Tỉnh lại đã ở bệnh viện, mùi nước khử trùng rõ ràng truyền vào mũi. Ánh mắt tôi vừa liếc liền nhìn thấy mẹ tôi đang ngồi ở giường bên cạnh, hai mắt ửng đỏ.
"Có chuyện gì vậy?"
Mẹ cầm tay tôi, giọng nói nghẹn ngào: "...Thụy Thụy, cậu đã ngủ một ngày rồi."
"Bác sĩ nói trong đầu cậu có một khối u -- nhưng cậu đừng lo lắng, chỉ cần trị liệu bằng hóa chất đúng định kỳ, điểu chỉnh tâm trạng thật tốt thì vẫn có thể kéo dài tuổi thọ."
Ngay lập tức tôi đã hiểu được lý do dì Dư Thụy mất.
Nếu không có gì thay đổi, ung thư não giai đoạn cuối đã phát tác, tuổi thọ cũng chỉ còn lại vài tháng mà thôi,
Lấy tình hình kinh tế của Dư Thụy, dù cho thế nào cũng không thể gánh vác nổi tiền chữa bệnh cao kếch xù này.
Đối với dì ấy mà nói, tử vong là kết cục đã định.
"...Không sao."
Mẹ tôi nói, sau đó lau khô nươc mắt miễn cưỡng nở một nụ cười: "Mình sẽ giúp cậu nghĩ biện pháp, mấy năm nay trong nhà mình cũng tích cóp được ít tiền..."
Tôi hơi hé miệng, có lẽ vì thời gian hôn mê quá lâu nên giọng nói vô cùng khản đặc.
"Không cần lãng phí tiền trên người mình."
Tôi biết, ông ngoại đã qua đời năm mẹ tôi sáu tuổi.
Vẫn là bà ngoại dẫn mẹ tới sống trong thôn. Ở niên đại đó, cuộc sống dù có thế nào cũng sẽ không quá tốt.
Tôi đã có thể tưởng tượng, chút tiền tiết kiệm trong miệng của mẹ là tốn bao nhiêu công sức mới tích cóp được.
Nếu dùng hết lên một người chắc chắn phải chết thì cũng quá lãng phí.
Như lời của mẹ tôi đã nói, dì Dư Thụy qua đời vào năm bọn họ tốt nghiệp.
Vậy năm đó chắc chắn mẹ đã có lựa chọn giống hệt bây giờ.
Tôi không để ý sự ngăn cản của mẹ tôi, nói với bác sĩ rằng tôi chọn phương pháp chữa trị bảo tồn.
Sau đó cưỡng chế làm thủ tục xuất viện.
Mẹ tôi đuổi theo ở đằng sau, giọng điệu của mẹ rất gấp gáp: "Chữa trị bảo tồn vốn chẳng thể kiên trì được bao lâu, ít nhiều cậu cũng phải trị liệu bằng hóa chất..."
Tôi quay phắt người lại.
Vành mắt của mẹ đỏ bừng, ánh mắt nhìn tôi chứa đầy khổ sở không thể che giấu.
Tôi nói: "Mình sẽ tiếp nhận trị bệnh bằng hóa chất."
"Chỉ cần, cậu chia tay với Tưởng Chu."
Mẹ nhìn chằm chằm vào tôi, trong nháy mắt đó Phương Mẫn tuổi trẻ và người mẹ tóc đã bạc trắng trong nghĩa trang ngày đó, kỳ lạ lại dần chồng lên nhau.
"Có một số việc không phải đơn giản như cậu nghĩ."
Mẹ vươn tay ra, từng chút một chải lại mái tóc bù xù vì nằm trên giường bệnh của tôi.
"Nhưng mà mình đồng ý với cậu."
Tôi ngạc nhìn nhìn mẹ.
Hình như có cái gì đó bị tôi xem nhẹ đã dần nổi lên mặt nước.
Mẹ ơi.
Mẹ cứ mãi hi sinh vì con.
Khi con là Tưởng Nhụy mẹ đã như vậy.
Khi con chẳng phải là con gái của mẹ, mẹ vẫn làm như vậy.