“Cậu nghĩ tôi quay về vì cậu chắc? Tôi chỉ sợ cái bọn áo đen ở ngõ kia nó ra bắt nạt cậu thì tôi mang tội thôi!”
“Áo đen nào?”
“Chúng nó trốn rồi, nếu cậu biết thì đâu có dám ngồi đây lại một mình chứ? Mau về!”
Rồi Vỹ kéo tay Điệp đứng dậy. Điệp kêu lên:
“Á đau quá! Cậu kéo nhẹ thôi!” – Nó không đứng nổi, cứ ôm lấy chân.
Vỹ giật mình quay lại, một tay cậu vẫn giữ tay nó nhưng một tay kia đã quàng qua eo nó nhấc nó đứng lên. Điệp như có một dòng máu nóng chảy vụt qua, ban nãy mình ôm eo cậu ấy, giờ cậu ấy lại…
Vỹ dìu Điệp đi. Điệp hỏi:
“Đường xa lắm đấy, cậu định đi bộ thế này sao?”
“Nào có xa? Nếu đi đường tắt thì đến nhà cậu ngay mà!”
“Nhưng nhà cậu thì…”
“Tôi đâu có đau chân như cậu chứ? Về mà lo mình trước đi rồi hãy lo cho tôi!”
“Vỹ, cậu không giận tớ sao?”
Vỹ đứng lại. Cậu lại nhớ tới tối hôm qua. Điệp đâu có biết lúc đó cậu đã giận tới mức đá đổ mấy cái xe rác, về nhà thì đập phá đồ đạc. Cậu thề sẽ không nói chuyện với nó, không nhìn nó nữa nhưng sao giờ cậu lại không còn cái cảm giác của ngày hôm qua.
Cậu thở dài:
“Bỏ đi!”
“Hả?”
“Nói với anh Bằng, nếu là do tôi thì tôi xin lỗi…”
“Vỹ, cậu đùa hay thật vậy?”
Vỹ quay lại:
“Tôi không thích kẻ nói nhiều đâu!”
Điệp im bặt ngay.
“Dẫu sao cậu ghét tôi thì có gì mà tôi phải giận, tôi và cậu kình địch từ hè rồi còn gì?” – Cậu nói thêm một câu rồi đi tiếp.
Điệp nhìn Vỹ. Mà đúng thôi, rõ ràng là nó với cậu ghét nhau suốt rồi, chuyện tối qua đáng là gì nhỉ? Bỏ hả? Bỏ thì bỏ!
“Nhưng mà anh Bằng đã tỉnh lại chưa vậy?” – Điệp lại hỏi vì nghe Vỹ nói đến anh Bằng.
“Anh Bằng, anh Bằng! Suốt ngày mở miệng ra là anh Bằng! Tôi đã nói không thích đứa nào hỏi nhiều cơ mà!” – Vỹ gắt. Điệp nhắc đến anh Bằng là cậu lại thấy khó chịu.
Điệp buộc phải khóa miệng lại rồi, đúng là…Nhưng mà Vỹ nóng nảy thế này, nó lại thấy hay. Còn hơn cậu cứ vác cái điệu bộ người câm thì nó chỉ muốn đập đầu chết cho xong!
Vỹ đưa Điệp về đến nhà, hix hix mất tận nửa tiếng liền chỉ vì cái chân của Điệp. Điệp thấy áy náy chết đi được. Thấy thằng Quang đang đi mua kem, nó gọi luôn:
“Ê Quang, tới đây mở hộ chị cửa!”
Quang đi tới:
“Bà chị lại đánh nhau với ai đến gẫy chân hay sao?”
Nhưng thằng bé nhìn ngay thấy Vỹ - người anh hùng đánh trộm mà nó vô cùng thần tượng. Nó vội vàng đổi giọng luôn:
“Em chào anh ạ!”
Vỹ cười:
“Em trai ngoan phết đấy!”
Điệp tý sặc. Ngoan? Ngoan quá cơ!
Quang giả bộ ngoan ngoãn, mở cửa ra rồi “ngọt ngào”:
“Chị ngã có đau không? Để em gọi mẹ ra giúp chị nhé!”
A thằng chết tiệt, mày gọi mẹ để tao chết à? Nhưng Điệp chưa kịp ngăn thì Quang đã oang oang:
“Mẹ ơi! Chị Điệp bị ngã này!!!!”
“Cái gì?” – Giọng mẹ vang ra và tiếng bước chân tới gần. Thằng em đáng chết, phen này tao xử tội mày!
Mẹ Điệp đi ngay ra, gương mặt đầy lo lắng. Nhưng bà bỗng giật mình nhìn thấy cậu thiếu niên đi cùng với Điệp:
“Cháu là…”
“Cháu chàu cô! Cháu là Vỹ, bạn của Điệp!”
Mẹ Điệp cười:
“Ôi Vỹ sao? Em trai Bằng đúng không? Lần trước cháu đã cứu Điệp, lần này lại làm sao đây?”
“Bạn ấy bị ngã cô ạ, cháu đưa bạn ấy về thôi. Cháu xin phép đi trước!”
“Ở lại chơi đã cháu!”
“Dạ không cần đâu ạ! Điệp, cậu vào đi!”
Vỹ đẩy Điệp đến chỗ mẹ, và tiến gần hơn. Mẹ Điệp đã nhìn rõ khuôn mặt của cậu thiếu niên này. Bỗng dưng bà giật bắn mình. Cả trường học lại một phen dậy sóng.
Tưởng rằng cơn sốt hoàng tử Vỹ đã đi qua, thật không ngờ một cơn sốt mới ập đến. Ai nấy lồi cả mắt khi nhìn thấy Vỹ đi xe đạp tới, đèo đằng sau là một cô bạn gái.
“Trời ơi ai thế?”
“Đẹp quá! Người thật hay người giả vậy?”
“Quá đẹp! Xinh như tiên ấy!”
“Không phải sẽ chiếm vị trí của chị Thanh đấy chứ?”
“Chị ấy xinh quá, như công chúa vậy!”
Trinh bước xuống xe, nhìn Vỹ:
“Trường mới cũng đẹp nhỉ? Mà học sinh ở đây có vẻ quý cậu?”
“Ừ thì cứ cho là thế đi!”
Bỗng nhiên Vỹ nở một nụ cười rất nhẹ, nhìn về phía đằng sau Trinh. Trinh quay lại, sa sầm mặt khi nhìn thấy cô bạn ngày hôm qua. Cô bạn ấy đang được một cô bạn khác dìu đi vì còn chưa khỏi đau chân.
Nhưng bọn học sinh không dồn mắt về phía Điệp mà quay về phía cô bạn bên cạnh ấy:
“Chị Thanh, anh Vỹ có người khác kìa!”
“Thanh, không được để ai cướp đi Vỹ đâu nhé!”
Nhờ thế mà ánh mắt đầy lửa của Trinh mới chuyển sang Thanh, giải thoát cho Điệp. Thanh mỉm cười, một nụ cười dịu dàng mà cũng cá tính. Thanh cũng đâu phải loại lành như Điệp chứ, nhìn là Trinh biết rồi. Trinh chủ động tiến đến:
“Chào mấy bạn! Tớ là học sinh mới, tên tớ là Quyên Trinh.”
“Chào bạn! Tớ là Thanh, còn đây là Điệp.” – Thanh cười – “Trông bạn xinh thật đấy!”
“Cám ơn!” – Trinh dài giọng. Một đặc điểm đầu tiên được phát hiện từ Trinh: kiêu ngạo khi được khen xinh.
“Trinh, cậu mau tới chỗ cô chủ nhiệm đi, cô đang gọi cậu kìa!” – Vỹ bảo – “Tý nữa cậu sẽ vào lớp, tụi tớ đợi đấy.”
“Ừ!” – Trinh hơi khó chịu. Dù Vỹ nói thật lòng nhưng Trinh lại nghĩ giống đuổi khéo.
Nó đi về phía cô chủ nhiệm, giương cao mặt. Học sinh đứa nào cũng phải nhảy ra ngắm nó chỉ để khen: “Xinh quá!”. Trinh cười tự đắc.
“Con gái gì mà điệu đà, nhìn đã ghét!” – Ghé nhỏ vào tai Điệp để Vỹ không nghe thấy – “Tên nó là Quyên Trinh hả, tao muốn đổi là Quyên Sinh (“quyên sinh” nghĩa là “chết”) ấy chứ!”
Điệp nghe xong không nhịn nổi, và cả hai phá lên cười. Lúc đầu chỉ là cười tủm tỉm, rồi càng nghe càng muốn cười, ha hả lên mà cười. Điệp cười to hơn cả Thanh và lọt vào tai Trinh đang đi. Mặt nó đỏ bừng lên, nó đoán con bạn đó đang cười mình. Mà kể cả nó không cười mình, tiếng cười đó cứ lọt vào tai mình vô duyên thật. Phải trị cho nó một trận!
Trinh cúi người xuống, nhặt một hòn đá.
Đặc điểm thứ hai: tài ném bách phát bách trúng!
“Vút!!!!” – Hòn đá lao vút đi.
Hôm nay lại là một ngày không đẹp trời. Hòn đá lao vèo đi, Trinh chỉ cách lũ bạn đó có vài mét nên ném càng dễ hơn.
“Á!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!” – Một tiếng kêu vang ầm lên.
Điệp khuỵu xuống ôm vết thương ở chân. Một hòn đá văng vào đúng vết thương của nó làm tung cả băng quấn, máu lại chảy ra xối xả.
Thanh vội cúi xuống. Nhưng Trinh chỉ giận đỏ cả mắt lên khi nhìn thấy Vỹ cũng ngồi xuống. Cậu vội quấn băng lại thật chặt cho Điệp, Thanh thì lấy thuốc với oxy già ra giúp đỡ. Điệp đã cầm máu nhưng rất đau và xót bởi thuốc nên cứ kêu lên, không đứng vững nổi, và Vỹ là người đã vòng tay ôm lấy nó để nó đứng vững. Nhìn cảnh đó thực ra ai cũng thấy thường nhưng Trinh thì tức nghẹn óc.
“Cô xin giới thiệu với lớp ta, đây là bạn Đỗ Quyên Trinh! Từ nay bạn sẽ là thành viên trong lớp ta!”
Cả lớp vỗ tay ầm ầm. Bởi vì làm sao lớp 9A có thể từ chối một cô công chúa đẹp như vậy chứ?
“Cô sẽ sắp chỗ cho Trinh. Trinh là do Vỹ giới thiệu, chắc là bạn Vỹ rồi. Thế thì hai bạn ngồi gần nhau cũng tốt. Xem nào, còn bàn nào trống nhỉ? À kia, bàn Thanh chỉ có Thanh ngồi một mình, Trinh ra đấy ngồi cho cô nhé!”
“Vâng ạ!”
Trinh mỉm cười đi ra, chỉ có Thanh là đang mắt chữ A mồm chữ O. Cái gì chứ? Sáng nay chỉ nói xấu nó một tý mà giờ đã bị trời phạt sao? Con đáng ghét kia, đúng là “Quyên Sinh” mà, Thanh muốn quyên sinh mất thôi!!!!
Trinh ngồi vào cạnh Thanh. Điệp ngồi ngay dưới, giờ nó lại thấy việc cái hôm khai giảng đồng ý cho Vỹ ngồi trong là đúng. Vì thà để Vỹ ngồi dưới Thanh còn hơn ngồi dưới con bạn này, vì trước hết Vỹ…cực cực cực dị ứng với mùi nước hoa!!! Đến Điệp còn muốn hắt xì mà không nổi, còn Thanh thì…Mẹ ơi muốn nôn quá, nhưng bữa sáng sáng nay đã chắt chiu tiền mà có được, không dám nôn!
Cả lớp bắt đầu trật tự hơn. Một đứa hỏi cả tổ:
“Tiết đầu là tiết gì ý nhở?”
“Sinh!”
“Lại Sinh!!!??? Hôm nay kiểm tra bài cũ đấy! 2 tiết Sinh liền tù tì, chán thật. Tao chưa học gì cả!”
“Cái bài hôm trước Mendel và di truyền học khó bỏ bố, tao căng mắt ra mà chẳng hiểu gì hết!” – Một đứa khác nói.
“Bạn mới à, bạn có giỏi Sinh không vậy?” – Lập tức có tiếng hỏi Trinh.
Vỹ trả lời hộ luôn:
“Bạn ấy giỏi lắm đấy, bạn ấy nói sẽ thi học sinh giỏi môn này!”
“Oa siêu quá!!!” – Cả lớp trầm trồ.
Điệp giật mình. Cái gì chứ??????? Thi học sinh giỏi Sinh là ước mơ của nó mà, sao lại để một con bạn lạ hoắc tranh cùng thế này? Chọn đi thi học sinh giỏi chỉ có một, lẽ nào Điệp phải nhường sao…???????????????
Cô giáo Sinh bước vào. Cả lớp im thin thít. Cô giáo sau khi kiểm tra sĩ số liền đeo kính vào gọi kiểm tra luôn:
“Cô mời một bạn lên bảng trả lời cho cô câu sau: Di truyền học là gì? Ai là người đặt nền móng di truyền học? Nêu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học.”
Cả lớp té ngửa. Thế thì khác gì hỏi luôn cả bài học hôm trước chứ, hix hix!!!
Điệp luôn là người giơ tay đầu tiên. Cô giáo nhìn Điệp:
“Bạn Điệp lúc nào cũng giơ tay rồi, cô rất khen! Nhưng không có bạn nào khác sao?”
Làm gì có ai chứ? Phen này Điệp lại mang con 10 về rồi!
“Em ạ!” – Một cánh tay giơ lên.
Điệp ngỡ ngàng. Cả lớp quay ra.
Cô công chúa mới đến đang giơ tay, cái dáng giơ tay cũng đẹp!
“Bạn mới à? Được, cô mời em! Em lên đây!”
Trinh bước lên bục giảng, cả lớp được nhìn rõ nó càng vui vô cùng, vì nó đứng trên bục giảng nhìn quá đẹp. Chẳng ai biết rằng có một người hẫng hụt tột độ. Tay của cô bạn ấy vẫn đang ở trong trạng thái giơ, không hề bỏ xuống, người cô bạn như đóng băng lại.
Trinh trả lời bằng giọng nói ngọt ngào mê hồn:
“Em thưa cô, di truyền học là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho thế hệ con cháu. Mendel là người đặt nền móng di truyền học, ông đã lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở con cháu và dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra các quy luật di truyền. Thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học là….”
Sự trôi chảy phải nói là quá hoàn hảo. Bao nhiêu tiếng xì xào:
“Giỏi quá!”
“Hơn cả Điệp đấy!” “Chuẩn đó! Điệp làm sao trôi chảy bằng bạn ấy?”
“Điệp chỉ là đinh gỉ, Trinh là sắt thép!”
“Siêu quá là siêu!”
“Oh my princess, I like you, I very like you!!!!!!!!!!”
Vỹ luôn thính nhất lớp nên cậu quay ngay sang Điệp xem phản ứng của cô bạn. Cậu bật cười. Không phải cậu vô tâm mà cậu quá buồn cười cái mặt Điệp đang đỏ như gấc vì tức, mà lại không được hét lên xả nỗi tức đó ra. Người nó run bần bật, bọn bạn đáng chết, dám nói nó, so sánh nó với con công chúa đó sao?
Cái balô của Trinh đang quay ngay vào mặt Điệp. Hừm được lắm! Dám vượt mặt ta sao? Điệp vớ ngay cái bút xóa, viết thẳng vào cái balô, nghĩ thầm: “Tha hồ về mà giặt, chắc công chúa thì không dám giặt đâu, bảo vệ đôi tay mịn màng đi!! Haha!!!”
Vỹ quan sát mọi chuyện. Cậu nhìn vào dòng chữ mà Điệp viết, vừa cười vừa tức cái trò nham hiểm của Điệp: