn mới, tiếng nhạc dâm đãng vang lên. Đám Hồ cơ chỉ mặc đồ tua sợi uyển chuyển theo nhịp điệu múa bụng khiến người mặt đỏ tai hồng. Nhìn mảnh bụng trắng trẻo không ngừng uốn éo, ngực to mông nở không ngừng vặn vẹo, Liễu Nguyệt Ngã xấu hổ đỏ bừng cả mặt, trong lòng mắng Trần Khác đến cả trăm lần.

….

Cuối cùng đến tờ mờ sáng, Trần Khác vẻ chưa thỏa mãn nhưng vẫn đành cáo từ. Đi lên bờ, Liễu Nguyệt Nga phì một hơi:
- Đồ lưu manh.
Hiện tại nàng vẫn hoa cả mắt với đám bụng với đùi.

- Ai bảo nàng muốn đi theo.
Trần Khác vô tội nói:
- Hơn nữa đây là nghệ thuật, có hiểu không?

- Nghệ thuật lưu manh.
Liễu Nguyệt Nga hừ một tiếng, thấp giọng nói:
- Anh không phải bị mấy cái bụng trắng đó cho hôn mê luôn à, rõ ràng không cần thiết phải trả nhiều tiền như thế.
Ngoài một trăm ba người ngàn hắn còn tăng giá thêm việc mở hiệu buôn lẫn dạy kỹ thuật kim chỉ nam, điều này khiến tâm lý Aziz dễ chịu hơn nhiều.

Trần Khác khẽ mỉm cười, khoác vai Liễu Nguyệt Nga. Đương nhiên bị nàng cho một cái cùi chỏ mới ngượng ngùng thu tay lại:
- Thật ra ta hoàn toàn không cần trả thêm những thứ này cũng có thể buộc Aziz giao ra thuật khiên tinh. Nhưng nếu thế sẽ hoàn toàn đắc tội tên thương nhân Ả Rập này, không thể tiến thêm một bước để hợp tác nữa. Mà ta, cực kì cần một người Ả Rập có năng lực, có bối cảnh, lại có thể tin được để giúp ta làm việc.

- Sao anh biết gã có thể tin được?
Liễu Nguyệt Nga không tin:
- Tên đó rõ ràng là một kẻ lừa đảo.
Cho dù nàng luôn phản kích lại Trần Khác động tay động chân vào người, không cho hắn táy máy nhưng chính nàng cũng không phát hiện ra mình đã quen với loại trò chơi công thủ này, vậy nên không hề tức giận.

- Gã không dám phản bội ta.
Trần Khác cười, dưới ánh trăng nhìn tà ác vô cùng:
- Nếu không ta sẽ nói ra chuyện hắn tiết lộ thuật khiên tinh, hắn cứ đợi bị toàn thế giới Ả Rập đuổi giết là vừa.

- Sao anh biết gã đó có năng lực?

- Một người Ả Rập đóng giả sứ giả Đại Thực đến triều cống, bản thân có thế lực là điều chắc chắn.
Trần Khác thản nhiên nói:
- Có lẽ gã không giỏi về buôn bán, nhưng về lừa đảo chắc chắn là nhân tài.

- Sao anh biết gã có bối cảnh?

- Cho dù là quan viên triều trước bị người Seljuk bỏ qua nhưng nếu gã có thể lấy được công văn cấp quốc tế đã đủ chứng minh bối cảnh không nhỏ, có thể thích hợp hoàn thành nhiệm vụ của ta.
Trần Khác thản nhiên nói.

- Anh muốn gã làm gì?
Liễu Nguyệt Nga tò mò như một đứa trẻ.

- Ta muốn xây dựng lại Trí tuệ quán ở Biện Kinh.
Trần Khác trầm giọng nói. So với thuật khiên tinh, đại hàng hải thì đây mới chính là thứ hắn cực kì muốn:
- Ta muốn vận chuyển tất cả sách lưu trữ trăm năm của Baghdad đến Đại Tống, cả học giả và người phiên dịch. Chỉ cần liên quan đến vận động phiên dịch trăm năm thì tất cả đều đem tới!

Vương triều Seljuk thành lập là bước ngoặt của tín đồ đạo Hồi, giai đoạn khai sáng bao dung chuyển dần sang hướng bế tắc. Người Seljuk cho rằng những thứ văn hóa từ cổ Hy Lạp, cổ Roma chính là những “tri thức bị căm hặn” trong kinh Coran, chẳng những không thể củng cố tín ngưỡng mà còn nhiều tai hại. Tri thức càng nhiều sẽ tổn hại tín ngưỡng càng lớn, bởi vậy tín đồ đạo Hồi đành phải vứt bỏ những “tri thức bị căm hận” này để trở về chính thống, tức là theo con đường của giáo phái Sunni.

Trí tuệ quan nơi tập hợp “Tri thức bị căm hận” tự nhiên rơi vào đầu sóng ngọn gió, kinh phí bị cắt giảm, học giả bị phân phát, khoảng cách phải đóng cửa không còn xa nữa…

Kiếp trước Trần Khác mỗi khi đọc sách tâm trí luôn hướng tới cuộc vận động phiên dịch trăm năm của Ả Rập.

Từ giữa thế kỷ 8 đến thế đầu thế kỷ 10, cũng tức là từ cuối đời Đường đến triều đại Chân Tông ước chừng 150 năm, nhờ sự tài trợ mạnh mẽ của các quân vương Ả Rập, người Ả Rập nhanh chóng sưu tập các sách cổ trên quốc gia khắp thế giới. Họ dùng số tiền lớn để mời gọi các học giả quốc tế tập trung tới Baghdad để phiên dịch chỉnh sửa các sáng tác.

Tại vương triều Abbas, phiên dịch được coi là hạng chính trị và quốc sách không thể sửa đổi, cho dù là vì Caliph hay bất kì vương tử nào. Nội dung phiên dịch không giới hạn ở một loại lĩnh vực mà bao gồm toàn bộ các tri thức của văn minh cổ đại.

Khẩu hiệu phiên dịch lúc đó là: “Trí tuệ là của cải, ai thấy thì phải nhặt.”

Tại vương triều Abbas, dịch sách là sự nghiệp hàng đầu của quốc gia, tiến hành có tổ chức theo kế hoạch. Quốc gia đầu tư số tiền khổng lồ thành lập Trí tuệ quán, tổ chức người sưu tập sách cổ, mời gọi rất nhiều nhà phiên dịch. Bất luận chủng tộc, tín ngưỡng hay màu da, chỉ cần có thực học có thể được quan to lộc hậu, phụ trách chuyên môn dịch sách.

Cuộc vận động kéo dài 150 năm, các bản dịch tiếng Ả Rập từ các tác phẩm văn hóa của Hy Lạp, Roma, Ấn Độ, Ba Tư đã tràn ngập khắp nơi. Trong đó có y học, giải phẫu học, hình học, vật lý, toán học, hóa học, thiên văn học, địa lý, luân lý học, logic học, triết học, tinh tượng học cùng với lịch sử, mỹ thuật…

Sau khi phương Tây dấy lên phong trào văn hóa phục hưng, bởi vì sách cổ Hy Lạp và Roma thiếu thốn nghiêm trọng nên người châu Âu không thể không mang các tác phẩm phiên dịch tiếng Ả Rập trở về. Lúc này nhân loại mới mở màn thời kì xán lạn nhất lịch sử.

Trần Khác luôn nghĩ vì sao Trung Quốc không có cuộc vận động phiên dịch oanh liệt như vậy, không thể rửa sạch những tư tưởng thượng quốc, tự kiêu buồn cười kia. Vì sao thành quả cuộc vận động phiên dịch trăm năm không đi theo con đường tơ lụa vượt biển khơi truyền vào sức sống cho văn minh Hoa Hạ?

Tiếng than thở khi ấy còn quanh quẩn bên tai, mà giờ mình đã đứng ở ngàn năm trước, đứng ngay lúc cuộc vận động bị ngừng lại, thậm chí là thời khắc tai họa ngập đầu. Cho dù cách xa trùng dương nhưng hắn vẫn muốn dùng hết sức mình đi cứu vớt những của cải quý giá của toàn bộ nhân loại này.

Không chỉ là tâm nguyện của riêng mình cũng như cho Hoa Hạ một cơ hội, mà chỉ cần vì những kết tinh trí tuệ kia hắn không thể chùn bước không làm.

…..

Điểm tâm của ngày hôm sau là món cầu gai sống.

Trần Khác cực kì yêu thích món cầu gai này, nhưng hôm qua trước mặt Vương Hãn quả không tiện ăn sống. Nghĩ tới sắp phải rời khỏi bờ biển, một thời gian dài sẽ không thể ăn loại cầu gai đáng yêu này nên quyết định sẽ không ăn sáng cùng Vương Hãn mà để đầu bếp làm nguyên một mâm cầu gai ăn cho đã nghiền.

Liễu Nguyệt Nga tỏ vẻ dị nghị, cho rằng loại phương pháp ăn này rất man rợ. Trần Khác lại nhấn mạnh:
- Ăn cầu gai phải còn tươi mới ngon, như vậy mới đúng là ăn cầu gai.

- Nhìn như bóng gai vậy, sao mà ăn được?
Liễu Nguyệt Nga nhìn mâm cầu gai được bưng lên, cau mày.

- Nàng tự xem đi.
Trần Khác để đầu bếp chế biến trực tiếp. Thái Thuyền Phú đầu đội mũ trắng, thân đeo tạp dề, mỉm cười dùng kéo cạy mở vỏ cầu gai, dùng thìa múc ra phần ruột cầu gai màu da cam, từng miếng rõ ràng xòe ra như sao năm cánh. Bỏ nội tạng, đặt cầu gai trong nước lạnh, thêm ít chanh, ngâm muối khoảng một khắc.

Sau làm sạch khô, để mật cầu gai vào trong vỏ mềm rồi thêm gia vị, cho ít mù tạc và tương dầu rồi đưa đến trước mặt hai người.

Trần Khác cầm lấy một phần, ra hiệu cho Liễu Nguyệt Nga nếm thử. Liễu Nguyệt Nga không dám đụng vào, nhưng khi nhìn thấy cái ánh mắt khiêu khích “Biết chắc là nàng sợ” kia, nhất thời mặc kệ, cầm lấy nhét vào miệng. Ngon vô cùng, không xương không gân, để vào miệng liền mềm ra…

Kết quả hai người tranh nhau ăn, nháy mắt đã giải quyết xong một mâm cầu gai.

- Ngon thật, tiếc là hơi ít…
Liễu Nguyệt Nga vẫn còn thòm thèm nhìn Trần Khác.

- Đáng lẽ đủ cho ta một người ăn.
Trần Khác buồn bực.

- Ai bảo anh để ta nếm thử.
Liễu Nguyệt Nga mặc một bộ võ sĩ màu lam nhạt tinh xảo, tuy rằng là trang phục nam nhưng khó giấu được vẻ yểu điệu cùng khuôn mặt như họa. Nét nhăn ở hai đầu lông mày đã biến mất lúc nào không hay, cho dù khuôn mặt vẫn sa sầm nhưng biểu lộ ngây thơ vô ý lộ ra chứng tỏ tâm trạng của nàng cực kì hưng phấn.

- Ta cho nàng nếm thử chút…
Hai người ở chung lâu rồi cũng tự nhiên, cãi nhau thường xuyên như đi học:
- … Nhưng phải biết điểm dừng, hiểu chưa?

- Đồ hẹp hòi…
Liễu Nguyệt Nga cao ngạo liếc hắn một cái rồi bưng lên chén cháo, nhấp vài thìa.

- Lần sau ta mà ăn cái gì nàng đừng có mơ tranh được.
Trần Khác tức tối, các nàng ngày càng khinh người. Cuối cùng hắn cũng bưng lên chén cháo húp soàn soạt.

Kỳ thật bình thường hắn vẫn dùng thìa, nhưng Liễu Nguyệt Nga không thích tiếng húp cháo soàn soạt nên cố ý trêu tức nàng. Quả nhiên Liễu Nguyệt Nga trừng mắt nhìn hắn…

Hai người tranh hơn thua một hồi lâu, Liễu Nguyệt Nga lại hỏi Trần Khác:
- Tên bảo tiêu bên cạnh Aziz có vẻ khá lợi hại.
Có thể được nàng đánh giá thì quả là hiếm thấy.

- Đương nhiên lợi hại, đó là nô lệ Mamluk.
Trần Khác gật đầu nói.

- Mamluk là gì?

- Là một đám nô lệ chiến tranh. Hàng năm có vô số bọn buôn người đưa mấy chục ngàn trẻ em đi đến các trại huấn luyện Mamluk, huấn luyện chúng như luyện ngục. Nô lệ Mamluk còn sống từ trại huấn luyện không kẻ nào không phải là chiến binh tinh anh đánh hơn trăm trận.

Nhắc tới những tên ngạo mạn của quân đoàn Mông Cổ, Trần Khác ngẩn người:
- Hầu hết nô lệ Mamluk đều trở thành kỵ binh vương bài của Ả Rập, chỉ có một ít được vương công quý tộc mua làm hộ vệ. Thế giới Ả Rập đầy rẫy những vụ ám sát, có đám hộ vệ này mới ngủ ngon được.
Dừng một chút lại nói:
- Có thể thuê được mười tên nô lệ Mamluk chứng tỏ Aziz quả thật có chút tài năng. Phải biết Mamluk mặc dù chỉ là nô lệ nhưng địa vị quả thật cao hơn so với người Ả Rập bình thường, không phải cứ có tiền là mời được.

- Đến tương lai nếu có điều kiện ta cũng lập một đám hộ vệ như thế.
Hắn ao ước.

- Hộ vệ của anh có ít đâu.
Liễu Nguyệt Nga bất đắc dĩ:
- Sao lại không có cảm giác an toàn?

- Ai biết tương lai thế nào? Hộ vệ người khác cho ta cuối cùng vẫn không đáng tin.
Trần Khác thản nhiên nói.

- Anh sợ rằng …
Liễu Nguyệt Nga nghĩ tới vương phủ quận Bắc Hải, phất tay. Trong phòng chỉ còn hai người bọn họ:
- Tương lai người kia lên ngôi sao?

- Ừ.
Trần Khác gật đầu, thở dài:
- Không thể không phòng, nếu quan gia lại sinh ra con gái…

- Chắc chắn sẽ sinh ra hoàng tử.

- Ai biết đâu đấy?
Trần Khác nhún vai:
- Nếu không thành thì ra biển. Dù sao có thuật khiên tinh, ta cũng không sợ bị lạc.

- Trôi nổi trên biển ư?
Lông mày Liễu Nguyệt Nga cau lại:
- Trong thiên hạ đều là đất của vua, anh có thể đi đâu?

- Vớ vẩn, vua thì có được bao nhiêu đất chứ?
Trần Khác lắc đầu cười to:
- Thế giới này lớn lắm, Đại Tống chỉ là một mảnh nhỏ mà thôi. Từ nơi này xuôi nam, đi qua Nam Dương sẽ tới một đại lục còn xinh đẹp hơn cả Đại Tống, hoặc hướng đông sẽ tới một đại lục còn lớn hơn nữa. Nếu là ta tức thì sẽ học theo Từ Phúc Đông Độ (*), mang năm trăm đồng nam đồng nữ đến đó khai quốc xưng tông, chơi trò làm hoàng đế cho vui.
Hắn cười hắc hắc:
- Đến lúc đó ta phong nàng làm Tây Cung nương nương.

(*) Từ Phúc là người đất Tề thời nhà Tần, từng đảm nhận chức vụ ngự y cho Tần Thủy Hoàng.

Trong sử sách có ghi chép về các chuyến đi của ông sang Nhật Bản nhằm tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão. Một số nguồn chỉ ra rằng khi dong thuyền thì ông chỉ đem đi 500 đồng nam và 500 đồng nữ.

- Nói nhảm gì thế?
Liễu Nguyệt Nga đỏ mặt, trừng hắn một cái:
- Da lại ngứa à?

- Ha ha..
Trần Khác muốn tiếp tục trêu nàng thì bên ngoài vang lên tiếng bước chân, người lập tức khôi phục nghiêm chỉnh.

- Đại nhân, Lý lão bản và Chu quản sự tới.
Bên ngoài bẩm báo.

- Mau mời bọn họ vào.
Trần Khác cười nói:
- Không ngờ đã tới rồi cơ à.

Chu quản sự là Chu Định Càn, anh của Chu Định Khôn – quan tài vụ của Trần Khác. Người này thông minh tháo vát, khỏe vì gạo mà bạo vì tiền, trong đám người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp cũng là một nhân tài. Sau khi thành lập hiệu buôn Tứ Hải thì Lý Duy đề cử y làm chưởng quầy, còn ông chủ để em trai Lý Giản là Lý Phồn đảm nhiệm.

Hơn nửa năm này việc buôn bán trên biển của hiệu buôn luôn trong tình cảnh gian nan, nếm hết ấm lạnh. Trước khi tới chỗ này hai người cùng nhau đến Quảng Châu đặt làm thuyền biển, nghe Trần Khác triệu kiến liền bỏ việc mà đi thuyền chạy gấp tới gặp.

…..

Hai người tới sớm như vậy hiển nhiên chưa ăn sáng, Trần Khác mời bọn họ ngồi xuống cùng ăn. Đợi họ lấp đầy bụng mới hỏi:
- Việc ở Quảng Châu thuận lợi không?

- Đừng nói nữa.
Lý Phồn cười khổ:
- Đám khốn kiếp tìm mọi cách hoạnh họe. Tiêu tiền mà cũng khó khăn, tốt nhất vẫn quay đầu là hơn.
Đây là điều chắc chắn, mấy năm gần đây đường buôn của người Ả Rập không yên ổn khiến việc kinh doanh trên biển của triều Tống cũng chịu ảnh hưởng. Bao nhiêu năm nay lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng đè hàng, những kẻ kinh doanh lâu năm càng chèn ép những hiệu buôn mới để cạnh tranh.

- Giằng co một năm, thuyền chúng ta mới hạ thủy được.
Chu Định Càn cũng giận dữ, nói:
- Đã khiến đại nhân thất vọng rồi.

- Chuyện này đều tại ta, chưa điều tra rõ đã phái các ngươi đi.
Trần Khác nhận trách nhiệm về mình, cười khổ:
- Ta đã nghĩ đơn giản quá rồi.

- Ai cũng có lần đầu.
Chu Định Càn hạ giọng:
- Cũng may có thuyền, có thủy thủ rồi, chờ làm quen được thuyền mới sang năm chúng ta có thể đi Nam Dương.

- Đúng vậy, tương lai sẽ tốt đẹp hơn.
Trần Khác cười hỏi:
- Các ngươi cảm thấy Khâm Châu nơi này thế nào?

- Là một cảng khẩu tốt.
Hai người gật đầu.

- Ngày sau nơi này chính là cảng mẹ của hiệu buôn Tứ Hải.
Trần Khác cất cao giọng:
- Chúng ta sẽ không phải ăn nói khép nép với mấy tên khốn đó nữa.

Nói xong, Trần Khác liền thông báo những tin vui cho Lý Phồn và Chu Định Càn như Khâm Châu thiết lập tiền giám, các dịch vụ, gồm mười năm quyền bao thuế giao cho bọn họ:
- Trái khoán Đại Lý được tiêu thụ rất tốt, như vậy tiền trang Biện Kinh rốt cục có tiền bạc sung túc rồi. Nhóm cổ đông quyết định đầu tư thêm tám trăm ngàn quan vào hiệu buôn Tứ Hải!

Đây quả là niềm vui nhân đôi, hai người cũng mừng quá đỗi. Những năm tháng khó khăn đã đi qua, hiệu buôn Tứ Hải giờ nghênh đón làn gió phát triển rực rỡ!

- Hai người các ngươi phân công nhau mà làm.Trần Khác trầm giọng phân phó:
- Chu chưởng quỹ ở đây tu kiến bến tàu, chiêu mộ thủy thủ, làm công tác chuẩn bị đầy đủ ở cảng Khâm Châu. Đương nhiên không có mậu dịch thì không có thu nhập, trước tiên chúng ta có thể chạy vài chuyến quanh tuyến đường thủy. Cảng Khâm Châu đối diện Ấp La, tuy không phải là thị trường lớn nhưng nếu đưa những đồ buôn của Đại Tống như lá trà tơ lụa qua để đổi ngọc quí, ngà voi, gỗ lim thì tiền lời vẫn rất cao. Cơm phải nuốt từng miếng, chỉ tính riêng Ấp La này thôi cũng đủ để chúng ta bận rộn vài năm.

Chu Định Càn gật đầu đáp ứng, Trần Khác lại chuyển sang Lý Phồn:
- Ngươi đem công việc hiện tại giao hết cho lão Chu đi, ta cho ngươi một đội hai trăm người, năm chiếc thuyền mới cũng giao luôn cho ngươi. Tự ngươi thuê thủy thủ, mua sắm hàng hóa rồi cùng Aziz đi Tây Dương.
Dừng một lát lại nói:
- Chuyến này có ba nhiệm vụ. Một là vận dụng thuần thục thuật khiên tinh và bản đồ khiên tinh.

- Thuật khiên tinh?
Lý Phồn trợn mắt:
- Thần kỹ này ở đâu ra vậy?

- Không cần quan tâm, dù sao có là được, lúc sau ta sẽ dạy cho ngươi. Nhưng giờ ta biết cũng rất ít, ngươi không hiểu liền hỏi Aziz, đừng khách sáo với gã làm gì. Tuy nhiên cũng đừng hỏi gã trước mặt nhiều người tránh cho gã bị phiền toái.

Lý Phồn và Chu Định Càn đã rõ, liếc nhau, thấy trong mắt đối phương đều ngập tràn vẻ mừng như điên. Đúng là cao thủ đã ra thì việc gì cũng xong! Trần đại nhân lấy được thuật khiên tinh này đồng nghĩa với việc hiệu buôn Tứ Hải thật sự có thể đi đến bốn biển rồi.

- Đường buôn của người Ả Rập đã đứt.
Đợi hai người phát tiết niềm vui xong, Trần Khác nói tiếp:
- Biển khơi tương lai chính là thuộc về Đại Tống của chúng ta. Tuy ta bắt đầu hơi muộn nhưng nếu có thể tiến vào đại dương trước một bước thì lời to. Cho nên ngươi nhất định phải nắm giữ thuật khiên tinh thuần thục, khi trở về có thể tự đi một mình từ vịnh Ba Tư về cảng Khâm Châu.

- Vâng.
Lý Phồn gật đầu:
- Tôi đã rõ.

- Ngoại trừ buôn bán thì sau khi đến Baghdad, bất kể bộ sách nào cứ là ấn bản của Trí tuệ quán thì mua về cho ta. Các học giả đảm nhiệm chức vụ tại Trí tuệ quán, phiên dịch giả, có bao nhiêu lấy bấy nhiêu, cũng thuê hết về đây cho ta… Đương nhiên nhiệm vụ chủ yếu là về Aziz, ngươi phải mở to mắt, đừng để gã làm thật giả lẫn lộn.

Lý Phồn lại gật đầu, Trần Khác nói tiếp:
- Nhiệm vụ cuối cùng của ngươi là kiến lập mối liên hệ với Cơ Đốc giáo trên thế giới. Hiện giờ Ả Rập và Cơ Đốc giáo đang xung đột nghiêm trọng, ngươi không nên trực tiếp ra mặt mà có thể xin giúp đỡ một quốc gia gọi là Aksum. Đây là quốc gia duy nhất trong thế giới Ả Rập theo Cơ Đốc giáo, bọn họ khá nhỏ yếu nên thích hợp làm người trung gian.

- Nhưng cái nước Aksum này có thể bị tai bay vạ gió hay không?
Theo cách hiểu của Lý Phồn, nếu nơi đó quả thật đang chiến tranh hỗn loạn thì một quốc gia nhỏ yếu chắc chắn sẽ bị tiêu diệt.

- Sẽ không. Bởi vì Hòm giao ước trong truyền thuyết bảo tồn ở nhà thờ lớn của Aksum, đó là thánh vật của cộng đồng hai giáo.
Trần Khác lắc đầu:
- Sự thần thánh của Hòm giao ước không thể bị xâm phạm nên họ sẽ không tấn công Aksum.

- Hòm giao ước, hòm giao ước của Jehovah ư?
Chu Định Càn đột nhiên kích động:
- Nghe các Rabbi giảng kinh nói rằng đó chính là thánh vật ban thưởng cho người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp chúng tôi!

- Tại sao nó cũng thuộc về các người?
Lý Phồn không hiểu.

Chu Định Khôn liền đơn giản nói lại khởi nguyên của tam giáo.

- Nếu thật như vậy thì hóa ra ba nhà là đồng nguyên ư?
Lý Phồn vò đầu nói:
- Vậy sao còn phải đánh nhau sống chết làm gì?

- Vấn đề cao thâm như thế ngươi phải tự đi nghiên cứu…
Trần Khác nhìn y khinh khỉnh, nói với Lý Phồn:
- Ngươi có thể nói tình hình đã biết cho Rabbi ở Biện Kinh… Đương nhiên ta chưa hề bảo ngươi làm vậy.

Lý Phồn cười ngượng, thở dài:
- Jerusalem vừa dấy lên ngọn lửa chiến tranh, hy vọng không lan quá nhanh, đừng để cuộc sống chúng ta ngập tràn khói thuốc súng…

- Hy vọng gã có thể giữ tỉnh táo.
Trần Khác khẽ mỉm cười, trong lòng không quan tâm cho lắm. Hắn tự nhủ đi rồi càng tốt, tiền trang Biện Kinh chính là của ta rồi!

Bàn giao xong nhiệm vụ Trần Khác liền cáo biệt hai người rồi trở về Quế Châu cùng Vương Hãn. Lúc về Quế Châu thì đã là tháng 10, sông Hồng Thủy đã vào mùa khô. Từ giờ cho đến tháng tư năm sau chỉ có thời gian nửa năm có thể khởi công, một khi qua tháng tư nước dâng thì sẽ cực kì nguy hiểm, không thể không đình công.

Trần Khác họp mặt cùng Thẩm Quát và đại biểu tiền trang Biện Kinh là Bạch Sùng Lễ, tập kết dân phu Quế Châu tới công trình sông Hồng Thủy. Từ trước lúc thi công Thẩm Quát và Tô Tụng đã đi theo dòng khảo sát đánh giá. Hai người dẫn các nhân viên khảo sát thực địa, các khu hiểm trở, đo đạc lượng nước, phân tích các bãi sông, thăm dò hơn một ngàn hai trăm dặm đường thủy, tổng cộng một trăm hai mươi lăm bãi, cần tu sửa tám mươi bốn bãi, mà nguy hiểm nhất có tám bãi, nguy hiểm vừa có ba mươi lăm mà ít nguy hiểm có bốn mươi mốt.

Trần Khác tự mình giữ chức tổng quản, Thẩm Quát làm tổng giám kỹ thuật, hai người phụ trách nắm vững toàn cục và giám sát. Sau đó quan viên văn võ các sở bộ cũng phân bãi đến nhận, cũng chia theo mức độ khó dễ.

Sau đó lại điều động ba mươi tám ngàn bốn trăm quan từ trong ngân khố Giang Công chi cho hiệu buôn Tứ Hải đến Giang Nam mua gạo, cung cấp một trăm ngàn quan phục vụ hậu cần cho phu thợ, sau đó đẩy bốn mươi ngàn quan cho viện Đô Tác Quảng Nam tây lộ để chế tạo và mua một trăm ngàn khối thép, khiết tử bốn mươi ngàn, búa tạ mười tám ngàn, búa tay mười lăm ngàn, thiên cân hai ngàn cái, ròng rọc hai ngàn bộ cùng với một triệu cân thuốc nổ.

Công trình gian khổ như vậy đương nhiên phải cần thuốc nổ. Thuốc nổ ở triều Đường vẫn chỉ là một loại chất dẫn dùng để đốt cháy, nhưng đến bây giờ đã phát triển cực nhanh, từng bước đi đến thành thuốc nổ. Người triều Tống đã biết đặt thuốc nổ đen bịt kín trong thùng rồi đốt cháy sẽ phát sinh ra vụ nổ lớn, nhưng ứng dụng vào thực tiễn thì đây là lần đầu.

Tuy nhiên thuốc nổ để nổ phá phải nhờ đến viện Đô Tác, vì chỉ có viện Đô Tác mới có số lượng lớn tiêu thạch (nitrat kali) cùng lưu huỳnh. Theo công thức bảo mật, bọn họ có thể chế tạo ra thuốc nổ với bốn loại đặc tính bất đồng như dễ cháy, dễ nổ, phòng độc cùng tạo khói. Trên công trình trị thủy đương nhiên rất cần loại thuốc nổ dễ cháy.

Kỳ thật Trần Khác và Thẩm Quát lúc ở Đông Xuyên từng nghiên cứu qua cách điều chế thuốc nổ của quân đội. Bọn họ phát hiện hàm lượng diêm tiêu và than bột trong thuốc nổ triều Đường là bằng nhau 1:1, nhưng tại thời đại này là 1:2, thậm chí gần với 1:3. Trần Khác biết đời sau diêm tiêu chiếm gần ba phần tư, gần như đúng công thức.

Nhưng đối với việc phá núi nổ đá thì uy lực vẫn chưa đủ. Tuy nhiên điều này không làm khó được Thẩm Quát. Từ chỗ Trần Khác biết được cách đề cao độ tinh khiết thông qua phối liệu có thể tăng tính năng của thuốc nổ, gã rất nhanh liền chế ra phương pháp điều phối đề cao độ tinh khiết.

Ví dụ như công nghệ chế diêm tiêu, nếu trong viện thì chỉ có thể hòa tan quặng thiên nhiên nitrat kali trong nước rồi bỏ đi lớp bùn đọng là có thể làm phối liệu. Nhưng Thẩm Quát sau khi làm bước này lại dùng thêm một lượng nhất định gồm trứng gà sạch, cà rốt làm vật thấm hút, sau đó bỏ vào trong dung dịch nitrat kali đun sôi nhiều lần hấp thụ các thành phần cặn và muối kiềm, rồi dùng lưới lọc bỏ phần thấm hút ra.

Sau đó đem chất dính thêm vào dung dịch diêm tiêu xong đun sôi, sau đặt dịch tiêu vào trong hũ sứ làm lạnh cho nước thải nổi lên, phần bùn mạt chìm xuống đáy, diêm tiêu tinh khiết ở giữa. Cuối cùng dùng nước rửa chất bã, lấy diêm tiêu tinh khiết phơi khô có thể tạo ra được tiêu tinh khiết kết tinh màu trắng.

Chỉ có điều nếu dùng phương pháp này chế tiêu không chỉ tốn thời gian công sức mà còn hao phí tổn. Mỗi trăm cân tiêu thiên nhiên chỉ luyện ra được ba mươi cân tiêu tinh khiết, phí tổn tức thì tăng vọt.

Đối với việc xử lý bột than củi và lưu huỳnh thì cũng như vậy, phải làm thủ công, cho dù bị chênh rất nhiều nhưng vẫn không cam tâm cải tiến. Cuối cùng Vương Hãn ra mặt nạo đầu cả đám này một lần mới khiến họ chế tạo theo phương pháp mới, vì bảo đảm kỳ hạn công trình nên Trần Khác cũng nhượng bộ. Lúc đầu một triệu cân mua vật tư giảm xuống còn ba trăm ngàn, nhưng kinh phí duy trì không đổi khiến bọn họ lời được một số lớn, tất cả mới vui vẻ trở lại.

Còn có tiền trả công cho dân phu. Công trình sông Hồng Thủy còn chưa khởi công đã hao phí một trăm năm mươi ngàn lượng bạc, nếu không nghĩ ra phát hành trái khoán được mọi người ủng hộ thì Trần Khác cũng thật không dám ôm cái vụ này.

Vì đẩy nhanh tốc độ nên Trần Khác tiếp tục đốt tiền, chế tạo các cuộc thi thố thưởng phạt từng đơn vị. Ví dụ như thợ đập đá được một mét khối sẽ nhận được tiền thưởng ba trăm đồng, khuân vác năm trâm cân tảng đá được hai trăm đồng. Còn lại nghề đốn củi, đánh lỗ châu mai cũng được thưởng, giá niêm yết công khai, già trẻ đều không gạt…

Ban đầu dân phu lao dịch không cần trả tiền công, chỉ cần cơm! So với bây giờ đám dân phu càng thêm tích cực.

Sự hào phóng của Trần Khác khiến đám quan viên khiếp sợ. Công trình lớn như vậy mà muốn không có trên triệu là không thể làm! Bọn họ đều có phê bình kín đáo, cho rằng ngày sau nếu muốn dùng dân phu miễn phí sẽ cực kì khó khăn.

Trần Khác không muốn tranh cãi gì với đám bọn họ, chỉ nói một điểm : sông Hồng Thủy chảy dài hơn ngàn dặm, dòng nước xiết, qua nhiều thế hệ man di cát cứ, được coi là rạch trời. Hai bên bờ sông đều là khu hoang sơ hiểm ác, người ở thưa thớt, Man tộc thường xuyên lui tới làm ít trò đánh cướp. Cho nên từ quan sai đến dân phu đều không dám làm, nếu không dùng phần thưởng dụ dỗ thì bọn họ chỉ có thể giậm chân tại chỗ.

Lý do này coi như đã đủ, hơn nữa Vương Hãn hết lòng ủng hộ nên thanh âm phản đối cũng dần biến mất. Tuy nhiên điều làm bọn họ không nghĩ tới là khi đội ngũ khai phá núi đồi thì Man tộc ven bờ chẳng những không khó xử lý mà ngược lại, nam nữ già trẻ cùng lên gia nhập đội cải tạo xây dựng khúc sông. Lúc ấy mọi người mê tín rằng trời cao phù hộ nên lòng tin càng tăng thêm.

Không biết thật ra Trần Khác đã làm phòng ngừa chu đáo, sớm chia xẻ ích lợi sông Hồng Thủy cho bộ tộc này rồi.

Vì để kịp khai thông tàu thuyền trước tháng tư năm sau, toàn bộ hơn hai mươi chỗ công trường trên sông Hồng Thủy gần như đồng thời được khởi công. Việc này cần người có năng lực tổ chức mạnh mới có thể thực hiện được, nếu không phải chính vụ của quan văn Tống triều có năng lực hùng mạnh, Trần Khác và Thẩm Quát cho dù có giám sát chu đáo chặt chẽ cũng không dám thực hiện việc lớn như vậy.

Ở công trình thượng du này, còn gọi là công trình nam Bàn Giang, chủ yếu là khoảng cách từ Đông Xuyên đến Tam Giang Khẩu, có bốn mươi bảy chỗ cần xây dựng cải tạo. Thẩm Quát cẩn thận tỉ mỉ thực hiện theo bản vẽ, lại có phát minh mới là bê tông xi măng, nên độ khó khăn của công trình có thể giảm đi không ít so với công trình tu sửa kênh mương thời Tần triều.

Trước tiên bọn họ ở thượng du ngăn đập giữ nước, làm cho đáy sông lộ ra, sau đó đưa mấy trăm cột xi măng đan chéo sắp xếp thành đầm, cắm xuyên xuống để kè đáy, rồi đổ bê tông thành chỉnh thể. Đây là phương pháp công trình xây dựng đê biển, đưa vào áp dụng làm ở đây đúng là dùng dao mổ trâu giết gà, nhưng so với phương pháp dùng cọc gỗ truyền thống thì chắc chắn hơn hàng trăm lần, hơn nữa lại không sợ bị ai phá. Vì vậy Trần Khác vẫn mạo hiểm, tuy có khả năng thất bại nhưng vẫn cho đám thợ thủ công học cách sử dụng kỹ thuật mới.

Dĩ nhiên cũng có thể từ đầu hắn đã có ý định để cho bọn họ học rồi.

Công trình tại trung, hạ du sông Hồng Thủy thì không đơn giản như vậy. Lưu vực sông Hồng Thủy, chính là đoạn chuyển tiếp từ cao nguyên Vân Quý đến bình nguyên Quảng Tây, mặt nước chênh lệch nhau rất lớn, ghềnh đá nguy hiểm dày đặc, trong nước rất nhiều đá ngầm, hay vách đá chắn ngang dòng nước, trăm ngàn chỗ quanh co, gấp khúc… Thuyền chạy qua đoạn này không thể đi thẳng quá ba dặm. Chẳng những thế còn có chỗ mực nước sụt xuống bất ngờ, dòng nước xoáy… đủ loại địa hình, khiến cho độ khó khăn khi thi công tăng gấp nhiều lần so với những công trình trị thủy bình thường.

Trong đó hiểm trở nhất là tám ghềnh đá, hoặc là đá lớn dốc đứng, liên miên hai bên bờ sông, hoặc chi chít những loạn thạch làm tắc nghẽn lòng sông, đại đa số các ghềnh đá dài vài dặm, mực nước chênh lệch nhau cả trượng, trước đây khi thuyền đi qua những ghềnh đá này phải dùng hòm đỡ hoặc những khung gỗ lớn buộc vào thuyền, hơn nữa còn phải dùng dây mây trói thuyền lại và kéo qua, không thể cứ để nguyên mà đi qua được.

Bên bờ sông Hồng Thủy, ban đầu còn có bộ tộc chuyên môn làm nghề kéo thuyền để kiếm sống, đương nhiên tránh không khỏi việc rao giá trên trời, nhưng thỉnh thoảng vẫn bị tổn hại thuyền, không những vậy thuyền hơi lớn một chút thì không thể kéo qua được.

Có thể không cần hoài nghi chút nào về năng lực của Thẩm Quát và Tô Tụng, nhưng Trần Khác vẫn ra lệnh cho cấp dưới khi tu sửa “ Không được một mặt rập khuôn, mà phải căn cứ theo khó khăn thực tế. Ngày đêm coi trọng, dốc lòng tìm cách, hoặc vẫn dùng phương pháp sẵn có, hoặc tiếp nhận ý kiến của dân phu cho thích hợp với tình hình!”, yêu cầu bọn họ tùy theo tình huống khác nhau mà sử dụng các biện pháp khác nhau, ví dụ như những nơi có ghềnh đá nguy hiểm, ở trung tâm sóng lớn mãnh liệt không thể đi thuyền, thì sử dụng khung rương tay phanh hãm lại dòng nước. Ở những vách đá thì khai phá, đục đẽo ra đường mới cho thuyền, để tránh chỗ nguy hiểm ở giữa dòng.





V

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.