Trong đêm, những tên lưu manh rượt đuổi một người thanh niên gầy gò, nhỏ nhắn. Tên thanh niên chạy nhanh qua những khúc ngoặc, nhanh nhảo núp vào góc khuất trong hẻm.
Mấy tên lưu manh chạy đến thì mất dấu
“ con mẹ nó, để cho nó thoát rồi” tên cầm đầu tức giận vừa giận vừa đá vào hòn đá ngay dưới chân.
“ tụi bây tìm cho ra nó. Không thì đừng về gặp tao nữa”
“Dạ“. Mấy tên đàn em nhanh chóng tản ra đi tìm.
Đến một lúc sau, vẫn không tìm được chúng mới kéo nhau về.
Tên nhóc lén nhìn tình hình, khi thấy không còn ai nữa. Liền chạy về một cái nhà kho bỏ hoang..
Một vài tên nhóc đang đứng đó đợi, tuổi khoảng chừng 10-12 tuổi. Thấy người chúng đợi xuất hiện, cả bọn nhao lên.
“Chị” tên nhóc đứng gần cửa la lên đầu tiên.
Nhanh chóng chạy lại xung quanh đối tượng, hỏi han đủ thứ
“Chị, có bị sao không?”
“Bọn chúng có làm gì chị không?”
“ bọn chúng có đuổi theo chị không?”
...
Tên nhóc ngồi trong trung tâm “câu lạc bộ hỏi han” gỡ nón xuống, để lộ mái tóc dài ngang eo được buộc đuôi gà phía sau.
Nhẹ nhàng xoa đầu mấy đứa nhỏ rồi cười nói
“ chị mà ra tay làm sao bọn chúng bắt được”
Rồi móc ra một sấp tiền dày cộm gồm nhiều tờ 1000, 2000, 5000. Một sấp 10000, 20000 và vài tờ 50000, 100000.
Đưa cho tụi nhóc “ mấy đứa lấy lại tiền của bản thân đi, rồi về nhà. Người nhà đợi đó. Mai mốt đừng đi bán mấy con đường có tụi nó nữa không lại bị chúng cướp mất tiền”
“Dạ”
“Cám ơn chị”
“Chị em về” cả đám chia tiền ra, rồi vui vẻ chào “ân nhân” ra về.
Còn một mình, người anh hùng của những đứa nhỏ nằm phịch xuống đất. Thở dài “Haizzz..”
Ngoài cửa, một bóng người tiến vào cùng tiếng nói quen thuộc “ Tiểu Nhu, bà lại đi làm anh hùng giúp mấy đứa nhóc hả?”
Tiểu Nhu nghe vậy, biết ngay là Trân Bò Viên nên chả thèm ngồi dậy. Chỉ quay đầu về hướng người đi tới.
“Ừ, tụi nhỏ lại bị đám đầu gấu cầu đá giựt tiền bán”
“ thấy còn toàn thây là biết lấy lại được rồi, sau còn ở đây thở dài nữa?”
“Tao không biết giúp tụi nhỏ được lần này, rồi được thêm mấy lần nữa. Tụi nó cứ gặp mấy tên côn đồ chó má đó”
Tiểu Nhu hậm hực nghiến răng chửi.
Trân Bò Viên búng trán nó “mày là con gái đó, còn tên Nhu. Nói chuyện vậy đó hả? Mày mà nhu mì con mẹ gì, khổ cho cái tên của mày”
Tiểu Nhu liếc xéo, hứ “ chắc mày nói chuyện có hiền thục hơn tao”
“Thôi dẹp mày đi, lo được tới đâu hay tới đó. Chuyện mai để mai lo, giờ đi ăn. Nay tao khao vì hành động anh hùng của mày”
“Ăn gì?”
“Bò Viên” Trân Bò Viên cười tươi
“Mày mê thằng con ông bán bò viên hả? Ăn món khác là chết đó. Mẹ, có món ăn hoài. Tao ngán tới nách rồi đó” Tiểu Nhu làm bộ dạng ớn ngược.
Trân Bò Viên đi ra cửa, nói vọng vào” không ăn thì nhịn”
“Ăn chứ đồ chùa mà” Tiểu Nhu nhanh chân chạy theo, bay vèo khoác vai con bạn thân, nịnh bợ “vợ a~~~”
...
Ra quán bò viên, ngồi uống nước mía.
Ngắm trời đêm, hai đứa ngồi nói chuyện trên trời dưới đất đủ thứ chuyện. Rồi đâu đó thấy những cặp tình nhân, những gia đình dắt nhau đi chơi đêm của không khí se lạnh thành phố.
Bỗng, Tiểu Nhu thấy khóe mắt cay cay. Cúi gầm mặt xuống ly nước mía trên tay.
Trân Bò Viên nhấc ghế ngồi sát lại, vòng tay qua ôm con bạn thân vào lòng.
Loading...
“ mày lại nhìn người ta rồi tủi. Mày coi con vợ này chết rồi à”
Tiểu Nhu vẫn im lặng, Trân tiếp “ nào mày về thăm nhà? Mà cũng sắp giáng sinh rồi. 24 sinh nhật mày phải không?”
Tiểu Nhu sau bình tâm lại, ngồi dậy giọng nghèn ghẹn
“ừ, cũng chuẩn bị. Mà mày thể hiện tình yêu công khai vậy. Người ta nhìn kìa”
Thật vậy, hai đứa con gái ôm nhau giữa bàn dân thiên hạ, không muốn bị chú ý cũng khó.
Trân cười te “ kệ họ. Chồng tao, tao ôm”
Tiểu Nhu gợn người “ mẹ, không lẽ giờ đi ỉa chứ. Nói chuyện mắc ỉa dễ sợ”
“Con mẹ mày, dẹp đi. Đéo yêu thương chồng vợ gì nữa. Ly dị đi” Trân bò viên làm bộ giận, xô Tiểu Nhu ra.
“Ly dị thì ly dị. Mà về ngủ đêm nay đi rồi ly dị” Tiểu Nhu cũng làm mặt giận.
Xong hai con ngồi cười, người qua đường nhìn hai đứa rồi đi nhanh qua.....
Ngày 22, trên chuyến xe về quê. Đứng trước cửa nhà, Tiểu Nhu hít một hơi sâu, bước vào. Đeo lên người bộ mặt vui vẻ, nhà vẫn vậy.
Vẫn khung cảnh quen thuộc, cha dượng thì nhậu nhẹc. Mẹ thì ngồi trên võng chửi rủa um sùm. Bên ngoài nhà nhà đều chuyển bị đón giáng sinh, duy chỉ ngôi nhà này vẫn giữ được nét “mộc mạc” ngày thường.
Thằng em nhỏ, thì đi chơi với bạn không về nhà. Tiểu Nhu cúi chào mẹ, cha dượng “ Ba, mẹ con mới về“.
Mẹ “ừ” một tiếng, còn cha dượng chẳng thèm nhìn tới, chỉ cầm chai rượu châm vào ly.
Tiểu Nhu cất đồ đạt vào phòng rồi bắt đầu công việc dọn dẹp nhà cửa, lau chùi, cơm nước.
Đến chiều, cả nhà chẳng ai nói ai câu nào, nhưng đỡ được cái là vẫn có “lời ca” của cha dượng, vừa nhậu vừa ngâm nga, nghe cũng được. Rồi còn có tiếng mẹ chửi đệm vào. Nghe cũng như rap, vui tay. Chứ không thì nhà chẳng có âm thanh đón giáng sinh..
Đến cuối ngày, vẫn như mọi tháng. Tiểu Nhu đưa mẹ vào phòng, lén gửi mẹ tiền sinh hoạt phí. Mẹ ôm, rồi cầm tay “ôi, con của tôi. Thương cho con tôi..” rồi cầm tiền đi ra ngoài.
Tiểu Nhu chỉ cười chua xót, “con” “thương” nghe mà thuận tai quá.
Kêu bằng mẹ nhưng chẳng phải mẹ ruột. Tiểu Nhu là trẻ mồ côi, được cha mẹ nhận nuôi.
Ban đầu mới về gia đình hạnh phúc lắm vì cha mẹ nuôi không có con. Nên Tiểu Nhu cũng được cưng chiều tuy gia đình chỉ đủ ăn đủ mặc nhưng đó là niềm hạnh phúc mà Tiểu Nhu mong ước có được. Cả cái tên Trần Tiểu Nhu cũng được cha đặt cho vì mong con gái nhu mì, ngoan ngoãn, cả cái họ của cha nữa- Trần.
Vậy là nó có gia đình, có tên, có cha mẹ. Nó vui lắm. Nhưng niềm vui chỉ vọn vẹn 9 năm. Mọi thứ thay đổi khi cha bị tai nạn lao động qua đời.
Hai mẹ con ôm nhau khóc, buồn bã qua ngày. Rồi vì miếng cơm manh áo, mẹ tái giá với cha dượng, đứa con trai bây giờ là con riêng của dượng. Nghĩ là bước thêm bước nữa có người bầu bạn, an ủi và chăm lo cho hai mẹ con.
Nào ngờ, dượng là sâu rượu. Xuốt ngày bê tha, làm nhiêu xài nhiêu, rồi cả nhà lâm vào nghèo khổ. Đứa em trai chán nản, nên nó cứ nói là quậy, đi chơi với đám bạn. Chứ thật ra nó đi làm thêm để gia đình có tiền. Nhưng chẳng ai biết, trừ Tiểu Nhu vì một lần lén đi theo sau nó mà phát hiện.
Rồi từng ngày, mẹ thay đổi từ người mẹ hiền từ giờ thành người xuốt ngày chửi rủa.
Thứ duy nhất Tiểu Nhu còn giữ lại cho riêng mình là cái họ, họ của cha- họ Trần. Nó giúp Tiểu Nhu nhớ lại hồi ức đẹp, nhớ gia đình hạnh phúc và nhớ cả người cha.
Tiểu Nhu bươm trải, tự mình đi làm để kiếm tiền đi học cũng đã gần 5 năm. Dù 20 tuổi mà vẫn mới học năm nhất đại học, vì không đủ tiền đóng học phí nên phải bảo lưu năm học.
Cuộc đời, chằng gì là dễ dàng cả.
Nhưng được cái Tiểu Nhu vẫn vui vẻ, cười nói. Đối với mọi người, Tiểu Nhu là sự năng động, tăng động, nhiệt huyết và chẳng bao giờ buồn. Tiểu Nhu chẳng muốn ai thấy mình yếu đuối, trừ con bạn thân Trân Bò Viên.
...
Mọi chuyện cứ như vậy diễn ra, gia đình vẫn “ bình yên” theo đúng dòng chảy của nó.
Để rồi ngày định mệnh, nó diễn ra.
Chiều 24, Tiểu Nhu chào gia đình đi về thành phố. Tiểu Nhu đi mà chẳng ai nói gì hay thậm chí nhắn nhủ “ đi đường bình an nghe” chứ nói gì đến chúc “ sinh nhật vui vẻ“... Tiểu Nhu xách ba lô lên ra bến xe, ngồi trên xe nhìn trời ngã vàng, dòng người kéo nhau đi chơi giáng sinh từ sớm..
Chẳng ai nhớ sinh nhật nó, hồi nhỏ nó mong ngày này bao nhiêu vì vừa có quà giáng sinh vừa có quà sinh nhật, được ăn bánh kem, được cha mẹ ôm vào lòng, cả nhà quay quần bên nhau.
Bây giờ nó chán ghét ngày này nhất năm, mong đừng có ngày giáng sinh, để nó hy vọng một ai đó nhớ, một ai chúc nó, quan tâm nó. Để rồi thất vọng nhiều hơn, đau lòng nhiều hơn.
Cứ suy nghĩ, cứ buồn tủi để rồi nó khóc, nước mắt cứ chảy ước cả khăn choàng cổ. Lúc này điện thoại trong túi rung lên, báo có tin nhắn của [oppa] “ chúc quý khách thuê bao 09XX... sinh nhật vui vẻ và giáng sinh an lành. Tổng đài 180XX..“.
Nó nhìn điện thoại, ngơ ngác, tổng đài. Nó cười, sinh nhật để rồi tổng đài là nhớ, rồi nhìn dòng chữ chúc sinh nhật một lần nữa mới bỏ vào ba lô, lúc bỏ điện thoại vào, tay nó chạm vào vật mềm mềm.
Tiểu Nhu lấy vật ấy ra, là một đôi bao tay. Màu xám, tuy là loại đơn giản bán đầy chợ nhưng rất dày. Kèm mảnh giấy “mang vào cho ấm“.
Tiểu Nhu mang đôi bao tay vào, ấm, ấm lắm, ấm luôn cả tim. Thì ra mẹ vẫn không quên sinh nhật nó, vẫn tặng quà cho nó. Tiểu Nhu khóc nức nở hơn, nước mắt ướt xả khuôn mặt, đôi mắt đỏ hoe, nó cứ khóc mãi, không dừng được...
Ngoài trời, người người hưởng không khí gia đình, xum họp giáng sinh. Trong chuyến xe, Tiểu Nhu cũng ấm áp đón giáng sinh.
Tới thành phố, cất đồ đạt vào nhà trọ. Tiểu Nhu cùng Trân Bò Viên đi làm thêm. Hai đứa vui vẻ nói chuyện cười đùa.
Đến chập 10h tối, hôm nay giáng sinh nên khách đông. Hai đứa dọn dẹp quán xong thì chào ông chủ, hai đứa ra về.
Đi đến ngã tư, khi qua lộ. Một chiếc xe tải, tài xế ngủ gật chạy thẳng về hướng Tiểu Nhu và Trân Bò Viên....