Phu Quân, Xin Chào!

Chương 57-2



57.2

Nghiêm thị thay đổi y phục rồi vào hoàng cung. Vừa tới Từ Ninh cung, Vương ma ma cũng là người của Vương phủ nên khi nhìn thấy Nghiêm thị thì tiếp đón cực kỳ nhiệt tình. Vương thái hậu thấy chị dâu nhà mẹ đẻ nên cũng rất vui vẻ. Chào hỏi một lúc thì Vương thái hậu nói: “Ta đã sớm nghe nha đầu Minh Nguyệt nói qua chuyện của Nghiêm Minh Xuân rồi nhưng vẫn không ngờ là ả lại làm mọi chuyện thành ra thế này. Nha đầu Minh Nguyệt rất lỗ mãng nhưng mà chị dâu tâm tính quá thiện lương rồi, nuôi sói trong nhà thật sự rất không đúng.”

Nghiêm thị đỏ mặt, nói: “Thái hậu nương nương giáo huấn thật đúng. Thần phụ biết sai rồi. Thần phụ đã sai người cho nha đầu kia uống thuốc tuyệt dục, không thể sinh con. Sau này sẽ không có chuyện náo loạn, làm mất thể diện như vậy nữa.”

Vương thái hậu gật đầu, nói: “Như vậy cũng tốt. Ta cũng chỉ sợ Viêm nhi tuổi trẻ khí thịnh lại làm ra chuyện gì đó khiến Lý gia mất hết thể diện thôi. Đến lúc đó Lý Tứ cô nương sẽ nảy sinh oán hận trong lòng thì không tốt lắm.” Trước khi kết hôn mà đã làm mẹ kế thì thật sự rất mất mặt.

Nghiêm thị vội vàng đáp: “Nương nương yên tâm. Các nha đầu bên người Viêm nhi ta đều biết rõ. Gần đây Viêm nhi rất chăm chỉ học hành, nếu không phải Nghiêm Minh Xuân đòi sống đòi chết thì căn bản sẽ không có gì xảy ra cả.”

“Theo ý ta thì cứ trực tiếp ban cái chết cho ả, để khỏi phải làm náo loạn lên.” Vương thái hậu nói.

“Nương nương, vạn lần không thể được! Vì chuyện này mà Hầu gia đã bất mãn với Viêm nhi và thần phụ. Nếu còn giết chết nha đầu kia thì ngài ấy sẽ oán hận chúng thần mất. Thần phụ nghĩ nó cũng chỉ là một nha đầu mà thôi, nếu không thể có con nối dõi thì cũng chẳng thể uy hiếp gì đến thê tử của Viêm nhi. Nó tốt xấu gì cũng là cháu gái của thần phụ, nếu thật sự mất đi tính mạng thì thanh danh quý phủ của chúng ta sẽ rất khó nghe.”

Vương thái hậu im lặng một lát rồi hỏi: “Có phải chuyện này đã truyền ra ngoài không? Nếu không phải thì tẩu đã không nói như vậy.”

“Đúng vậy. Không biết là kẻ nào đã ghi hận trong lòng mà lại truyền đi những tin đồn rất khó nghe, làm hỏng hết thanh danh của Viêm nhi rồi. Vốn dĩ nó là một đứa nhỏ rất tốt vậy mà bây giờ lại im lặng hơn rất nhiều. Sợ nhà Trấn Viễn hầu nghi ngờ nên nhân lúc mừng thọ Thái phu nhân ta đã cố ý đem bình phong thủy tinh làm lễ vật, hi vọng Lý gia sẽ không vì tin đồn kia mà đổi ý.”

Vương thái hậu biết chị dâu ám chỉ cháu trai lớn của mình. Dù thế nào thì cháu trai lớn cũng là người thân của mình, nhưng cấp bậc đích thứ cũng có khác nhau, vì thế bà ta nói: “Gia đình hòa thuận thì mọi việc mới suôn sẻ. Việc này đại ca đã làm không đủ ổn thỏa. Hơn nữa vị trí thế tử vẫn chưa được định đoạt cúng không có lợi cho hôn sự của Viêm nhi. Chờ vài ngày nữa tẩu bảo đại ca tiến cung một chuyến. Ta có việc thương lượng với huynh ấy.”

Nghiêm thị mừng thầm trong lòng, biết việc mình muốn nhờ vả cũng đã đạt được nhưng còn chuyện phân phủ thì phải nói thế nào đây? Nghiêm thị vội nói: “Nương nương, còn có một chuyện thần không biết có nên nói hay không.”

“Giữa ta và tẩu còn có gì không thể nói chứ?”

“Viêm nhi sắp đón dâu nhưng mà bên trên còn có một ca ca. Nếu con dâu vào cửa mà lại có áp lực từ đại tẩu thì cũng khó khăn. Thần sớm đã muốn giao quyền quản gia nhưng lại sợ con dâu lớn không phục. Nương nương, nếu như có khả năng thì thần phụ cũng không muốn quý phủ hỗn loạn .Nếu Dật nhi nhậm chức ở bên ngoài thì bọn nó cũng có thể tự mình làm đương gia, quý phủ chúng ta cũng sẽ không có mâu thuẫn. Nương nương thấy thế nào?”

Nghiêm thị tự nhận chủ ý này rất tốt, không có chút ý tứ phân biệt đích thứ, ép buộc con thứ xuất chút nào, lại còn tìm cho hắn một con đường tốt. Đây thật sự là chuyện tốt.

Vương thái hậu gật đầu. Chị dâu tuy chán ghét con trai trưởng nhưng còn chưa đến mức đuổi tận giết tuyệt. Sớm muộn gì cũng phải ra riêng, hiện tại ở lại trong phủ chỉ khiến bọn chúng sinh ra những tâm tư không nên có. Vì thế thái hậu nói: “Việc này ta sẽ nhớ kỹ. Cũng nên như thế rồi, cũng không vi phạm quy củ. Sai lầm thì phải nhanh chóng sữa chữa cho đúng.” Nếu không phải đại tẩu nhiều năm không hành động thì cũng sẽ không xuất hiện tình cảnh khó xử như thế này.

Rời khỏi hoàng cung Nghiêm thị cảm thấy rất mỹ mãn. Chờ Hầu gia tiến cung rồi thì vị trí thế tử sẽ được định đoạt, trưởng tử chán ghét đó cũng sẽ rời khỏi nhà.

Quả nhiên không bao lâu sau vị trí thế tử Thừa Ân hầu đã được phê chuẩn sắc phong. Đương nhiên người được chọn là Vương Viêm. Vương Dật thất vọng trong lòng, còn muốn hành động gì đó nhưng một tờ mệnh lệnh ban xuống buộc hắn phải đến một thị trấn nhỏ làm huyện lệnh.

Chuyện này chẳng phải chính là đuổi hắn ra khỏi phủ sao? Vương Dật cảm thấy tiền đồ của mình thật ảm đạm. Chẳng lẽ một chút cơ hội cũng không có sao? Thế nhưng thê tử Chu thị của Vương Dật lại cảm thấy cực kỳ vui mừng. Không phải chịu sự chèn ép của mẹ cả lại còn được làm đương gia tác chủ thì chính là chuyện tốt. Còn vị trí phu nhân thế tử thì nàng không cần. Nàng về nhà này được mấy năm  thì đã nhận ra chuyện này sẽ không đến phiên mình nhưng mà phu quân mình lại vẫn còn chìm đắm trong ảo tưởng không thoát ra được. Hơn nữa bên cạnh lại có di nương của phu quân xúi giục làm tình hình thêm trầm trọng. Chu thị biết rõ chỉ cần còn có Vương thái hậu thì chuyện này sẽ không thành. Cha chồng cũng sẽ không thể lập con thứ xuất làm thế tử được trừ khi ông không sợ đám Ngự sử hỏi chuyện, lúc đó tước vị cũng còn khó mà nắm giữ được.

Ý đồ của phu quân nàng rất đơn giản. Chờ cho Nhị đệ mang danh thất đức, khiến người khác khó có thể chấp nhận thì hắn có thể dựa vào thân phận trưởng tử mà nhảy lên. Chỉ có điều chuyện này nói dễ hơn làm. Thái hậu tự an bài hôn sự cho nhị đệ thì đã nói lên bà ta coi trọng bên nào. Bây giờ sớm rời đi cũng tốt. Nếu không ngay cả tính mạng cũng sẽ không giữ được. Chu thị vui mừng thu thập hành lý, muốn tranh muốn cướp thì người ta cứ làm, mình không thể tham gia.

Thái phu nhân Kim thị nhìn thấy Vương Viêm được sắc phong thế tử thì lại càng bức bách Lý Tử Du. Một ngày ba lần cứ nói tốt cho nhà họ Vương kia. Đầu tiên là giọng điệu nhẹ nhàng, sau đó thấy Lý Tử Du không quan tâm thì liền cường ngạnh mạnh giọng. Nhưng Lý Tử Du một chữ cũng không nói, khiến Thái phu nhân tự mình tức giận quá mức đến nổi cần có người khác đấm lưng hồi sức cho.

Lý Tử Du cũng băn khoăn liệu nàng có nên rời đi hay không. Nàng không thể chịu nổi chỗ này nữa. Nàng lo lắng cho dì nhỏ nhưng cũng không thể ở lại hoàng cung. Nếu nàng đi rồi liệu nhà họ Vương và Vương thái hậu có ra tay với dì nhỏ không? Thật ra nếu Thái phu nhân nghĩ đến chuyện lấy Trần thái hậu ra uy hiếp Lý Tử Du thì nói không chừng nàng sẽ nghe theo. Chỉ có điều dù thế nào thì đó cũng là Thái hậu, bà ta không dám tùy tiện lấy ra uy hiếp, Lý Tử Du ngoài cha mẹ và dì nhỏ ra thì chẳng coi trọng người nào nữa.

“Sao có thể không coi trọng người khác chứ?” Khưu ma ma nói, “Lão nô thấy Tứ cô nương rất xem trọng nhũ mẫu Lý ma ma. Nếu dùng Lý ma ma ra uy hiếp thì nói không chừng Tứ cô nương sẽ đáp ứng.”

“Chỉ là một nô tài mà thôi, nào có chuyện chủ tử vì nô tài mà thỏa hiệp? Ta cũng không tin Tứ nha đầu là kẻ vô tình, trừ con trai thứ ba của ta và mẹ nó ra thì nó còn để ý ai nữa?”

Đúng rồi, đồ cưới của nữ nhân kia! Thái phu nhân bỗng nghĩ ra được một chủ ý. Vì thế lần gặp Lý Tử Du sau, bà ta nói: “Chuyện khác không bàn tới nhưng có một chuyện nhất định phải làm. Phụ thân con chỉ có một đứa con gái, như vậy sau này sẽ không có người kế thừa hương khói. Ta không thể nhìn nó ở nơi cô linh mà đơn độc vất vưởng cho nên quyết định chọn một tiểu tử trong tộc làm con thừa tự cho phụ thân ngươi. Đến lúc đó tỷ đệ các con có thể sống nương tựa lẫn nhau, con cũng sẽ không phải là kẻ không có huynh đệ.”

Lý Tử Du vạn lần không ngờ đến Thái phu nhân vì đạt thành mối hôn sự này mà lại uy hiếp mình như thế. Nếu bà ta sớm lo nghĩ cho phụ thân thì vì sao không đề cập ngay lúc nàng mới trở về mà bây giờ lại ở đây yêu cầu như thế? Đơn giản vì muốn nàng thỏa hiệp mà thôi.

Lúc phụ thân mất đi đã nói rằng sẽ không tìm một đứa con thừa tự. Người chết là hết, người sống không nên vì người chết mà ép buộc chính mình vì thế ông đã để lại một phong thư nói rằng không cần phải tìm một đứa con thừa tự để nối dõi.

Nhưng Lý Tử Du biết rằng cho dù nàng có lấy phong thư đó ra thì lão thái thái cũng sẽ không làm theo ý phụ thân nàng, nói không chừng còn kiếm cớ hủy đi phong thư đó nữa.

Còn nàng nếu không đáp ứng chính là bất hiếu với phụ thân, khiến người không thể yên nghỉ nơi hoàng tuyền. Kẻ như vậy sao xứng làm con gái tốt? Cho nên nếu không muốn mang ô danh đó thì cũng chỉ có cách tuân theo ý đồ của lão thái thái ngoan ngoãn gả vào nhà họ Vương.

Lý Tử Du cười nói: “Lão thái thái nói rất đúng, con sẽ chờ người huynh đệ này.”

Chỉ có điều bà ta nghĩ rằng mọi thứ sẽ theo ý nguyện của bà ta sao? Nếu người trong tộc muốn để con mình làm con thừa tự cho phụ thân nàng thì chỉ có một lý do là nhắm đến sản nghiệp của phụ thân mà thôi. Thế nhưng năm ấy phụ thân đoạt tuyệt quan hệ với Hầu phủ thì nhất định sẽ không được phân một chút tài sản nào cả, còn đồ cưới của mẫu thân nàng thì từ sau khi trở về nàng đã đổi toàn bộ sang tên mình rồi. Vậy thì với một tam phòng không có chút của cải nào thì có người nào vui vẻ để con mình làm con thừa tự đây?

Sau khi Lý Tử Du trở về thì liền phân phó Đại Nha và Bạch Vi đem chuyện hôm nay lão thái thái tìm con thừa tự cho tam phòng nói cho các phòng khác biết, nàng không tin bọn họ có thể ngồi yên.

“Mặt khác, chuyện toàn bộ tài sản của mẫu thân đã đổi hết thành tên ta cũng phải truyền đi, cả chuyện phụ thân ta tự tay viết thư nữa. Toàn bộ đều phải truyền lời hết ra ngoài.”

Nàng không tin đại phòng và tứ phòng có thể để yên chuyện này. Càng thêm người thì bọn họ sẽ mất đi thêm một phần gia sản. Cả nhị phòng ở Tây Bắc xa xôi kia sợ là cũng không vừa ý đâu. Đám người này căn bản là muốn chiếm lợi từ đồ cưới của mẫu thân nàng. Nàng thân là con gái sao có thể cãi lời phụ thân được? Hơn nữa sao có thể đem sản nghiệp trên tay mình dâng cho một kẻ không phải ruột thịt? Lão thái thái ơi lão thái thái, mấy người con trai của bà sẽ thay ta giải quyết phiền toái thôi.

Thái phu nhân nhìn hai đứa con trai trước mặt mà cảm thấy đau đầu. Bọn họ đều khuyên bà ta không cần kiếm con thừa tự cho lão Tam, nguyên nhân chính là lão Tam cũng không vui vẻ để con người khác làm con thừa tự nối dõi.

“Mẫu thân, chúng ta nên nghe theo nguyện vọng của Tam đệ đi. Nếu không Tam đệ ở dưới có biết cũng sẽ không an lòng đâu.” Hầu gia nói.

Tứ lão gia cũng nói: “Đúng vậy. Nếu Tam ca muốn có con thừa tự thì đã có từ sớm rồi. Huynh ấy và tam tẩu tình thâm ý trọng, chúng ta hãy theo ý huynh ấy thôi.”

“Các ngươi đừng nghĩ là ta không biết các ngươi có chủ ý gì! Chẳng phải là sợ ta sẽ phân gia sản cho tam phòng sao? Các ngươi yên tâm đi, đồ cưới của con dâu thứ ba nhiều như thế thì cũng sẽ đến tay các ngươi thôi.”

“Mẫu thân còn chưa biết sao? Đồ cưới của Tam đệ muội đều mang danh nghĩa của cháu gái rồi. Sao có thể lấy được?” Trấn Viễn hầu nói.

Lão thái thái giật mình. Tứ nha đầu vậy mà đã sớm đề phòng rồi. Bà đương nhiên biết là không lấy được nhưng vẫn không muốn nhận thua. Bà ta nói: “Không được! Ta lấy đồ cưới của mình phân cho tam phòng một phần. Sẽ không đụng đến phần của các ngươi!”

Đồ cưới của người cũng là của huynh đệ chúng con mà. Hai huynh đệ liếc nhau, xem ra phải nói chuyện với người trong tộc rồi.

Vì thế mà khi Thái phu nhân muốn người trong tộc mang theo con đến phủ thì mọi người đều tìm lí do từ chối qua. Mọi người đều biết để con trai làm con thừa tự của tam phòng thì không chỉ mất con mà còn không có lợi gì. Hơn nữa đại phòng và tam phòng cũng sẽ không chiếu cố con trai mình nữa, để nó tự sinh tự diệt, nói không chừng còn đâm sau lưng nó. Như vậy thì có ai dám tiếp nhận đây? Cho nên một khoảng thời gian sau Thái phu nhân phát hiện ra chuyện không thích hợp này là do đám con của bà ta đồn đãi đến người trong tộc thì bà ta tức đến ngất xỉu, may mà không chết.

Dùng con thừa tự để ép buộc tứ nha đầu – thất bại!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.