Tâm Lý Học

Chương 41: C41: 41. Tâm Lý Những Kẻ Sát Nhân Hàng Loạt (13)



BỆNH TÂM LÝ THỜI NIÊN THIẾU

Một thiếu niên 16 tuổi (không được đưa tên lên báo) đã tham gia cùng một tên giết người hàng loạt Douglas Moore để giết và phi tang 2 xác chết nạn nhân tại Misissauga,ontario,ở Canada. Mặc dù luật sư đã biện hộ rằng cậu bé bị Moore uy hiếp và thao túng,những thẩm phán thấy rằng cậu ta đã có những biểu hiện như một "kẻ sát nhân non trẻ" và vì vậy đã phải chịu trách nhiệm như một kẻ đồng lõa cho tội ác.

Moore đã sát hại Robert Grewal và Joseph Machisi trong ga-ra vào tháng 11 năm 2013. Cậu thiếu niên đã phi tang hung khí là chiếc dao đã được tên sát nhân sử dụng khi hung thủ không yêu cầu, và cậu ta đã thừa nhận đã giữ thủ cấp của những nạn nhân khi Moore đang rửa xe để chở nạn nhi đi chôn tại 2 khu rừng khác nhau tại Quebec và rõ ràng cậu đã ăn cắp thuốc phiện và tiền của Moore, tên sát nhân nghĩ những nạn nhân đã làm. Cậu thiếu niên đã biết trước Moore có ý định giết người vì nghi ngờ và cậu ta đã không ngăn hắn lại. Moore từng bị tố cao đã giao cấu với trẻ em và là nghi phạm về cái chết của một thiếu niên khác trong vùng. Cậu ta khẳng định rằng cậu đã xem Moore như một người cha. Cậu ta đã phải nhận bản án 6 tháng tù, cậu ta thậm chí đã kháng án(nhưng không thành công). Trong khi những hành xử sai lầm khi còn nhỏ thường được gọi là rối loạn hành vi, với hy vọng là chúng sẽ vượt qua, theo đó là những sự bất ổn vì những vấn đề tuổi thiếu niên, Frick và tổ chức của ông đã tìm thấy khái niệm về bệnh thái nhân cách ở trẻ nhỏ để phát triển trở thành hành vi. Họ quan sát những yếu tố nổi bật của những tội phạm vị thành niên để đưa ra kết luận về cấu trúc tâm lí của một kẻ tâm thần vừa chớm nở như các vấn đề như bốc đồng/hành vi và thái độ vô cảm tàn nhẫn. Họ đánh giá 95 trẻ em có triệu chứng lâm sàng và hành vi độc lập với nhau,giống như những biểu hiện của tội phạm đã trưởng thành. Những đứa trẻ này biểu hiện sự hoang tưởng thái quá,vô trách nhiệm, và nhạy cảm với sự nhàm chán. Những nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng những đứa trẻ dù có hay không những hành vi sai trái nhưng với sự vô tâm (gần giống những trường hợp của bệnh thái nhân cách) đã tham gia vào các hoạt động tăng dần sự trừng phạt để nhận thưởng. Những đứa trẻ vô tâm nhất giành được giải thưởng cao nhất. Nói cách khác, chúng phản ứng mạnh với tín hiệu bên ngoài và không ngại sự trừng phạt. Donald Lynan dường như đã tiến hành thí nghiệm quy mô nhất với những loại người này. Ông chỉ ra rằng bệnh thái nhân cách có tiền thân giống với rối loạn thách thức chống đối,coi thường và nhẫn tâm, hiếu động thái quá. Ông tin rằng tình trạng thiếu nơ-ron thần kinh đã dẫn đến biểu hiện thiếu kiềm chế hành vi, chẳng hạn như những đứa trẻ hiếu động và bốc đồng. Trong giai đoạn trưởng thành,chúng trở nên vô trách nhiệm và những hành vi thô lỗ. Bệnh thái nhân cách được đánh giá trên 430 bé trai, độ tuổi 12 và 13,bằng thông tin được cung cấp bởi các bảo mẫu. Bệnh thái nhân cách thời ấu thơ trùng hợp với khuôn mẫu ở người trưởng thành,và những đứa trẻ với triệu chứng của chứng thái nhân cách biểu hiện hành vi phạm tội thường xuyên dẫn đến cực đỉnh của tội lỗi. Bệnh thái nhân cách thời thơ ấu rõ ràng là triệu chứng quan trọng nhất để phát hiện hành vi chống đối xã hội ở tuổi vị thành niên. Lynam cũng tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết về mối liên hệ đang nảy nở giữa trẻ em và người lớn mắc chứng thái nhân cách với triệu chứng hiếu động thái quá, giảm sự tập trung, và sự bốc đồng (HIA), và hành vi tội lỗi trùng khớp(CP). Ông chia những bé trai làm 4 nhóm: không HIA-CP,chỉ HIA,chỉ CP,và HIA-CP. Chúng được sợ sánh và đánh giá bằng thang điểm chuyên dụng của bệnh thái nhân cách. Như ông dự đoán,những cậu bé HIA-CP đa số gần giống với những kẻ sát nhân trưởng thành. Trong số 4 nhóm trên,chúng là những đứa nặng nhất về những triệu chứng chống đối xã hội,........Trong một cuộc thí nghiệm trên 81 bé trai ở một khu dân cư đang thực hiện chương trình điều trị, triệu chứng rối loạn hành vi hung hãn,kèm theo nói dối và trộm cắp, được cho là dấu hiệu của những kẻ sát nhân vị thành niên trong độ tuổi từ 14 đến 17. Nói cách khác, nếu chúng có một rối loạn hành vi nào đó và cũng đã hành động với tính chống đối xã hội, thì nhiều khả năng chúng sẽ trở thành sát nhân khi trưởng thành. Như chúng ta đã thấy ở chương 3, những kẻ thái nhân cách trưởng thành được định hình bởi những tính chất và hành vi như nói dối, lợi dụng, bắt nạt, khéo léo, không tự biết lỗi, không đáng tin cậy, và thiếu sự cảm thông. Là những kẻ tội phạm,chúng thường có xu hướng lập lại hành vi tội lỗi của mình thường xuyên và đa dạng hơn. Một số đứa trẻ vấn dề về hành vi thường có xu hướng trở thành những kẻ phạm tội, vì vậy những nhà nghiên cứu đã chuyển đổi văn bản đánh giá trở thành phương pháp đánh giá theo độ tuổi để tiện cho việc nghiên cứu những đứa trẻ có nguy cơ trở thành những kẻ thái nhân cách trưởng thành. Với những thước đo này, Lyam và những đồng sự của ông nói, những kẻ thái nhân cách ở độ tuổi thanh thiếu niên thường có liên quan đến những hành vi phạm tội, và có thể đánh giá thông qua 5 mẫu tính cách (gồm những tính cách cố định không đổi qua thời gian), có thể dùng để dự đoán chúng sẽ trở nên như thế nào khi trưởng thành:

1. Hướng ngoại(thích giao tiếp )

2.Dễ hài lòng(Tính cách lạc quan,thoải mái)

3.Tự chủ(kiểm soát tốt cơn giận,khả năng lên kế hoạch)

4.Trầm tĩnh(kiềm chế tốt cảm xúc và khá ổn định)


5.Cởi mở(thích thay đổi cho những hoạt động và cảm xúc mới)

Chứng thái nhân cách, như Lyam chỉ ra, bao gồm sự hỗn tạp giữa một phần nhỏ tính cách tự chủ, phần lớn tính cách hướng ngoại, và phần ít còn lại là những tính chất của tính cách trầm tĩnh có liên quan đến sự lo lắng và sợ hãi. Với một số điều chỉnh trong cuộc thí nghiệm, ta có thể hy vọng rằng những đứa trẻ có thể được theo dõi bằng cách tổng quát hóa các tính cách bằng lý thuyết hơn là thông qua các cuộc thí nghiệm cực đoan khi dán nhãn những đứa trẻ như những kẻ chống đối xã hội hoặc thái nhân cách.

Tóm lại, sự hiện diện của những tính chất và biểu hiện có thể dùng để chuẩn đoán hội chứng thái nhân cách thời thơ ấu và đã được chứng minh là dấu hiệu quan trọng nhất để dự đoán khả năng của các hành vi chống đối xã hội trong tương lai, đặc biệt là ở những đứa bé trai sống theo chủ nghĩa cá nhân,tăng động thái quá,ngỗ nghịch, xấu tính với người khác, và thiếu sự tập trung. Thêm vào đó, những đặc trưng tính cách nào đó không thay đổi theo thời gian có thể dùng để dự đoán hành vi chống đối xã hội khi trưởng thành.

Tổng hợp tư liệu từ nhiều cuộc nghiên cứu,những trường hợp thường thấy trong hồ sơ của một đứa trẻ thái nhân cách gồm:

-Một người mẹ...
-Một người cha dượng
-Một người mẹ không thể giữ mối liên kết cảm xúc bền vững với đứa trẻ
-Thiếu sự liên hệ với người lớn và bạn bè
-Không thể nhìn thẳng vào mắt người khác khi có tâm trạng xấu

-Tự cho mình là quan trọng
-Những mối quan hệ thoáng qua thời trẻ,hoặc thân thiết với một ai đó
-Độc ác với người khác
-Hành hạ động vật
-Bắt nạt người khác
-Đề cao bản thân
-Không có cảm giác có lỗi khi làm đau người khác
-Thiếu sự thông cảm trong quan hệ bạn bè

Nhưng chúng ta cần một lý thuyết phổ quát hơn hàm chứa nhân tố sinh học và môi trường.

BẠO LỰC ĐÁP ỨNG BẠO LỰC


Bác sĩ Helen Smith, một bác sĩ tâm lý của tòa án, đã nghiên cứu hàng ngàn trường hợp người lớn và trẻ em bị khủng hoảng tin thần. Cô ấy phản đối ý kiến của nhiều chuyên gia đã đỗ lỗi cho những thứ như Tivi, rối lạn tâm lý (hạt giống xấu), hoặc loại âm nhạc mà những đứa trẻ thưởng thức. Bạo lực, cô ấy khẳng định, sinh ra từ sự tích lũy của suy nghĩ sai lệch và các tác nhân gây căng thẳng cuối cùng đã đẩy một đứa trẻ đến bờ vực tội lỗi. Nó được tìm thấy trong những tác nhân mà đứa trẻ va chạm khi cậu ấy hoặc cô ấy thấy,nghe,hoặc trải nghiệm. Smith nhận thấy rằng những đứa trẻ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề đã từng có những suy nghĩ về bạo lực từ trước. Chúng nhận thức môi trường và những tình huống của chúng theo kiểu bạo lực là cách giải quyết tốt nhất. Chúng thường có một hình tượng chủ yếu nào đó là người thân hoặc người ngang hàng với chúng, người mà thực hiện hành động đó trước mắt chúng, điều này nói lên rằng những đứa trẻ thích giết chóc sẽ có xu hướng trở thành sát nhân. Chúng không chỉ suy nghĩ thoáng qua; chúng nuôi dưỡng sự chuẩn bị để hành động qua một thời gian dài. Chúng có cái nhìn hạn hẹp về quyền lợi của người khác và một số mặt nào đó chúng phải đưa vị trí của chúng đến một kết cục đầy ấn tượng. Bạo lực là thứ đàu tiên chúng nghĩ đến. Những đứa trẻ mang vẻ ngoài bình thường thật chất chỉ là vỏ bọc bên ngoài để phù hợp với hoàn cảnh hiện thời, chúng không cần cảm thấy bình thường hay vui vẻ về bất kì điều gì. Nếu một đứa trẻ biểu hiện bất kì dấu hiệu nào của sự bạo lực tiềm tàng, hoặc thậm chí cảnh báo mọi người rằng nó có thể sẽ nổi giận đùng đùng, con người thường nhìn vấn đề theo cách khác hoặc hiểu theo chiều hướng lạc quan. Những đứa trẻ sát nhân ở vùng ngoại ô thường tự yêu quí bản thân. Chúng nghĩ chúng tuyệt vời và tự đề cao quyền lợi của chúng. Thỉnh thoảng chúng tra tấn động vật hay những đứa trẻ khác, và chúng thường xuyên biểu lộ sự thích thú quá mức đối với súng hoặc chất nổ. Một đặc điểm dễ nhận thấy khác chính là ngộ nhận về giới hạn quyền của bản thân, đặc biệt là quen với xu hướng đỗ lỗi cho người khác. Khi chúng ra tay, chúng muốn cả thế giới biết rằng chúng giận giữ như thế nào. Thường thì những cuộc phân tích về quá khứ tìm thấy xu hướng ám ảnh về bạo lực của những tên sát nhân.

Những bé gái bạo lực, Smith nhận thấy,khác biệt nhiều so với những bé trai.Những bé gái thường ít biểu lộ sự giận giữ của mình vì chúng biết những cảm xúc đó không được chấp nhận trong giao tiếp. Một bé gái thường nhờ bạn trai ra tay giết người và sau đó giả vờ vô tội.Những cô gái cũng thích súng và dao,và khả năng họ sẽ ra tay sát hại hoặc gây tổn thương cho địch thủ nhiều hơn.

Smith chỉ ra rằng bạo lực ở tuổi thơ thường đến từ môi trường, đặc biệt là từ sự thiếu gắn kết trong cộng đồng,nhưng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ sự thiếu những kĩ năng suy nghĩ cơ bản, thứ giúp những đứa trẻ hiểu được hậu quả của hành động chúng thực hiện. Bởi vì suy nghĩ sai lệch,chúng không biết cách xoay sở những lúc giận giữ và thất vọng.

Debra Niehoff, một nhà nghiên cứu thần kinh học, chỉ ra rằng cả nhân tố sinh hóa và môi trường đểu có liên quan đến sự hình thành nhân cách bạo lực, và tác nhân này ảnh hưởng tác nhân kia như mỗi người có một kiểu hành xử khác nhau trước thái độ bạo lực. Nói cách khác, không có tác nhân đặc biệt nào cho mỗi trường hợp cá biệt.Nìehoff nói rằng não bộ lưu lại kinh nghiệm và sự tương tác của con người thông qua các bộ mã hóa học. Mỗi trải nghiệm mới đem đến thông tin mới và cũng cố cho những thông tin đã được lưu trữ. Mọi chuyện trải qua sau đó sẽ xử lý thông qua hệ thống thần kinh hóa học, thứ mà bị ảnh hưởng bởi những thái độ được nuôi dưỡng về suy nghĩ thế giới liệu có an toàn hay không. Nó thể hiện ở hành vi hành thái độ, và khi những người khác phản ứng, một cá nhân khác xử lý phản ứng đó và cập nhật thông tin. Nếu một người nuôi dưỡng cảm giác rằng thế giới đầy sự đe dọa và họ cần phải đáp lại bằng sự hung dữ và bạo lực thì anh ấy hoặc cô ấy sẽ trốn chạy vào những giấc mơ mà một ngày nào đó sẽ trở thành hành động thật sự. Những giấc mơ sẽ lập đi lập lại trong suy nghĩ và nếu chúng đủ mạnh và xảy ra nhiều lần, chúng sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo cấu trúc hóa học thần kinh. Niehoff nhận thấy rằng có những điểm nhấn khác nhau của hành vi bạo lực và rằng sự khác biệt nào đó về thể chất có liên quan với mỗi điểm nhấn.

Chúng ta có thể thấy điều này biểu hiện như thế nào trong vụ án kẻ sát nhân thiếu niên, Harvey Robinson. Câu chuyện của hắn được phanh đưa ra ánh sáng sau khi hắn bị bắt ở thị trấn Allen, Pennsylvania, năm 1993, bị kẹt trong một ngôi nhà khi bị vây bắt bởi cảnh sát. Qua một quá trình 14 tuần,bắt đầu từ hi hắn lên 17, Robinson đã thực hiện 5 vụ hiếp dâm và đã thủ tiêu 3 nạn nhân.

Robinson là con lai và người cha nghiện rượu của hắn đã giết người khi hắn còn rất nhỏ. Cha và mẹ của hắn thường xuyên gây gỗ,và một vài lần cha hắn đã bạo hành mẹ hắn.Họ chia tay khi hắn còn là một đứa trẻ và hắn ở với mẹ. Lật lại hồ sơ của hắn làm mọi chuyện trở nên rõ ràng tại sao hắn lại có cảm giác không an toàn với thế giới hắn đang sống.Anh trai của hắn cũng đã ở tù. Robinson là một đứ trẻ thích bắt nạt với rất ít khả năng tập trung và tính khí thất thường .Khi hắn lên 9, hắn bị bắt vì phạm tội ở tuổi thiếu niên. Qua 8 năm sau, hắn đã bị bắt hàng chục lần, đa số là do trộm cắp và đột nhập gia cư bất hợp pháp. Hắn được biết đến khi tấn công người trong chính quyền, có tiền án xâm phạm tài sản của người khác, và được chuẩn đoán với chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.Mỗi khi hắn thực hiện hành vi tội lỗi, hắn chạy về nhà và trốn.

Khi hắn bắt đầu tiếp cận và hãm hiếp, hắn đang chờ bản án của tòa án vị thành niên về tội ăn cắp khác. Hắn tìm những người phụ nữ có chiều cao, giống như mẹ của hắn. Hắn tìm ra nạn nhân đầu tiên qua cửa sổ của cô ấy, đang thay đồ đi ngủ. Hắn đột nhập và dùng dùi cui đánh cô ấy cho đến chết, sau đó hắn trộm một cặp quần lót và tẩu thoát. Bị giam giữ 8 tháng, khi được thả,hắn bắt đầu chuỗi tội ác ở nơi hắn được trả về.Robinson bắt một cô bé gái 15 tuổi khi cô đang đi xe đạp, cưỡng bức và giết cô, để xác cô lại ở công viên.


6 tuần sau, hắn vào một ngôi nhà khác,nhưng bắt gặp mục tiêu đang ở cùng bạn trai,nên hắn đã tấn công người con gái 5 tuổi của cô,cưỡng hiếp cô bé. Cô bé được tìm thấy trong tình trạng bất tỉnh nhưng vẫn còn sống. Chỉ sau 1 tháng Robinson lại hành động.Nhưng khi hắn đột nhập thì người phụ nữ đã cảnh giác vì tiếng động và chạy ra ngoài. Hắn tóm được cô và định xâm hại cô nhưng bị gián đoạn, vì vậy hắn bỏ chạy. Báo chí đăng tin rằng hắn còn sống vì thế cảnh sát tin rằng hắn sẽ quay lại để thủ tiêu nạn nhân bịt đầu mối. Cô ấy đã đồng ý cho một số nhân viên cảnh sát vào nhà để bảo vệ khi đêm xuống.

Nhưng Robinson đã chuyển hướng sang nạn nhân thứ 5,xâm hại và bóp cổ cô đến chết. Sau đó hắn quay trở lại người phụ nữ thứ 4 để hoàn thành công việc. Ở đó, có một nhân viên cảnh sát đang chờ hắn. Dù vậy, hắn đã chạy thoát, bị cắt bởi mảnh vỡ cửa sổ. Vì vết cắt khá sâu,hắn đã đến bệnh viện,nơi hắn cuối cùng đã bị bắt. Y vẫn khăng khăng là mình vô tội.

Vào ngày 8 tháng 11 năm 1994, Robinson đã bị kết tội về 3 vụ sát nhân và bị kết án tử hành. 5 tháng sau, hắn bị kết án về tội cưỡng hiếp và nỗ lực giết hại Cindy Thompson. Hắn đã kháng án về vụ cưỡng hiếp thứ 5 và tội có sát. Một vị chủ tọa đã kết án tử hình vì 2 cái chết do hắn bởi vì sự sai sót của bồi thẩm đoàn, cái chết thứ 3 đã bị bỏ quên. Điều này vẫn còn gây tranh cãi.

Khi chưa kết luận được rằng điều gì đã thúc đẩy Robinson cưỡng hiếp và sát hại, hoặc tại sao hắn tiếp tục thực hiện nhiều vụ như thế, ta có thể thấy rằng hắn lớn lên trong điều kiện rất tồi tệ điều mà có thể đã ảnh hưởng đến nhận thức của hắn về thế giới và những người khác. Còn lại, với người cha đã chối bỏ hắn, một người anh trai tội phạm,và một người mẹ thiếu kỉ luật, không quá ngạc nhiên khi hắn đã chọn rẽ vào con đường thù địch với xã hội. Bị bắt bớ nhiều lần, hắn trở nên nhạy cảm và chai lì với sự hoàn lương. Hắn đơn giản là huân tập sự giận giữ, và với mỗi lần hắn thất bại hắn thường lấp đầy những giấc mơ của hắn với viễn cảnh về những điều hắn sẽ làm để tự an ủi bản thân và quay lại với con đường hắn đã chọn. Như thể hắn đã tự tạo ra thái độ rằng hắn đã trở thành một lời tiên tri để tự thỏa mãn khát vọng của mình. Vì vậy, mỗi lần hắn phạm luật và bị bắt, mỗi lần hắn gây nguy hiểm hoặc giết người nào đó, hắn đã cập nhật thông tin nhận thức về thế giới, coi con đường đi tới quyền lực chính là thông qua trộm cướp, cưỡng hiếp, và giết chóc, khi nhận thức rằng cảnh sát và tòa án như nguồn gốc của sự đe dọa và có thể tước đi quyền lực của hắn. Vì vậy hắn đã quay lại để thủ tiêu nạn nhân trưởng thành duy nhất người có khả năng nhận diện và bỏ tù hắn-nơi đại diện cho sự vô vọng.

Nếu giả thuyết và sự ổn định của nhân tố cá tính đặc biệt là đúng,vậy thì Robinson đã tiếp tục hành vi bạo lực, đặc biệt đối với giới chức có thẩm quyền, đại diện là những người phụ nữ giống với mẹ hắn và những nhân viên ch ính phủ thực thi pháp luật. Có thể hắn đã được sinh ra với tín khí bốc đồng hoặc thừa hưởng nps từ người cha hung bạo của mình.Hăn sau đó nhận thức về ý nghĩa của thế giới thông qua cách mà người khác đối xử với hắn,và sự kết hợp đó dường như cơ bản là tiêu cực đối với Robinson.

Từ khi chúng ta bàn về những kẻ sát nhân hàng loạt những kẻ đã bắt đầu sự nghiệp từ sớm,chúng ta hãy chuyển hướng qua những kẻ sát nhân lặp lại mà dường như dòng máu đó chảy trong huyết quản của dòng họ,hoặc bị dẫn dắt bởi những thành viên trong gia đình.



Cre: ver1.tamlytoipham.com



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.