Trước đó Dương Phàm đã không đếm xỉa gì đến Võ Thừa Tự. Võ Thừa Tự thấy, đây là Dương Phàm rõ ràng tỏ thái độ đứng về phía Võ Tam Tư rồi, nếu chỉ có vậy thì còn thôi, gã vẫn không để tâm làm gì, nhưng không ngờ đại tướng Phan Tử Văn dưới trướng gã bởi vậy mà “ngã ngựa”, nên Võ Thừa Tự lại cực hận Dương Phàm.
Nhưng mà Võ Thừa Tự cũng không ngu xuẩn đến mức lập tức trở mặt với Dương Phàm. Dương Phàm đã vượt qua vụ án nổi bật nhất tại kinh thành, hơn nữa rõ ràng nhất chính là, Hoàng đế cũng che chở cho hắn, lúc này mà phản kích thì mất nhiều hơn được, Võ Thừa Tự chỉ đành phải áp chế lửa giận trong lòng tạm gác Dương Phàm sang một bên, tiếp tục an bài kế hoạch tìm kiếm ân sủng của gã.
Kế hoạch này bắt đầu từ lúc Thái Tử Lý Đán thất sủng, gã và Phong Các xá nhân Trương Gia Phúc đã bắt đầu thiết lập rồi. Gã muốn tìm kiếm sự ân sủng của Võ Tắc Thiên cũng không dễ dàng, Nữ hoàng đã giàu có thiên hạ, còn có cái gì có thể làm động tâm của bà nữa chứ? Võ Thừa Tự càng nghĩ, cảm thấy chỉ có thể bắt tay vào từ chữ “Danh” mà thôi.
Lúc trước vì tạo thanh thế cho Võ Tắc Thiên đăng cơ, Võ Thừa Tự từng làm giả một khối “Thụy thạch." Ở phía trên khắc tám chữ to “Thánh mẫu lâm nhân vĩnh xương đế nghiệp..." , ném vào Lạc Thủy, lại gọi người vớt lên để dâng cho Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên quả nhiên mừng rỡ, phong Lạc Hà làm thần thủy, cấm câu cá, cũng tự cấp niên hiệu cho mình là “Thánh mẫu thần hoàng".
Đây là lần đầu tiên Võ Thừa Tự nếm được chữ “Danh”, bởi vậy mà thu được lợi ích to lớn. Sở dĩ Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư ở trong số con cháu đông đúc mà trổ hết tài năng, trở thành ứng cử viên cực kỳ có lực cạnh tranh vị trí Thái tử, cũng chính bởi vì trong quá trình Võ Tắc Thiên đăng cơ, hai người này là xuất lực lớn nhất.
Hiện giờ vì mưu đoạt vị trí Thái tử, Võ Thừa Tự lập lại chiêu cũ. Mùa hoa quế đua nở, toàn thành ngập hương thơm, gã lại dẫn đầu năm nghìn dân chúng Lạc Dương ký tên vào thư thỉnh nguyện, cung thỉnh Hoàng Đế thêm tôn hiệu “Kim luân.”
Võ Tắc Thiên từ sau khi đăng cơ, đã từ Thánh mẫu Thần hoàng biến thành Thánh thần hoàng đế. Hiện giờ Võ Thừa Tự giả dân ý cung thỉnh Hoàng đế thê hai chữ “Kim Luân” vào trước bốn chữ “Thánh thần hoàng đế”s nữa. Võ Tắc Thiên vui vẻ nhận, vì thế cho mình thêm tôn hiệu, biến thành "Kim Luân thánh thần hoàng đế!"
Võ Tam Tư thấy thế không dám chậm trễ, sau khi Thái Tử thất sủng, y định ra sách lược chính là củng cố ân huệ, chuyện này y cũng luôn luôn trù bị, nên vừa thấy Võ Thừa Tự đoạt trước, Võ Tam Tư cũng lập tức đưa ra an bài. Rất nhanh, y cũng bắt đầu liên lạc với nhóm Tứ Di tù trưởng cùng chạy tới kinh thành, trong đó còn bao gồm vị Khả Hãn A Sử Na Hộc Sắt La của Tây Đột Quyết.
Võ Tam Tư suất lĩnh Tứ di tù trưởng gióng trống khua chiêng triều kiến Thiên Tử, thỉnh cầu Hoàng đế cho phép bọn họ ở bên ngoài Đoan môn chế tạo một pho tượng đồng lớn, tên là "Thiên Khu." Dùng vật này để ca tụng công tích vĩ đại của Nữ hoàng đế. Võ Tắc Thiên luôn luôn thành công vĩ đại, đương nhiên đáp ứng sẽ giao việc này cho Võ Tam Tư phụ trách.
Võ Thừa Tự vừa thấy Võ Tam Tư mò được nhiều lợi ích hơn mình, đâu chịu từ bỏ ý đồ lập tức tụ tập mấy nghìn dân chúng Lạc Dương, lại tiếp tục ở Thiên Môn thỉnh nguyện, thỉnh cầu Hoàng đế thêm hai chữ “Việt Cổ” trước tôn hiệu “Kim Luân thánh thần hoàng đế", xưng là “Việt cổ Kim Luân thánh thần hoàng đế!"
Loại tôn hiệu này càng nhiều càng tốt, mặt rồng Võ Tắc Thiên cực kỳ vui mừng, lại lần nữa đồng ý. Võ Tam Tư thấy tình cảnh này, vội vã mời “ngũ khuyển” dưới tay thương lượng một chút, lại thượng tấu thỉnh cầu Hoàng đế cho phép ở Tung Sơn xây dựng Tam Dương cung, ở Vạn Thọ Sơn xây dựng Hưng Thái cung, để khi Nữ hoàng đế đi dạo thì sử dụng. Võ Tắc Thiên vuốt cằm đáp ứng đồng thời giao hai công trình này cho Võ Tam Tư.
Dương Phàm và Trần Đông ở Hình Bộ ti tranh quyền đoạt lợi cũng chỉ giới hạn tranh đấu gay gắt giữa hai người. Tam Pháp tư muốn tranh cao thấp, chỉ là lợi dụng vụ án làm văn chương, nhưng cuộc chiến của Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư này lại khác hẳn, một bên tay vung lên, tôn hiệu Hoàng đế liền thay đổi, bên kia nhún chân, một tòa kiến trúc vĩ đại được xây dựng lên.
Võ Thừa Tự cấp Hoàng đế lên hai tôn hiệu, Võ Tam Tư thì tranh thủ tới ba công trình lớn. Tôn hiệu thì dễ hơn một chút, Hoàng đế chỉ cần làm một vài nghi thức, là có thể thêm tôn hiệu cho mình, nhưng trụ lớn và cung điện kia lại là đại công trình, lãng phí quá lớn.
Võ Tắc Thiên luôn thích kiểu kiến trúc cao lớn hoa lệ như “Minh Đường”, Thiên Đường”, “Lư xá na Đại phật”.
Võ Tam Tư muốn xây dựng trụ lớn và cung điện đương nhiên phải đón ý nói hùa với sự yêu thích này của Võ Tắc Thiên.
Dựa theo thiết kế của y, đồng trụ này tên là “Thiên Khu”, đường kính mười thước, cao một trăm lẻ năm thước, khắc cuộn long kỳ lân lên trên, lại còn khắc bài văn ca tụng công đức Nữ hoàng đế trên đó, cũng khắc lên cả tính danh của quốc quân tứ phương cùng văn võ bá quan. Một đồng trụ như vậy, tiêu hao một số lượng đồng cực lớn.
Võ Tam Tư từ chỗ Tứ Di tù trưởng và Hồ thương vừa đấm vừa xoa, quyên góp được tiền cao tới hàng tỉ, nhưng nhiều tiền như vậy cũng mua không đủ đồng thiết, hơn nữa sản lượng đồng thiết cũng không cung ứng được. Võ Tam Tư rơi vào đường cùng bắt đầu cưỡng ép tiến hành sưu cáo ở dân gian, trưng dụng đến cả nông cụ và dụng cụ của nông dân, làm hại rất nhiều dân chúng. Trong nhà dân chúng ngoại trừn chỉ còn lại một chiếc nồi sắt thì không còn thấy bất luận vật gì là đồng thiết cả.
Về phần dựng lên Tam Dương Cung và Hưng Thái Cung, cũng phải điều động số lượng lớn dân phu dân dịch, tiêu hao đương nhiên không thể đếm hết, đến nỗi dân chúng buồn than, kêu ca sôi trào. Nhưng mà, việc dân gian không truyền đến tai Võ Tắc Thiên, mà không có ai dám mạo hiểm đắc tội Võ Tam Tư, đắc tội vị Nữ hoàng đế này.
Mắt thấy Võ Tam Tư làm khí thế ngất trời, Võ Thừa Tự có chút đứng ngồi không yên. Tôn hiệu của gã sau khi dâng lên thì không có việc gì phải làm nữa, nhưng việc của Võ Tam Tư thì chưa tới nửa năm một năm thì chưa chắc đã hoàn thành, vậy thì trong mắt Nữ Hoàng sẽ không cảm thấy Võ Tam Tư có ít hiếu tâm hơn Võ Thừa Tự gã?
Võ Thừa Tự càng nghĩ, lại nghĩ ra được một biện pháp, gã quyết định thúc đẩy một việc mà trước đó Võ Tắc Thiên muốn hoàn thành mà chưa làm được, để tạo niềm vui cho bà, chuyện này chính là: Mời Tuệ Năng thiền sư hoặc là Thần Tú thiền sư của Thiền Tông đến kinh thành, cư trú lâu dài.
Võ Tắc Thiên tuy rằng tính cách độc tài, hống hách vô song, nhưng cũng không phải là lòng không biết sợ. Bà tin luân hồi, kính Phật giáo. Lúc trước khi bà đăng cơ từng tận lực mời Lục Tổ Tuệ Năng tham gia đại lễ đăng cơ của bà, Tuệ Năng thiền sư không tới, mà chỉ có sư huynh là Thần Tú thiền sư tới dự nhưng sau đó đã từ chối sự giữ lại của Võ Tắc Thiên, quay về Đương Dương Ngọc tuyền tự.
Tuệ Năng sở dĩ không đến, Thần Tú sở dĩ rời đi, đều là vì Võ Tắc Thiên lấy thân nữ tử lên làm Hoàng đế, đây là việc trước nay chưa từng có, ẩn chưa phiêu lưu rất lớn trong đó. Tuy rằng Võ Tắc Thiên sùng tin Phật giáo, điều này đối với việc Phật giáo từ thời Lý Đường tới nay vẫn bị Đạo giáo đè ép phải nói là cơ hội vô cùng tốt phát huy mạnh mẽ Phật hiệu, có thể là bọn họ lo lắng một khi Phật giáo trở thành vũ khí tranh giành chính của nữ hoàng, thì việc nữ hoàng thất bại sẽ mang đến đả kích nặng nề cho Phật giáo, bởi vậy không muốn lội nhập quá sâu.
Võ Thừa Tự cân nhắc, ngày hôm nay hạ quyết định, giang sơn nữ hoàng đã ngồi vững vàng rồi, nói vậy thì hai vị đại đức Phật giáo này sẽ hồi tâm chuyển ý, chỉ cần có thể mời được một trong hai bọn họ ở lại Lạc Dương, nữ hoàng ngày ngày lễ Phật, thỉnh giáo Phật hiệu, đương nhiên sẽ không quên công lao của gã, vì thế địa vị là sự tín nhiệm của gã sẽ tăng lên.
Cảnh giới! Hai đứa cháu Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư này trước sau liên tiếp dùng thủ đoạn nịnh bợ cô, dù là Phùng Tây Huy trong Hình Bộ ti giỏi “vuốt mông ngựa” nhất cũng thúc ngựa đuổi không kịp.
Vì tranh giành ngôi vị Thái tử, Võ Thừa Tự vô cùng quan tâm tới đời sống tinh thần của Nữ hoàng, đã làm bài văn “Danh vọng” và “Tín ngưỡng”, Võ Tam Tư xây dựng "Thiên Khu" cũng là ca tụng công đức của Nữ hoàng đế, đồng thời xây dựng Tam Dương Cung, Hưng Thái Cung lại là để Nữ hoàng đế có thể có được cuộc sống an nhàn hưởng thụ lúc tuổi già.
Vì không muốn bọn họ tranh được vị trí Thái Tử, Thái Bình công chúa cũng nhọc lòng. Hai cháu trai kia của Võ Tắc Thiên, một hiến danh vọng, một hiến tòa nhà, Thái Bình công chúa cũng chỉ còn lại có một thủ đoạn có thể dùng: hiến tiểu mỹ nhân!
Tích Thiện phường là một phường trong thành Lạc Dương gần hoàng cung nhất, cùng với hoàng cung cũng hướng về Lạc Thủy. Nơi này chẳng những dựa vào Lạc Thủy, phong cảnh thanh tú xinh đẹp, hơn nữa lại gần nội uyển hoàng cung, cho nên là nơi lựa chọn tốt nhất cho đám quan viên và phú hào Lạc Dương.
Đêm thất tịch ngày đó, Thái Bình công chúa và Dương Phàm ở trên đường cái Định Đỉnh đã thấy mỹ thực tàn nhẫn và nữ tử xinh đẹp khác thường ở Tích Thiện Phường.
Ba thiếu niên kia theo tuổi phân biệt gọi là Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, Trương Xương Nghi. Ở trong thứ tự huynh đệ Trương gia, thì Trương Dịch Chi hàng thứ năm, Trương Xương Tông hàng thứ 6, Trương Xương Nghi hàng thứ 7. Bọn họ đều là tôn tử của tể tướng Trương Hành Thành, hậu nhân tể tướng, đương nhiên là con cháu quý tộc rồi.
Hiện giờ Trương Dịch Chi đã tròn hai mươi tuổi, dựa vào công tích của tổ tông, ấm bổ làm Thượng thừa Phụng Ngự, chức quan này cũng không phải thực chức, chỉ là một Tán quan lĩnh bổng lộc thôi. Trương Xương Tông và Trương Xương Nghi là anh em họ, bởi vì vẫn chưa tới hai mươi, cho nên trước mắt vẫn không thể làm quan.
Tể tướng Trương Hành Thành năm xưa cũng là một đại nhân vật nổi danh, tuy nhiên rơi vào đời cháu ông ta thì đã có chút xuống dốc rồi. Thế hệ con cháu Trương thị này cũng không phải là nhân vật có thực quyền gì. Huynh đệ Trương thị bình thường qua lại kết giao tuy rằng cũng có nhiều con cháu quý tộc, nhưng quan lớn ở Tích Thiện phường nhiều như mây, nhà bọn họ còn xa mới hiển hách bằng.
Thái Bình công chúa sau khi hỏi thăm đến thân phận và lai lịch của bọn, trong lòng hơi có chút khó xử.
Ngày đó lúc nhìn thấy ba huynh đệ này, nhất là Trương Xương Tông tư sắc vô cùng đặc biệt, Thái Bình công chúa liền động tâm suy nghĩ. Lúc này vị trí Thái Tử sắp sửa khó giữ được, vị Thái ca ca kia của nàng lại vô kế khả thi, còn lại một chút tâm nhãn thì toàn bộ dùng để giữ tính mạng của mình rồi.
Vị Vương huynh Lý Hiển Phòng Châu kia lại càng vô năng, cần nghe nói Hoàng đế phái đặc phái viên tiến vào Phòng Châu, sợ là mẫu thân phái người đi giết mình, quá lo lắng đã lập tức tự thắt cổ chết. Một chút lương hỏa Hoàng tộc Lý Đường sắp diệt vong, hai ca ca lại không trông cậy được vào, một đứa con gái như nàng lại đành phải gánh vác việc này.
Mặc dù nàng cực kỳ nóng lòng đối với thế cục hiện nay, nhưng đối mặt với vị mẫu hậu mạnh mẽ chuyên quyền kia thì nàng cũng vô kế khả thi. Tận đến khi nhìn thấy yêu nghiệt Trương Xương Tông này, nàng mới nghĩ ra một chủ ý: Nếu có thể đề cử Trương Xương Tông, hiến hắn cho Mẫu hậu, biết đâu chừng sẽ tạo ảnh hưởng đối với mẫu hậu?
Nàng là nữ nhân, lại phải tuyển trai lơ cho mẫu hậu, trong lòng khó tránh khỏi cảm giác khó chấp nhận nổi. Nhưng Võ Tắc Thiên đã sớm có hai trai lơ là Tiết Hoài Nghĩa và Thẩm thái y, thêm một Trương Xương Tông thì có sao? Hiện giờ Thái Bình công chúa theo cách bình thường đã không còn cách nào để huyết mạch cuối cùng của Lý Đường có con đường sống, giữa giang sơn xã tắc và kế thừa hương khói, chút tiểu tiết ấy thì có đáng gì.
Nhưng sau khi thăm dò rõ ràng thân phận người này, Thái Bình công chúa cảm thấy kế hoạch của mình thi hành có chút khó khăn. Trương Xương Tông là hậu nhân của danh môn, ăn ngon mặc đẹp, cuộc sống không lo, hơn nữa dung nhan xinh đẹp mỹ miều, phong nhã hào hoa, bảo hắn đi phụng dưỡng một vị lão phụ nhân tóc bạc da mồi, hắn nguyện ý sao?
Đương nhiên, nịnh bợ nữ hoàng, có thể có được quyền thế và phú quý vô thượng, có một số nam nhân sẽ không để ý tuổi tác của bà ta. Tỷ như đại tài tử Tống Chi Gian thi danh cực kỳ nổi tiếng, đã từng chủ động nguyện làm trai lơ cho nữ hoàng đế. Đáng tiếc hắn ta mặc dù phong độ cũng có, tài hoa xuất chúng, nhưng lại có cái tật xấu là miệng thối, làm nữ hoàng ghê sợ.
Trương Xương Tông này sẽ vì được quyền thế mà làm trai lơ phục vụ nữ hoàng đế sao? Cho dù hắn ham quyền thế, nguyện ý phục vụ nữ hoàng đế, nhưng hắn có nguyện ý hiệu lực cho Lý Đường đang xuống dốc, là kẻ địch của Võ thị không?
Thiên Kim Công chúa lúc trước hiến Tiết Hoài Nghĩa cho Võ Tắc Thiên, Tiết Hoài Nghĩa sau khi đắc thế, lại lập tức thoát khỏi Thiên Kim Công chúa. Thiên Kim Công chúa căn bản không sai khiến được ông ta. Vết xe đổ này, không thể không phòng.
Nghĩ đến đây, Thái Bình công chúa không dám tùy tiện làm việc, nàng muốn trước tiên bảo đảm người này hiệu dụng cho nàng. Trải qua một phen điều tra, nàng phát hiện bên trong mấy gia đình tiếp giáp tòa nhà lớn của Trương thị, có một gia đình chính là Vương Võ Du Vọng quận Hội Kê, vì thế nảy ra ý hay.