Mất mát Mạch Thiết Trượng, Tiễn Thế Hùng và Mạnh Kim Xoa ba viên đại tướng, lại có Quang Lộc đại phu, tả hầu vệ đại tướng quân Đoạn Văn Chấn bị bệnh chết ở trong quân.
Đoạn đại tướng ở thời Bắc Chu đã là một viên tướng thành danh.
Trước khi chết Đoạn Văn Chấn còn lên lớp giảng bài cho Dương Quảng: Dùng thực lực quân đội có thể thắng Cao Ly dễ như trở bàn tay, nhưng trong trường hợp bệ hạ chớ nhúng tay vào chiến sự.
Sau này đúng là Dương Quảng không nghe theo, thậm chí hắn còn phát ra một lệnh: Nếu như người Cao Ly muốn đầu hàng nhất định quân Tùy phải đình chỉ công kích, thể hiện phong phạm của hoàng đế thiên triều.
Kết quả một hồi công thành lề mề ở Liêu Đông mở màn.
Chiếu lệnh phát ra, Trịnh Ngôn Khánh và Tạ Khoa đã tới Nam thủy, thiết lập hạ doanh.
Nơi này cách thành Bình Nhưỡng cũng không quá xa, ngồi ở trong doanh trướng có thể nghe thấy tiếng ngựa hí từ trong thành Bình Nhưỡng truyền tới.
Ngày mười chín tháng ba.
Quân Tùy và quân Cao Ly giao tranh ở Bình Nhưỡng quyết một trận tử chiến, quân Tùy một lần nữa bị đánh tan.
Vua Cao Ly đóng cửa thành lại ngoan cố chống cự.
Thế nhưng Lai Hộ Nhi lại đắc ý đóng quân ở bên ngoài Bình nhưỡng, hắn hạ lệnh nghỉ một ngày, nếu như lúc này hắn thừa thế xông lên thì người Cao Ly không cách nào ngăn cản, Tùy quân tiến công Bình Nhưỡng bị phá, vua Cao Ly là Cao Nguyên bị bắt, thì cho dù chiến sự ở Liêu Đông không thuận lợi cũng là một đả kích nhân tâm lớn với Cao Ly.
Tin tức chiến thắng từ Bình Nhưỡng nhanh chóng được truyền tới tai của Trịnh Ngôn Khánh.
Nam Thủy cách Bình Nhưỡng chỉ hơn mười dặm cho nên có chuyện gì thì dĩ nhiên không giấu được tai mắt của Ngôn Khánh.
Nghe nói Cao Ly người tan tác mà Tùy quân đã đánh vào thành Bình Nhưỡng nên Ngôn Khánh cũng yên tâm.
Đối với chuyện này, phải chăng trong lịch sử thật sự có tồn tại Bình Nhưỡng đại thắng, Ngôn Khánh trong ấn tượng đều không có, đại đa số các nhà sử học đều viết rằng Liêu Đông thảm bại. Còn trận đánh Bình Nhưỡng hầu như không ghi lại.
Hoặc có ghi lại mà Trịnh Ngôn Khánh không chú ý.
Tuy nhiên đã đánh thành Bình Nhưỡng, bắt quốc vương Cao Ly là Cao Nguyên làm tù binh chắc cũng không quá khó, Cao Ly lúc này như rắn mất đầu, chẳng phải kết cục đã định?
Trịnh Ngôn Khánh vắt óc suy nghĩ nhưng vẫn không tìm ra lý do Lai Hộ Nhi thất bịa.
Mặc dù hắn chưa bái kiến Lai Hộ Nhi nhưng hắn trước kia lập được võ huân thì cũng không phải là một người vô năng.
Hay là lịch sử cải biến.
Ôm theo một sự hoang mang, Trịnh Ngôn Khánh đang suy nghĩ có nên đi tới Bình Nhưỡng xem tình hình chiến đấu.
Bởi vì Chu Pháp đã phái Ngôn Khánh và Tạ khoa trông coi lương thảo hơn vạn thạch, hai người cũng không rảnh đi Bình Nhưỡng xem tình huống.
Nhge nói rạng sáng ngày mai còn có một đám vận chuyển tới ba vạn thạch lương tới đây, cho nên không thể qua loa.
Trịnh Ngôn Khánh cùng với Chu Pháp xử lý xong mọi chuyện liền mệt mỏi trở về trướng nghỉ ngơi.
Hắn ngủ một giấc tới thẳng nửa đêm.
Lúc mơ màng tỉnh lại thì đã thấy có ánh nến đốt lên, Hùng Khoát Hải cùng với Hám Lăng hai người đứng ở bên ngoài quân trướng.
- Đại hắc tử, mấy giờ rồi?
- Đã qua giờ Tý, gần giờ Sửu.
Thẩm Quang mang tới một chậu nước trong để cho Trịnh Ngôn Khánh rửa mặt.
Mình không ngờ lại ngủ lâu như vậy.
Ngôn Khánh lau mặt, tinh thần phấn chấn lên không ít.
Tuy nhiên bụng của hắn lại réo vang:
- Đại hắc tử, đi tới nhà bếp một chút xem có gì ăn không.
Hùng Khoát Hải lập tức phản ứng mà rời đi.
Trịnh Ngôn Khánh thay đổi quần áo
Trịnh Ngôn Khánh thay đổi quần áo khẽ giãn gân giãn cốt một cái rồi nhìn Thẩm Quang mà nói:
- Thẩm đại ca, Tạ giáo úy đã nghỉ chưa?
Thẩm Quang lắc đầu:
- Vừa rồi thuộc hạ đi ngang qua thì thấy ở trong trướng của Tạ giáo úy đèn dầu còn sáng cho nên có lẽ chưa ngủ, công tử, nếu có chuyện thì để thuộc hạ đi mời Tạ giáo úy tới.
Ngôn Khánh nghĩ nghĩ rồi gật đầu nói:
- Ta vừa vặn cũng có chuyện thương lượng với hắn. Như vậy đi chút nữa sau khi ăn xong ta sẽ tới tìm hắn, A Lăng, ngươi cũng đi với ta tới đó nói chuyện.
Hám Lăng vội vàng đáp ứng theo Trịnh Ngôn Khánh rời khỏi quân trướng.
Thời gian cuối xuân, gió đêm mát mẻ.
Trịnh Ngôn Khánh mặc theo một bộ thường phục màu trắng, mang theo Hám Lăng và Tạ Ánh Đăng đi ra bên ngoài quân trướng.
Tạ Khoa quả nhiên vẫn chưa nghỉ ngơi, đang ở trong quân đọc sách, thấy Ngôn Khánh đi vào hắn bỏ quyển sách xuống đi ra đón chào.
Hai người phân chủ khách ngồi xuống, tùy tùng thì dâng trà.
- Tạ đại ca huynh tại sao vẫn chưa nghỉ?
Tạ Khoa nói:
- Ngủ không được, ta cảm thấy trong lòng bất an.
Tạ Khoa nói:
- Đại tướng quân đánh vào bên ngoài Bình Nhưỡng lại muốn đình chỉ công kích, dàn binh ra.
Ta không hiểu tại sao đại tướng quân lại phạm sai lầm như vậy.
- Ngôn Khánh, đệ tuy không có sở trường về binh thư nhưng cũng biết, tung binh thì dễ nhưng thu binh thì khó, binh tướng một khi dàn ra, thu hồi lại cũng không phải là chuyện dễ dàng, hôm nay chúng ta ở dưới thành Bình Nhưỡng, ta lo lắng nếu người Cao Ly nhân cơ hội này phản kích, chỉ sợ Đại tướng quân sẽ gặp nguy.
Những lời này của Tạ Khoa lập tức đánh tới một chủ ý của Trịnh Ngôn Khánh.
- Tạ đại ca huynh vừa nói đại tướng quân chưa công phá nội thành?
Tạ Khoa lắc đầu:
- Sau khi đệ nghỉ ngơi, ta phái thám mã đi tìm hiểu tin tức thì biết được đại tướng quân sau khi đánh ngoài thành lập tức đình chỉ công kích hơn nữa còn an trí tiệc rượu ngoài thành, Ngôn Khánh tất cả những tướng lãnh ta phái đi nhắc nhở đại tướng quân nhưng đều không được vào bên trong.
Sau đó ta phái người chạy về Hải Phổ, mong Chu tổng quản định đoạt.
- Ta ngủ không được, cảm thấy chuyện này sẽ có vấn đề cho nên ở đây đọc sách, đúng rồi Ngôn Khánh đệ tìm ta có chuyện gì?
Trịnh Ngôn Khánh cảm thấy đau đầu.
Vừa rồi hắn định tìm Tạ Khoa thương nghị hừng đông tới sẽ sắp xếp công việc thế nào.
Nhưng hiện tại xuất hiện chuyện này, sắp xếp thế nào cũng không quá quan trọng, bây giờ nếu như người Cao Ly thừa cơ đánh lén mà Lai Hộ Nhi đã rải binh ra thì làm sao có thể lập tức thu hồi? Binh mã không thu hồi được cho dù nhân thủ có nhiều hơn thì cũng chỉ là một đám loạn quân.
- Chuyện này ngươi đã biết, vậy có biết ở trong thành Bình Nhưỡng hiện tại ai chủ trì quân vụ không?
Tạ Khoa gãi gãi đầu:
- Ta phái người đi nghe ngóng thì chủ trì quân vụ Cao Ly chính là Cao Kiễn vũ, tuy nhiên hắn chỉ là chủ trì trên danh nghĩa, người chỉ huy tác chiến thật sự chính là đại nhân Uyên Thái Trá, ta nghe nói người này cũng xuất thân từ thế gia vọng tộc, cùng với tể tướng Ất Chi Văn Đức tự xưng là song hùng, là một tên gia hỏa kỳ mưu hiểm kế.