“Hay là ra đấy ăn nằm với thằng nào?”
Chú Tài không nhịn nổi, đặt mạnh dĩa đồ ăn xuống bàn, lớn tiếng: “Mẹ! Mẹ có thôi đi không? Con bé là cháu của mẹ đấy! Là con ruột của con trai mẹ đấy! Sao mẹ cứ nghe theo mấy cô mấy bác hàng xóm, mê tín dị đoan thế?”
Bà Hải đập tay xuống bàn, quát to: “Câm ngay! Anh dám mắng tôi đấy à?”
Không khí ngày càng trở nên căng thẳng, bí bách hơn.
Tiếng cãi vã lớn như thế, tường cách âm lại kém, hàng xóm nghe được là chuyện dễ hiểu.
Hải Uyên vốn định đợi bà Hải xỉ vả xong sẽ lẳng lặng biến mất khỏi mắt bà, nhưng vì mình mà chú Tài cũng bị vạ lây, cô không cho phép mình nhu nhược, nhẫn nhịn thêm nữa.
Mặt Hải Uyên tối sầm lại, tròng mắt tựa hồ như đỏ lửa, hầng hậc như hòn than đang cháy.
Khóe miệng cô nhếch lên, âm trầm cất giọng: “Bà à, cho dù cháu có ăn chơi hư hỏng như thế nào, cháu cũng sẽ không làm mất mặt gia đình mình.
Nhưng mà còn bà, bà xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác, đó là phạm pháp đấy ạ.”
Cả ba người còn lại đều mở to mắt cả kinh, nhưng chú Tài và Đức Nhật cho rằng lời của Hải Uyên nói là đúng.
Bà Hải hết sức sửng sốt, lắc nhẹ đầu, ngữ khí mơ mơ hồ hồ: “Anh thấy chưa? Anh thấy chưa? Nó có vừa gì đâu?”
Hải Uyên nhắm nghiền mắt, ôn hòa gọi: “Nhật.”
“Dạ, em đây.” Đức Nhật bừng tỉnh.
“Lần trước Minh hỏi chị, mẫu bạn trai lý tưởng của chị là gì.” Hải Uyên giương mắt, nhìn trực diện vào bà Hải, rắn rỏi nhấn mạnh từng chữ:
“Mẫu bạn trai lý tưởng của chị là ba Tú.
Một người dám làm, dám nhận, dám chịu.
Dám dọn ra riêng, chấp nhận từ bỏ kế thừa tài sản vì không muốn vợ mình phá thai, không muốn vợ mình chịu cảnh mẹ chồng nàng dâu với một người độc đoán, cố chấp, mê tín như bà.
Không sinh thêm con vì không muốn con gái ruột bị người mẹ cổ hủ của mình trọng nam khinh nữ, ngược đãi con gái ông.”
Bà Hải trợn to mắt nhìn, điếng người không thôi.
Những gì Hải Uyên nói chẳng khác nào ly nước lạnh tạt thẳng vào mặt bà.
Mà những lời đó, cậu con cả của bà đã từng nói qua.
Nhiều năm trước, mẹ Liên trót có mang Hải Uyên.
Ban đầu bà giấu ông, vì khi ấy ông còn bận bịu chuẩn bị thi công chức.
Mãi khi bà mang thai hơn 1 tháng, bụng bắt đầu nhô lên, cơn ốm nghén nghiêm trọng hơn, không giấu được.
Ba Tú khi biết thì vui mừng hết cỡ, vội vội vàng vàng đưa mẹ Liên về nhà xin hỏi cưới.
Bà Hải chấp nhận mẹ Liên, nhưng khi biết đứa bé trong bụng là gái, bà không chấp nhận.
Vì trong tiềm thức của bà đã luôn đinh ninh một vấn đề: có con trước hôn nhân, nếu là bé gái, chắc chắn sẽ mang vận rủi.
Ba Tú nghe ngóng được mẹ mình rủa con ông, nửa đêm nửa hôm tức tối mặt tối mũi, thu dọn hành lý, đưa mẹ Liên ra riêng sống.
“Nếu hôm nay anh dám bước chân ra khỏi cái nhà này, đừng mong nhận được một xu nào…”
“Con không cần! Con chỉ cần vợ con con bình an!”
Ông nội là người có công với cách mạng, nên tiền đồ của con cháu ông ắt sẽ sáng.
Nhưng vì sự kiên quyết đó, ba Tú phải mất thêm một khoảng thời gian rất dài mới thi đỗ công chức vào một trường chuyên cấp ba của Thương Kinh.
Tiêu tốn mất mấy tháng trời là chuyện dễ hiểu, vì không có sự trợ giúp của ba mẹ, ba Tú và mẹ Liên phải tự thân vận động.
Miệt mài làm thêm làm nếm để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho công chúa của họ ra đời trong điều kiện tốt nhất.
Hải Uyên càng lớn, ý niệm sinh thêm đứa thứ hai của bà Hải càng lớn.
Giữa vô vàn lời khuyên năn của mẹ mình, ba Tú dõng dạc tuyên bố: “Vợ chồng con sẽ không sinh thêm, con chỉ cần bé Uyên nhà con là đủ rồi.
Sinh thêm cháu, nếu là con trai, bé Uyên của con chắc chắn sẽ bị mẹ hạ bệ, trọng nam khinh nữ, con ghét điều đó.”
Trong cả cái gia đình của bà, ai ai cũng ủng hộ ba Tú, và cưng chiều Hải Uyên hết mực.
Chính xác mà nói, Hải Uyên là công chúa duy nhất, tâm điểm duy nhất của tất cả mọi người.
Bà Hải chỉ thẳng vào Hải Uyên, lần nữa quát lớn: “Cái loại mất dạy!”
Hải Uyên lập tức phản bác, nhưng là với ngữ điệu vô cùng nhẹ nhàng: “Bà chưa dạy cháu một ngày nào, bà đâu có quyền mắng cháu mất dạy?”
Thốt ra được những từ này, Hải Uyên không cảm thấy ngượng miệng.
Bởi vì từ nhỏ đến lớn, số lần bà Hải gặp cô chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nói đúng hơn là đến thăm con trai bà, nhưng vô tình đụng phải cô.
Bà Hải tức đến run người, lắp ba lắp bắp không rõ chữ: “Thấy…thấy chưa…Còn vẽ chuyện…lấy tên tôi làm tên lót cho nó…để bây giờ nó lên mặt với bà già này.”
Chú Tài rất muốn bênh vực Hải Uyên, vì trong trường hợp này, cô nói đúng.
Nhưng nếu lời ra tiếng vào thêm nữa, ảnh hưởng đến hàng xóm là chuyện nhỏ, ông nội biết được mới là chuyện lớn.
Mà đã không khuyên năn được bà Hải, chỉ đành để cháu ông chịu thiệt một chút: “Uyên à, chú thấy cháu cũng hơi nặng…”
“Không phải mọi người luôn muốn biết, năm đó bà đã nói gì mà để cháu khóc suốt một đêm liền ư?” Cổ họng Hải Uyên đột ngột nghẹn đắng, trước mắt bắt đầu bị phủ một tầng sương mỏng.
Bà Hải nghe đến độ này, lập tức mặt mũi xanh xao hẳn đi.
Hải Uyên thở mỗi lúc một mạnh, nhịp thở không đều.
Ấm ức bao năm qua, hôm nay cô muốn giải quyết cho gọn chuyện.
Giấu diếm được những 18 năm, chịu đựng chứng bệnh tâm lý đó những 18 năm, cô thật lòng nể phục, bản thân mình đã kiên cường, mệt mỏi đến nhường nào.
“Ngày hôm đó, bà ôm cháu, sau đó thì thầm vào tai cháu…” Hải Uyên hít thở sâu, cố gắng nhào nặn ra những chữ tròn vành nhất có thể: “Tại mày mà con tao mới lớn tiếng cãi lại tao, người ta nói mày xui xẻo không sai, lẽ ra mày nên chết đi ngay khi còn trong bụng mới phải.
Bây giờ còn ở đây tổ chức sinh nhật? Mày chỉ biết làm ba mẹ mày thêm khổ.”
Hải Uyên vừa dứt lời, chú Tài tức khắc phẫn nộ quát tháo: “Mẹ! Sao mẹ có thể ăn nói như thế với một đứa bé mới 4 tuổi chứ?”
Bà Hải mặt xanh lè, nhưng đầu bà như bốc khói hết cả.
Khoảnh khắc chú Tài chê trách bà, Hải Uyên biết tiếp theo bà sẽ làm gì.
Không phải tự nhiên mà ông bà ta có câu: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.
Bà Hải vơ cái bát rỗng bày trên mặt bàn, ném thẳng vào người Hải Uyên.
Dường như trong tíc tắc khi bà giơ tay lên, Hải Uyên trừng mắt nhìn bà, khóe môi cô còn khẽ động đậy.
Bà Hải sững người, lầm bầm mấy chữ: “Sao…sao nó…không tránh?”
Cái bát đập mạnh vào mép trán bên phải của Hải Uyên, lưu lại một vết bầm, da bị trầy xước.
Dần dần, mấy vệt xước đó đọng thành vệt máu, chậm chạm rỉ xuống bên thái dương.
Chú Tài đờ đẫn người, tay run bần bật.
Giọng chú run theo, vừa khóc, vừa dùng khăn giấy lau máu cho Hải Uyên: “Cháu tôi…cháu tôi…đau không hả cháu…sau mẹ lại đối xử với con bé thế này…nó ngoan ngoãn vậy mà…nó nói đúng chứ đâu có sai…”
Thời khắc cái bát va chạm xuống nền gạch cứng, vỡ tan tành, một thước phim ngắn hiện về trong đầu Đức Nhật.
Nhưng chỉ vừa khó khăn thốt lên được mấy từ: “Bà có biết tại sao chị Uyên lại xăm hình ở sau gáy không? Là do bà…” Thì cánh cửa ra vào “ầm” một tiếng rất lớn, kinh động đến tất cả mọi người.
Là ông nội đã đạp nó, khi Đức Minh chỉ đặt tay vào tay nắm cửa.
“Bà Hải!”.