Tâm Ma

Chương 26: Cố đô



Sống trên đời, có được tri kỷ đã khó, gặp được người sẵn sàng sống chết vì mình lại càng khó hơn. Kết giao với Lão Ba là một điều may mắn với Trần Gia. Đối với Lão Ba, hai chữ anh em thiêng liêng hơn hết thảy. Anh em là đồng sinh cộng tử, là chảy chung một dòng máu, uống chung một bát rượu. Có tình nghĩa thì mới gọi nhau là anh em, còn không quyết chỉ là người qua đường.

Lão Ba sắp xếp để Chịnh nhường ngựa cho Trần Gia, còn Chính đi cùng lão. Chính và Chịnh vốn là hai anh em, tầm 30 tuổi, trông họ đen nhẻm, khuôn mặt đầy sương gió, cao gầy lêu khêu đến nỗi ngồi trên ngựa cũng khiến người ta có cảm giác vất vưởng. Lão Ba nói với Trần Gia:

- Hai ngày nữa ta đợi ngươi ở đây, còn có việc muốn nói, quyết không gặp không về.

Trần Gia đáp:

- Không gặp không về.

Nói đoạn rồi thúc ngựa đi, lão Ba quay lưng rảo bước tiếp. Trần Gia nói với Chính:

- Đi theo đường chính rồi xuôi lên Tràng An.

Nói rồi lão lao ngựa lên trước. Chính đuổi theo sau, người này tuy gầy gò, nhưng đi ngựa rất nhanh, tuy nơi đông người mà gã điều khiển ngựa vô cùng tài tình, vừa nhanh vừa chuẩn xác, lách bên này, lách bên kia, không chạm phải người đi đường nào hết. Mới đi một loáng, gã đã vượt Trần Gia một quãng, dừng ngựa quay nhìn lại, thấy Trần Gia vẫn đang còn loay hoay ở xa, chưa quen ngựa mới, lại chỗ đường chợ đông đúc, lão vất vả lắm mới đi qua được. Đợi Trần Gia đến gần, Chính mới ngoác miệng cười, nói:

- Đại sư lượng thứ, con quen đi với thằng em, hai anh em cứ lên ngựa là đua nhau, thành ra quen phóng nước đại.

Trần Gia đáp:

- Ngựa mới ta đi chưa quen, ta không phải sư.

Chính tần ngần, đáp :

- Mong chú lượng thứ, được đi với người của Phật Phái quả là phúc đức cho cháu.

Trần Gia hỏi :

- Sao ngươi biết ta là người của Phật phái.

Chính vừa đáp vừa cười :

- Chú đeo Thần Dược tiên Phật phái kim bài ở thắt lưng kia, đến đứa trẻ con cũng nhận ra. Phật phái phúc đức bao trùm thiên hạ, đi đến đâu cũng được người đời kính ngưỡng trọng vọng, thật đáng ngưỡng mộ.

Trần Gia đáp :

- Có gì to tát đâu.

Chính nói :

- Phật phái chữa bệnh cứu người, giúp đỡ kẻ nghèo hèn khốn khổ, che trở người yếu đuối, công đức nhiều không kể siết, cả 4 phương trời không ai là không biết ơn.

Trần Gia thầm nghĩ : « Hóa ra thần thế của Phật phái lớn đến vậy, thảo nào từ lúc ta đi được người ta đối tối đến vậy, chắc hẳn những người này đều hàm ơn Phật phái », lão nói :

- Cũng là việc nên làm cả thôi.

Ra khỏi làng, cả hai phóng ngựa đi gấp, Chính đi trước, Trần Gia bám theo sau. Ngựa tốt lại có người dẫn đường, chẳng mấy chốc hai người đã đến nơi. Bước vào thành, Trần Gia lâu lắm mới đến nơi đô thị. Cố đô Hoa Lư vẫn còn giữ nguyên nét hoa lệ của kinh thành. Nhà cửa, hàng quán san sát, người dân cũng có phần phù hoa hơn. Từ lúc đức Thái Tổ dời đô về Thăng Long, người Tràng An có đôi chút tự ái về một kinh đô bị từ bỏ, nhưng bù lại, hàng năm triều đình vẫn vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ … như an ủi phần nào. Không có nhiều thời gian dạo chơi, Trần Gia đành thúc ngựa đi về phía Bích Động. Khung cảnh núi sông hùng vĩ mở dần ra, non cao, nước biếc tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trần Gia lặng người ngắm nhìn, đưa mắt theo dòng sông, leo lên những ngọn núi đá. Hòa vào giữa sông núi, Trần Gia bỗng cảm thấy lòng thanh thản, an nhàn một cách tự nhiên. Trần Gia thầm nghĩ : « Phật phái quả thật khéo chọn chỗ, những nơi đắc địa, tụ hội tinh hoa họ đều trấn giữ cả ». Thấy Trần Gia tần ngần, Chính tiến lại gần, nói :

- Đến đây đường xá chật hẹp, chú cháu ta cứ thong thả, đường lên ngọn Tiên Nhân cũng không còn xa nữa.

Trần Gia đáp :

- Vậy cũng được. Ngươi là người vùng này sao?

Chính trả lời :

- Cháu vốn là dân chài lưới, quê quán nhà cửa chỉ có một chiếc thuyền, một lần gặp nạn sóng lớn, hà bá cướp đi cả nhà, chỉ 2 anh em là sống sót, sau đó được Huynh đệ hội che trở đến giờ. Hòa vào giữa sông núi, Trần Gia bỗng cảm thấy lòng thanh thản, an nhàn một cách tự nhiên.

Trần Gia lại nghĩ đến Trần Thiếu, cũng gặp họa mà giờ bơ vơ, thầm dâng lên một niềm thương cảm. Chính lại hỏi :

- Chắc lâu rồi chú mới trở lại chùa tổ ?

Trần Gia đáp :

- Ta chưa đến nơi này bao giờ ?

Chính trả lời, vẻ ngạc nhiên »

- Vậy sao.

Thấy Trần Gia không nói gì, hắn cũng thôi không hỏi nữa. Đi qua một con đường nhỏ ven sông là một ngọn núi đá cao, dựng thẳng. Trần Gia nhìn lên thì không thấy chùa chiền đâu, dưới chân núi chỉ có một căn miếu ghé ngay trên mặt sông, bên cạnh là một căn nhà lá vách đất nhỏ. Bên trong chòi có 2 ông sư mặc áo nâu sồng, quỳ gối trụm đầu và một cái cây. Đến đây, chính dừng ngựa, nói :

- Đây là ngọn Tiên Nhân rồi, cháu đợi chú ở đây thôi.

Trần Gia thầm nghĩ : « Chắc hẳn căn miếu nhỏ mà Thích Tâm nói là đây » Trần Gia xuống ngựa, giao cho Chính rồi tiến về phía căn miếu. Đi gần đến căn miếu, 2 ông sư vẫn không ngẩng mặt lên, một vị cất tiếng hỏi :

- Người đến chữa bệnh hay sao ?

Vị kia lại nói :

- Tất nhiên không phải khám bệnh, hơi thở hắn đều đặn sung mãn, sao có bệnh được.

Vị lúc đầu lại hỏi :

- Ngươi đến đây xin phát chẩn hay sao ?

Vị kia lại nói :

- Tất nhiê không phải xin cơm gạo rồi, bước chân hắn vững chãi đều đặn, không phải người đang đói.

Vị lúc đầu nói :

- Hừ, không có việc gì thì người cứ tự tung tự tác, đừng làm phiền hai chúng ta.

Hai lão vẫn châu đầu vào nhìn gì đó trên 1 cái cây nhỏ. Cây này dường như là cây đa, trồng trong một cái chậu nhỏ, cây tuy bé nhưng nhìn rất cằn cỗi, có lẽ đã lâu năm. Trần Gia thầm nghĩ : « Hai lão này đúng là gàn giở, tự hỏi rồi tự trả lời, chưa cho ta mở miệng đã đuổi đi, lại còn không thèm ngẩng mặt lên nhìn 1 cái, vì việc của các ngươi ta mới đến đây, nếu không ta mò đến làm gì. »

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.