Cứ so thế thì dường như Lý Thế Dân ngoài thân phận hoàng tử ra,
luận về mặt nào cũng đều không thể so sánh với Lý Ngôn Khánh. Mà lúc này Thái tử cũng không phải Lý Thế Dân, tất nhiên là càng không so sánh
nổi...
Bất kể nói thế nào thì cũng phải mời được Lý Ngôn Khánh
trở lại Trường An rồi mới nói tiếp được. Ít nhất hắn có thể ngăn chặn
được Tần vương. Trường An đầu hạ có hơi nóng nực.
Mùa hè năm Võ
Đức thứ tám có vẻ đến hơi sớm, cho nên mới tháng tư mà trời đã nóng như
giữa hè. Có câu phúc không đến cùng lúc, họa lại chẳng đi riêng. Nương
theo thời tiết nóng nực, nạn hạn hán hiếm thấy bắt đầu. Từ tháng tư tới
tháng năm, trời không đổ nổi một trận mưa. Rất nhiều địa phương ruộng
đất khô nứt như chân chim. Cây cối cũng chết héo rất nhiều. Loại hạn hán khốc liệt này khiến không khí trong Trường An trở nên cổ quá phi
thường.
Tháng tư, Bình Dương công chúa đột nhiên bệnh nặng, không ngồi dậy nổi, ngay cả thái y trong cũng cũng bó tay, thấy nàng suy yếu
từng ngày. Sau đó trên đường phố Trường An bắt đều truyền đi bài đồng
dao: Đào lý rơi, tám trăm dặm Tần Xuyên nhất định có phong ba... Bài
đồng dao này mới nghe thì dường như không có gì cổ quái.
Nhưng
nếu liên hệ với thế cục Trường An hiện này thì mỗi câu dường như đều có
thâm ý. Đào lý rơi chỉ sợ là nói tới Lý Kiến Thành.
Đào Lý Chương năm đó vẫn còn như vang vọng bên tai.
Sau đó Lý Uyên khởi binh Thái Nguyên, đóng tại đô quan.
Hôm nay Thái tử Lý Kiến Thành đương triều, tổng quản tất cả quốc vụ. Nói
một cách khác Lý Kiến Thành đã ẩn hiện đại biểu cho giang sơn sau này
của Lý Đường. Tám trăm dặm Tần Xuyên nhất định có phong ba sao? Dường
như càng dễ giải thích hơn. Hôm nay ai có khả năng uy hiếp tới địa vị
của Thái tử? Không hề nghi ngờ gì nữa: Tần vương Lý Thế Dân.
Năm
đó quần hùng Chiến Quốc giao tranh, Bạo Tần đã từ tám trăm dặm Tần Xuyên quét ngang các nước, thống nhất thiên hạ, thành tựu cơ nghiệp cho hậu
thế. Tần vương há không phải là Tần quốc năm xưa sao? Chẳng lẽ nói Tần
vương này sẽ thay Thái tử, đăng cơ đoạt vị sao? Một bài đồng dao này
khiến không khí Trường An vốn khẩn trương lập tức trở lên cổ quái.
Nếu như nói trước mọi người tuy có tranh đấu gay gắt nhưng vẫn luôn giữ hạn độ có thể tha thức được thì hiện giờ hạn độ này đã bị đánh vỡ rồi! Lý
Thế Dân và Lý Kiến Thành giống như hồ nước đã đầy, không còn chỗ chứa.
Nói cách khác, có thể nói nếu còn tiếp tục tha thứ được thì giang sơn này
sớm muốn gì cũng loạn. Lý Uyên bắt đầu do dự. Có nên quyết định lập Lý
Kiến Thành hay không?
Thái tử là con, Tần vương cũng là con.
Nhưng nếu hai đứa con này thật sự muốn vạch mặt đánh nhau, gây chuyện
không tốt thì giang sơn Lý Đường sẽ giống như Bạo Tần năm xưa, chỉ hai
đời đã sụp đổ.
- Huyền Chân, trẫm nên làm gì bây giờ?
Thấy thế cục càng ngày càng khẩn trương, vẻ mặt Lý Uyên chát đắng, không biết phải làm sao cho tốt.
Sớm biết như vậy thì ngày xưa không nên giữ thăng bằng mà giúp Lý Thế Dân chèn ép Lý Kiến Thành.
Dù sao thì trong mắt Lý Uyên, Lý Kiến Thành mới là người thích hợp nhất.
Hơn nữa hắn hiểu rất rõ Lý Kiến Thành. Đứa nhỏ này tính tình khoan hậu,
tương lai đăng cơ cũng sẽ không làm khó huynh đệ mình. Ngược lại Lý Thế
Dân lại rất kiên cường, thủ đoạn mạnh mẽ, hơn nữa nếu đã ra tay là không từ thủ đoạn. Nếu như hắn đăng cơ thì nhất định sẽ cạn tàu ráo máng với
Lý Kiến Thành, thậm chí đưa Lý Kiến Thành vào chỗ chết. Dù sao thì vương vị của hắn cũng đoạt từ Lý Kiến Thành, làm sao có thể tha được. Nhớ năm đó Dương Quảng có bỏ qua cho Dương Dũng không? Từ một góc nào đó mà nói thì thủ đoạn của Lý Thế Dân còn độc ác chẳng thua gì Dương Quảng.
Ngoài đại điện, trừ Bùi Tịch ra cũng chỉ có mấy nội thị thân cận mà thôi.
Lý Uyên thở dài:
- Trẫm hôm nay đâm lao phải theo lao. Thái tử khoan hơn nữa xử sự biết
điều. Trước đây Dương Văn Kiền làm phản, trẫm sao không biết trong lòng
hắn uất ức chứ? Thế nhưng hắn lại không hề oán hận một câu, thậm chí
trẫm yêu cầu hắn không truy cứu nữa, dù hắn lộ vẻ bất mãn nhưng cũng
không vi phạm ý trẫm. Tần vương là loại người oai hùng, dã tâm quá
nhiều. Loại tính cách này của hắn thời loạn thế cũng tốt.
Nhưng
hôm nay đang đi vào thời hưng thịnh, vậy thì làm sao để hắn như vậy?
Nhưng tay hắn nắm binh quyền, lại được sự ủng hộ to lớn của Triệu
vương...
Lý Uyên không nói thêm gì nữa nhưng ngụ ý thế nào Bùi
Tịch tất nhiên thầm hiểu. Lý Uyên đúng là bê đá tự đập vào chân mình.
Lúc đầu dung túng cho Lý Thế Dân, lại để cho con hổ ẩn trong nội tâm hắn bộc phát. Hổ đã rời chuồng sao có thể bắt lại dễ dàng được. Nếu thời
điểm này Lý Uyên mạnh mẽ áp chế Lý Thế Dân thì sẽ kích động Lý Thế Dân
tạo phản.
Dù sao thì quan binh cũng thân cận với Lý Thế Dân, lại
xa cách Lý Kiến Thành không tham dự quân vụ quá lâu. Huống chi cạnh Lý
Thế Dân còn có Triệu Vương Lý Huyền anh dũng vô địch chứ?
Dù là
Lý Huyền Phách không còn nữa nhưng chức vụ Đại đô đốc Linh Vũ trong quân vẫn có uy vọng, sợ là không hề kém Lý Thế Dân. Nói về chiến công thì Lý Huyền Phách tuy không hiển hách nhưng từ khi khởi binh tại Thái Nguyên
tới nay, mỗi khi gặp chiến cuộc giằng co là Lý Huyền Phách lại đứng ra.
Đó là người chấp hành chiến thuật tốt nhất, lại phối hợp với chiến lược
gia vô cùng cao, không phải đơn giản là một cộng một bằng hai. Cho nên
dù có trong tay đầy đủ tội trạng của Lý Thế Dân mà Lý Uyên cũng cảm thấy vài phần cố kỵ.
- Bệ hạ, Lĩnh Nam gần đây đưa lên tấu chương, không biết bệ hạ đã xem qua chưa?
Bùi Tịch cười hỏi.
Lý Uyên khẽ giật mình:
- Lĩnh Nam? Ngươi nói Dưỡng Chân sao?
Thời gian gần đây Lý Uyên không chút ý tới triều chính thật, cũng không lưu ý tới tấu chương. Bùi Tịch lắc đầu:
- Cũng không phải là tấu chương của Hà Nam Vương mà là thông tin của chúng ta.
- Chuyện này chúng ta sẽ lưu ý.
- Bệ hạ, Hà Nam Vương gần đây đã thể hiện dần xu thế kiêu ngạo.
Bùi công nói: Lĩnh Nam Phùng thi đã sớm phụ thuộc vào Hà Nam Vương. Hôm nay không chỉ có đô đốc phủ An Nam mà toàn bộ bát phủ Hòa châu đều nghe
theo sự điều khiển của Hà Nam Vương. Hơn nữa Hà Nam Vương còn không
ngừng khuếch trương đối ngoại, đã khiến Chân Tịch quốc oán thán dậy đất. Cứ như thế mãi thì Lĩnh Nam, thậm chí cả An Nam đều sẽ trở thành vật
trong túi Hà Nam Vương... Lúc bệ hạ còn thì có lẽ Hà Nam Vương cũng
không dám có hành động gì. Nhưng nếu bệ hạ... Thái tử có thể ngăn chặn
được Hà Nam Vương, hoặc khiến Hà Nam Vương nghe lệnh sao?
Nếu như không có cách nào để Hà Nam Vương thần phục thì tất sẽ dẫn tới đại họa. Nếu để mặc kệ thì toàn bộ phía nam sẽ chỉ biết tới Hà Nam Vương, không
biết tới bệ hạ nữa.