Tâm Tự

Chương 14





Lão Lưu lo lắng từ hôm qua tới giờ, trời chưa sáng đã hí cửa, lén lút nhìn vào tẩm phòng. Hắn trông thấy bên giường nhỏ là cổ cầm hôm qua Tú cơ mang đến, chung trà hôm qua vẫn còn y nguyên và quyển sách hôm qua thì bị quăn góc rơi dưới đất. Lại từ từ nhìn theo sàn nhà, áo bào của bệ hạ, váy lụa của nương nương… hà hà, tốt lắm, tốt lắm…
Chiều hôm qua Tú cơ đột nhiên chạy tới Thái Kiến cung. Bệ hạ nổi giận rồi cũng cho nàng vào. Vào là vào từ chiều tới sáng sớm nay, cơm tối hai người cũng không ăn mà lão Lưu thì nào dám gõ cửa nhắc nhở. Chặc chặc, bệ hạ trở thành thanh niên sa đọa rồi!
Lão Lưu mãi mê rình mò, mông đít chu ra, mặt dán vào cửa. Thấy sắc trời còn sớm nên cứ để bệ hạ nghỉ ngơi, lão vui vẻ chạy đi tâm sự với Tiểu Thạch Đầu. Ở phía trong kia Tú Thanh đang làm kén sâu nhất quyết không chịu chui ra. Hòa Nghi Cảnh dụ dỗ thế nào cũng không được. Hắn ôm khối chăn to lù lù chỉ lộ ra đuôi tóc rất dài
-Ngoan, buông chăn ra…

Kén sâu nhún nhích, đây là lắc đầu. Hòa Nghi Cảnh thở dài, thật muốn nổi khùng! Hắn có vẻ cương quyết mò tay xuống lớp đệm, lấy ra một con dao bạc. Dao? Dao để làm gì? Thật ra đây là vũ khí hắn quen cất giấu trên giường ngủ, nó đã một lần cứu được mạng hắn. Hòa Nghi Cảnh rọc kén sâu ra, ôi cái mền đáng thương đã trở thành vật hy sinh. Tú Thanh sẽ không ngờ lão quân biến thành Hòa Nghi Cảnh lại trở nên bất chấp thủ đoạn như vậy.
-Aaaa!
Nàng bị bóc ra như một kiện hàng. Ai đó cảm thấy mình quá thông minh, ném hết chăn gối đi, xem nàng lấy gì làm vũ khí nữa? Quanh giường trống rỗng, ngoài thân thể bệ hạ thì không có thứ gì giúp nàng che chắn, sưởi ấm. Tú cơ hức hức khóc đến đáng thương. Nàng lẽ ra không nên nghe Điềm Điềm xúi bậy, để bây giờ bị giày vò như vậy, vô lực phản kháng.
-Bệ… bệ hạ… sắp phải lên triều rồi!
-Lưu Đại Ngốc chưa gọi, lần nữa vẫn kịp.
Tú Thanh kinh hãi muốn tẩu thoát, ai ngờ nàng vừa trườn đến mép giường thì bị con gấu đè lên lưng, đến tay cũng chưa với tới y phục. Tóc dài tán loạn, nụ hôn nóng rẩy, tiếng thở gấp gáp… Hòa Nghi Cảnh vuốt ve tấm lưng bóng láng ẩm một tầng mồ hôi…
-Thanh nhi, Thanh nhi…
Mặt trời ngủ một giấc rồi vươn vai thức dậy…
Hắn không ngủ giấc nào nhưng chẳng thể thức dậy vươn vai…
.

Mùa bão tháng tám qua, mùa đông cuối năm trên Cao Triều lặng lẽ đến. Tuyết phủ một tầng trắng xóa. Cuối năm, công sự rất nhiều. Hòa Nghi Cảnh miễn cưỡng ứng phó được trong tình trạng mù lòa này, tuy nhiên hắn cũng bắt đầu cảm thấy vấn đề nghiêm trọng, chờ khi tháng Giêng bận rộn qua đi có lẽ phải đến chùa Đức Bính hỏi thăm Đỗ Tuyền đại sư. Cao Lãnh rất kiệm lời nhưng luôn biết nói vào trọng tâm. Hắn thường kề bên quan sát thay bệ hạ, mô tả thái độ và biểu cảm của người khác. Làm vong nhiều năm như vậy, bước qua một hồi sinh tử con người đều có khả năng phán đoán nhanh nhạy. Tạm thời Cao Lãnh rất được việc…
Hòa Nghi Cảnh vẫn sủng ái Tú cơ nhưng ban ngày không kè kè một bên nữa. Chỉ có tối muộn hắn mới mệt mỏi trở về, ôm nàng ngủ vùi. Năm mới đến, hậu cung được ban thưởng rất nhiều nhung lụa bạc vàng. Mấy năm nay tuy bệ hạ lạnh lùng với các nàng nhưng chưa từng hẹp hòi chuyện ăn mặc. Ti thải phường hối hả cắt may váy xuân cho các vị nương nương, trong lòng họ rất cảm kích Tú cơ. Tiêu chuẩn của một Qúy cơ là mười bộ xiêm y, mười đôi hài mới, năm cái áo lông, hai mươi chiếc khăn tay, hai mươi khăn choàng cổ. Tú cơ không đòi hỏi kiểu này màu kia, nàng cho phép thợ may tự quyết, còn nói khăn tay năm ngoài rất nhiều không làm thêm, hài cũng chỉ lấy năm đôi, áo lông thì tuyệt đối không cần. Mọi người cảm thấy vị Qúy cơ này thật tốt bụng, biết giảm bớt công việc cho bọn họ, biết tiết kiệm Quốc khố cho bệ hạ.
Trong mắt các cung phi thì Tú cơ đang dùng khổ nhục kế, tỏ ra ta đây giản dị mà vẫn đẹp, giản dị mà vẫn được sủng. Thế là hậu cung dấy lên phong trào cùng tiết kiệm, ai cũng đến Ti thải phường dặn do giảm số lượng, khiến cho thợ may mừng rơi nước mắt, hai mươi ba tháng Chạp đã giao hàng đầy đủ đến các cung, không thiếu nợ như mấy năm trước.
Lưu Đại Vệ báo cáo thu chi cuối năm, mặt cười như hoa:
-Năm nay chi phí cho hậu cung thừa ra chín mươi vạn lạng bạc, gấm lụa thừa ra ba trăm thước, lông thú thừa ra sáu mươi bộ, trang sức thì còn lại năm hòm, tính tổng chi phí đã dư được ba trăm vạn lạng bạc…
Hòa Nghi Cảnh trợn mắt, ba trăm vạn! Ba trăm vạn đủ để rèn bao nhiêu là vũ khí, nuôi bao nhiêu là chiến mã chứ đừng nói là tu sửa đê Hà Hồng. Hắn không hề biết hậu cung cũng có năng lực này!
-Chuyện này là sao???
Lưu Đại Vệ hớn hở kể lại chiến công của Tú cơ, nhấn mạnh do nàng biết làm gương nên các cung phi mới học theo tiết kiệm. Hòa Nghi Cảnh mắt ngập ý cười, quả nhiên là bảo bối của hắn, bùa hộ mệnh của hắn…
Hòa Nghi Cảnh nào phải con người tính toán chi li, bụng dạ hẹp hòi. Số tiền thừa thải cuối năm này tuy lớn nhưng hắn nghĩ hậu cung dù sao cũng là nữ nhân của mình, không có tình cũng có nghĩa. Các nàng vài năm nữa cũng lớn tuổi rồi, thanh xuân một thời đều vì hắn mà bỏ lại nơi hoàng thành này. Có lẽ năm sau lại nói với Thái hậu không nên tuyển tú nữa. Hắn có Thanh nhi là đủ mà hậu cung ngần ấy mỹ nhân cũng rất đủ, không hề làm mất mặt một quân vương.
Thế là năm ấy bệ hạ phá lệ cho đúc rất nhiều trâm vàng hình rắn, bởi vì là năm Tị. Trên thân trâm đều khắc tên từng người, có dấu ấn hoàng gia. Vật nhỏ không phải giá trị liên thành nhưng cái quý chính là ý nghĩa, ai cài lên tóc cũng thấy thêm phần cao quý và tự hào.

Tú Thanh cầm cây trâm có con rắn nhỏ xoắn xoắn, nhìn mãi không đọc được tên mình. Điềm Điềm rướn cổ tò mò xem rồi sau đó phì cười:
-Nương nương, tên ở đây này, là “Tâm Ái”…
Tú Thanh ngạc nhiên nhìn kĩ, quả là “Tâm Ái”.
-Ta đâu phải Tâm Ái, ta tên Tú Thanh mà!
Điềm Điềm vỗ trán, ôi vạn tuế gia đáng thương nhà nàng, có công ngồi khắc hai chữ xiên vẹo mà người ta đâu có hiểu!
Tâm ái… tâm ái… này là tâm, này là ái…
Một từ, còn hơn cả thiên ngôn vạn ngữ.



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.