Phong Khí Quan Trường

Chương 211: Tán đồng



Thẩm Hoài không rõ vì sao thái độ tiểu cô Tống Văn Tuệ lại đột nhiên chuyển biến như vậy, hắn dọn đống sách về phòng ngủ, đi ra thấy tiểu cô và tiểu cô phụ đã bước khỏi thư phòng, nói: “Cháu còn phải đến nhà khách Đông Hoa một chuyến, sợ là không thể ăn cơm chiều với cô chú được…”

Tống Văn Tuệ thấy Thẩm Hoài không muốn để bọn hắn khó xử mà mượn cớ rời đi, xót lòng không thôi, lắc lắc đầu, nói: “Hôm nay vốn lão ngũ mời cô với chú cháu qua đó ăn cơm, nhưng cô không được thoải mái lắm, vừa gọi điện thoại nói hôm nay không đi được. Cháu đừng đi đâu nữa cả, ở lại ăn cơm với chúng ta…”

Thẩm Hoài nghi hoặc nhìn tiểu cô, hắn biết có một số người trong Tống gia không ưa mình, không hy vọng mình xuất hiện, nhưng nghĩ tiểu cô và tiểu cô phụ khó có cơ hội về kinh một chuyến, hắn không muốn vì mình và bỏ lỡ cơ hội gặp mặt anh chị em của cô chú.

Đường Kiến Dân nhìn Thẩm Hoài chần chừ, liền nói: “Thức ăn mua hôm qua còn thừa rất nhiều trong tủ lạnh, hôm nay mà không ăn hết, từ ngày mai về cơ bản không có cơ hội ăn cơm trong nhà nữa. Cuối ngày sau khéo cô chú phải về Giang Ninh rồi, những món đó sợ là phải đổ vào thùng rác mất…”

Thẩm Hoài không rõ vì sao hai vợ chồng họ đột nhiên bỏ không đi gặp những người khác trong Tống gia. Nếu tiểu cô, tiểu cô phụ đã quyết định ăn cơm chiều ở nhà, hắn đành lưu lại, không như vậy hắn cũng không biết đi chỗ nào. Còn phía nhà khách Đông Hoa bên kia, chí ít phải đợi đến ngày mai, qua đại thọ ông nội hắn mới qua đó lộ mặt, có vậy mới không khiến người khác nghi hoặc.

Bình thời Tống Văn Tuệ và Đường Kiến Dân đều sai bảo người giúp việc quen rồi, việc bếp núc rất gượng gạo, lúc làm cơm chỉ có thể đứng trợ thủ cho Thẩm Hoài, rửa rau, cắt hành tỏi, đưa chén đưa đĩa, thỉnh thoảng lại hỏi mấy câu liên quan đến Mai Khê và Mai thép.

Thẩm Hoài cũng kể lại chút chuyện ở địa phương cho bọn họ nghe. Mới đầu còn cảm thấy kỳ quái, hôm qua tuy tiểu cô và tiểu cô phụ đều nói biết hắn làm ra một số thành tích ở Mai Khê nhưng không hề hỏi gì quá chi tiết, lúc này lại hỏi rất cụ thể, như hận không thể đem tất cả các phương diện của Mai thép đào ra xem tận mắt.

Cuối thập niên 70 Tống Văn Tuệ được về BK, tuy lúc đó đã sinh con gái Tống Đồng nhưng nàng vẫn vào đại học học tiếp, sau đó vào bộ Điện lực công tác. Ở bộ, Tống Văn Tuệ cũng bắt đầu từ kỹ sư cơ sở, từng bước đi lên đến cương vị lãnh đạo cục, rồi đến tập đoàn kiến thiết điện lực Đông Nam chủ quản nghiệp vụ kiến thiết năng lượng, nên trình độ chuyên nghiệp của nàng rất cao.

Lúc ấy Mai thép đang tiến hành cải tạo dây chuyền lò điện luyện thép, bước then chốt là tăng thêm cung ứng dòng điện cao tần; đây lại là lĩnh vực mà Tống Văn Tuệ quen thuộc, dần dần thảo luận sâu vào chi tiết.

Đường Kiến Dân xuất thân ngành y, đối với công nghiệp không hiểu rõ cho lắm, nhưng nghe vợ và Thẩm Hoài lải nhải không dứt về các phương án mở rộng cung ứng điện lực, cùng với ưu khuyết điểm trong từng phương án. Hắn có thể khẳng định trình độ của Thẩm Hoài đối với ngành thép phải đạt trên chuẩn bình thường.

Không lẽ đây là bất học vô thuật?

Đường Kiến Dân gặp qua không ít kỹ sư ở bộ Điện lực và tập đoàn kiến thiết Đông Nam, đứng trước mặt vợ hắn bị hỏi cho á khẩu không nói được gì.

Nhưng nghe Thẩm Hoài và vợ mồm bàn phương án cải tạo, tay lại không ngừng đảo đũa, một khắc này, hắn cũng nhịn không nổi hoài nghi: Ba năm trước Thẩm Hoài bị đuổi về nước liệu có ẩn tình gì khác không?

Tống Văn Tuệ cũng không ức nổi chấn kinh trong lòng, ngước mắt nhìn sang chồng.

Lúc này Đường Kiến Dân không thể không thừa nhận, sự hoài nghi của vợ mình không phải không có lý.

Đường Kiến Dân và Tống Văn Tuệ sớm biết trong một năm qua Thẩm Hoài đã làm ra thành tích không nhỏ ở Mai Khê, cũng biết hắn viết mấy bài luận văn mang tính học thuật rất đáng đọc trên báo.

Chẳng qua ấn tượng bất học vô thuật mà Thẩm Hoài để lại cho bọn họ trước đây quá sâu, vô thức cho rằng Thẩm Hoài chỉ gặp may dùng đúng người ở Mai Khê, nên mới vừa khéo giành được thành tích phát triển, chứ tuyệt không cho rằng năng lực tự thân hoặc trình độ chuyên nghiệp, kết cấu tri thức của hắn lại cao đến mức đủ để quản lý một xưởng thép tầm trung.

Thậm chí bọn họ còn cho rằng những luận văn mà Thẩm Hoài đăng trên báo nửa năm qua chắc là mời người viết giùm, sửa chữa đôi chút rồi viết tên mình vào đó thôi; loại chuyện này ở đại lục không thiếu, nhìn dần rồi cũng quen, thường thường không ai cho rằng cứ viết hay trên báo là trình độ sẽ đạt tới mức như vậy.

Dù Tống Văn Tuệ có yêu chiều, thiên đản Thẩm Hoài đến mấy cũng không cho rằng đứa thanh niên năm nay 25 tuổi như hắn, lại có đủ năng lực nghiệp vụ và trình độ quản lý để nắm trong tay một xưởng lớn như thế.

Nàng và chồng đều sợ chọc ra Thẩm Hoài sẽ khó xử, bởi thế hôm qua Tống Văn Tuệ và Đường Kiến Dân tránh miễn nói chuyện quá cụ thể về vấn đề phát triển sản nghiệp và quản trị hương trấn.

Hôm nay ngẫu nhiên bắt gặp đống sách ngoại văn Thẩm Hoài mua về, nhận ra có thể Thẩm Hoài không “bất học vô thuật” như Tạ Giai Huệ nói, Tống Văn Tuệ mới theo ý thức đi dò xét trình độ Thẩm Hoài rốt cục đạt đến mức nào, đi suy tính kết cấu tri thức hắn sâu rộng đến đâu.

Nói đến đây, Tống Văn Tuệ đều cảm thấy chủ đề này không thể hỏi gì thêm, điều nàng nghĩ bấy lâu trong lòng giờ đang bị “chân tướng” mà nàng chứng kiến lay động dữ dội.

Chính bởi thế, trong lòng nàng càng hận ba năm trước Tạ Giai Huệ triệu tập người nhà họ Tống, chỉ trách Thẩm Hoài bất học vô thuật, ăn chơi đàn đúm, không lo học hành.

Nếu người như thế còn có thể gọi là bất học vô thuật, vậy những người trong Tống gia còn mặt mũi để sống nữa hay không?

Thẩm Hoài không biết thành kiến giữa tiểu cô với mẹ Tạ Đường sâu thế kia, đến nỗi cho rằng hắn phải chịu “oan khuất” rất lớn, nhưng nếu tiểu cô đã muốn thảo luận chuyện phát triển sản nghiệp, hắn cũng vui vẻ tiếp chuyện.

Tuy đoạn thời gian này cục diện Mai Khê rất sáng sủa, nhưng thẩm ý thức rất rõ, hắn có thể làm được những gì ở Mai Khê có quan hệ trực tiếp đến thân phận con cháu nhà họ Tống.

Đồng thời Thẩm Hoài cũng nhận thức được, con đường phát triển tương lai vẫn đầy nhấp nhô trở ngại: Quan hệ với Đàm Khải Bình phải xử lý ra sao? thành kiến Tô Khải Văn dành cho hắn đến mức độ nào? Cha con Đới Nhạc Sinh có hận hắn vào xương không? Cha con Cao Thiên Hà sẽ tiếp tục ẩn núp đến lúc nào? Động tác tiếp theo là gì?

Dù lần này về kinh chúc thọ không được người trong nhà nhìn vào mắt, Thẩm Hoài cũng phải cắn răng mà đến “đoàn tụ”, tiêu yếu ấn tượng hắn bị Tống gia ném bỏ trong lòng Đàm Khải Bình.

Nếu nói có mục đích nào nữa, thì chỉ có thể là giành được sự ủng hộ từ Tống gia, dù chỉ là bộ phận rất nhỏ.

Đối với Thẩm Hoài mà nói, cảm giác đồng tình về mặt tình cảm chỉ là nhân tố phụ, rốt cuộc hắn là kẻ đoạt xá người khác mà sống tiếp. Dù bị ảnh hưởng rất sâu từ con người Thẩm Hoài trước đây, nhưng nếu thật sự bị người nhà họ Tống đóng cửa không cho vào, hắn cũng không bị tổn thương tình quá nghiêm trọng.

Trong tâm lý của hắn, tiểu Lê, Trần Đan mới thực sự là thân nhân.

Trong lòng Thẩm Hoài vẫn hy vọng mơ hồ rằng có người trong Tống gia nhận ra được năng lực của mình, như thế hắn không những tiếp tục căng tấm da hổ Tống gia ở Đông Hoa để dễ làm việc, mà còn có khả năng được sự giúp đỡ trực tiếp từ bên ngoài.

Hôm nay tiểu cô có ý bàn luận vấn đề phát triển sản nghiệp Mai thép, tâm lý Thẩm Hoài rất cao hứng.

Cho dù những người khác trong Tống gia không để hắn vào mắt, chỉ cần được tiểu cô chấp nhận, lần này về kinh hắn đã thu hoạch đủ rồi.

Đưa đĩa thức ăn cuối cùng cho tiểu cô phụ bưng lên, hắn rửa tay, chùi chùi lên tạp dề, nói với tiểu cô Tống Văn Tuệ: “Cháu mang theo một phần bản quy hoạch phát triển sản nghiệp của Mai Khê, nhờ tiểu cô đóng góp ý kiến giúp…”

Tống Văn Tuệ tiếp qua tấm bản đồ quy hoạch mà Thẩm Hoài lôi ra từ phòng ngủ, không phải bản vẽ chính thức từ viện thiết kế mà là một bản vẽ tay, nhưng số liệu địa lý rất chính sách, tỷ lệ, cách thức chính quy, những chỗ trắng còn được chú thích chi chi chít chít bằng bút thép, hỏi: “Đây là cháu tự mình vẽ à?”

“Vâng!” Thẩm Hoài gật gật đầu, cười nói: “Hiện tại viện quy hoạch thiết kế không quá muốn làm quy hoạch cho hương trấn, trong mắt bọn họ hương trấn cứ phục tùng khu huyện là được rồi, căn bản không cần dày vò đi quy hoạch làm gì. So với chạy khắp nơi xin xỏ, không bằng tự mình làm một cái…”

Trên bàn ăn đã dọn đầy bát đũa, Tống Văn Tuệ đem bản đồ trải ra bên mép, Đường Kiến Dân cũng hiếu kỳ gom đầu lại nhìn.

Tuy Đường Kiến Dân trường kỳ phụ trách công tác trong hệ thống y tế, nhưng không ăn qua cũng thịt heo cũng gặp qua heo chạy, đi cơ sở nhiều, hiểu biết đối với sự phát triển sản nghiệp hương trấn hơn xa người bình thường, hắn gom đầu nhìn vào bản đồ, kinh ngạc nói: “Quy mô lớn thật đấy! Kinh tế Đông Hoa hơi lạc hậu chút, chú thấy quy hoạch của khu huyện tuyến dưới làm ra cũng mức này là cùng…”

Thẩm Hoài tính toán quy hoạch khu công nghiệp ven công lộ Mai Hạc với diện tích chừng 4000 mẫu đất, chẳng qua trên thực tế, ở tấm bản đồ này, hắn còn biểu thị thêm cả khu vực mặt đông công lộ thuộc quyền hành chính của Hạc Đường. Cả tấm bản đồ, khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích cao đạt 8 km2, thậm chí còn vượt xa quy mô khu công nghiệp của những huyện khu bình thường.

Thẩm Hoài giải thích nói: “Sự phát triển của Đông Hoa so với những thành phố duyên hải phía đông khác là tương đối lạc hậu. Bởi thế làm quy hoạch phải cần ánh mắt toàn cục cao một chút, hết khả năng kéo gần, chứ không để khoảng cách với Bình Giang càng kéo càng xa.

Hai tỉnh Giang Đông và Hoài Hải cách nhau bởi sông Cồn Giang, tuy Tống Văn Tuệ thường niên công tác ở thành phố Giang Ninh, nhưng đầu tư kiến thiết mạng lưới điện ở Hoài Hải cũng thuộc quyền nàng phân quản, đối với tình hình phát triển của những thành phố bên đó, có cả Đông Hoa đều rất rõ ràng.

Hiện tại một số thành phố cấp địa thị của Giang Đông như Bình Giang, Giang Ninh đều trong giai đoạn phát triển lành tính, còn kinh tế trong địa vực Hoài Hải thì kém xa. Tống Văn Tuệ cũng cho rằng, quan viên đảng chính ở các thành phố địa thị của Hoài Hải cần có ánh mắt phát triển sản nghiệp cao hơn nữa, tiến hành quy hoạch mang tính toàn cục, hết khả năng rụt nhỏ chênh lệch hai bên bờ nam bắc Cồn Giang.

… Rất hiển nhiên, trước mắt mười ba thành phố cấp địa thị của Hoài Hải chưa hề xuất hiện dạng quan viên đảng chính mà nàng hy vọng. Tống Văn Tuệ cũng không ngờ tuy Thẩm Hoài thân ở hương trấn, nhưng ánh mắt lại phóng ra cao xa tới vậy.

Trong lúc Đường Kiến Dân đang chấn kinh vì kiến thức và năng lực Thẩm Hoài biểu hiện ra, thì Tống Văn Tuệ, người từ nhỏ đã xem Thẩm Hoài như con ruột mình lại đương nhiên nhận rằng, con cháu Tống gia hẳn nên kiệt xuất như thế, trước đây những lời Tạ Giai Huệ bày đặt tố cáo đều là nói bậy nói bạ.

Tống Văn Tuệ hỏi: “Cháu có biết qua vài ngày nữa ba cháu sẽ đến Hoài Hải tạm giữ chức phó tỉnh trưởng?”

Thẩm Hoài nhớ “phụ thân” hắn mới được đề bạt lên chính cục năm trước, không ngờ mới qua nửa năm đã về địa phương giữ ghế phó tỉnh trưởng. Cũng khó trách Thôi Hướng Đông nhắc đến chuyện này lại nói ba hắn “vét” được ghế.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.