Phượng Kinh Thiên

Chương 434: Thật dễ dàng (1)



Dưới sự phòng ngự nghiêm ngặt của Nguyên Vô Ưu, Minh Vương không thể tiến hành chiến dịch tấn

công lâu dài được, vì vậy ông đành triển khai một loạt những hành động ám sát nhằm vào nàng. Lần này, Nguyên Vô Ưu1xuất chính, đám thị vệ thân cận đương nhiên cũng phải dốc toàn lực đi theo, Cổ gia cũng phải ra không ít ám vệ bảo vệ nàng, người âm thầm bảo vệ nàng nhiều không đếm xuể, ngoại trừ để lại mấy8người U ảnh để bảo vệ Hoài vương, còn lại là những cao thủ giỏi nhất trong đội U Ảnh đều đang âm thầm ở đây.

Hơn nữa vẫn còn một Không Vô Hồn, cùng với lực lượng được giữ kín không công bố2ra. Cho nên, sau khi tấn công không được mà ám sát cũng thất bại, Minh Vương tức giận, trong lòng nóng như lửa đốt. Sau khi bộ tộc Hạng Thị năm lần bảy lượt bị thương nặng, bọn họ liền chỉnh đốn4lại sự lơ là, thiếu cảnh giác trước kia, một lần nữa nghiêm túc cẩn thận vạch ra kế hoạch mới, thề phải diệt trừ Nguyên Vô Ưu.

Việc Hoài Bình có thể trụ vững làm cho không ít người cảm thấy bất ngờ. Tin tức Tam hoàng tử bị thương ngay ban đầu và tin tức công chúa Vô Ưu lãnh đạo quân binh truyền tới Kinh thành, làm cho Khánh Để vừa thất vọng vừa tức giận đập nát hết thảy những đồ vật có thể đập trong Ngự Thư Phòng, càng đừng nói đến cảm giác kinh hãi của các quan viên trong triều khi cảm thấy Hoài Bình sắp thất thủ.

Dân chúng phía bắc Kinh thành, ngoại trừ những nơi trọng điểm trong Kinh thành ra, thì các thành, quận, huyện, phủ còn lại cũng bắt đầu xuất hiện không ít những người đi tránh nạn.

Ngay lúc chiến sự ở Hoài Bình diễn ra kịch liệt nhất, chiến sự Ký Đông lại có sự biến đổi to lớn.

Huynh muội Nguyên Mộ dẫn đầu đại quân dũng mãnh xông ra khỏi phòng tuyển đại quân triều đình, bức đại quân triều đình từng bước từng bước lùi về phía sau, cuối cùng phải rút lui đến đường biên Tân Châu. Sau khi tin tức đại quân bị đẩy lùi đến Tân Châu truyền ra, gia tộc Đệ Ngũ ở Định Dương lại tiếp tục giảm việc vận chuyển đường sống xuống, cuối cùng họ cũng có hành động mới.

Đệ Ngũ Chiếu hạ lệnh, lần lượt đóng tất cả các cửa hàng trừ những cửa hàng không nằm trong phạm vi thế lực của Định Dương, nhấn mạnh phải lấy lương thực, dầu, muối, vải vóc là những vật tư thiết yếu cho cuộc sống làm chính.

Rất nhanh sau đó, việc này khiến cho dân chúng ở nhiều địa phương khác đừng nói là không có bạc, cho dù có bạc, cũng không mua được những lương thực, vật phẩm này. Bước đến cục diện ngày hôm nay, Trịnh Thị cùng Trần Thị cũng đều phục hồi lại tinh thần, ý thức được bên trọng nhất định có vấn đề.

Bất kể là cố ý hay vô ý? Bọn họ đã đâm lao thì phải theo lao. Con hổ kia đã âm thầm mở miệng rộng như chậu máu của mình ra, chỉ cần ngậm lại là có thể cướp đi sinh mạng của bọn họ, nếu như con hổ kia không nhả ra, hoặc là bọn họ kiên trì ngồi trên lưng hổ mặc kệ nó dẫn bọn họ đi đến phương nào, hoặc là nhảy xuống để rồi ngã chết, hoặc là bị nó đớp một nhát đến thịt xương cũng không còn.

Sau khi nhận định rõ thế cục, để giải quyết chuyện này mặc dù trong lòng Trần Thị cùng Trịnh Thị uất nghẹn khó chịu, nhưng lại không thể không học theo cách làm của Đệ Ngũ Chiếu, phối hợp chặt chẽ với hắn.

Kỳ thật, nếu hiện giờ không phải thời kỳ chiến loạn, hai nhà Trịnh, Trần nhất định sẽ tới Định Dương hoặc Dung An, bắt lấy Đệ Ngũ Thị hoặc Văn Thị nghiêm hình tra khảo, ép hỏi cho bằng được rốt cuộc thì người đứng sau mọi chuyện này là ai?

Đương nhiên, chuyện này bọn họ cũng chỉ nghĩ thôi chứ chưa nói ra.

Nói cách khác, trước khi mọi chuyện còn chưa thành công, thì biết đâu được đây ngược lại lại chính là chiếc dù an toàn nhất. Nhưng chuyện tiếp theo làm cho hai nhà Trịnh - Trần phát hiện rằng, thì ra suy nghĩ của bọn họ quá ngây thơ rồi, hang hùm thì khó lấp. Sau chuyện của gia tộc Đệ Ngũ ở Định Dương, Văn Thị ở Dung An cũng bắt đầu hành động, âm thầm cắt đứt nơi cung cấp cũng như buôn bán của các địa chủ, thương nhân. Dưới sự kiểm soát và thúc đẩy mạnh mẽ của vài đại thị tộc, cung - cầu của vùng đất Kinh Bắc hoàn toàn bị cô lập. Ngày thường những hoàng thương, công thương này ngông cuồng tự đại, nhìn người khác bằng nửa con mắt thì bây giờ đều như kiến bò trên chảo nóng, vật tư cùng hàng tồn cũng không trụ được mấy tháng.

Sau ba tháng, hoàng thương, công thương ở Kinh Bắc trên cơ bản đã không còn biện pháp thu thập lương thực cùng vải vóc từ bên ngoài Kinh Bắc vào trong nữa.

Nhưng vì đảm bảo nhu cầu thiết yếu của hoàng cung, dưới sự ra sức hối thúc của quan phủ, những người này buộc phải cưỡng ép lấy lương thực từ dân chúng nơi đây. Những người dân vốn dĩ cảm thấy vẫn còn một tia may mắn thì giờ đây cũng đã tuyệt vọng, những tiếng oán than nhiều như thủy triều! Dân chúng trong vòng mười dặm từ tám thôn làng khác nhau đều phải đối mặt với tình trạng chết đói. Việc bọn họ bị cưỡng chế phải giao nộp lương thực làm họ sinh ra phẫn nộ, một số thanh niên trẻ không sợ chết liền lập thành từng nhóm, tích cực phản kháng, cố gắng đoạt lại lương thực!

Đám quan viên cùng thương nhân cướp đi lương thực của dân chúng cũng đã nghĩ đến sẽ xảy ra tình huống như vậy, vì vậy liền mời Hổ doanh quần áp tải, bảo vệ xe lương thực lên Kinh thành. Có Hổ doanh quân áp tải bảo vệ, kết cục của những người dân có ý đồ muốn đoạt lại lương thực không cần nói cũng biết.

Đối mặt với dân chúng muốn đoạt lương thực, Hổ doanh quân cũng không hề hạ thủ lưu tình. Sau khi tắm dân chúng trong mưa máu, chẳng những bọn chúng không thể trấn áp dân chúng, ngược lại càng gây ra sự hỗn loạn cùng phản kháng quyết liệt hơn, lớp người này chết lớp khác lại vùng lên, dường như trong thoáng chốc dân chúng đều xông tới dưới đao của Hố doanh quân.

Tục ngữ nói rất đúng, thời lạc sinh ra anh hùng. Hiện nay trên nước Đại Nguyên, đúng là thời khắc loạn lạc. Trên đất Kinh Bắc, dù chiến hóa vẫn còn chưa cháy đến, nhưng máu cũng đã chảy thành sông, phơi thây trăm dặm.

Dân chúng đối với triều đình, đối với hoàng đế đã căm hận đạt đến đỉnh điểm, người người đều mong mỏi Minh Vương đánh đến, chinh phạt tên hôn quân bạo để này.

Đối mặt với sự náo động cùng ảnh hưởng tồi tệ này, ngay cả Khánh Đế cũng đứng ngồi không yên. Dân chúng giống như dòng nước, có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền, hắn đương nhiên biết rõ đạo lý này.

Khánh Đế liên tiếp hạ xuống ba đạo thánh chỉ, đạo thành chỉ thứ nhất là nghiêm khắc bắt lấy những người dân dùng vũ lực đoạt lại lương thực. Bởi vậy, Hổ doanh quân cũng không dám giết người lung tung nữa, nhưng chuyện này đối với những dân chúng bị giết đỏ cả mắt mà nói, căn bản không thể lay động được trái tim đã lạnh như băng của họ, họ chỉ muốn toàn tâm toàn ý lật đổ chính sách tàn bạo, đoạt lại lương thực của mình bị cướp đi, để không cần lo lắng bị chết đói. Khánh Đế trông thấy những tấu chương này liền nổi trận lôi đình. Sau khi nổi giận, ông liền không giấu nổi vẻ lo âu cùng bất an.

Thế là đạo thành chỉ thứ hai liền được hạ xuống. Đạo thành chỉ thứ hai viết dứt khoát chấm dứt việc dùng vũ lực trấn áp dân chúng.

Trái tim băng giá cũng không phải chuyện ngày một ngày hai. Lần bạo động này, đối với dân chúng mà nói, đã là đỉnh điểm, huống chi, đã chết nhiều người như vậy, đều là trai tráng, lực lượng lao động chủ yếu trong gia đình, đối mặt với phụ thân, huynh đệ, trượng phu đã máu chảy thành sông, cứ cho rằng như hoàng đế có trấn an bọn họ đi chăng nữa, thì dân tình cũng vẫn như cũ phẫn nộ tột độ, dân chúng đoạt lại lương thực càng ngày càng nhiều, thủ đoạn ngày càng lợi hại.

Đến lúc này, việc đoạt lại lương thực cũng chỉ là một cách để họ giải toả áp lực tích tụ bên trong mà thôi.

Nguyên nhân chân chính là dân chúng đối với triều đình, đối với hoàng đế đã bất mãn cực điểm, đã không còn cách nào áp chế được nữa.

Dân chúng Kinh Bắc bạo động, đại loạn, Kinh thành cũng không được yên ổn, cho dù Kinh Bắc có Hổ doanh quân cùng cấm quân, nhưng dân chúng rất đông, hàng ngàn hàng vạn người, nhiều đếm không xuể, bạo động làm cho Khánh Đế nổi trận lôi đình, nhưng cuối cùng cũng không dám sử dụng vũ lực để trấn áp lần nữa. Dưới sự góp ý cùng đề bạt của các đại thần, cuối cùng thì đạo thành chỉ thứ ba cũng được hạ xuống. Đó là đem lương thực cướp đoạt của dân chúng lần nữa phát trở lại cho bọn họ, ý đồ muốn bình ổn sự phẫn nộ đang dâng trào trong lòng dân chúng. Tin tức truyền đến tai dân chúng bạo loạn, đối với bọn họ mà nói, đúng là có thể trấn an bọn họ nhưng cũng chỉ là nhất thời mà thôi, cuối cùng cũng đã muộn quá rồi, đương kim hoàng đế đã mất sạch sự ủng hộ của dân chúng.

Dân chúng nước Đại Nguyên khởi nghĩa, dân chúng bạo động, càng ngày càng nhiều. Đến cuối cùng, nó càng lúc càng lớn, một số người thậm chí còn tự nguyện gia nhập phản quân chinh phạt triều đình của Minh Vương.

Có dân chúng ủng hộ, quân Minh Vương thế như rồng mọc cánh, trực tiếp đánh đến Tấn Châu! Một khi Tấn Châu thất thủ, công phá Kinh Bắc cũng không còn xa nữa!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.