Dương Phàm nhận trúc đồng trên tay, vốn định quay lại trại của mình, bất chợt nghe thấy đằng sau có tiếng gọi: - Dương Tướng quân!
Dương Phàm quay đầu lại nhìn thì thấy Uyển Nhi mặc một chiếc áo choàng dài cổ tròn màu xanh nhạt, trên đầu đội một chiếc mũ khăn mềm, yêu kiều ngọc ngà giữa một khóm hoa đang nở rộ, đứng bên cạnh nhìn hắn, ngương mặt hé lộ ý vui mừng.
Những bông hoa đó tươi xinh, um tùm diễm lệ, bông nào bông nấy chỉ to chừng miệng cái bát. Cũng chẳng rõ là giống hoa nào, ắt hẳn là giống hoa lạ dị thảo mà năm xưa Võ Tam Tư đã sai người mang từ nơi khác về đây trồng. Nhưng những loài hoa đang nở rộ, tranh sắc đua hương đó cũng chẳng thể xinh đẹp quyến rũ bằng Uyển Nhi, cô gái trong trang phục của một nam nhi.
Dương Phàm mỉm cười, hướng về phía Nhâm Uy xua xua tay, đi nhanh tới chỗ Uyển Nhi. Đợi Dương Phàm đi gần tới nơi, Uyển Nhi cũng quay người, nhẹ nhành nói: - Hoàng đế vừa mới dừng chân ở Hành cung, Uyển Nhi đang có chuyện muốn bàn cùng Dương Tướng quân. Xin mời Tướng quân vào phòng nói chuyện.
Hai người bọn họ men theo con đường nhỏ nhiều khóm hoa và đá vụn mà tiến về phía trước. Có vài ba cung nữ thướt tha đi tới, nhìn thấy Uyển Nhi bèn vội vàng lui lại nhường đường, chỉnh sửa lại quần áo hành lễ cúi chào. Uyển Nhi đi thẳng, hơi cúi đầu chào đáp lại.
Dương Phàm đi đằng sau, ngắm nghía cái eo thon của Uyển Nhi đang chậm rãi nhẹ nhàng lắc qua lắc lại đầy tình ý. Tuy Uyển Nhi trong trang phục của nam giới, nhưng khó có thể che lấp được cặp giò chắc khỏe và đôi mông căng đẹp. Dương Phàm đột nhiên nhớ lại tình cảnh cái đêm hôm hắn bị Uyển Nhi bắt được, trên tay hắn cầm tấu chương cùng cô ấy đến Sử quán, bất giác cười một cái.
Uyển Nhi thướt tha xinh đẹp, dáng đi thật rất đoan trang. Nàng dường như cũng đoán được Dương Phàm ở đằng sau đang ngắm nhìn mình, đi tới trước cửa một phòng hành lang nhỏ, yên tĩnh của “Lan Hương Các”, Uyển Nhi đột nhiên vịn tay vào cánh cửa, quay đầu lại nhoẻn miệng cười, rồi nhẹ nhàng tựa một con bướm nhanh chóng bay vào trong phòng. Chỉ một khoảng khắc như vậy thôi, vẻ đẹp ấy ngập tràn sự mê hoặc say đắm lòng người. Nếu không phải là một người phụ nữ trưởng thành quyến rũ thì quả thật không thể có được cái vẻ đẹp tình ý như vậy.
Dương Phàm thấy nóng bừng trong người, ngay lập tức nhanh chân bước vào trong phòng. Dương Phàm vừa bước vào, thuận tay đóng chặt cửa lại. Quả nhiên không sai, cửa vừa đóng, Uyển Nhi núp đằng sau cánh cửa bổ nhào tấm thân yêu kiều của nàng vào lòng Dương Phàm, đôi môi nóng bỏng hôn chặt lấy môi Dương Phàm.
Dương Phàm ôm lấy cái eo thon nhỏ của Uyển Nhi, vừa hôn vửa ôm nàng tiến vào phòng trong. Lúc này Uyển Nhi mới tách rời đôi môi tựa như cục đá nam châm đang dính chặt lấy môi của Dương Phàm, hơi thở gấp nói: - Huynh là tên xấu xa, trên đường đi rõ ràng là ở ngay bên cạnh huynh, nhưng cũng không dám để ý tới. Nay đã đến Tam Dương Cung rồi mà huynh cũng không đến thăm ta.
Dương Phàm cười nói: - Chẳng phải ta đã đến rồi hay sao? Hắn véo nhẹ lên đôi má hồng hào của Uyển Nhi, một cảm giác mềm mại, săn chắc tựa như thạch quả trên đầu những ngón tay. Làn da ấy vừa có được sự đàn hồi trần đầy sức sống của làn da thiếu nữ, vừa có được mềm mại săn chắc của mà những cô thiếu nữ nhỏ không có được. Tuy là do vừa mới tắm xong, những cũng là vì do được chăm sóc tốt.
Uyển Nhi yêu kiều lườm hắn một cái, kiêu kì nói: - Nếu như không phải ta gọi huynh lại, huynh chẳng phải là định quay về đó hay sao?
Dương Phàm nói: - Đâu có, thực ra là vì ta vừa mới nhận được một bức mật thư, vốn định quay về xem một lát, biết nàng cũng khá mệt, ta không muốn nàng lo lắng. Nói đoạn, Dương Phàm bèn bật nắp của trúc đổng ra trước mặt Uyển Nhi để cho nàng nhìn thấy.
Dương Phàm đương nhiên là không muốn giữ bí mật với Uyển Nhi, hơn nữa lần tranh đấu với Hiển Tông này bên phía Lạc Dương rất cần có sự giúp đỡ của gia tộc Thượng Quan. Với tư cách là người thực sự đứng đầu của gia tộc Thượng Quan, Dương Phàm có muốn giấu cũng không giấu được Uyển Nhi.
Dương Phàm ngồi trên giường, đôi bàn tay mềm mại của Uyển Nhi vòng qua ôm lấy cổ hắn, cặp mông tròn, mềm mại ngồi lên trên đùi hắn, dính sát chặt lấy người hắn, trông dáng vẻ rất thoải mái, bọn họ cùng nhau đọc thư.
Thư là do Cổ Trúc Đình viết, chữ rất nhỏ và cũng rất ngay ngắn, có thể thấy người viết đã rất tập trung. Tuy những nét chữ đó không đẹp, nhất là so sánh với cô nương đang ngồi trên đùi Dương Phàm, một người xuất sắc thành thạo thơ họa thư pháp trên văn đàn, thì chỉ e là trong mắt nảng, Cổ Trúc Đình càng chẳng có gì đáng nói. Nhưng từng nét chữ cũng đủ để nói lên tấm chân thành của Cổ Trúc Đình.
Trong thư Cổ Trúc Đình miêu tả cho Dương Phàm biết những hoạt động của bọn họ khi đặt chân đến Phu Châu và những vấn đề mà bọn họ phát hiện ra ở đây. Đặc biệt miêu tả chi tiết sự việc hỏa hoạn ở Nhà kho Phu Châu.
Trong thư nói, sau khi Nhà kho Phu Châu gặp phải hỏa hoạn, Bùi Quận mã đã cho tạm giam Thương lệnh, Thương thừa và toàn bộ quan viên ở đó, niêm phong kho lương, kiểm tra lương thực từng kho một với mong muốn tìm cho ra chứng cứ buộc tội bọn chúng.
Nhưng vì thành Phu Châu trước nay vẫn là nơi trông coi kho lương thực nên các lái buôn địa phương vẫn luôn nhập hàng tại nơi đây. Nay nhà kho Phu Châu bị niêm phong, mới được có mấy ngày một vài tiệm bán lương thực trong thành đã tuyên bố hết hàng, tiếp theo đó là giá lương thực tăng đột biến. Tin tức lan truyền đi nhanh chóng, những lái buôn đến từ những nơi khác như Duyên Châu, Bân Châu đều kéo đến Phu Châu thừa cơ thao túng giá kiếm lời. Điều này khiến cho dân chúng lầm than ngút trời.
Lúc này những huyện trực thuộc Phu Châu lại vận chuyển số lương thực mới thu hoạch để nộp thuế đến Phu Châu, nhưng lại vì là hàng nộp thuế lại chưa được nghiệm thu nhập kho nên không thể bán ra ngoài. Mặt khác vì lệnh cấm của Bùi Quận mã niêm phong kho lương nên lương thực không thể nhập kho, những dân tráng từ khắp các nơi vận chuyển lương thực đến thành Phu Châu đều phải lưu lại trong thành, tiền ăn uống nghỉ ngơi đều phải do mình tự thanh toán, bọn họ lại vội phải về để thu hoạch, tất sẽ tạo nên sự oán thán trong lòng dân.
Không lâu sau, có người kích động bách tính phẫn nộ tìm đến quan Thứ sử đã từ nhiệm – Lý Hạo để cầu cứu. Lý Hạo đương nhiên là đồng tình với dân chúng, cầm đầu đám quan viên, tầng lớp thượng lưu Phu Châu và người dân đến phủ Thứ sử để “Vì dân thỉnh mệnh”. Bùi Quận mã bước ra khỏi phủ nói chuyện với đám đông, không muốn tranh cãi qua lại, suýt chút nữa thì xảy ra bạo loạn. Bùi Quận mã bị bách tính mắng chửi thậm tệ, hoảng sợ quá mà rút lui vào trong không dám ra ngoài nữa.
Trường sử, Biệt giá và những tá nhị quan, thủ lĩnh quan khác của thành Phu Châu vì muốn làm yên lòng dân bèn ngay lập tức ra lệnh mở kho lương, mọi hoạt động mua bán lương thực lại tiếp tục diễn ra như bình thường. Đồng thời bọn chúng trình lên Quan sát sử của Quan Nội Đạo một bản cụ văn1 trình bày toàn bộ nguyên do diễn biến của sự việc. Chỉ trong vòng một ngày bọn chúng đã vận chuyển không dưới mười vạn thạch lương thực nhập kho.
(1) Cụ văn: văn bản chỉ mang tính hình thức, không có tác dụng thực tế