Tào Tặc

Chương 358: Thái sơn giá lâm



Tâm tư của Hoàn phu nhân, Tào Tháo sao có thể không nhìn ra.

Chẳng qua Thương Thư đã trưởng thành, quả thật cần có người dạy bảo. Giao cho người khác, y không yên tâm lắm, nhưng nếu là Tào Bằng, Tào Tháo không cần phải lo lắng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là y sẽ dung túng Hoàn phu nhân! Như lời y đã nói, vết xe đổ của Viên Thiệu còn ở trước mắt, sao có thể không đề phòng?

Hơn nữa, Tào Tháo tin rằng, sau khi Hoàn phu nhân khai chiến, Biện phu nhân chắc chắn sẽ đáp lại.

Cuộc tranh đấu gay gắt giữa các phu nhân, Tào Tháo có thể không để ý tới. Chỉ cần nằm trong tầm kiểm soát của y, có đấu đá nhau cũng là không là gì cả.

Mấu chốt là, trong đó phải có mức độ!

Tào Tháo nhắc nhở Hoàn phu nhân, chính là muốn nàng hiểu được mức độ nặng nhẹ trong vấn đề này.

Nhắc đến đó thôi, y cũng không nói thêm gì nữa.

Kể cả Biện phu nhân, Tào Tháo cũng sẽ tìm cơ hội. Nhưng sự việc bày trước mắt y, không chỉ là chuyện gia đình mà còn nhiều hơn thế.

Thấm thoát, trời đã vào đông!

Vào một buổi sáng sớm, khi Tào Bằng kéo cửa phòng ra đã thấy bên ngoài là một vùng trắng xóa.

Đợt giá lạnh của năm Kiến An thứ năm cuối cùng đã tới...

Việc phong thưởng cho đại chiến Quan Độ cũng bắt đầu.

Đặng Tắc nhờ đưa ra mưu kế, có công trong cuộc chiến ở núi Kê Lạc nên được phong làm Toan Tảo lệnh, giữ chức Điển Nông giáo úy; Ngụy Diên cũng vì chém chết được đại tướng của Viên Thiệu là Hàn Tuân, phong làm Thảo Nghịch giáo úy, cùng Đặng Tắc trấn thủ Diên Tân. Đến đây, Ngụy Diên cuối cùng từ một vị tướng bình thường đã được thăng chức giáo úy chính thức. Có thể hợp tác với Đặng Tắc, đóng quân ở Diên Tân, đối với Ngụy Diên mà nói, cũng là một kết quả khá tốt.

Sau khi vào đông, Tào Nam để Đặng Ngải cùng theo Tào Xung bái Tào Bằng làm sư để học vỡ lòng.

Những ngày tiếp theo trở nên rất nhẹ nhàng.

Mỗi ngày Tào Bằng đều quy định bài học cho Tào Xung và Đặng Ngải, rồi chỉ dạy theo tuần tự.

Sáng sớm, Đặng Ngải và Tào Xung nghe tiếng gà gáy sẽ dậy theo Tào Bằng rèn luyện thân thể, luyện tập võ nghệ. Sau bữa sáng, hai người bắt đầu ôn tập bài học. Giáo trình đã chọn là "Tam Tự kinh" và "Bát Bách Tự Văn". Tào Bằng, Hoàng Nguyệt Anh và cả Hám Trạch luân phiên chỉ dạy.

Có lẽ lớn hơn chút nữa, Tào Xung không chắc đã chịu để cho Hoàng Nguyệt Anh dạy dỗ.

Nhưng hiện giờ, thằng bé không để ý tới thân phận nữ nhi của Hoàng Nguyệt Anh.

Hơn nữa, khi Hoàng Nguyệt Anh giảng bài cũng cực kỳ thoải mái, lời giảng vô cùng thú vị. Sau đó, Tuân Úc tìm tới, muốn để con thứ của mình là Tuân Vũ cùng học với Tào Xung. Năm nay, Tuân Vũ sáu tuổi, cũng đúng giai đoạn học vỡ lòng. Về phần Tuân Úc muốn Tuân Vũ đến bái sư Tào Bằng cũng là có ý thân thiện hữu hảo, còn vì Tào Xung mà đến ư? Chắc chỉ có trong lòng Tuân Úc mới hiểu rõ.

Tuy nhiên, y chắc chắn có ý xây dựng quan hệ hữu hảo.

Nói đến Tuân Vũ, hậu thế có lẽ không biết nhiều lắm.

Trong huyền học thời Ngụy Tấn có một đề tài cực kỳ quan trọng, tên là ngôn ý chi biện. Tiêu điểm tranh luận chính là ngôn ngữ có thể hoàn toàn biểu đạt ý của con người hay không. Bên cho rằng không thể hoàn toàn biểu đạt gọi là 'ngôn bất tận ý luận", Bên cho rằng có thể hoàn toàn biểu đạt gọi là "ngôn tận ý luận". Tuân Vũ chính là một trong những nhân vật đại diện cho ngôn tận ý luận, mà y còn có một đệ đệ tên là Tuân Sán, cũng là đại diện cho ngôn tận ý luận. Vì thế, hai người còn từng có lần tranh luận với nhau và được ghi lại trong "Tam Quốc chí".

Lúc này, Tuân Sán vừa ra đời, mới một tuổi mà thôi.

Còn Tuân Vũ chỉ sáu tuổi, cũng chỉ là đứa trẻ ngây thơ...

Tào Bằng không biết Tuân Vũ và Tuân Sán có địa vị học thuật như thế nào trong lịch sử.

Trong mắt hắn, Tuân Vũ vẫn là một đứa trẻ, chưa hiểu gì cả. Nghĩ chắc Tuân Úc bảo nó tới, mục đích chính là muốn kết giao với Tào Xung.

Có lẽ, Tuân Úc nhìn ra được, Tào Xung không phải nhân vật tầm thường?

Trời mới biết được tâm tư của mấy lão già này, Tào Bằng không thể đoán được.

Tào Xung có thêm một người bạn cũng không phải chuyện xấu. Trên thực tế, trẻ con lúc nhỏ thêm nhiều bạn sẽ có tác dụng rèn luyện khả năng cư xử. Dù sao Tuân Vũ cũng là người đáng tin, Tào Tháo không từ chối, Tào Bằng càng không muốn làm người xấu.

- Tiên sinh, học trò sắp chịu không nổi rồi!

Đặng Ngải nói to với Tào Bằng trong võ đài.

Chỉ thấy hai chân thằng bé cong cong, hai tay duỗi thẳng, tạo tư thế tứ bình đại mã.

Tào Xung và Tuân Vũ bên cạnh đã lảo đảo từ lâu, so với Đặng Ngải càng không chịu nổi, Tào Bằng không nhịn nổi cười:

- Các ngươi thế này gọi là tạo thế Mã bộ sao?

- Nhưng học trò thấy tiên sinh dạy đám Điển Tồn như thế này.

- Chỉ được hình của nó chứ chưa đạt tới thần, điều quan trọng nhất của thế võ này một chữ "Mã", phải đứng ra được chữ "Mã" mới được.

- Đứng ra chữ "Mã"?

Tào Xung rốt cuộc không giữ vững được nữa, ngồi phịch mông xuống đất.

Tào Bằng nói:

-Các ngươi đã từng cưỡi ngựa chưa?

-Đã cưỡi rồi ạ!

- Phóng ngựa lao nhanh, cơ thể nhấp nhô theo ngựa... Mã bộ cũng chính là cơ sở quyền thuật có được từ trong lúc cưỡi ngựa. Cho nên khi tạo thế võ này cũng phải nhấp nhô theo.

Tào Bằng nhìn ba đứa trẻ trước mắt đang thể hiện rõ vẻ mặt nghiêm trọng và hỏi:

- Các ngươi có thật sự muốn tập võ? Các ngươi phải nghĩ kỹ, hạ luyện tam phục, đông luyện tam cửu, tập võ là một chuyện vô cùng vất vả. Nếu không có tinh thần kiên trì bền bỉ, các ngươi sẽ chẳng luyện ra cái gì, không bằng cứ chăm chỉ đọc sách là hơn.

Đời Hán là một thời đại thượng võ!

Cho dù là trẻ con cũng cực kỳ say mê võ thuật.

Tào Tháo lúc còn trẻ đã từng là hiệp khách, Tuân Úc cũng từng đeo tịch ngao du thiên hạ.

Còn Đặng Ngải càng không phải nói! Phụ thân nó không thông thạo võ nghệ, thế nhưng Tào Bằng lại là cao thủ. Ngày thường thấy Tào Bằng dạy người khác tập võ, sớm đã quen mắt. Khó khăn lắm mới thuyết phục được Tào Bằng dạy võ nghệ cho mình, Đặng Ngải đâu thể dễ dàng từ bỏ?

Ba đứa trẻ gật đầu lia lịa.

Tào Bằng thấy vậy, nhẹ nhàng gật đầu.

Buổi trưa, Tào Bằng dạy học trước.

Hắn giảng giải Tam Tự kinh.

Là tác giả của "Tam Tự kinh", Tào Bằng đương nhiên thuộc làu nội dung, cũng hiểu rất rõ hàm nghĩa trong đó. Quan trọng nhất là, hắn có ký ức đi trước thời đại này một ngàn tám trăm năm, kết hợp với đặc điểm của hậu thế, dung hòa vào phương pháp của thời đại này, thường sẽ giảng được một cách sâu sắc, lời lẽ dễ hiểu, sinh động thú vị, khiến cho đám Tào Xung cực kỳ hứng thú.

Hắn dạy nửa canh giờ thì dừng lại, để bọn trẻ chơi đùa trong thời gian một nén nhang.

Rồi sau đó, Hoàng Nguyệt Anh giảng bài thêm nửa canh giờ...

Chơi đùa thêm thời gian một nén nhang nữa là tới giờ dạy của Hám Trạch.

Ba người thay phiên giảng bài, đề tài dạy cũng khác nhau, khiến cho ba đứa trẻ dạt dào hứng thú.

Sau bữa cơm trưa, bọn chúng đi ngủ một lát.

Tới buổi chiều, Tào Bằng dẫn chúng đi chơi.

Hoặc là cho chúng cưỡi ngựa trong thao trường, hoặc là tìm một số trò mới mẻ để chơi.

Vì thế, Tào Bằng còn mời người làm một bộ Hoa dung đạo. Đương nhiên, tên gọi chắc chắn không phải Hoa dung đạo, nhân vật cũng có Tào Tháo, Quan Vũ đã biến thành Lưu Bang, Hạng Vũ. Dù sao Lưu Bang cả đời bị Hạng Vũ đánh cho chạy trối chết, số lần nhiều không kể xiết, không ai có thể đi sâu nghiên cứu được.

Tào Xung có thiên phú nhất đối với trò này.

Học được sáu ngày, Tào Bằng dẫn ba đứa trẻ cưỡi ngựa ra ngoài thành, đặt ra một số câu hỏi khá lý thú cho chúng.

Khi đi tới Long Sơn, xa xa có mười mấy chiếc xe Tào Công to lớn đập vào tầm mắt.

Tào Bằng đột nhiên giật mình, ghìm ngựa dừng lại, ngón tay chỉ con đường lớn dưới chân núi Long Sơn và đặt câu hỏi với đám Tào Xung:

- Thương Thư, tiểu Ngải, tiểu Vũ, ta hỏi các ngươi một câu.

Hắn xuống ngựa, có thân binh tiến đến ôm đám Tào Xung xuống.

Tào Bằng vẽ một hình trên mặt đất và hỏi:

- Giờ đại quân Viên Thiệu tới, ta muốn các ngươi giao phong với quân Viên Thiệu. Ba người các ngươi sẽ nghênh địch thế nào?

Sau khi cố gắng nhớ lại, Tào Bằng nỗ lực giảng giải rõ ràng chiến sự lạc đường trong lịch sử.

Hắn hy vọng nhân cơ hội này để đưa ra một khảo nghiệm cho chúng.

Đồng thời, hắn còn có một ý tưởng, muốn được thấy bản lĩnh của Đặng Ngải...

Ba đứa trẻ tập trung lại một chỗ, châu đầu ghé tai với nhau hồi lâu.

Đặng Ngải nói:

- Nếu học trò dẫn binh, tất sẽ tập trung dưới chân núi, dựa vào núi mà chiến.

- Sao không trấn thủ theo núi?

- Núi này mặc dù gần với nước nhưng thế núi dốc đứng.

Nếu học trò là Viên quân, chỉ cần cắt đứt mạch nước, bao vây mà không tấn công. Chỉ cần mười ngày, không cần đánh cũng thắng… truyện được lấy tại TruyenFull.vn

Tào Xung cười nói:

- Tiểu Ngải có tài thủ lĩnh.

Tuân Vũ cũng nói:

- Trấn thủ theo núi, mặc dù trên cao nhìn xuống sẽ chiếm ưu thế về địa hình. Tuy nhiên cũng phải căn cứ theo tình hình thực tế mà định. Học trò cũng cho rằng, dựa vào núi trấn thủ mà tiểu Ngải nói hay hơn là trấn thủ theo núi.

Đặng Ngải đắc ý mỉm cười!

Còn Tào Bằng lại không khỏi kinh ngạc.

Hắn không hề dạy binh pháp cho Đặng Ngải. Nếu nói Tào Xung và Tuân Vũ thì còn có thể nghe qua một số đạo binh pháp, còn Đặng Ngải, bản thân Tào Bằng thường không ở nhà, Đặng Tắc cũng không ở Hứa Đô. Phụ thân, phụ mẫu và tỷ tỷ đều là những người không biết nhiều chữ nghĩa lắm. Đặng Ngải có thể đưa ra phán đoán này, quả thật không hề dễ.

Lẽ nào, đứa cháu này của ta thật sự là bang sĩ Đặng Ngải trong truyền thuyết sao?

Trước kia, Tào Bằng cũng có nghi ngờ này.

Nhưng giờ phút này, hắn có niềm tin chắc chắn!

Ngày thứ bảy, Tào Xung và Tuân Vũ được đón về nhà.

Theo cách nói của Tào Bằng, bọn họ có thể nghỉ ngơi một ngày để thả lỏng tinh thần.

Tào Tháo đúng lúc cũng đang ở nhà, cùng Biện phu nhân, Hoàn phu nhân và Tào Phi, Tào Chương chơi trò ném thẻ vào bình rượu. Thấy Tào Xung trở về, Tào Tháo cười lớn tiến đến ôm chầm lấy, trêu cho Tào Xung cười khanh khách không ngừng. Cuối cùng, y đặt Tào Xung xuống và kéo nó quay về chỗ ngồi.

- Thương Thư, con ở nhà tiên sinh sáu ngày đã học được cái gì?

- Bẩm phụ thân, hài nhi ở nhà tiên sinh đã học Tam Tự kinh và bắt đầu tập viết.

Tiên sinh dùng sáu ngày để dạy hài nhi bảy mươi hai chữ, hài nhi không những ghi nhớ trong lòng, còn có thể viết chính tả nữa, ngoài ra, tiên sinh còn dạy hài nhi luyện quyền. Mỗi ngày nghe thấy tiếng gà gáy là dậy, tiên sinh nói muốn thành trụ cột thì gà gáy là phải dậy tập võ. Trước tiên theo tiên sinh chạy chậm, rồi sau đó tạo thế Mã bộ, còn luyện mấy chiêu quyền cước. Hôm qua tiên sinh dẫn hài nhi ra ngoài thành và kiểm tra một lát, hài nhi thông qua mới được về nhà.

- Thật sao? Hài nhi của ta đã biết bảy mươi hai chữ, có thể đọc cho ta nghe không.

Tào Tháo mừng rỡ không thôi.

Chỉ trong vòng có sáu ngày, Tào Xung trông đã lớn, khác hẳn lúc trước.

Hình như thầng bé khỏe mạnh hơn một chút, và dường như cũng hiểu chuyện hơn...

-Nhân chi sơ, tính bản thiện. Tính tương cận, tập tương viễn...

Tào Xung bắt đầu ngâm nga bằng giọng còn non nớt. Đợi thằng bé đọc xong, Tào Tháo lại kiểm tra một lần nữa, nhận thấy đứa nhỏ này quả nhiên đã hiểu!

- Không ngờ, Hữu Học có tài học hơn người, không hề thua kém những học giả uyên thâm ở thư viện.

Biện phu nhân và Hoàn phu nhân cùng kêu lên chúc mừng.

Tào Thực nhìn Tào Xung với ánh mắt hâm mộ.

Nó thật sự hâm mộ Tào Xung, bởi vì Tam Tự kinh đó nó cũng ghi nhớ trong lòng và vô cùng kính phục.

Lúc trước, khi Tào Bằng làm "Bát Bách Tự Văn", Tào Thực đã kinh ngạc coi hắn là người trời. Chỉ đáng tiếc, thằng bé đã bái sư, mà lúc ấy Tào Bằng còn nhỏ tuổi, đương nhiên không thể dạy cho nó. Nay Tào Xung lại có may mắn được làm đệ tử của Tào Bát Bách, xem ra Tào Bằng dạy rất thú vị.

Tào Chương tỏ vẻ hiếu kỳ.

- Tiểu Ngũ, ngươi theo Tào Bát Bách còn được tập võ nghệ sao?

- Ừ!

- Có thể luyện hai tay không?

Tào Xung đương nhiên sẽ không từ chối, nó cũng muốn thể hiện những gì mình đã học được sáu ngày qua trước mặt phụ thân.

Thế là nó tạo thế Mã bộ, rồi sau đó bảo Tào Chương cùng tập với nó. Tào Chương chỉ đứng một lát đã có vẻ không chịu nổi.

- Phụ thân, nghe nói Tào Bát Bách võ nghệ cao cường, con có thể theo hắn học võ không?

Tào Tháo ngẩn ra, hơi có chút dao động.

Thân thủ của Tào Bằng rất tốt, Tào Tháo sớm đã biết.

Nhớ ngày đó, Tào Bằng và Điển Mãn, Hứa Nghi đã dám giao chiến với Lã Bố.

Sau đó, Tào Tháo được diện kiến thân thủ của Tào Bằng ở Tiểu Đàm, dường như đã đạt tới võ sĩ hạng nhất.

Tào Chương giỏi võ, hơn nữa có sức mạnh cánh tay hơn người. Hiện giờ dù cũng đã bái sư phụ, nhưng Tào Tháo thấy vẫn có chút gì đó không sánh được với Tào Bằng.

Dưới trướng Tào Tháo có vô số mãnh tướng, nhưng những người như Hứa Chử, Điển Vi đâu có tính kiên nhẫn dạy bảo đó?

Hai con trai và một cháu ngoại của Điển Vi đều theo Tào Bằng tập võ. Nếu nói về võ nghệ, Điển Vi vượt xa Tào Bằng nhưng lại không ai muốn theo gã học võ. Ngay cả Điển Mãn cũng thấy, công phu của phụ thân mình quả thật rất giỏi, nhưng tính tình nóng nảy, nói không nên lời. Trái lại khi luyện võ cùng với Tào Bằng, từng động tác đều được Tào Bằng nói rõ ràng, làm cho mọi người thấy sáng tỏ, thông suốt.

Xem ra, Tào Bằng quả là người thích hợp cho việc dạy dỗ.

Tào Chương còn chưa dứt lời, Biện phu nhân liền giành nói trước:

- Nếu Hữu Học lợi hại như thế, để Tử Văn theo hắn tập võ cũng sẽ rất tốt.

Tiểu Hoàn, ngươi không phải muốn để Tào Bằng làm trợ thủ của Thương Thư sao?

Đâu có dễ dàng như vậy!

Ngươi có thể cho Thương Thư theo Tào Bằng học tập, ta cũng có thể cho Tử Văn bái Tào Bằng làm thày.

Đến lúc đó, lòng bàn tay và mu bàn tay đều là thịt, kể cả Tào Bằng có giúp Thương Thư, nhưng cũng vì Tử Văn mà kiêng dè hơn...

Trong khoảnh khắc này, ánh mắt Hoàn phu nhân sáng lóe lên.

Nàng nhìn thoáng qua Biện phu nhân, đột nhiên cười nói:

- Như vậy cũng tốt, Tử Văn nếu có thể theo Hữu Học tập võ, cũng là một lựa chọn tốt.

Không biết vì sao, Biện phu nhân cảm thấy bản thân như đã trúng kế của Hoàn phu nhân!

Tháng mười một năm Kiến An thứ năm, Hứa Đô tuyết rơi liên miên.

May mà Ti tham giám đã nhận thấy nên có cảnh báo từ trước, giúp Tào Tháo có thể chuẩn bị sẵn sàng, vì thế tuyết rơi tuy lớn nhưng không gây tổn thất quá lớn.

Tào phủ lại thêm một người nữa.

Tào Chương thích thú dọn vào Tào phủ cùng với Tào Xung, bắt đầu theo Tào Bằng tập võ.

Coi chỗ của lão tử ta là nhà giữ trẻ sao? Tuy nhiên, Tào Bằng cũng không có cách nào từ chối, dù sao một con dê cũng là chăn, một bầy dê cũng là chăn. Tào Chương đã muốn thì cứ tùy nó. Hơn nữa, đứa trẻ này tuổi còn nhỏ nhưng cũng có tính tình phóng khoáng.

Bởi vì mấy ngày liền tuyết rơi nhiều, đường đóng băng, vì thế Tào Bằng liền dẫn mấy đứa trẻ chơi đùa trong vườn.

Chợt có Hồ Ban tới bẩm báo:

- Công tử, Hoàng lão gia đã đến!

- Hoàng lão gia nào?

Hồ Ban cười nói:

- Đương nhiên là phụ thân của Hoàng tiểu thư, Hoàng lão gia đã vào đến cửa phủ, đại nhân đặc biệt bảo nô tài đến báo cho công tử.

Đầu Tào Bằng ong ong: "Hoàng Thừa Ngạn đã đến sao?"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.