Sắc Màu Quân Nhân

Quyển 1 - Chương 72: Quân ca to rõ



Không ai lên tiếng.

Cô hỏi: "Bà nội ạ?"

Vẫn không ai trả lời.

Cô lại hỏi: "Là A Trường à?"

Vẫn không ai trả lời. Cô suy nghĩ, cầm quần áo mặc vào lần nữa, to gan đi tới cửa. Đi tới đó thì cô cười. Thì ra là cửa phòng có một cái sọt nhỏ bằng gỗ, trong đó là một ít xà bông.

Cô cảm động, hơi muốn khóc. Một người xa lạ nhưng lại đối xử tốt với cô như vậy. Nhìn lại xem, tên Liên Hạo Đông kia nhiều ngày như vậy mà cũng không tìm được mình, mệt cho anh còn là một Trung tá.

Cô bước vào chậu tắm một cách khó khăn, nước nóng tới mức cô không kiềm được mà hét to lên. Hai tay nắm chặt miệng chậu phòng mình bị trượt xuống đáy. Cô cũng không muốn uống nước tắm của mình.

A Trường bưng nước cô tắm xong ra ngoài, sau đó khẽ đóng cửa lại giúp cô.

Tắm giặt thơm ngào ngạt xong, trên người cũng dễ chịu hơn. Cô cũng cảm thấy mệt, nằm lên giường, ngủ rất nhanh.

Ngày hôm sau, vết thương của cô bắt đầu ngứa. Tối qua không bôi thuốc bởi vì cô không bôi tới vết thương trên lưng. Sau đó đi tìm bà nội nhờ giúp. Bà nội đang làm một thứ đồ nhỏ rất tinh xảo trong sân, dưới đất có rất nhiều thứ gần giống với khớp xương. Cô hỏi: "Đây là gì vậy ạ?"

A Trường liếc cô, nói: "Rắn. Có muốn ăn cơm không, tôi đi bới cơm giúp cô?"

Cô nói: "Cảm ơn!"

Chỉ chốc lát sau A Trường đã bới cho cô một chén cơm đầy, trong có vài cục thịt nho nhỏ, thoạt nhìn rất ngon. Cô nếm thử một miếng, nghiêm túc thưởng thức hương vị của nó, cảm thấy không tệ, mềm mềm trơn trơn, ăn liền hai chén. Sau khi ăn xong thì cô nhìn A Trường làm rắn của anh.

Ghép tất cả các khớp xương lại, A Trường lấy một tấm da rắn đã ngâm trong dầu ra, bọc lên những khớp xương đó. Cô hỏi: "A Trường thật là lợi hại, làm xong nhanh như vậy. Có điều những con rắn này thật đáng thương, chết vô ích như vậy."

A Trường nói: "Rắn trong núi nhiều, giết một hai con không sao. Thịt rắn vừa rồi ăn ngon không? Tôi hầm lâu lắm đấy."

Vừa rồi cô ăn là thịt rắn? Đợi lát nữa cô phải tìm chỗ ói ra. Cô là người phương Bắc, không quen lqđ ăn rắn, nghĩ tới đã thấy buồn nôn. Cô lặng lẽ đứng lên, chống gậy chạy ra bên ngoài lùm cỏ trên sườn núi ói ra một cách đau đớn.

A Trường đưa một ly nước trắng cho cô, hỏi: "Thì ra không ăn được rắn."

Cô trả lời: "Tâm lý không chấp nhận được."

Cô nói với A Trường: "A Trường, chỗ này của các anh có thiết bị truyền tin gì không? Tôi muốn gọi điện cho...bạn trai."

A Trường nói: "Chỗ này không có điện thoại, muốn gọi phải ra cạnh đường cách đây 10km, chỗ đó có một bốt điện thoại công cộng. Cô muốn đi không?"

"Hả? Xa như vậy

à, vậy thôi đi, để anh ấy chờ.”

“Cũng được!”

“A Trường, vết thương sau lưng và trên chân tôi rất nhột, có phải bị nhiễm trùng không?”

“Chắc vết thương lành miệng rồi. Cô có bôi thuốc không?”

“Không, bôi trên đùi nhưng sau gáy và lưng thì không bôi. Tay tôi với không tới.”

Vì vậy im lặng một hồi.

A Trường là đàn ông trưởng thành, đương nhiên không thể để anh ta bôi thuốc giúp mình. Cô vẫn nên chờ bà nội về thôi. Hôm nay cô mặc quần áo của mình. Quần áo thay ra hôm trước bà nội đã giặt giúp cô rồi.

“Bà nội đi đâu vậy? Khi nào thì về.”

Gắn xong rắn, A Trường thả một con rắn nhìn rất sống động vào trước mặt Trần Hiểu Sắt, nói: “Bà tự thêu chút đồ đưa đi chợ bán, chắc trời tối mới về nhà.”

Đúng vậy, trên cái yếm bà nội tặng cô có thêu hai con uyên ương xinh đẹp, thì ra là cả nhà bọn họ đều sống nhờ tay nghề khéo léo. Cuộc sống trên núi không yêu cầu cao, chỉ cần có thể cơm no áo ấm, sinh con dưỡng cái là có thể sống cả đời. Có thể có ba mẫu đất cằn, cũng có thể là một ao nước, hưởng thụ ơn trời, biết đủ là thú vui đời thường.

Cô cầm con rắn, nhìn rất nghiêm túc, trong lòng có chủ ý hư hỏng, sau đó trở về phòng, định mang về.

Lúc đó trời đang nóng, trong hồ nước dưới chân núi có một đám trẻ con đang chơi đùa, tiếng cười đùa tràn ngập cả sơn cốc. Cô đứng dậy, ra khỏi cửa chính, sau đó kêu: “A Trường, có thể đưa tôi tới bên hồ xem một chút không?”

“Cô muốn đi?”

“Ừ, đám trẻ con kia chơi vui quá. Tôi muốn đi xem.”

“Được.”

A Trường đỡ cô đi xuống núi một cách khó khăn. Núi này không cao lắm nên cô không phải đi nhiều đã xuống chân núi. Mùa hè nóng bức, bờ hồ mát mẻ khác thường, làn nước xanh biếc phản xạ ánh sáng mặt trời, chiếc sáng từng khuôn mặt rạng rõ. A Trường nói cô chờ ở đây một chút, anh ta đi lên lấy ít thứ.

Cô ngồi xổm xuống dựa vào tảng đá, chỉ chốc lát sau một cái đầu nhô ra trong nước, hỏi cô: “Chị là tiên nữ à?”

“Chị không phải tiên nữ nhưng không khác lắm.” Cô tự kỷ nói.

Một cái đầu nhỏ khác: “Chị tiên nữ, chị thật là trắng, thật xinh đẹp.”

Cô nhìn những đứa trẻ này, nở nụ cười, tuổi thơ ấu ngây thơ biết bao. Lớn lên trong núi tuy hoang vu nhưng là một loại thiên đường khác. Bọn chúng cười đùa vui vẻ hơn trẻ con thành phố còn vui vẻ không buồn không lo hơn nhiều.

A Trường trở lại, bọn nhỏ lập tức giải tán.

A Trường mang một cái chậu gỗ lớn tới.

Cô hỏi: “Anh đem xuống làm gì?”

A Trường bỏ chậu gỗ vào hồ nước, chỉ chỉ cô rồi lại chỉ chỉ cái bồn lớn.

Cô cười khẽ, nói: “Muốn tôi ngồi vào đúng không?”

A Trường dìu cô ngồi vào chậu, sau đó đẩy chậu vào nước, mình thì cuộn ống quần lên, bước vào trong nước. Hồ nhỏ nên nước không sâu, chỉ chưa tới eo.

Cô hỏi: “A Trường, nhìn cái hồ nhỏ này hình như rất dài, sao các anh không làm một cái cầu ở đây? Vậy thì đi tới đối diện sẽ tiện hơn?”

A Trường nói: “Nếu đi thì chọn đường khác, đều là đi qua từ phía bên phải mỏm núi. Tuy xa hơn nhưng đi quen là tốt rồi.”

Cô bồng bềnh trong làn nước, bàn chân không bị thương quẫy quẫy, vỗ nước trong ao. Bàn chân trắng tinh như bạch ngọc, sạch sẽ như ngó sen trắng. Đám trẻ con kia lại bơi tới, đi theo họ cùng bơi. Có một đứa bé vì tò mò cái chân ngọc này nên tiến lên sờ soạng.

Cô hét lên kinh hãi, trời ạ, đứa bé nhỏ như vậy mà cũng vô lễ với cô.

A Trường đuổi bọn chúng đi, đám trẻ con hét lên một tiếng, cười lớn tản đi.

Sau đó vừa bơi trong nước vừa hét: “A Trường, A Trường chết vợ chết con phúc không dài. A Trường, A Trường chết vợ chết con phúc không dài…”

Lời nói thật ác độc! Cô nóng nảy hét lớn: “Đừng kêu!”

A Trường thì quen rồi. Anh chỉ cười bi thương, đẩy cô bơi trong hồ nước tiếp.

Cô nói: “Rốt cuộc tôi biết vì sao các anh phải sống một mình ở đây. bọn họ thật là sống quá dễ chịu!”

A Trường lại nói: “Bọn họ nói rất đúng. Tôi không có con, cũng không có vợ.”

Cô hỏi: “Anh rất yêu vợ anh đúng không?”

A Trường nói: “Ừ.”

“Không phải cô ấy bị bệnh là bởi vì đám trẻ con này chứ?”

“Đúng là vậy. Sau này chính cô ấy hành hạ mình mà chết.”

Thật là một gia đình đáng thương.

“A Trường, anh có từng nghĩ sẽ lấy thêm vợ không?”

“Không muốn. Vợ tôi mãi mãi là cô ấy, bất kể là cô ấy điên hay chết rồi.”

Tốt cho một A Trường chung thủy, mong tương lai anh có thể hạnh phúc, để cô ấy trên trời làm bạn với anh.

8h tối bà nội còn chưa về, A Trường đi đón bà. Cô chờ trên giường, cuối cùng không chống đỡ được mà lại ngủ thiếp đi.

Nửa đêm, tiếng gõ cửa vang lên khiến cô tỉnh lại, lưng mát mát lạnh lạnh thật khó chịu. Lấy tay sờ thì lại từng bôi thuốc, xem ra bà nội đã về.

Cô dậy mở cửa, đêm khuya núi lớn yên tĩnh vô cùng. Bụi cỏ bên cạnh vang lên tiếng loạt soạt, A Trường thắp đèn trong nhà. Cô đi tới, khẽ hỏi: “A Trường, anh chưa ngủ à?”

Bên trong xuất hiện một hồi ồn ào, A Trường đứng dậy. Chỉ chốc lát, cửa mở ra, A Trường mở khóa cổng. Cô nói: “Không có gì đâu. Tôi chỉ muốn hỏi một chút, có phải bà nội đã về không?”

A Trường nói: “Ừ. Cô đừng lo. Có muốn đi vào ngồi không?”

Cô suy nghĩ, lắc đầu, nói: “Không cần, về thì không phải lo nữa. Tôi về ngủ.” Lúc cô xoay người thì thấy trên cái bàn dài có một mảnh vải hình vuông đang che một thứ gì đó.

Qua một đêm ngủ say, vết thương vì được bôi thuốc nên không ngứa. Kỳ lạ, mùi thuốc này không giống lần trước, vừa dễ chịu lại vừa thơm, quan trọng là mùi này rất quen.

Sáng sớm, khi cô tỉnh lại thì thu hoạch một món quà nhỏ, là một cái tượng gỗ A Trường khắc. Cô bé trên pho tượng tóc xõa vai, giữa lông mày có một nốt ruồi nhỏ. Thì ra tối qua anh thức cả đêm là để khắc tượng cho mình. Một dòng nước ấm lướt qua lòng cô.

Tóc cô dài nên gội rất bất tiện. Tuổi bà nội quá lớn, phục vụ không được, chỉ có A Trường giúp cô. Nước ấm tưới lên đầu cô, từng gáo từng gáo, sau đó dùng khăn lông lau khô giúp cô, chải tóc cho cô.

Trên đầu cô có một vết thương khoảng 3cm, lúc bôi thuốc rất khó. A Trường liền dùng kéo cắt phần tóc này đi giúp cô. Một lọn tóc đen nhánh rơi xuống trên đất. May mà tóc cô dày, cắt bớt đi cũng không nhận ra.

Đây là ngày thứ tư cô mất tích. Không có chút tin tức nào của Liên Hạo Đông.

Chân cô đã có thể rời khỏi cây gậy để đi. Cô cầm điện thoại đi tìm A Trường, muốn nhờ anh tìm giúp cô mọt cái sạc pin xem. Cô ra ngoài kêu hai tiếng nhưng không ai đáp, liền nghịch ngợm tự mở cửa vào, trong nhà cũng trống không. Họ đi đâu nhỉ? Cô phát hiện một cái cửa ngầm trong phòng, đi qua đó, khẽ đẩy ra…

Buổi tối, cô nói với A Trường và bà cụ rằn thân thẻ mình đã có thể đi lại, không dám ở lại quấy rầy, hi vọng bọn họ đưa mình tới chỗ có xe buýt, tự cô ngồi xe về.

A Trường nói: “Tôi có thể thông báo cho bạn trai cô tới đây.”

Cô lập tức gạt đi: “Không cần, tự tôi về.”

A Trường nói tiếp: “Nếu không thì gọi điện thoại thông báo cho bạn trai cô tới đón?”

Cô lại gạt đi lần nữa, nói: “Không cần thật mà. Tôi nhất định phải tự về.”

“Vậy cũng được.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.