Tào Tặc

Chương 618: Bẫy



Nhưng vừa rồi ngươi cũng đã thấy, phong thư kia, cũng không phải là ta bỏ vào. Thật sự.

Ta cũng không tin, nhưng sự thật đã rõ ràng, ta không thể không tin. Hoàng Trung dũng mãnh, ta không phủ nhận. Nhưng Văn Đức tiên sinh ngươi phải biết rằng, Hoàng Trung này bị thúc phụ áp chế hơn mười năm, trong lòng lão sao có thể không có oán hận? Nói không chừng chính vì nguyên nhân như thế, lão mới muốn làm phản, muốn cùng với Tào Bằng cấu kết với nhau.

- Rất trùng hợp!

- Trùng hợp cái gì?

Lý Giai buông chén rượu đồng, khẽ mỉm cười: <!--Ambient video inpage desktop-->

- Cự Nham không thấy ư, tất cả mọi việc này xảy ra thật sự là quá mức trùng hợp?

- Ý của ngươi là...

- Ngươi xem, Hoàng Trung vừa mới cướp lấy Đường Tử Hương, lập được công lao, liền xuất hiện tình trạng cấu kết với Tào Bằng. Ngươi phải biết rằng, Hoàng Trung từng ở Đường Tử Hương suýt nữa giết chết Bàng Đức. Mà Bàng Đức kia cũng là tướng tâm phúc của Tào Bằng, nếu hai người hắn có cấu kết, làm gì muốn chôn vùi Bàng Đức vào trong hiểm địa? Nếu như thật sự muốn đổi lấy tín nhiệm, đổi một người, ví dụ như Lý Nghiêm kia, chẳng phải là so với Bàng Đức càng thích hợp hơn?

Điều này cũng có nghĩa, Bàng Đức nguyên là cũng không biết việc này...

Rồi sau đó, Tào Bằng đến Hồ Dương, lập tức đã xảy ra loại chuyện này. Liên tiếp làm ra vẻ có thiện cảm với Hoàng Hán Thăng, thậm chí còn…

Hai ngày liền, gió yên sóng lặng.

Bất luận là Lưu Hổ hay là Tào Bằng, đều có vẻ rất kiềm chế, hai bên không hề động binh. Trong trường hợp này, tất cả mọi người đều biết, đây chẳng qua chỉ là sự yên lặng trước một cuộc chiến ác liệt quy mô lớn. Một khi giao chiến, thế nào cũng gió tanh mưa máu, thảm thiết vô cùng. Trong lúc nghỉ ngơi và chỉnh đốn, đôi bên cũng đang điều động binh tướng. Thái Thú Nhữ Nam Lý Thông ở Bình Dư phát lệnh cùng Lang Lăng tập kết binh mã, bất cứ lúc nào cũng có khả năng sẽ tiến vào chiếm giữ khu Nam Dương.

Còn Lưu Hổ thì sao? Cũng cầu viện Tương Dương.

Mặc dù Lưu Biểu vẫn do dự, nhưng cũng cử đại tướng Văn Sinh tập kết ở huyện Giao, chuẩn bị chi viện.

Sau khi Lưu Bị lui binh, đã ổn định đầu trận tuyến. Sau hai lần thử thăm dò quân Tào, cũng không thu hoạch được nhiều. Ngụy Diên đóng binh ở Nam Sơn khẩu, từ Tịch Dương Tụ đến Nam Sơn khẩu hình thành một lá chắn vững chắc. Cũng chính trong hai lần thăm dò này, Ngụy Diên đưa ra chiến thuật rèn luyện hàng ngày rất kỳ lạ. Mặc cho Lưu Bị thử như thế nào, đều vẫn tuân y theo lệnh của Tào Bằng, kiên thủ không đánh.

Cùng lúc, hai nơi Nam Sơn khẩu, Tịch Dương Tụ cùng liên kết lẫn nhauhình thành thế kiềm chế cực kỳ hữu hiệu đối với Lưu Bị ở Uyển Thành.

Về phía Cức Dương, ba người Đỗ Kỳ, Đặng Chi và Hứa Nghi đóng vững đánh chắc, dựa vào bến phía nam mà tạo lá chắn, tiến có thể uy hiếp Niết Dương, lùi có thể tử thủ bờ đông Cức Thủy. Quan Vũ cũng nhiều lần phát động tấn công, nhưng sau cùng, vẫn là trở về tay không. Kết quả là, song phương hình thành trạng thái cân bằng, cùng kiềm chế đối phương. Còn ánh mắt của mọi người, không hẹn mà cùng tập trung nhìn vào Hồ Dương.

Chính trong thế cục căng thẳng này, người Nam Dương dần dần quên rằng Tào Tháo đang chinh chiến ở phương Bắc.

Ngày thứ hai Tào Bằng đến Hồ Dương, Giả Hủ trở về Vũ Âm.

Hộ tống anh ta về Nam Dương, còn có Giáo Úy Hạ Hầu Thượng và ba nghìn binh mã Xạ Thanh đang tiến vào chiếm giữ thị trấn Vũ Âm. Giả Hủ tới, Dương Nha cũng thở phào nhẹ nhõm. Vào ngày Giả Hủ đến Vũ Âm, anh ta dẫn ba nghìn binh mã xuất phát tới Nam Sơn.

Mà ngay khi Dương Nha xuất phát chính là lúc ở huyện Vô Chung cách xa ngàn dặm, Tào Tháo dẫn ba người Trương Liêu, Hứa Chử và Điển Vi, để Tào Chương và Ngưu Cương đi trước tiên phong, Điền Trù người Vô Chung dẫn đường, lặng lẽ từ Vô Sơn, qua ải Lư Long, tiến về thành Liễu. Tuy nhiên, bởi vì Quách Gia không quen với khí hậu, nên không xuất chinh cùng. Thay vào đó, là Tuân Du đi cùng… Lúc đầu, Quách Gia nhất quyết muốn cùng đi, thậm chí còn thuyết phục cả Tào Tháo. Thế nhưng thái y Đổng Hiểu thì lại kiên quyết phản đối. Cũng nói rõ, nếu Quách Gia xuất chinh, rất có thể bệnh sẽ càng nghiêm trọng, đến lúc đó tính mệnh khó bảo toàn. Tào Tháo sau hồi lâu do dự, cuối cùng quyết định nghe theo lời khuyên của Đổng Hiểu, từ chối thỉnh cầu xuất chinh của Quách Gia. Kết quả là, Quách Gia tiếp tục đóng giữ huyện Vô Chung, cũng tìm người đóng giả Tào Tháo, che mắt quân Viên.

Trận chiến thành Liễu vô cùng căng thẳng.

Chỉ có điều cũng không ai để ý tới, trước khi phong quân bên cạnh Tào Chương, lại có thêm một người mà thần không biết quỷ không hay chằm chằm quan sát Điền Trù.

Người này, cũng chính là Chúc Đạo đang phụng lệnh Tào Bằng tiến đến.

+++

Đến đêm ngày thứ ba, Lý Giai đột nhiên hạ lệnh, điểm khởi binh mã.

Hoàng Trung có thông đồng với Tào Bằng hay không, ngay đêm nay sẽ rõ. Trong lòng Lý Giai luôn thấp thỏm không yên, sau khi thảo luận với Lưu Hổ, quyết định tự dẫn quân đi trước, tập kích đêm vào doanh trại quân Tào. Nếu đại doanh quân Tào không phòng bị, chứng minh lời nói trong thư là sự thật, Hoàng Trung có cấu kết với Tào Bằng. Từ đó, Lý Giai có thể tập kích doanh trại quân địch, sau đó thuận thế đánh tan quân Tào, cổ vũ lòng quân; còn nếu đại doanh quân Tào có phòng bị, điều này chứng minh giữa Tào Bằng và Hoàng Trung không hề có sự qua lại. Đến lúc đó, Lý Giai lao vào vây chặt, Lưu Hổ thì nhân cơ hội phát động công kích bên ngoài. Theo cách nói của Lý Giai, đây gọi là bọ ngựa bắ ve, vàng tước đứng sau. Lưu Hổ chính là vàng tước xuất kích. Cho nên, dù Hoàng Trung và Tào Bằng có cấu kết với nhau hay không, trận chiến này theo Lý Giai thấy, tất phải làm.

Ba nghìn binh mã lặng lẽ theo Lý Giai rời khỏi doanh trại Kinh Châu, đi tới gần đại doanh quân Tào.

Đêm đã khuya, mây che ánh trăng.

Từ xa nhìn lại, đại doanh quân Tào đèn đuốc sáng trưng.

Lý Giai hít một hơi thật sâu, chỉ thẳng về phía trước, hô lớn:

-Các huynh đệ, xông lên!

Ba nghìn binh Kinh Châu hò hét rung trời, cùng với Lý Giai lao về phía đại doanh quân Tào.

Thế nhưng, vừa tới gần dại doanh, Lý Giai lập tức cảm thấy tình hình có vẻ không ổn. Chỉ là vì trong đại doanh quân Tào thật sự quá yên tĩnh… Tiếng động lớn như vậy, thế mà vẫn không thấy bóng dáng quân Tào. Lý Giai vội thúc ngựa đi tới cạnh một quân trướng, dùng bảo kiếm đẩy màn trướng ra, thì thấy bên trong, củi lương chất thành đống rất nhiều.

Trúng kế rồi!

Lý Giai lập tức tỉnh ngộ!

Đồng thời, trong lòng anh ta cũng khẳng định, Hoàng Trung không hề cấu kết với Tào Bằng.

Đây là doanh trại trống, quân Tào có mai phục.

Lý Giai vội la lớn:

-Có mai phục, rút lui, lập tức rút lui!

Anh ta quay đầu ngựa, định phi ra ngoài doanh trại. Bỗng nghe tiếng mõ vang dồn dập, ngay sau đó, bên ngoài doanh trại quân Tào truyền đến những tiếng la - giết.

-Lũ giặc đừng hòng chạy!

Cùng với những tiếng la này, từ phía sau doanh trại quân Tào, một người đột nhiên lao ra.

Sau khi đội cung nỏ ngoài thành vào vị trí sẵn sàng, nhóm lửa vào tên, giương cung nhằm thẳng về phía doanh trại.

Lý Nghiêm nhảy lên ngựa nắm chặt thương, chỉ về phía doanh trại.

-Bắn tên!

Trong phút chốc, hàng vạn mũi tên cùng lao đi.

Hỏa tiễn gào thét trong không trung, phi vào doanh trại.

Trên lều vải trong doanh trại, đều đã được đổ dầu, gặp lửa liền bén. Mà những đống củi trong lều cũng theo đó cháy bừng lên, trong nháy mắt lan ra toàn doanh trại. Đây là một gian kế, quân Tào đã sớm lập một gian kế. Bọn họ nhận thấy mâu thuẫn giữa Lưu Hổ và Hoàng Trung, cho nên khơi mào làm Lưu Hổ hoài nghi Hoàng Trung. Bất luận là thái độ cung kính Hoàng Trung lúc trước, hay là phong thư sau này, Lưu Hổ cũng được, Lý Giai cũng tốt, bọn họ đều sẽ có phản ứng, sớm đã được mấy người của Tào Bằng tính kế rõ ràng.

Lý Giai mặt biến sắc, hét lớn:

-Toàn quân nghe lệnh, lao ra ngoài trại.

Thế nhưng, nếu đã đến rồi, nào có thể đi dễ dàng như vậy?

Lý Nghiêm dẫn đầu quân, cung thủ dàn trận sẵn sàng, vây kín cổng doanh trại.

Tên thi nhau bay vào trong doanh trại, chỉ cần đụng vào trại, lều vải lập tức liền bốc cháy. Trong toàn bộ doanh trại, gần nghìn lều, củi khô hơn mười nghìn cân, một khi phát hỏa, sẽ nhanh chóng lan rộng. Đồng thời, còn có Khoái Chính lãnh quân, chỉ đạo máy bắn đá ngoài doanh trại. Từng lọ từng lọ dầu hỏa theo máy bắn đá lao vào trong biển lửa… Cái gì mà gọi là “Đổ thêm dầu vào lửa”? Đại khái chính là tình trạng này.

Những lọ dầu hỏa rơi xuống đất lập tức vỡ tan. Lửa khắp doanh trại, gặp dầu càng cháy mạnh. Có một vài lọ dầu rơi trên đỉnh lều trại, không vỡ, nhưng cùng với nhiệt độ tăng cao, lửa lan rộng, lọ chịu sức nóng, liền nổ tung. Mỗi lần nổ, hàng loạt mảnh nhỏ văng ra, không biết đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người.

Lý Giai đang chỉ huy phá vòng vây, chợt thấy một lọ dầu hỏa từ trên trời lao xuống, đập mạnh vào đầu.

Lọ dầu lập tức vỡ vụn, dầu lan khắp người Lý Giai.

Lọ dầu bên cạnh nổ tung, một mảnh vỡ bị bắt lửa lao tới, đâm vào người anh ta. Trong phút chốc, dầu hỏa trên người Lý Giai cháy bùng… Cả người lẫn ngựa đều bị lửa vây quanh. Lý Giai kêu la thảm thiết, bảo kiếm rơi xuống đất, nhảy khỏi lưng ngựa, lăn lộn quằn quại trên mặt đất, tính muốn dập tắt lửa. Chỉ có điều, dầu ngấm khắp người, anh ta lăn lộn một vòng cũng không dập tắt được ngọn lửa, ngược lại càng làm lửa cháy mạnh hơn. Khắp người, y như một người lửa, vùng vẫy trong biển lửa… Không chỉ Lý Giai, vô số quân Kinh Châu cũng bị nuốt gọn trong lửa. Tòa bộ doanh trại, đã biến thành một biển lửa cháy rừng rực!

+++

Lý Giai dẫn năm nghìn binh Kinh Châu, định sẽ làm vàng tước tới đánh lén. Nhưng không ngờ, đại doanh quân Tào đột nhiên bốc cháy, làm anh ta căn bản không kịp phản ứng.

Lưu Hổ vội vàng thúc ngựa dẫn quân, xuất kích tới doanh trại quân Tào.

Thế nhưng, họ chưa kịp tới gần doanh trại, đã chợt nghe thấy tiếng trống trận vang lên dồn dập.

Tào Bằng dẫn binh mã đứng giữa đường, chặn đường Lưu Hổ.

Trong lòng Lưu Hổ lập tức hoang mang, biết là đã trúng quỷ kế của Tào Bằng, vì vậy thúc ngựa lao đi. Trong đêm đen, y cũng không rõ quân Tào rốt cuộc có bao nhiêu người, càng không biết, tình hình bên Lý Giai thế nào.

Nhưng nhìn ánh lửa đỏ bừng sáng trong đêm kia, chỉ sợ Lý Giai đã lành ít dữ nhiều.

Y không dám ham chiến, vội hạ lệnh lui binh, định sẽ rút về doanh trại.

Nhưng y chưa kịp về tới doanh trại, đã thấy trong đại doanh quân Kinh Châu, ánh lửa cao ngút trời, tiếng la – giết nổi lên bốn phía.

Thì ra, ngay sau khi Lưu Hổ dẫn binh rời đi, Bàng Đức liền dẫn bộ lặng lẽ đến ngoài đại doanh quân Kinh Châu. Khi lửa ở doanh trại quân Tào bừng lên, Bàng Đức liền dẫn quân bộ tiến sát vào đại doanh quân Kinh Châu.

Đại doanh Kinh Châu có hàng ngàn binh mã trấn thủ.

Hàn Huyền là chủ tướng ở đó, trấn thủ bên trong đại doanh Kinh Châu.

Chỉ có điều, dù là Lý Giai, Lưu Hổ, hay là Hàn Huyền, đều thật không ngờ, bọn họ tập kích doanh trại của Tào Bằng, không nghĩ rằng Tào Bằng lại dẫn quân tới đại doanh của họ. Hàn Huyền vội vàng ứng chiến, lại bị Bàng Đức tới tiếp chiêu, một đao đánh ngã ngựa. Vết thương trên người Bàng Đức tuy chưa bình phục hoàn toàn, nhưng với vũ lực của y, Hàn Huyền vẫn chưa phải là đối thủ. Quan trọng nhất là, thứ Hàn Huyền cầm trong tay, rõ ràng chính là thanh Hổ Bào Đao của Bàng Đức. Lúc trước Bàng Đức bị Hoàng Trung đánh bại ở xã Đường Tử, Hổ Bào Đao rơi vào tay Hoàng Trung.

Nhưng cùng với việc Hoàng Trung bị giam giữ, Hổ Bào Đao liền vào tay Hàn Huyền.

Từ sau khi mất Hổ Bào Đao, Bàng Đức vẫn luôn canh cánh trong lòng. Thấy Hàn Huyền cầm Hổ Bào Đao trong tay, cũng không cần quan tâm Hàn Huyền là ai, liền lao tới giết Hàn Huyền, đoạt lại Hổ Bào Đao. Cái gọi là mất mà lấy lại được, cũng chính là như thế. Bàng Đức thu hồi Hổ Bào Đao, lập tức tinh thần phấn chấn, đấu đá lung tung trong đại doanh Kinh Châu, làm binh mã Kinh Châu người chết ngựa đổ. Hàn Huyền đã chết, Lý Giai và Lưu Hổ lại đều không có mặt… Kinh Châu căn bản không cách nào tổ chức chống cự lại, trong nháy mắt quân lính liền tan rã, chạy loạn tản đi khắp nơi…



Lưu Hổ nghe thấy, cũng kinh hãi thất sắc.

Phía sau có truy binh theo sát, mà đại doanh quân Kinh Châu lại…

Lưu Hổ dẫn binh mã chạy lui về phía xã Đường Tử, tính sẽ ở đó chấn chỉnh lại, dồn hết sức phục hồi.

Thế nhưng, Tào Bằng và Bàng Đức, sao lại có thể dễ dàng để y chạy thoát? Tào Bằng được Lý Nghiêm hiến kế, dồn mất bao nhiêu tâm trí, còn phái cả quân liều chết lẻn vào đại doanh quân Kinh Châu, chính là vì trận chiến ngày hôm nay.

Lưu Hổ bại lui, Tào Bằng truy đuổi tới cùng. Sau khi tụ họp với Bàng Đức, hai người cùng đuổi theo Lưu Hổ, truy tận tới Đường Tử Hương. Lưu Hổ tuy không có doanh trại ở Đường Tử Hương, nhưng cũng không lưu lại nhiều binh mã canh giữ.

Dẫu sao, theo như Lưu Hổ thấy, quân Tào căn bản không có sức để đánh lén, nên làm sao phải để ý?

Nếu Hoàng Trung có ở đây thì tốt, có thể sẽ chống lại được. Nhưng vấn đề là, Hoàng Trung đang bị Lưu Hổ tạm giam trong đại doanh Kinh Châu, nay sống chết không rõ. Sau khi Lưu Hổ tới Đường Tử Hương, không đợi y kịp thở một hơi, truy binh của Tào Bằng và Bàng Đức liền đến ngay.

Trong lúc vội vàng, Lưu Hổ cũng không còn lòng dạ nào ứng chiến, chỉ lo tháo chạy.

Tào Bằng và Bàng Đức, thuận thế đoạt lại Đường Tử Hương, ngừng truy kích.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.