Hàn Lâm Viễn không lộ liễu chọn chỗ ngồi gần cô, mà ngồi cách đó mấy bàn, nhưng chỉ cần ngẩng mặt lên là có thể dễ dàng nhìn thấy cô.
Ngồi gần quá cũng sẽ làm cô mất tự nhiên mà ăn cơm không được ngon.
Hàn Lâm Viễn hỏi trợ lý :"Sắp xếp xong lịch nghỉ tết và lịch trực rồi đúng không.
Trợ lý gật đầu:"Đã gửi thông báo xuống toàn bộ nhân viên của bệnh viện rồi ạ"
Hàn Lâm Viễn mặt vẫn không cảm xúc: "Gửi một bản vào mail của tôi"
"Vâng." Trước này chuyện sắp xếp nhân sự này sếp chưa từng hỏi đến, sao lần này lại quan tâm thế nhỉ.
Chu Tịnh Kỳ không ở lại hóng bát quái nữa, cô nhanh chóng giải quyết nốt bữa trưa rồi quay về khu dưỡng lão.
Còn một vài việ cần làm rồi quay lại trường học.
Chiều nay cô còn có tiết học ở trường.
Chiều ngày hai tám tết, Chu Tịnh Kỳ thu dọn mấy bộ quần áo cho vào balo đeo lên vai, cầm theo mấy món đồ cô đã chuẩn bị trước đó mang về nhà làm quà tết.
Ngày sát tết, người làm ở thành phố lớn đều tranh nhau kiếm vé xe để về quê.
Chu Tịnh Kỳ đã rất vất vat mới có thể mua được vé tàu ngày 28 tết.
Vẫn chỉ là vé giá rẻ như lần trước nhưng Chu Tịnh Kỳ vẫn thấy hài lòng.
Một chặng đường dài gần một nghìn cây số, sáng ngày 29 Chu Tịnh Kỳ về đến thành phố B, lại bắt thêm một chặng xe bus đến làng quê nhỏ của cô.
Không khi ngày tết đã tràn ngập khắp mọi ngóc ngách, bọn trẻ con được nghỉ học, lô đùa chạy nhảy ríu rít ở ngoài đường, Chu Tịnh Kỳ thấy thật hâm mộ sự vô tư hồn nhiên của mấy đứa trẻ con.
Chu Tịnh Kỳ đeo balo đi trên đường gặp được những người hàng xóm, mọi người đã lâu không gặp được cô, tay bắt mặt mừng hỏi han sức khoẻ của cô, biết chuyện cô đỗ đại học thì mừng lắm, rối rít chúc mừng.
Chu Tình Kỳ nói chuyện với những người đó một lúc rồi chào họ đi về nhà.
Cổng nhà mở toang, trước sân có thằng bé mười, mười một tuổi đang nghịch đồ chơi dứoi đất.
Chu Nhiên nhìn thấy Chu Tịnh Kỳ về thì nhìn cô ghét bỏ, chẳng thèm chào hỏi gì chạy tót vào trong nhà gọi ba mẹ.
Ba mẹ Chu đi ra cửa nhìn thấy Chu Tịnh Kỳ, trên mặ không có chút niềm vui nào.
"Ba, mẹ, con về rồi ạ
Mẹ Chu đay nghiến :Nhà tao không có đứa con như mày, bất hiếu, phí công nuôi dưỡng.
Ngày đó tao đã bảo nếu mày đi học đại học, tao sẽ coi như không có đứa con gái như mày, giờ mày còn về đây làm gì.
Hay là học hành không ra gì, bị đuổi học rồi nên giờ về đây xin xỏ vợ chồng tao.
Chu Tịnh Kỳ kìm nén chua sót trong lòng: Tết đến rồi, con chỉ muốn về đón tết cùng với gia đình thôi.
Ba Chu liếc mắt nhìn cô khinh bỉ :Gia đình tao vui vẻ hoà thuận ăn tết, mày đi tới phá hoại bầu không khí làm gì, tao không nhận nổi đứa con gái như mày.
Sao ba mẹ lại ghét con như thế, dù sao con cũng là con của hai người mà.
Tết đến có ai mà không muốn về với gia đình mình đâu chứ.
Dù từ bé ba mẹ vẫn luôn phân biệt đối xử với con, nhưng con vẫn muốn được về quây quần với gia đình mình thôi mà.
Chu Tịnh Kỳ không kìm được nước mắt, mắt ướt nhẹm giàn dụa nước.
Ba mẹ Chu vẫn đứng trước cửa nhà, Chu Tịnh Kỳ đứng trong sân, tay cầm mấy túi quà.
Họ tỏ rõ thái độ không muốn cho cô vào trong nhà.
Mẹ Chu bĩu môi :Nếu mày vẫn muốn làm con của bọn tao, vậy thì tìm thằng nào con nhà giàu, dụ dỗ nó lấy được nhiều sính lễ một chút mang cho bọn tao, thì bọn tao sẽ bỏ qua hết những chuyện trước đây.
Chu Tịnh Kỳ không thể chịu được thêm nữa, cô nhìn thẳng vào mắt mẹ Chu :Cuối cùng hai người vẫn chỉ muốn đem con bán đi thôi chứ chưa từng có tình cảm gia với con.
Chu Nhiên đứng một bên, khinh khỉnh nhìn thẳng vào Chu Tịnh Kỳ, xem cô như vật chướng mắt, luôn coi cô là ngừoi ngoài
Mẹ, đem bán chị ta đi, nhà mình cần sửa lại cũng tốn một khoản tiền lớn.
Chị ta ăn uống của nhà chúng ta bao nhiêu năm nay, phải đòi thật nhiều sính lễ.
Chu Tịnh Kỳ không nghĩ gia đình này lại bạc bẽo với cô như vậy.
Đến một cái tết cũng nghĩ không muốn thấy cô trở về.
Chu Tịnh Kỳ tiến tới đặt mấy túi quà lên hiên cửa.
Ba mẹ, hai ngừoi giữ gìn sức khoẻ, chúc hai người năm mới đại cát đại lợi.
Con đi đây.
Chu Tịnh Kỳ chạy nhanh ra khỏi căn nhà nó, trên mặt dàn dụa nước mắt, từ bây giờ cô sẽ không bao giờ quay lại căn nhà này nữa.
Đằng sau tiếng Chu Nhiên vẫn văng vẳng
Ba mẹ thấy chưa, chị ta chẳng phải loại tốt đẹp gì đâu, không chừng đi chỗ khác không phải học hành mà lại làm việc gì xấu hổ rồi ý chứ.