Soán Đường

Quyển 10 - Chương 1: Dương văn kiền



Thế nhưng mà lúc này Lý Ngôn Khánh biết rằng một luồng gió mưa đang được chuẩn bị.

- Đóa Đóa đợi gió mưa xuất hiện chúng ta lập tức trở về nhà.

Giao thừa ở Giao Chỉ chiêng trống vang rền.

Lý Ngôn Khánh ôm Đóa Đóa, trong ngực khẽ nói bên tai nàng:

- Đến lúc đó dưới gầm trời này... không có người nào có thể uy hiếp được chúng ta!

Vũ Đức năm thứ tư Giang Nam được dẹp yên.

Sau khi Tiêu Tiễn diệt vong nhà Tùy xa phó Nam Dương.

Lĩnh Nam Phùng Áng tuyên bố quy phụ, Phòng Huyền Linh ở Hồng Châu đầu hàng, chiến loạn oanh oanh liệt liệt cuối đời nhà Tùy cuối cùng cũng chấm dứt, tan thành mây khói trong vòng bốn năm, các lộ chư hầu chết thì đã chết hàng thì đã hàng, giang sơn Lý Đường trong vòng một đêm đã trở nên vững chắc như thái sơn.

Tỏng nước ruộng đất bỏ hoang bắt đầu canh tác lại.

Lý Uyên tham khảo thuế dung của Lý Ngôn Khánh phổ biến ở Huỳnh Dương quận cuối cùng đã quyết định áp dụng trong cả nước.

Trải qua hai năm điều chỉnh, Giang Sơn Lý đường đã có cảnh tượng quang vinh.

Mà ở nước ngoài vào cuối năm Vũ Đức thứ năm, Tân La liên thủ với Bắc Tể, quyết ý tiêu diệt Cao Ly. Cao Ly từ khi Uyên Thái Trá và Ất Chi Văn Đức tranh đấu đã không còn thịnh vượng như năm đó nữa, trải qua ba lần Tùy đế chinh phạt Cao Ly mặc dù khiến cho giang sơn Tùy thất rung chuyển nhưng bản thân Cao Ly cũng đại thương nguyên khí rơi vào đường cùng, Uyên Thái Trá đành cầu viện người Hài Cúc.

Bất kể thế nào mà nói, Cao Ly mặc dù tách ra thì vẫn là một chi của người Hài Cúc.

Người Hài Cúc nhận được sự cầu viện của Uyên Thái Trá lập tức chỉnh đốn sắp đặt binh mã, chuẩn bị xuất binh viện trợ không ngờ Đỗ Như Hối lúc đó đột nhiên làm khó dễ, La Sĩ Tín cùng với Lưu Hắc Các hai người chia làm hai đường hướng về phía Hài Cúc phát động công kích, đối với ba quốc gia ở bán đảo Triều Tiên, Lý Uyên cũng không có nhiều hảo cảm, tuy ba lần chinh Cao Ly thất bại là do Dương Quảng nhưng đối với quan lũng quý tộc như Lý Uyên mà nói cũng không cách nào tiếp nhận, Vũ Đức năm thứ năm, Lý Uyên mệnh cho Lư châu tổng quản Từ Thế Tích đảm nhiệm U Châu đô đốc, hạ hạt sáu châu, cùng Đỗ Như Hối liên thủ xuất kích đồng thời tổng quản U Châu Tân Văn Lễ điều đến Giang Nam nhận chức Kinh Châu đô đốc.

Điều động này nhìn như lơ lỏng nhưng lại ẩn giấu vô tận ảo diệu.

Từ Thế Tích sau khi tới U Châu liền tiến hành công kích người Hài Cúc, đồng thời Lý Uyên lại cho Đỗ Như Hối làm Liêu Đông an phủ sứ, đối với Cao Ly thực hành thuật dụ dỗ, Vũ Đức năm thứ sáu, Đỗ Như Hối cùng với Ất Chi Văn Đức làm hiệp nghị, Cao Ly cắt nhường Áp Lục ba thành, thu hoạch được sự viện trợ vật tư của Lý Đường mới chống cự lại được sự chinh phạt của Bắc Tể và Tân La.

Sau đó Lý Uyên sắc lệnh cho Đỗ Như Hối ở Liêu Đông thiết lập An Đông phủ đô đốc Đỗ Như Hối lập tức trở thành người đầu tiên nhậm chức đại đô đốc.

Tháng ba cùng năm Lý nhân Liêu Tử bộ bị diệt vong, con của Ninh Trường Chân là Ninh Huyền bị giết chết, tiêu diệt binh mã Liêu tử không phải là binh mã Lý Đường mà đa phần là do Lý nhân du tán ở Lĩnh Nam tạo thành, tuy nhiên bọn họ được Lý Ngôn Khánh thuê xuất binh chinh phạt Liêu tử, sau đó không đợi Trường An làm ra phản ứng, chi long kỵ binh này lập tức vượt cảnh xuất kích, lao thẳng tới Chân Tịch quốc.

Vũ Đức cuối năm thứ sáu, phản quân Chân Tịch quốc bị tiêu diệt, quốc chủ hướng về phía Trường An trình quốc thư nguyện cả đời thuần phục.

Long Kỵ binh cũng không trở về LĩnH nam mà đóng quân ở vương đô Chân Tịch quốc, Văn Đơn thành .

Về phía bên ngoài quốc chủ Chân Tịch quốc trịnh trọng tuyên bố Long Kỵ quân là do hắn thuê, tiếp nhận phòng ngự toàn bộ Chân TỊch quốc còn ở bên trong thì Long Kỵ quân trắng trợn khuếch trương, trong thời gian một năm ngắn ngủi đã bành trướng tới ba vạn người, trở thành một lực lượng quân sự lớn nhất Chân Tịch quốc.

Nhưng Long Kỵ quân này từ đâu mà tới.

Ở phía Trường An liền trở nên mờ mịt.

Bọn họ chỉ biết thủ lĩnh của Long Kỵ quân là phụ tá của Tiêu Tùy, từng là phỉ tặc tàn sát Giang Hoài, Đỗ Phục Uy.

Lý Uyên sau khi thương nghị với triều thần cuối cùng đưa ra quyết đoán.

Hắn sắc lệnh cho An Nam đại đô đốc Lý Ngôn Khánh trở thành An Nam phủ đô đốc, tuy nhiên thay vì tiếp nhận năm mươi bốn châu huyện như trước kia mở rộng ra thành một trăm mười tam châu huyện, lên tới Vân Quý cùng với Liêu tử khu, Lý Ngôn Khánh ngoại trừ được thăng làm An Nam phủ đô đốc còn được làm Trấn Nam đại tướng quân Kỳ Lân thượng tướng, tổng đốc chiến sự Lĩnh Nam.

Chiếu lệnh này chẳng khác nào thừa nhận Lý Ngôn Khánh ở khu vực Lĩnh Nam và Vân Quý có quyền lực tuyệt đối.

Toàn bộ Lĩnh Nam do Lý Ngôn Khánh quản lý kể cả tám châu của Phùng Áng cũng nhét vào tay hắn.

Trong nhất thời Lý Ngôn Khánh mặc dù chưa có danh hào Lĩnh Nam vương nhưng thực chất cũng như vậy rồi.

Mặc dù không so được với Lý Kiến Thành thái tử không bằng Lý Thế Dân thượng thư lệnh thiên sách thượng tướng.

Nhưng ở trên triều đình Lý Đường Lý Ngôn Khánh đã mơ hồ cùng với Lý Huyền Phách ngang hàng, áp đảo chư hoàng thất.

Tất cả nhìn thì có vẻ tốt đẹp.

Nếu không phải có chuyện phát sinh vào năm Vũ Đức thứ bảy.

Vũ Đức năm thứ bảy tháng năm, Lý Uyên đến Ngọc Hoa sơn tĩnh dưỡng, Trường An thì lưu lại thái tử làm giám quốc.

Trên thực tế Lý Uyên đối với thái tử vô cùng hài lòng.

Lý Kiến Thành tính tình ôn hòa thuần hậu có phong phạm trưởng lão, mà xử lý mọi chuyện trật tự rõ ràng, triều đình đối với Lý Kiến Thành rất có tán thưởng.

Đúng vào lúc này có một tin tức khiến người ta nghe rợn người từ Trường An truyền tới Ngọc Hoa sơn.

Ngọc Hoa sơn địa hình hiểm trở, là chỗ xung yếu giữa Quan Trung và Nam Bắc.

Mà Nhân Trí cung để đại Đường hoàng đế giải nóng lúc này ở trên núi Ngọc Hoa.

Nhân Trí cung xây dựng ở giữa sườn núi, trang hoàng không tính là hoa lệ chỉ dùng tảng đá lớn mà xây thành, nghe nói Nhân Trí cung này mới xây xong có motoj tháng, nhưng trong nội cung đã chất đầy lương thực, đủ để mấy vạn người ăn hơn nửa năm, cho nên Nhân Trí cung là một tòa hành cung thì không đúng, nói nó là một tòa căn cứ thì thỏa đáng hơn.

Nhoáng một cái bảy năm trôi đi, Lý Uyên đã già hơn trước.

Hắn vì duyên cớ thân thể cho nên mới xây dựng Nhân Trí cung này để tĩnh dưỡng, tuy nhiên hắn lại hông ngờ rằng đã xảy ra chuyện.

- Dương Văn Kiền muốn tạo phản sao?

Lý Uyên hít sâu một hơi trên mặt hiện ra vẻ ngưng trọng.

Nhân Trí cung ở Đồng Xuyên huyệt mà Đồng Xuyên huyện thì ở Khánh Châu, Dương Văn Kiền lại là binh mã tổng quản Khánh Châu đồng thời còn là thứ sử Khánh Châu nói cách khác Dương Văn Kiền nếu như tạo phản Nhân Trí cung dĩ nhiên hứng mũi chịu sào.

Phủ tổng quản Khánh Châu cách Đồng Xuyên huyện chỉ có sáu mươi dặm.

Sáu mươi dặm là khái niệm gì?

Tức là từ đó tới đây nhanh nhất nửa canh giờ là có thể đến cửa lớn Nhân Trí cung.

Mà binh mã Khánh Châu không hề ít, Lý Uyên là hoàng đế dĩ nhiên lo lắng.

Hắn lo lắng chuyện này là thật hay là giả.

Nếu như là thật vậy thái tử Lý Kiến Thành là nhân vật gì trong đó?

Bởi vì Dương Văn Kiền chính là người của Lý Kiến Thành.

Khiên cho Lý Uyên bất an nhất chính là người tấu chuyện này chính là Kiều Công Sơn, một người là Nhĩ Văn Hoán đều là người của Đông cung.

Lý Uyên sau khi biết tin này không tin nổi là sự thật, đầu tháng sáu Lý Uyên cho phi mã trở về Trương pHAn, ba ngày sau Lý Kiến Thành sắc mặt tái nhợt xuất hiện ở trong Nhân Trí cung.

Trong ba ngày này rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra.

Không ai biết được.

Đầu tháng chín Lý Uyên mệnh cho Vũ Văn Dĩnh tiến về phía Khánh Dương chiêu hàng Dương Văn Kiền kết quả Vũ Văn Dĩnh đi không trở lại giống như là bốc hơi vậy.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.