Phục Hưng

Chương 57: rút lui.





Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân Nửa canh giờ trôi qua, quân Chiêm cuối cùng đã rút đi hết, để lại bãi chiến trường tan hoang với hàng vạn xác chết....Chính giữa chiến trường, Đại Hải cả người là máu, giáp sắt rách tung tóe, chống đao thở dốc....Cuối cùng cũng kết thúc! Sống rồi!

“Về trại thôi.” Đại Hải nhẹ nhàng nói.

“Vâng” Tên lính bên cạnh đáp lại, đồng thời lấy ra tù và đeo bên hông thổi lên.


“TÙUUUUUUUUU!!!!!!!!!!” tiếng tù và lại lẫn nữa vang lên, làm đám chim ăn xác thối vừa xà xuống giật mình bay ráo rác.

“Về thôi anh em, hôm nay vất vả rồi.” Một tên lính chân bị thương, chống ngọn giáo gãy khập khiễng đi về, bên cạnh y là một tên thương binh khác, tay vẫn còn đang rỉ máu.

“HÍt hà...đau quá, bọn chó Chiêm này” Một tên khác kêu ka, y bị chém một phát vào vai, sâu tận xương, được băng bó qua qua, máu chưa ngừng chảy.

“Ít nhất là còn sống. Về thôi. Trận này coi như bên ta thắng.”

“Thắng thảm quá.” Một tên dân phu ngậm ngùi, liếc nhìn xung quanh ngập tràn xác chết cả Chiêm lẫn Việt.

Quân Việt chậm chạp dắt díu nhau rời khỏi bãi chiến trường về trại. Người thương nhẹ dìu người thương nặng hơn, ai còn lành lặn cố lấy sức tìm kiếm đồng đội ngã xuống không đứng lên đi được mà khiêng về trại. Trận chiến kết thúc, không thể để cho chiến hữu của mình nằm lại nơi chiến địa mặc muông thú phanh thây, dù cho, phần lớn số chiến hữu bị thương nặng đó khó mà qua khỏi đêm nay........còn về phần bãi chiến trường ngổn ngang xác chết này....để mai tính đi.

Cả đêm đó trại quân Việt đèn đuốc sáng trưng, khắp nơi là tiếng thương binh kêu la rên rỉ, thầy thuốc, lính hỗ trợ đi lại tất bật băng bó cứu chữa.....Cách cứu chữa còn rất đơn sơ, rửa vết thương, đắp chút thuốc Nam rồi băng lại, đến việc dùng rượu mạnh tiêu độc cũng ít vì rượu vốn đã quý, rượu mạnh càng quý hơn, lấy đâu ra mà để tiêu độc cho binh lính bình thường chứ, thuốc cũng vậy, quá ít mà người bị thương thì quá nhiều.....Có một vài vết thương rách thịt chảy máu, sâu tận xương nhưng cũng không khâu lại mà dùng dao hơ lửa rồi rán đi lên....đau đớn kinh khủng nhưng trái lại khá là hiệu quả.... Ở thời hiện đại bị thương còn có khả năng cứu về nhưng thời này thì khó. Bị thương, đặc biệt là thương nặng thì khả năng chết cao đến 7 8 phần, vì cứu chữa thô sơ, không sạch sẽ, thuốc thang không đầy đủ, phần lớn sẽ bị nhiễm trùng mà chết.....Kể cả không chết, với một thân thương tật, về quê nhà, làm gì mà sống đây...haizzzz, đến cuối thế kỉ 20 an trí thương binh còn khó chớ nói chi đến bây giờ....


Một số ý kiến, đặc biệt tác giả Tàu cho rằng y học thời này của phương Đông phát triển hơn hẳn phương Tây, khả năng cứu sống lại thương binh sẽ cao hơn....Đại Hải không biết vì hắn đâu có tiếp xúc đến y học phương Tây thời trung cổ bao giờ, chỉ nghe mang máng việc lấy máu trị liệu mà thôi. Hắn thừa nhận, y học phương Đông khá là phát triển, nhưng đấy là trong trường hợp gặp được thầy thuốc tốt như Hải Thượng Lãn Ông hay Hoa Đà gì đó, có đủ thuốc tốt để dùng, chứ ở Đại Việt hay bên Tàu thì lang băm không bao giờ thiếu, trị bệnh chết người là chuyện thường ngày....Thuốc tốt cũng khó tìm vì dược liệu đa phần được khai thác tự nhiên, hái từ trên núi, việc trồng trọt cây thuốc chưa phát triển, chính vì vậy giá thuốc rất cao , bình dân bán nhà không đủ mua, thế nên mới có chuyện một lần bệnh thôi mà gia cảnh từ giàu xuống nghèo.

Giống như giáo dục, phát triển y tế rất cần thiết nếu muốn một dân tộc trở nên hùng mạnh, vì chỉ có thế, người dân mới sống thọ hơn, sinh đẻ nhiều hơn....AAAAA, đúng là không lo việc nhà thì không biết củi gạo mắm muối tốn kém, hắn mới chỉ thống trị Thuận Hóa mấy tháng thôi mà đã đau cả đầu. Thế này thì vua phải lo bao chuyện? Thực sự thì Đại Hải không biết, tất cả là do hắn lấy tiêu chuẩn của thế kỉ 21 áp dụng vào hoàn cảnh của thế kỉ 14 mà thôi, cầu toàn đến mức không cần thiết. Còn về cuộc sống hay trách nhiệm của nhà vua..... Chỉ minh quân mới bao chuyện phải lo thôi chứ bạo quân sống rất khỏe, suốt ngày hưởng lạc, xây dựng cung điện đền đài, cải trang vi hành tán gái, bắt mỹ nữ, bao phê, bao khỏe. Và thường thì, giai cấp thống trị, quý tộc sẽ không quá quan tâm đến cuộc sống các giai tầng dưới làm gì, trừ phi ảnh hưởng đến lợi ích của họ....Không phải tự nhiên mà có câu, con vua thì lại làm vua/ thằng sãi ở chùa thì quét lá đa....Nếu không có biến cố lớn thì vòng tuần hoàn này sẽ mãi thế, hơi đâu lo cho mấy tên bần dân.....Đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân, nhưng không phải ai cũng đủ sáng suốt để nhận ra.

................

3 ngày tiếp theo quân Chiêm không tiếp tục tiến công mà đóng trại cách trại Việt 50 dặm, hai bên hằm hè nhau nhưng không triển khai quyết chiến do đòn đau từ trận hôm trước. Chiêm quân thì có thể là bị đánh sợ chứ Đại HẢi là không có quân để đánh.

Trải qua trận chặn hậu khốc liệt, quân Đại Việt mất đến hơn 2 vạn quân cả phu lẫn lính, dĩ nhiên không phải chết mất hơn 2 vạn người mà là bị loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2 vạn người, trong đó ba gồm tử sĩ cùng thương binh không thể tiếp tục tham chiến. Liên tục 3 ngày lục tục có gần vạn tàn quân Đại Việt đến họp, số còn lại bặt vô âm tín, không biết chạy đi đâu, hoặc có thể bị quân Chiêm xử lí hết trong trận phục kích đuổi đánh rồi. Giờ quy mô quân Việt lên đến dần 5 vạn, nhìn qua có vẻ thanh thế lớn vô cùng....nhưng khổ ở đâu thì Đại Hải hắn tự biến, nghe 5 vạn quân thì oách nhưng đến 8 phần là dân phu, lấy đâu ra sức đánh nhau với tinh binh Chiêm Thành, chưa kể đến có hàng ngàn thương bệnh binh cần chiếu cố, rồi quân lương các thứ. Khi không còn gì để mất mới lôi dân phu ra đánh nhau chứ bình thường ai lại làm vậy, dân phu sức chiến đấu phổ biến đều không ra gì, liều mạng lên có tí sức đánh đấm chứ không bình thường họ đều là nông dân chưa huấn luyện, đưa ra trận chỉ có thể làm pháo hôi, đi đưa đầu người.

Trận chặn hậu đánh cho Đại Hải tổn thương thảm trọng, 3000 tinh binh Thuận Hóa thì có gần 1000 người nằm xuống, thân binh của hắn cũng quá 3 thành nằm lại, ngựa chết quá nửa, số còn lại cũng nửa tàn, chẳng mấy thớt ra trận được nữa. Từ lúc bập bẹ cầm quân đánh trận thì đây có thể coi là trận thảm nhất của hắn. Quân Việt sau trận này nhìn như có vẻ ngăn được Chiêm quân, đánh một trận ngang ngửa nhưng thực ra thì sai. Cả chuỗi chiến dịch quân Việt thắng về chiến thuật nhưng thua về chiến lược, khi mà đã đốt đi hầu hết 5 vạn “tinh binh” thiện chiến cùng bộ máy tướng lĩnh, để lại mớ hỗn hợp 5 vạn tàn quân và dân phu. Chiêm quân thì ngược lại, có vẻ 3 trận đánh họ chỉ thắng trận phục kích chiến nhưng binh sĩ của họ không tổn thất nhiều như Đại Việt, họ giữ lại được phần lớn lính chiến khỏe mạnh....Nhìn cái tình hình này thì đánh tiếp là không cần thiết, quân Việt mau chóng rút ra khỏi Chiêm đi nếu không muốn bị tiêu diệt hoàn toàn.


Nhưng có vẻ như trong cái rủi cũng có cái may, trận chặn hậu quân Việt chiến đấu với 200% sức mạnh, chặn đứng thế tiến công của quân Chiêm, khiến Chiêm quân lúng túng, không ước lượng chính xác được sức mạnh của hậu quân Đại Việt, nên không dám làm càn, chứ không với bản tính của người Chiêm, nếu trận chặn hậu tan tác thì chúng sẽ vượt biên sang mà truy quét tàn quân quân Việt cũng như nhân tiện cướp phá các châu phủ biên giới.

Lúc này Chiêm Thành vừa trải qua nội chiến, đất nước nát như tương, Chiêm quân không dám mạo hiểm tấn công quân Việt lần nữa để đổi lấy một trận lưỡng bại câu thương. Kết quả như thế La Nga (vua Chiêm) không kham nổi. Khối quân này tổn thất thêm nữa thì hắn lấy đâu ra sức mạnh để dăn đe các thế lực trong nước cũng như chống lại hiểm họa xâm lược từ Chân Lạp. Mặc dù rất rất muốn tiến công tiêu diệt hoàn toàn quân Đại Việt nhưng hắn vẫn phải hết sức kiềm chế trước sự cám dỗ mê người đó, nếu không muốn vạn kiếp bất phục.

Đại Hải cũng rất rất muốn quyết một trận thư hùng, dẹp luôn được Chiêm Thành thì càng tốt nhưng hắn cũng biết đấy chỉ là ước muốn thôi, không có chục vạn tinh binh đừng nói đến chuyện đạp đổ thành Đồ Bàn, chứ chưa nói tới diệt Chiêm. Bao đời quân vương Đại Việt đã dạo chơi qua Đồ Bàn nhưng chưa ai diệt hoàn toàn Chiêm Thành, một phần vì Đại Việt nhân đức, một phần khác vì làm vậy tốn công, chiến thắng một đội quân, một quốc gia thì dễ nhưng để hoàn toàn thống trị một dân tộc thì khó, đặc biệt khi dân tộc đó có một nền văn hóa văn minh riêng của mình. Không thấy Trung Quốc mất cả ngàn năm vẫn không thống trị hoàn toàn được Việt tộc đó à. Đến các thế kỉ sau, trải qua không biết bao lần Nam chinh cùng với việc dân Chiêm “biến mất” thì Đại Việt mới gồm thâu hoàn toàn Chiêm Thành, cả quá trình dài đến mấy trăm năm......Còn Đại Hải bây giờ, binh tướng không đủ 5 vạn, thương binh vô số, sĩ khí bết bát, không bị diệt là may chứ đừng nói đến trận thư hùng hay diệt Chiêm. 36 kế tẩu vi thượng sách, nhanh nhanh cái chân rút về đi, ở thêm ngày nào nguy hiểm ngày đó.

3 ngày nghỉ ngơi chỉnh đốn đủ rồi, bãi chiến trường đã dẹp xong, tàn quân đã được thu nạp, người chết về đất, thương binh được cứu chữa, người nào nặng quá không thể cứu chữa hay chịu đựng nổi cũng đã từ trần, phần còn lại tình trạng tốt hơn, nếu gắng gượng về đến được Thuận Hóa thì khả năng sống sót hồi phục sẽ cao hơn, nếu không thì đành nằm lại nơi đất khách quê người. 3 ngày cũng là thời gian nhiều nhất Đại Hải có thể bỏ ra để chờ Hoàng Phụng Thế cùng bộ tướng, nhưng chờ hoài chờ mãi không ai quay về. Bất chấp nguy hiểm, dừng lại nơi đất địch chờ đợi 3 ngày quá đủ rồi, dù chỉ là quan tải lương nhưng hiện tại hắn là tướng lĩnh cao cấp nhất ở đây, có quyền chỉ huy toàn bộ đại quân. Trong tình trạng binh lính tổn thất quá nửa, sĩ khí bết bát, quân tư trang thiếu thốn, hắn vì bảo toàn hậu quân mà rút về, không ai có quyền chê trách, cũng không ai có thể nói hắn sợ giặc, chạy cả, hắn vừa mới tổ chức binh lính cùng dân phu cản lại thế công của quân Chiêm. Về tình về lý, rút lui lúc này là quá đúng rồi. Nghĩ là làm, Đại Hải lập tức tổ chức binh lính, chuẩn bị rút về nước.





Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.