Nữ Phụ Phản Diện, Cô Có Độc

Chương 209: Đô đốc, biểu muội có độc (3)



Sau khi tỉnh lại và tiếp nhận cốt truyện, Đường Hoan cảm thấy vô cùng đau đầu.

Đằng ấy nghĩ rằng hệ thống rác rưởi sẽ tốt bụng cho cô một xuất thân phú quý, sống trong nhung lụa, có thể kiêu ngạo, cứng đầu, muốn làm gì thì làm ư?

Không hề!

Tuy lần này thân phận của cô cao quý, nhưng… vận mệnh lại càng thêm hố cha!

Hoàng quyền[1] phú quý là khao khát của tất cả mọi người.

Nếu có thể làm Hoàng thượng thì ai muốn làm em trai của Hoàng thượng? Càng gần trung tâm quyền lực thì dục vọng càng lớn, luôn muốn bước thêm một bước, rồi lại bước thêm một bước nữa.

Thụy Vương chính là người như vậy.

Ông là con nuôi của đương kim Thái hậu. Mẹ đẻ của ông mất sớm, gia tộc nhà ngoại lại thấp kém nên ông mới được Thái Hậu thu nhận và nuôi dưỡng. Đàn bà trong cung nào có người thật sự lương thiện, Thái hậu nhận ông làm con nuôi chẳng qua là vì muốn cho con trai mình một cánh tay đắc lực mà thôi.

Chiến công hiển hách ngày trước của Thụy Vương đều thành “áo cưới” cho Hoàng thượng hết. Đã vậy, Thụy Vương còn phải bày ra dáng vẻ cam tâm tình nguyện, sau khi Hoàng thượng đăng cơ, ông lại phải tỏ vẻ mình thương tật đầy người, đã không còn hứng thú gì với việc nam chinh bắc chiến nữa.

Tất cả…

Quả thật quá uất ức!

Còn nguyên chủ thì…

[1]hoàng quyền: quyền lực của Hoàng đế.

Tuy nguyên chủ là một con ma ốm nhưng cũng chẳng ảnh hưởng tới việc cô im ỉm tìm đường chết[2]. Cô vốn là người kiêu ngạo, hống hách, không chịu được chút xíu oan ức nào, vậy nên, làm một Quận chúa nhỏ nhoi thì sao đủ để cô thoải mái, vui vẻ.

Vì thế, hai cha con hợp mưu tính kế, có cùng một chí nguyện là mưu quyền soán vị.

Mà Hiên Viên Võ…

Boss phản diện lần này khiến Đường Hoan cảm thấy khá thương cảm.

Mặc dù chỉ số thông minh thấp hơn hẳn người thường, nhưng, anh lại có sức lực lớn đến mức có thể đánh thắng mười kẻ biết võ.

Phong cách kiểu này chẳng liên quan gì tới Boss phản diện cả.

Hiên Viên Võ trở thành boss phản diện, nguyên chủ Cố Nhược Hoan không tránh khỏi liên quan.

Cố Nhược Hoan xuất thân cao quý, tính tình kiêu ngạo, còn có chút độc ác.

Hiên Viên Võ là thứ tử[3] của Trung Dũng Hầu, đầu óc hơi trì trệ nhưng sức lực lại cực lớn, hung mãnh vô cùng.

Hai người vốn là anh em họ ngoại nhưng lại khác nhau một trời một vực, có nha hoàn bà vú xung quanh, hai người họ gần như không có bất cứ dính líu gì đến nhau.

Mà nghiệt duyên bắt đầu, chính là tình huống hiện tại.

Sức lực của Hiên Viên Võ vô cùng lớn, lượng cơm cần ăn cũng lớn hơn người bình thường rất nhiều. Chỉ là, từ trước đến nay, người trong Hầu phủ đều khinh thiện sợ ác, bắt nạt kẻ yếu.

Hàng tháng, mỗi vị chủ nhân đều được phát cho một khoản, sau khi bị tôi tớ “rút lõi”, tiền của Hiên Viên Võ chẳng còn bao nhiêu, thậm chí không đủ để anh ăn no.

Bởi vì bị đói, trong viện của Cố Nhược Hoan lại luôn thơm nức mùi đồ ăn, cho nên, Hiên Viên Võ mới lẻn vào, muốn trộm chút thức ăn. Kết quả, khi anh chạy trốn đã bị Cố Nhược Hoan phát hiện…..

Nếu có thể nuôi được một con chó hung mãnh vô địch, bắt nó làm gì nó cũng làm, chỉ cần cho nó ăn cơm, đằng ấy sẽ làm thế nào?

Quận chúa nương nương cực kỳ vui vẻ nuôi con chó này.

Mặc kệ là đánh hay mắng, luôn chịu thương chịu khó, lúc nào bực bội có thể mang roi ra quật, còn không hề có lấy một chút oán hận…

Cố Nhược Hoan chẳng qua chỉ coi Hiên Viên Võ là con chó mà thôi.

Phủ Trung Dũng Hầu rất biết ẩn mình chờ thời cơ, Cố Nhược Hoan ở nhà ngoại được vài năm thì trong phủ có người đạt được công trạng lớn trên triều đình, vì thế, cả nhà lại chuyển về kinh đô.

Trở về kinh đô, Cố Nhược Hoan đến tuổi đính hôn. Có danh hào Quận chú Bình An, lại được Thánh thượng và Thái hậu yêu thương vô cùng, mặc dù Quận chú Bình An vừa kiêu ngạo, hống hách, tính tình chẳng ra gì thì cũng có vô số người tới cầu thân, cứ như qua sông[4] vậy.

[2]闷声作大死: có thể hiểu là “mặc dù im lặng, không nói gì nhưng thật ra lại đang tìm đường chết (chết ở đây không phải “chết” thật nhé, mà mang nghĩa là: tự tìm việc, tìm rắc rối đến cho mình)

[3]thứ tử: con trai do thị thiếp sinh ra

[4]过江之鲫(quá giang chi tức): hình ảnh ẩn dụ cho việc có quá nhiều người chạy theo xu hướng nào đó một cách mù quáng, xuất hiện từ sau khi Đông Tấn được thành lập ở Giang Nam, các sĩ tộc phương bắc đã dồn dập tới Giang Nam, lúc ấy, người ta nói rằng: “Có quá nhiều danh sĩ qua sông”(过江名士多于鲫).

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.