- Thắng hay bại làm sao có thể dễ dàng biết được, Phụng ngự đừng hỏi nữa.
Một câu đã cho thấy thái độ của hắn.
Đối với chiến sự Liêu Đông ta không muốn bàn, chỉ cần làm tốt phận sự mọi chuyện sẽ tới.
Một câu này hai người Vũ Văn Sĩ nhìn nhau sau đó mỉm cười.
Bỗng nhiên Vũ Văn Sĩ lại nói:
- Ta nghe nói, Dương thượng thư gần đây ở Trường An có động thái?
- Dương thượng thư chính là Lễ bộ thượng thư, rất chiêu hiền đãi sĩ, mà lúc sở công còn sống lại đi khắp thiên hạ, có một số khách đến thăm cũng là chuyện bình thường.
Dương thượng thư trong miệng của Vũ Văn Sĩ và Lý Uyên chính là con trai của Dương Tốt Dương Huyền Cảm.
Dương Tố sau khi mất Dương Huyền Cảm làm Lễ bộ thương thư ở Trường An.
Vũ Văn Sĩ nói:
- Hoằng Hóa lưu thủ hôm nay còn có một chiếc ghế trống, tại sao Quốc công không cầu?
- Hoằng Hóa lưu thủ vị trí đó cần phải Dương thượng thư tấu với bệ hạ, chỉ sợ không dễ dàng.
Lý Uyên có hơi động tâm.
Hiện tại hắn là Điện Nội Thiểu Giam, nhìn thì có vẻ phong quang vô hạn.
Nhưng trong trường hợp Dương Quảng không ở lại Trường An, cái Thiểu Giam này chỉ có danh mà không có thực quyền, lần này đốc thúc lương thực ở Hoài Xa trấn, Lý Uyên tìm cơ hội nhưng Dương Quảng đối với hắn nghi kỵ cho nên một mực không dám nhắc tới.
Vũ Văn Sĩ nói:
- Nếu như Quốc công không chê Hoằng Hòa nghèo nàn thì ta xin nguyện giới thiệu cho bệ hạ.
- Nếu vậy thì Lý Uyên vạn phần cảm kích.
Lý Uyên hướng về phía Vũ Văn Sĩ mà chắp tay cảm tạ, Vũ Văn Sĩ thì cười nhàn nhạt.
Không cần nói minh bạch, Vũ Văn Sĩ biết rõ, Lý Uyên đã nhớ kỹ nhân tình này của hắn, hai người rảnh rỗi trò chuyện sau đó chắp tay từ biệt.
Lý Kiến Thành nãy giờ vẫn lẳng lặng liền tiến lên hỏi:
- Phụ thân, Vũ Văn Phụng Ngự đột nhiên nhiệt tình như vậy là sao vậy?
Lý Uyên cười cười không trả lời.
Ở phía xa xa, Vũ Văn Sĩ đã lên xe, từ từ không còn thấy bóng dáng nữa.
Lý Uyên quay đầu lại bỗng nhiên hỏi thăm:
- Côn Sa Môn, chuyện ta sai con nghe ngóng, đã có kết quả chưa?
Lý Kiến Thành vội vàng trả lời:
- Con đã phái người về Đông Lai quận tìm hiểu, tuy nhiên nghe nói Lai Hộ Nhi tướng quân đã bị bệ hạ bắt giam, trong quân hoàn toàn do Chu Pháp Chu tổng quản chấp chưởng, cho nên tin tức của Trịnh Ngôn Khánh cũng chưa biết được.
- Hài nhi đã sai người ở lại huyện Dịch, sau này nhất định sẽ có tin tức.
Hắn do dự một chút rồi thấp giọng hỏi:
- Phụ thân, Trịnh Ngôn Khánh có đúng là?
Lý Uyên gật nhẹ đầu:
- Mạc Phục Lạc đã nghe được rõ ràng Trịnh Ngôn Khánh là con nuôi của Trịnh Thế An, lúc đó vừa vặn nhà Cửu thúc ngươi gặp nạn, lần này Mạc Phục Lạc ở Trác quận cùng với Ninh Trường Chân gặp nhau đề cập chuyện của Ngôn Hổ, Ninh Trường Chân lúc uống rượu say giải thích Ngôn Hổ lần đó ôm con của Cửu thúc ngươi phá vòng vây sau đó hướng về phía Ký Thủy Quan bỏ trốn.
- Lúc này tuy không biết chuyện gì xảy ra nhưng chắc là lúc Ngôn Hổ phá vòng vây lo lắng nảy sinh vấn đề cho nên để con của cửu thúc ngươi ở trên đường, vừa vặn lúc đó Trịnh Đại Sĩ trở về Huỳnh Dương, đi ngang qua nơi đó nhận Trịnh Ngôn Khánh làm con nuôi. Chuyện này quá nhiều trùng hợp, nếu như Trịnh Ngôn Khánh không phải là con của cửu thúc ngươi thì há có thể như vậy được? Ta đã phái người tiến về Bình Lương, nghĩ cách liên hệ với cửu thúc ngươi. Nếu như Trịnh Ngôn Khánh quả thật là cốt nhục của cửu thúc, ngươi phải đối xử với nó cho tốt.
Lý Uyên cười cười, Lý Kiến Thành lập tức phản ứng:
- Phụ thân yên tâm, hài nhi nhất định sẽ đối xử tử tế với Ngôn Khánh.
- Đi thôi trời không còn sớm nữa, ngày mai còn phải mang lương thảo tiến tới Liêu Đông, không biết chiến sự này khi nào mới có thể chấm dứt.
Lý Uyên nói xong đánh ngựa giơ roi.
Lý Kiến Thành trong mắt đảo quanh, khóe miệng nhếch lên nở ra một nụ cười nhàn nhạt.
Đầu tháng sáu, Vu Trọng Văn cùng Vũ Văn Thuật suất lĩnh chín đạo binh mã, tổng cộng ba mươi vạn người qua sông Lục Giang, tấn công thẳng về Tát Thủy.
Mà lúc này, Trịnh Ngôn Khánh ở núi Thái Bạch sống một ngày như một năm, lo lắng chờ tin tức của Trịnh Hoành Nghị.
Mười ngày trôi qua, trong mắt của Trịnh Ngôn Khánh như mười năm.
Ngày thứ mười trong lúc Trịnh Ngôn Khánh và Tạ Khoa đang nói chuyện.
Chỉ nghe bên ngoài sơn động truyền tới từng thanh âm rối loạn, Ngôn Khánh và Tạ Khoa vội vàng chạy ra khỏi sơn động.
Chỉ thấy Hùng Khoát Hải và Hám Lăng đang vây quanh Trịnh Hoành Nghị và Thẩm Quang ở phía sau lưng Thẩm Quang còn có một con tuấn mã, trên lưng có một cái bao tải, hai người nhìn thấy Trịnh Ngôn Khánh liền khom tay thi lễ.
- Ngôn Khánh, chúng ta đã trở về.
Trịnh Ngôn Khánh giống như trút được gánh nặng, thở ra một hơi, ôm Trịnh Hoành Nghị và Thẩm Quang mỗi người một cái rồi hỏi:
- Sao các ngươi đi lâu vậy? Ta còn tưởng rằng các ngươi phát sinh sai lầm ở Mộc Hoành trấn đang định tới đó tìm.
- Không ra được.
Trịnh Hoành Nghị nói:
- Ở Mộc Hoành trấn đã sớm bố trí thiên la địa võng chờ chúng ta tiến tới.
- Ta nghe được tin tức, người Cao Ly đã phát ra cảnh cáo với Kim Bá Tịnh nếu như dám thu lưu chúng ta, hoặc thả ra thì bọn hắn sẽ tới san bằng La quốc, cho nên Kim Bá Tịnh đành phải phái đai tướng Kim Thành Tín, suất lĩnh 5000 sĩ tốt, mai phục ở Mộc Hoành trấn, chỉ cần chúng ta xuất hiện sẽ bắt lấy.
Trịnh Ngôn Khánh hít sâu một hơi, thầm cảm thấy mình may mắn không thôi.
May mà mình cẩn thận nếu không đã biến thành một cỗ tử thi.
Thẩm Quang nói:
- Chúng thuộc hạ biết được tin tức xong lập tức trở về núi không ngờ Mộc Hoành trấn giới nghiêm sau đó lại biết được tin tức con gái của Kim Bất Tịnh là Kim Đức Mạn hiện tại đã tới đây hiệp trợ Kim Thành Tín.
Thuộc hạ cùng với Trịnh Hoành Nghị thương lượng La nhân đã có ý đồ phản bội chúng ta cũng không cần phải khách khí, đành cùng với Trịnh Hoành Nghị, đem công chúa Kim Đức Mạn bắt có ra, nếu ai có hành động gì thì giết Kim Đức Mạn trước.
Kim Đa Mạch Tông tên là Thâm Mạch Phu là quốc vương thứ hai mươi bốn của La quốc, từng liên hiệp với người Bắc Tề cướp lấy mười tòa thành trì của Cao Ly, tuy nhiên bị người Cao Ly trả thù, thảm bại mà quay về. Bách Tề vì vậy mà bị giết gần ba vạn người nếu như không phải dưới trướng của Kim Đa Mạch Tông có một viên tướng lãnh tên là Viết Hoa Lang liều chết cứu Chân Hưng vương thì La quốc đã gặp họa diệt quốc.
Về sau Thâm Mạch Phu liền ra lệnh cho Viết Hoa Lang mở rộng luyện tập võ nghệ trong quân.
Viết Hoa Lang thu nhận đệ tử chủ yếu là con của quý tộc lập nên Hoa Lang đạo.