Tào Tháo Thiên Bá

Chương 9



Trong khi Tào Tháo và Lã Bố đang giao tranh với nhau chưa dứt ở Duyện Châu, thì Lưu Bị đã dễ dàng chiếm đoạt được quyền thống trị ở Từ Châu, điều mà Tào Tháo luôn luôn mơ ước.

Tháng mười hai, Hưng Bình thứ nhất, Từ Châu mục Đào Khiêm, trốn chạy khỏi sự trừng phạt của Tào Tháo, đã bị ốm. Lúc bấy giờ Đào Khiêm ở chỗ Lưu Bị. Thứ sử Dự Châu, đóng ở Tiểu Bái. Năm Đào Khiêm sáu mươi ba tuổi. Đào Khiêm bị quân Tào làm cho kinh hoàng thất đảm, đêm ngày không yên. Vì vậy bệnh ngày càng nặng. Trước lúc lâm chung, Đào Khiêm nói với những người tâm phúc - các con của một phú gia ở Đông Hải là My Chúc và Trần Đăng người Hạ Phi:

- Sau khi chết, người trông nom Châu này phải là Lưu Bị. Các người phải mời bằng được Lưu Bị, hãy nhớ lời của ta...

Nói chưa hết, Đào Khiêm đã tắt thở. Về việc của Từ Châu, Đào Khiêm đã nói rõ ràng.

Khi ấy, các bậc anh hùng đang nhòm ngó, phía tây bắc Tào Tháo đang uy hiếp. Vì sao Đào Khiêm chỉ một mực đòi tìm Lưu Bị, một người chưa có danh vọng, lực lượng ít, làm người thừa kế? Có lẽ trong vấn đề này, Đào Khiêm không có yêu cầu gì cao hơn. Trong lúc Đào Khiêm gặp nạn, Lưu Bị đã mạo hiểm đến cứu, nên Đào Khiêm rất có cảm tình. Từ lâu, Đào Khiêm đã cảm thấy mảnh đất Từ Châu phải có một người như Lưu Bị cai quản thì mới hợp. Vì thế, trước lúc lâm chung, Đào Khiêm mới mạnh dạn đem Từ Châu giao phó cho Lưu Bị.

My Chúc, Trần Đăng theo di chúc của Đào Khiêm đến Tiểu Bái mời Lưu Bị. Nghe nói Đào Khiêm đã chết, Lưu Bị dẫn Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân đến Đàm Thành truy điệu. Sau khi đọc lời điếu, Lưu Bị cương quyết không nhận con dấu chức châu mục Từ Châu, Lưu Bị cho rằng lực lượng của mình còn mỏng, không dám nhận trách nhiệm quan trọng đó. Lưu Bị chủ trương mời Viên Thuật đóng ở Thọ Xuân đến Từ Châu.

Như vậy thì không ổn. Huống hồ ý của Đào Khiêm không phải thế. Quan Nông Sự Trần Đăng nói với Lưu Bị:

- Viên Thuật kiêu ngạo, không thể là người chủ có thể trị loạn. ơn nữa, khi lâm chung Đào Châu mục không uỷ thác như vậy. Ngày nay nhà Hán suy yếu, thiên hạ bất an, đại trượng phu lập nghiệp là từ đây. Từ Châu một thời bị tàn phá, nhưng vẫn là mảnh đất trù phú. Nếu tập. trung binh mã cũng có hàng ngàn. Dân chúng Từ Châu có hơn trăm vạn. Cần phải có chủ để giúp dân, giữ đất. Nếu ngài không dám nhận nhiệm vụ thì chúng tôi còn có cách gì để tiếp tục giúp ngài?

Tướng Bắc Hải Khổng Dung cũng thuyết phục Lưu Bị:

- Viên Thuật không phải là tướng lĩnh biết quên nhà, cứu nước. Y sức cùng lực kiệt, như một đống xương khô, còn nói đến làm gì? Ngày nay thiên hạ đại loạn, trăm họ muốn theo người tài đức. Đây là cơ hội tốt đẹp mà trời ban cho ngài. Ngài không nhận sau này sẽ phải ân hận suốt đời.

Được tất cả các quan viên, lãnh tụ các quận huyện đề nghị, Lưu Bị mới nhận chức Từ Châu mục, một chức vị đầy khó khăn và mạo hiểm.

Trần Đăng và những người khác lập tức cử sứ giả đến Ký Châu báo cáo với minh chủ Viên Thiệu, đại ý nói:

- Đào châu mục mất đi, trong Châu không có người cầm lái, e bọn loạn đảng thừa cơ quấy phá, làm minh chủ phải lo lắng. Bởi vậy mới suy tôn Bình Nguyên tướng Lưu Bị đến điều khiển Từ Châu, khiến trăm họ qui thuận. Thoả đáng hay không, mong minh chủ rộng lượng.

Rõ ràng đây là "chủ ý thật, thương lượng giả". Đồng ý hay không đồng ý thì vẫn thế, Viên Thiệu cũng hiểu rõ điều đó nên nói:

- Lưu Huyền Đức là người trung hậu, nhân nghĩa. Nhân dân Từ Châu quọng ông, đấy là nguyện vọng của quần chúng. Vì thế tôi xin chúc mừng mọi người!

Lúc ấy Tào Tháo chưa biết Viên Thiệu đã có ý kiến về vấn đề Từ Châu. Tào Tháo chỉ biết Lưu Bị đã thay mặt Đào Khiêm ngồi ở Từ Châu. Riêng điều này đã khiến cho Tào Tháo giận tím mặt, nói:

- Đào Khiêm là kẻ thù của ta, chết cũng phải trả thù, Lưu Bị không tốn một mũi tên, được ngồi ở Từ Châu, thiên hạ làm gì có chuyện rẻ rúng như vậy? Ta phải đi diệt Lưu Bị, sau đó hẵng dẹp bỏ Lã Bố.

Mưu sĩ Tuân Úc vội vàng khuyên can Tào Tháo:

- Trước đây Hán Cao Tổ giữ Quan Trung, Quang Vũ giữ Hà Nội. Sao không củng cố cái cũ, mới có thể tiến là công, thoái là thủ, vượt qua khó khăn hoàn thành việc lớn. Trước hết tướng quân chiếm lĩnh Duyện Châu, Hà Nội là đất hiếm của thiên hạ, cũng tức là Quan Trung, Hà Nội của tướng quân! Thêm nữa, chúng ta đã giết được Tiết Lan, Lý Phong, khôi phục Cự Dã, sĩ khí đang vượng. Bây giờ lúa đã chín, cần phải cho binh lính thu hoạch quân đội có lương thực. Lương đủ, chúng ta liên kết với các nhân sĩ Dương Châu, cùng nhau tiến đánh Viên Thuật. Khi đại quân tiến đến sông Hoài, sông Tứ thì lo gì chuyện không đánh được Từ Châu. Nếu bây giờ tiến đánh Từ châu thì Duyện Châu sẽ như thế nào? Nếu làm không tốt thì Duyện Châu sẽ mất, không lấy được Từ Châu, như vậy sẽ là một hành động mất đi hai nơi.

Nghe Tuân Úc nói vậy, Tào Tháo mới nén giận không đi đánh Từ Châu nữa. Chờ đến khi phá xong Lã Bố, bình định Duyện Châu, mới bàn việc tấn công Từ Châu. Nhưng đúng lúc này tình hình Từ Châu đã có sự thay đổi quan trọng.

Lần trước Lã Bố đánh Duyện Châu, Tào Tháo phải quay về, là một giúp đỡ cho Từ Châu. Nghe tin Lã Bố đến, Lưu Bị chuẩn bị ra ngoài thành đón tiếp. My Chúc ngăn lại nói:

- Lã Bố con sói, không thể giữ hắn lại.

Lưu Bị khuyên My Chúc:

- Đừng nói như vậy. Một là, lần trước Lã Bố đã khống chế Tào Tháo làm lợi cho chúng ta rất nhiều. Hai là, người ta có khó khăn, mới tìm đến, lẽ nào mình lại từ chối!

My Chúc và những người khác đành theo ra ngoài thành đón tiếp và bầy tiệc khoản đãi Lã Bố.

Lã Bố thấy Lưu Bị rất tôn kính mình, liền trở nên kiêu ngạo. Lã Bố nói:

- Khi các chư hầu Quan Đông khởi binh, ta ở bên Đổng Trác nên là kẻ thù. Dù ta có giết Đổng Trác, rời bỏ kinh thành, các tướng ở Quan Đông cũng không bỏ qua. Người nào cũng định hại ta đến chết nên đành phải đến nhờ vả hiền đệ.

Thấy Lã Bố kiêu ngạo, Lưu Bị bề ngoài vẫn tỏ ra tôn trọng, nhưng trong lòng thật không vui. Lưu Bị vốn tính đôn hậu, coi như không có chuyện gì, không một lời ca thán. Nhưng hai người anh em của Lưu Bị là Quan Vũ và Trương Phi thì rất khó chịu. Họ nhìn Lã Bố với con mắt thù địch, có thể xung đột bất cứ lúc nào. Nếu không vì Lưu Bị đã gặp riêng khuyên can hai người, thì chắc là họ đã đánh nhau từ lâu. Bởi vậy quan hệ giữa Lưu Bị và Lã Bố, bên ngoài thì phẳng lặng, bên trong thì sóng gió...

Tháng sáu, năm Kiến An thứ nhất (196 công nguyên), nhân lúc Lưu Bị và Lã Bố ngấm ngầm bất hoà, Viên Thuật đem quân tiến đánh Từ Châu. Lưu Bị nghe ti nhanh chóng bố trí mọi mặt. Trương Phi được phái đi giữ thành Hạ Phi. Còn mình thì dẫn quân đến giữa vùng Hú Si và Hoài Âm giao chiến với Viên Thuật. Nhờ có sự ứng phó kịp thời, lại có hai viên mãnh tướng là Quan Vũ và Trương Phi, nên tuy Viên Thuật hung hăng nhưng vẫn chưa lấy được Từ Châu. Hai bên đã giao chiến nhiều lần, có thắng có bại, kéo dài đã hơn một tháng.

Ngay lúc đó, Tào Báo ở Hạ Phi lại muốn giở trò. Tào Báo là thủ hạ nhiều tuổi nhất của Đào Khiêm. Khi nghe tin Đào Khiêm mời Lưu Bị là người thừa kế, Tào Báo đã rất bất mãn, nhưng vì có nhiều quân lính, lãnh tụ các quận huyện, các quan chức thành Hạ Phi đều ủng hộ, Tào Báo đành yên lặng, bề ngoài tỏ ra phục tùng.

Mối bất hoà giữa Tào Báo và Lưu Bị ngày càng tăng, càng trở nên kịch liệt. Nhân lúc Viên Thuật tiến đánh Từ Châu, Tào Báo không kìm chế được nhiều nỗi bực dọc trong lòng đã ngang nhiên vận động các cựu thần Từ Châu phê phán Lưu Bị bất tài, phản đối chính sách công khai chống đối giữa Lưu Bị và Viên Thuật.

Lúc bấy giờ Trương Phi đang phòng thủ ở Hạ Phi, nên đều nắm được mọi hành động của Tào Báo, Trương Phi vốn chẳng coi Tào Báo ra gì, và cho là một kẻ bất tài, vì là bộ hạ có tuổi của Đào Khiêm nên mới tồn tại, Trương Phi tức giận khi thấy Tào Báo giở trò vào dịp này, cho rằng để hắn sống chỉ tổ chuốc lấy hậu hoạ. Không hề bàn bạc với ai, Trương Phi tự dẫn quân xăm xăm bước tới phủ đường của Tào Báo. Tào Báo bất ngờ, và cũng không thể chống lại Trương Phi, nên đành cúi đầu chịu tội. Nhưng Trương Phi không đem Tào Báo nộp cho Lưu Bị, mà giết luôn tại trận.

Hành động của Trương Phi có phần quá đáng, gây nên những phản ứng vô cùng mạnh mẽ. Các quan chức ở thành Hạ Phi rất lo lắng. Những người ủng hộ Tào Báo đã công khai chống lại Trương Phi. Thành Hạ Phi trở nên hỗn loạn.

Viên Thuật biết tình hình Hạ Phi như vậy, bèn liên hệ bí mật với Lã Bố, khuyên Lã Bố đánh chiếm thành Hạ Phi. Nếu Lã Bố đồng ý, Viên Thuật sẽ cung cấp quân lính và lương thực. Lã Bố bị Lưu Bị lạnh nhạt để ở Tiểu Bái, không vui vẻ gì, suốt ngày cảm thấy khó chịu và buồn bã. Về sau nghe nói Viên Thuật và Lưu Bị đang giao chiến, tình hình Hạ Phi đang hỗn loạn, tay chân Lã Bố đã cảm thấy ngứa ngáy. Vừa khéo, Viên Thuật lại cho người đến liên hệ, Lã Bố không thể ngồi yên được.

Thế rồi, Lã Bố lập tức dẫn một đạo quân ở Tiểu Bái xuôi xuống đông nam, qua sông trực tiếp công phá Hạ Phi. Trung lang tướng Hứa Đam, vốn ở trận doanh cùng Tào Báo, nhìn thấy Lã Bố đến công kích, bèn lén ra mở cổng thành nghênh tiếp. Lã Bố đánh thẳng vào. Các cựu thần ở Từ Châu đều bội phản Trương Phi, Trương Phi đành nhân lúc lộn xộn trốn ra khỏi thành.

Vợ Lưu Bị ở thành Hạ Phi liền bị Lã Bố bắt giữ cùng nhiều người khác nữa. Nhưng Lã Bố không giết hại một ai. Lã Bố cho người bảo vệ, còn lấy lễ để đối xử, không dám khinh nhờn.

Lưu Bị nghe nói Hạ Phi có chuyện, vừa giận vừa lo, bèn lập tức dẫn quân trở về. Nhưng phía sau thì có Viên Thuật, phía trước có Lã Bố, gia quyến các tướng sĩ phần lớn ở Hạ Phi đã nằm trong tay Lã Bố. Họ đã chán cảnh đánh nhau. Về gần tới Hạ Phi quân không bị đánh cũng tan rã. Lã Bố đắc ý.

Lưu Bị thu thập tàn quân đánh lấy Quảng Lăng. Ai ngờ gặp phải quân chủ lực của Viên Thuật, quân Lưu Bị mất hết sức chiến đấu, lại phải lui về Hai Tây mới đóng quân.

Sự việc xẩy ra quá đột ngột. Lưu Bị không hề chuẩn bị trước. Khi về Hải Tây, quân lương đã hết toàn quân lâm vào cảnh đói khát. Thậm chí xẩy ra thảm cảnh tranh nhau ăn thịt người chết. Sau này nhờ được My Chúc bán sạch nhà cửa, thu mua lương thực từ khắp nơi, quân Lưu Bị mới qua được nạn đói kém.

Tình thế đã như vậy, lại không muốn Từ Châu lâm vào nội chiến, Lưu Bị chủ động xin hàng Lã Bố. Lã Bố nghĩ tình Lưu Bị trước đây thu nhận mình, mặt khác dã tâm của Viên Thuật quá lớn, gần như điên cuồng, không đáng tin cậy, bèn vui vẻ hoà đàm với Lưu Bị.

Lã Bố cho Lưu Bị làm Thứ sử Dự Châu, đóng quân ở Tiểu Bái. Cùng nhau liên hợp chống lại Viên Thuật. Lã Bố tự xung là Từ Châu mục đóng quân ở Hạ Phi.

Viên Thuật không ngờ Lã Bố câu kết cùng Lưu Bị, lấy làm thất vọng. Vừa bực, vừa oán giận, Viên Thuật quyết sẽ tổng công kích vào Từ Châu.

Đối mặt với sự uy hiếp của Viên Thuật, Lã Bố liền xưng thần với Tào Tháo, người đã xây dựng đô thành ở Hứa Huyện, để Tào Tháo không có lý do gì xuất binh đánh Từ Châu.

° ° °

Thực ra trong thời gian này, dù Tào Tháo có lòng nhưng không có lực để ý đến Từ Châu. Tào Tháo đang mải bận với hai việc rất lớn. Một là lập kế hoạch đưa Hán Hiến đế về Hứa Đô để thực hiện sách lược lớn "Thờ phụng thiên tử" Hai là đối phó với Trương Thạnh đóng ở Dự Châu.

Trương Thạnh là người huyện Tổ Lịch, quân VUy, Lương Châu. Cuối đời Hán, Lương Châu loạn lạc. Trương Thạnh dẫn mấy nghìn quân đến chiếm huyện Tổ Lịch, về sau gia nhập đội quân của danh tướng Trương Tế, là người chú họ.

Trương Tế là ai? Ông là một trong số tướng lĩnh của bốn đạo quân thuộc quyền Đổng Trác, ngang hàng với Lý Thôi, Quách Dĩ. Trương Tế trị quân nghiêm ngặt, tiếng tăm lừng lẫy trong quận Lương Châu. Sau khi Đổng Trác chết, Lý Thôi, Quách Dĩ muốn chiếm quyền khống chế Quan Trung, sinh ra tranh giành, đánh lộn, khiến cho quân Lương Châu tan tác.

Trương Tế không yên tâm, đứng ra hoà giải. Nhưng Lý Thôi, Quách Dĩ mỗi người một ý, không ai chịu nghe, Trương Tế hết hi vọng, đành lắc đầu thở dài, dẫn một phần quân đội trực thuộc rời Quan Trung, thâm nhập vào phía bắc Kinh Châu, hòng tìm địa bàn mới.

Kinh Châu mục Lưu Biểu, dĩ nhiên không muốn Trương Tế thâm nhập, bèn phái đại quân ngăn cản. Hai bên hỗn chiến, Trương Tế tử trận.

Vào lúc đó, có Giả Hủ, mưu sĩ hàng đầu ở Lương Châu, cũng thất vọng vì chuyện tranh giành, đánh lộn giữa Lý Thôi và Quách Dĩ mà rời Quan Trung đi về phía nam tìm Trương Tế. Hai người vốn rất thân thiết, có cùng quan điểm trong chuyện Lý Thôi và Quách Dĩ. Nhưng khi đến nơi thì Trương Tế đã chết. Giả Hủ ở lại bên cạnh Trương Thạnh.

Kinh châu mục Lưu Biểu ngăn cản được Trương Tế, Trương Thạnh. Lưu Biểu là một nhân vật đặc biệt, tác phong khác hẳn mọi người.

Khi các châu, quận khác rơi vào các cuộc chiến tranh liên miên, lãnh tụ các châu, quận thừa cơ khuếch trương thế lực, mở rộng địa bàn. Lưu Biểu không như vậy. Lưu Biểu cố gắng thực hiệ chính sách "bế quan toả cảng", bảo thủ, cầu an. Bởi vậy, trong một thời gian dài, chỉ có mấy lần chống đối trực diện với quân họ Tôn ở Giang Nam, còn Lưu Biểu gắng sức giữ yên trong nước. Lưu Biểu khống chế có hiệu quả, không cho các quân lính quận, huyện tham gia các trận đánh giữa các chư hầu với nhau. Lưu Biểu không cho chiến tranh ảnh hưởng tới Kinh Châu. Vì thế khi các nơi lâm vào cảnh thiếu lương thực thì Kinh Châu vẫn no đủ, kho tàng đầy ắp lương thực, kinh tế luôn luôn tăng trưởng. Người người an cư lạc nghiệp. Nhắc đến Kinh Châu là nhắc đến một vùng trù phú trong đất nước loạn lạc thời bấy giờ.

Ngoài ra Lưu Biểu còn nỗ lực đề xướng văn phong làm cho Kinh Châu tràn đầy không khí hoà bình và ổn định. Không ít những nhân sĩ nổi tiếng ở khu vực Quan Trung, hai châu Dự, Duyện đến định cư ở Kinh Châu. Gần nửa số quận, huyện các châu lân cận muốn được Lưu Biểu che chở. Lưu Biểu hoan nghênh và thường chỉ giúp họ về mặt tài chính. Tuyệt không cho phép một đội quân nào lọt vào Kinh Châu.

Giả Hủ ở lại bên cạnh Trương Tú. Vì lợi ích chung, Giả Hủ khuyên Trương Tú nên hoà đàm với Lưu Biểu, tranh thủ có chỗ đứng trong liên minh. Lưu Biểu biết Trương Tú là một tướng tài. Quân Lương Châu có sức chiến đấu cao, nên cũng không xem thường. Hơn nữa, Giả Hủ là người túc trí, đa mưu, giỏi giao tiếp, đứng ra nói hộ, nên Lưu Biểu nhất trí liên minh với Trương Tú. Và qua sự sắp đặt của Lưu Biểu, Trương Tú đóng quân tại Uyển Thành, trấn thủ nửa phía tây Dự Châu và giữ trọn cửa ngõ vào Kinh Châu.

Lúc này, Viên Thuật uy hiếp nặng nề Lã Bố. Lã Bố chuyển hướng sang đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo liền chỉ mũi tên công kích sang phía Dự Châu. Và như vậy sẽ gặp phải đoàn quân của Trương Tú.

Lần này Tào Tháo tiến đánh Dự Châu với một lực lượng to lớn chưừng thấy. Trấn thủ đại bản doanh Hứa Đô chỉ còn Tuân Úc và Trình Dục. Tào Tháo lệnh cho Hạ Hầu Đôn làm quân tiên phong đi trước. Còn mình thì dẫn con trai cả là Tào Ngang, cháu là Tào An Dân làm Trung quân, những người khác như Tào Nhân, Tào Hồng, Vu Cấm, Lý Điển, Nhạc Tiến chia thành năm đạo quân, tất cả hơn tám vạn người, ngựa, tiến tới gần eo sông Tế Thuỷ.

Quân Tào thế như nước cuốn, sức mạnh như hổ vờn. Bỗng chốc như khối mây đen đổ sập xuống, quan quân các quận, huyện Dự Châu thấy vậy chưa đánh đã hàng.

Nhưng Lưu Biểu vẫn án binh bất động, không muốn đánh. Giả Hủ thấy vậy, liền khuyên Trương Tú hàng Tào Tháo để bảo toàn lực lượng.

Giả Hủ mới thấy Tháo lần đầu, Tháo vừa thấy Giả Hủ mà tưởng như đã quen từ lâu. Tháo cho Trương Tú đầu hàng. Giả Hủ, Trương Tú đến ra mắt Tháo. Tháo vui vẻ mở tiệc chiêu đãi. Vừa dự tiệc họ vừa bàn đến việc phối hợp giữa hai quân. Tào Tháo nâng chén, hết sức tôn trọng, tiếp đãi Trương Tú và Giả Hủ, khiến hai người cảm thấy vô cùng cảm động.

Tào Tháo không vui mừng sao được? Không mất một mũi tên, một người lính mà có được quyền lãnh đạo phần lớn các khu vực ở Dự Châu. "Không đánh mà khuất phục được địch" đó mới là đánh giỏi như trong binh thư đã nói.

Có lẽ vì đắc ý quá mức, Tào Tháo đã mất cảnh giác. Bệnh cũ lại tái phát.

Tào Tháo vốn tinh lực quá thừa, trong lòng lại vô cùng phấn chấn, nên hay bị nữ sắc làm cho mê muội. Trước dây Tào Tháo từng vì nữ sắc mà hỏng việc lớn, cho nên thường tự nhủ mình không nên vì cái bé mà mất cái lớn. Nhưng lần này, vì quá vui nên lại quên tấtả, tính tình trở nên phóng túng.

Trương Tế tuy chết, nhưng vợ là Ổ thị vẫn còn. Ổ thị là người đẹp của rợ Khương, dáng dấp uyển chuyển, dung nhan xinh đẹp. Không ai nhìn thấy mà không động lòng. Về mặt nam nữ, tục lệ của rợ Khương không quá khắt khe như dân tộc Hán. Bởi vậy, người quả phụ xinh xắn và trẻ trung này sẽ không chịu cảnh cô đơn, nên trong vòng giao tế ở Uyển Thành nàng vô cùng hoạt bát. Tào Tháo biết tin đó, liền mơ tưởng dáng dấp kiều diễm, mê hồn của nàng Ổ thị. Hơn nữa trong lúc quá vui mừng, đầu óc đều quên tất cả, lập tức không kìm chế nổi những cảm xúc của mình.

Tào Tháo sai người đưa Ổ thị về. Vừa nhìn thấy nàng, lòng dạ Tào Tháo đã thấy rộn rã. Tào Tháo cho tả, hữu lui ra, trực tiếp yêu cầu nàng ở lại với mình. Ổ thị mắt nhìn mắt, má hồng ửng đỏ, Tào Tháo không chịu được nữa, vội vã dang tay ôm chặt lấy nàng. Ưa trăng gió như nàng, Ổ thị hiển nhiên không thể cự tuyệt người anh hùng lừng lẫy tiếng tăm. Có thể một phần vì nàng sợ, còn phần khác là nàng được yêu.

Các tướng lĩnh trong quân Tào Tháo không lạ gì hành vi hiếu sắc của họ Tào. Nhưng đối với Trương Tú thì đó là điều khó chấp nhận. Nói gì thì nói Ổ thị là vợ của Trương Tế, là thím của Trương Tú. Tào Tháo ngủ với nàng là sỉ nhục Trương Tú. Hơn nữa, Trương Tú xưa nay vốn là người nghiêm túc cẩn thận, rất ghét những thói trăng hoa. Tất nhiên Trương Tú không suy tôn Tào Tháo nữa, bèn bàn bạc cùng Giả Hủ, chuẩn bị làm phản. Giả Hủ sau khi nghe Trương Tú nói cũng rất thông cảm, liền đề nghị Trương Tú, khi đại quân của Tào Tháo còn ở ngoài thành, liền trở tay đánh úp, nhanh chóng tiêu diệt quân Tào. Làm như vậy có thể khống chế Dự Châu, hơn nữa còn có cơ phát triển đến Duyện Châu.

Trương Tú nghe lời Giả Hủ, bèn lừa dối Tào Tháo rằng, trong quân mới đầười không phục, thường hay bỏ trốn, cần phải biên chế lại, tránh phát sinh những điều bất trắc.

Tào Tháo nghe xong, cảm thấy không có gì đáng ngờ, bèn đồng ý, còn phái thị vệ trưởng Điển Vi đến giúp đỡ. Có Điển Vi ở bên cạnh, các tướng lĩnh quân Tào Tháo tự nhiên không để ý việc điều động quân lính của Trương Tú.

Hôm kết thúc công việc biên chế quân lính, Trương Tú đặc biệt đặt tiệc khoản đãi Điển Vi. Trương Tú nhiệt tình mời rượu. Điển Vi đã say khướt, có người đỡ cũng không đứng dậy được.

Và trong doanh trại của Tào Tháo, cũng vì quá vui mừng mà quên mất cảnh giác. Ngay đến, Tào Tháo cũng đang cùng với Ổ thị uống rượu và ca hát trong trướng. Tào Tháo thích thơ, phú, từng bài, từng bài vừa ngâm vừa hát. Đã đến canh hai, bỗng ở ngoài trướng, bốn bề đều có tiếng thét, theo đó khắp nơi bốc lửa, ánh lửa sáng rực bầu trời.

Tào Tháo thất kinh, đoán là Trương Tú làm phản. Và lập tức vùng dậy, miệng gọi thị vệ trưởng Điển Vi. Điển Vi đang mơ màng, nghe tiếng Tào Tháo hốt hoảng, tức thời tỉnh dậy, rượu đã biến mất một nửa. Điển Vi biết là có biến, không kịp mặc giáp, chỉ huy binh mã đưa Tào Tháo và Ổ thị đi lánh nạn.

Trong lúc khẩn cấp, Tào Tháo cho báo gấp đến các tướng lĩnh rút quân ra Vũ Âm Thành, cánh đó khoảng tám mươi dặm.

Tào Ngang là con cả và Tào An Dân là cháu, hộ tống Tào Tháo rời doanh trại.

Điển Vi mình ở trần, hai tay hai kích, chỉ huy một số thị vệ cùng quân cảm tử liều mạng trấn giữ trước cửa t ngăn cản binh lính của Trương Tú. Đoàn người của Tào Tháo vừa ra khỏi cổng Uyển Thành, ngựa của Tào Tháo trúng tên ngã xuống, Tào Tháo ngã theo. Tào Ngang vội vàng đỡ cha dậy và nhường ngựa cho cha.

Tào Ngang và Tào An Dân tổ chức đội cảm tử ở ngay bờ sông Vị Thuỷ, chuẩn bị sống mái với quân truy kích, để hộ tống Tào Tháo qua sông đến nơi an toàn.

Quân lính Trương Tú đuổi đến rất đông. Cảm tử quân của Tào Ngang và Tào An Dân chiến đấu quyết liệt cho đến lúc không còn một người nào mới bảo vệ được Tào Tháo cùng mấy người khác thoát hiểm.

Tào Ngang mất, mẹ là Đinh phu nhân vô cùng bất mãn, nhiều lần đôi co với chồng và bỏ về quê. Tào Tháo hối tiếc cho người đi theo để an ủi và giải hoà. Đinh phu nhân không nghe, và từ đó không đoái hoài gì đến Tào Tháo. Tào Tháo phải lập Biện thị, mẹ đẻ của Tào Phi làm phu nhân. Đó là chuyện sau này.

Lại nói đến Điển Vi. Điển Vi hai tay múa hai kích nặng tới tám mươi cân cùng với mấy tên cảm tử đứng chắn ở cửa lớn ngăn cản không cho quân Trương Tú tiến vào đại bản doanh. Tú không có cách nào biết tin của Tháo. Mãi sau đành cho quân truy đuổi. Như vậy, nhờ có quân cảm tử của Điển Vi mà Tháo mới chạy thoát.

Thực tế thì quân của Trương Tú quá đông. Thủ hạ của Điển Vi đã chết hết. Bản thân Điển Vi lại không mặc áo giáp, nên cũng bị thương mười mấy chỗ. Cuối cùng không đủ sức sử dụng song kích, mà ứng chiến bằng đoản đao. Đoản đao mẻ mất mấy chỗ. Điển Vi vứt đao, hai tay kẹp hai tên địch, lấy đó làm vũ khí chống trả. Cuối vùng vì mất nhiều máu, động tác trở nên chậm chạp, lại bị trúng một mâu vào lưng, liền thét lên một tiếng rồi chết, máu loang lổ đầy mặt đấ

Song, Trương Tú, người trước đây đã bị đánh tơi bời, vẫn không dám tiến lên trước. Cho mãi tới khi Điển Vi thở hơi cuối cùng, quân Trương Tú mới dám tiến đến cắt thủ cấp của Điển Vi.

Tào Tháo ở thành Vũ Âm, đã khóc rống lên khi nghe tin Điển Vi chết. Tào Tháo cử người đến giao thiệp với Trương Tú, xin thi thể của Điển Vi về và làm lễ an táng trọng thể.

Sau khi quân Tào tập kết về thành Vũ Âm mới biết tổn thất quá nặng nề, không có lòng dạ nào chiến đấu nữa, bèn hạ lệnh tất cả lui về Hứa Đô. Trong thành được tin Tào Tháo rút lui, liền chuẩn bị thừa thắng truy kích.

Giả Hủ khuyên không nên mạo hiểm truy kích, Trương Tú không nghe, nên đã bị Tào Tháo dẫn quân chủ lực phản kích, quân Trương Tú thua chạy ở thành Vũ Âm Quân Tào không đuổi theo, mà nhanh chóng rút quân về Hứa Đô.

Trương Tú thất bại lui về Uyển Thành, cảm thấy xấu hổ khi nhìn thấy Giả Hủ. Nhưng Giả Hủ lại khuyên Trương Tú nên nhanh chóng thu quân, và đánh tiếp.

Trương Tú không hiểu, Giả Hủ giải thích: khi binh thế có biến, công kích lần nữa sẽ thắng.

Trương Tú vội vã thu thập tàn quân, công kích quân Tào lần nữa, quả nhiên giành được thắng lợi lớn, thu được rất nhiều binh khí. Tuy vậy, Trương Tú vẫn chưa hiểu nguyên nhân của thắng lợi, lại hỏi Giả Hủ.

Giả Hủ nói rõ, năng lực chỉ huy tác chiến của Trương Tú không bằng Tào Tháo, nhưng lại hơn các tướng lĩnh dưới quyền Tào Tháo. Sau khi thua trậnải rút khỏi thành Vũ Âm, do tình hình nghiêm trọng, Tào Tháo tất phải chặn hậu, tất cả binh lính đều có quyết tâm tử chiến. Và nếu quân Trương Tú đụng vào lúc ấy thì tất sẽ phải thua. Sau trận truy kích, chuyển bại thành thắng, Tào Tháo phải vội về Hứa Đô, hơn nữa cho rằng đã hết nguy hiểm, nhiệm vụ chặn hậu sẽ giao lại cho tướng lĩnh khác. Lúc này, quân Trương Tú lại truy kích, tất phải giành được thắng lợi.

Trương Tú đã hiểu, vô cùng khâm phục những phân tích tinh tế của Giả Hủ.

° ° °

Khi ở Uyển Thành, Tào Tháo hạ lệnh nhanh chóng rút về thành Vũ Âm. Binh lính chia thành các đạo rút quân. Đã xẩy ra nhiều chuyện trong số binh lính Thanh Châu do Hạ Hầu Đôn dẫn đầu.

Trước đây quân Thanh Châu huấn luyện không được kỹ. Kỷ luật trong quân lỏng lẻo. Lợi dụng lúc rút quân lộn xộn, nhiều binh lính đã vào làng cướp bóc. Dân tình khổ sở như vừa gặp phải bọn phỉ.

Bình Lỗ Hiệu uý Vu Cấm cũng đang vội vã rút quân. Khi nghe tin ấy, liền tập kiết quân đội lại. Để yên lòng dân, ông cảnh cáo số binh lính Thanh Châu đi cướp phá. Kẻ nào ngoan cố chống cự, ông cho giết luôn.

Quân Thanh Châu nhìn thấy binh lính của Vu Cấm đến, số đông cảm thấy sợ hãi, lục tục chạy trốn khắp nơi. Làm như vậy, nhân dân yên ổn hơn. Nhưng số quân Thanh Châu chạy đến đại bản doanh của Tào Tháo thì lại vu cáo Vu Cấm làm phản, giết chết rất nhiều binh lính. Trong bối cảnh đó, Tào Tháo tránh sao khỏi kinh ngạc? Tào Tháo liền hạ lệnh cho Lý Điển, Nhạc Tiến, Tào Hồng phải nhanh chóng chỉnh đốn đội ngũ, chuẩn bị ứng biến. Mặt khác cử thám báo đi thăm dò mọi hành động của Vu Cấm.

Sau khi giải quyết xong tình trạng quân Thanh Châu cướp bóc dân chúng, Vu Cấm dẫn quân về hướng thành Vũ Âm. Do chậm mất một ít thời gian, nên khi về gần tới nơi. Trong lúc cấp bách, Vu Cấm không kịp xin ý kiến của Tào Tháo, liền hạ lệnh cho binh lính bầy trận, làm các công việc phòng ngự. Lúc đó có người cho Vu Cấm biết là quân Thanh Châu nói với Tào Tháo rằng Vu Cấm làm phản. Vậy phải nhanh chóng đến gặp Tào Tháo để làm rõ việc đã. Trong tình hình như thế, cứ cho xây dựng những công trình phòng ngự, chỉ càng làm Tào Tào Tháo nghi hoặc hơn!

Vu Cấm liền nói lại:

- Quân địch đang ở ngay trước mặt, không nhanh chóng xây dựng công trình phòng ngự thì lấy gì để chống trả? Thanh minh cho mình là việc nhỏ, chống chọi với kẻ thù mới là chuyện lớn. Huống hồ Tào công là người thông minh ngay thẳng, tự mình sẽ biết đúng sai, đâu có cả tin như vậy!

Quả nhiên, khi Vu Cấm chuẩn bị xong mọi chuyện Trương Tú cũng vừa đuổi tới. Vu Cấm một mình một ngựa ra sức chống lại, quân Tào thừa cơ từ thành Vũ Âm đánh ra, quân Trương Tú đại bại.

Tào Tháo vô cùng vui sướng. Việc của Vu Cấm đã sáng tỏ được đến tám chín phần. Tào Tháo mời Vu Cấm đến gặp. Qua câu chuyện tất cả đã rõ ràng Tào Tháo nói:

- Trong chiến dịch này, chúng ta thua trận tương đối nặng nề. Trong lúc hỗn loạn, quân lính của tướng quân vẫn giữ được kỷ luật, lại đánh thắng quân địch. Trong lúc khó khăn, có điều ong tiếng ve, nhưng không dao động, còn chỉnh quân, phòng ngự, khiến quân ta từ bại thành thắng. Hành động của tướng quân ngay đến các danh tướng khi xắc gì đã làm được.

Ngoài việc biểu dương Vu Cấm trước ba quân, Tào Tháo còn thưởng cho Vu Cấm một số đồ kim khí, phong Vu Cấm chức Ích Thọ Thủ hầu.

Khi Tào Tháo rút về đến Hứa Đô thì một số huyện như Nam Dương, Kinh Lăng đã theo sang Trương Tú. Tháo gần như mất hết quyền thống trị ở Duyện Châu. Trong thời gian này, tuy Tào Hồng vẫn liên tục đột kích quân Tú, song không mấy hiệu quả. Cộng với việc cung cấp lương thực có khó khăn, Tào Tháo liền hạ lệnh rút quân về hướng đông, đến cố thủ tạm ở Diệp Thành. Tuy vậy, Trương Tú vẫn không để cho yên, luôn luôn cho quân đến uy hiếp, quấy nhiễu trước cửa Diệp Thành.

Tháng mười hai, năm Kiến An thứ hai (197 công nguyên) sau khi nghỉ ngơi, chỉnh đốn đội ngũ, Tào Tháo lại quyết định đánh về hướng tây.

Lúc bấy giờ, đại bản doanh của Trương Tú vẫn đóng ở Uyển Thành, quân đội đóng ở thành Vũ Âm cách khoảng tám mươi dặm về phía đông bắc. Minh dặm quân của Trương Tú là Châu mục Kinh Châu Lưu Biểu phái một đạo quân chi viện đóng ở thành Hồ Dương, cách Uyển Thành khoảng chín mươi dặm về phía đông nam, hợp thành thế ỷ giác, ngăn cản không cho quân Tào xâm nhập vào nửa vùng phía tây Duyện Châu.

Lần này, bằng chiến lược trường kỳ, Tào Tháo không nôn nóng chiếm lĩnh Duyện Châu, mà đóng quân lâu dài ở nửa phần phía đông Duyện Châu. Và Tào Tháo cử một đại quân có tính áp đảo đến chặn cổng lớn Uyển Thành, làm cho Trương Tú không có lối ra. Đồng thời cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ giữa thành Vũ Âm và thành Hồ Dương. Thành Vũ Âm ở gần Duyện Châu, Tháo không bận tâm, vì dễ dàng lấy lại được Tháo cử Tào Nhân đi đánh Hồ Dương.

Quân tiên phong của Trương Tú đóng giữ thành Vũ Âm, những tưởng quân Tào sẽ tấn công, nên xây dựng rất nhiều công sự phòng ngự hoàn chỉnh và kiên cố. Nào ngờ quân Tào chẳng thèm nhòm ngó tới, khiến thành Vũ Âm là "tiền tuyến vô chiến sự". Quân giữ thành không biết phải làm gì, vì đường liên hệ với Uyển Thành đã bị cắt đứt. Tiến cũng không được, thoái cũng không xong, hoàn toàn mất chủ kiến.

Ngược lại, quân Thanh Châu ở thành Hồ Dương, là số quân đến viện trợ thêm thì lại bị đánh trước tiên. Ở đây không được chuẩn bị gì cả, nên chỉ cần bị đánh một trận là vứt cả thành Hồ Dương chạy về Kinh Châu.

Sau khi chiếm xong Hồ Dương, Tào Nhân lập tức thu quân và tiếp đánh Vũ Âm. Quân ở thành Vũ Âm vốn không nhiều, lại nhìn thấy quân ở Uyển Thành và Hổ Dương, không còn cơ cứu viện, thì chống đỡ bằng cách nào? Nên chẳng mấy chốc đã dâng thành đầu hàng.

Thế là chưa đầy một tháng sau, quân Tào đã thu hồi toàn bộ đất đai Duyện Châu, cục diện lại tốt đẹp như trước đây một năm, khiến Tào Tháo vô cùng phấn khởi.

Còn ở Uyển Thành, phòng thủ nghiêm ngặt, không thể trong chốc lát lấy được. Hơn nữa tết nhất sắp đến, thời tiết lạnh lẽo, bất lợi cho việc dùng binh. Nên Tào Tháo lệnh cho Tào Hồng dẫn quân giữ vững phía đông Tiêu Thuỷ, còn tất cả những người khác đều dẫn quân trở về Hứa Đô.

° ° °

tháng ba năm sau, Tào Tháo lại quyết định xuất quân đến gần bờ đông sông Hoài. Đó là tháng ba, năm Kiến An thứ ba (198 Công nguyên).

Lần này cũng như lần trước, Tháo để Tuân Úc, Trình Dục ở lại phòng thủ Hứa Đô. Còn mình thì cùng Tuân Du, Tào Nhân, Tào Hồng, Vu Cấm, Lã Kiền rầm rầm rộ rộ xuất quân. Thời tiết vào độ cuối xuân, cánh đồng lúa mạch đã chín, cảnh tượng bội thu bầy ra trước mắt khiến Tào Tháo vô cùng thích thú. Nhìn thấy đại quân qua đường, những người nông dân chạy tán loạn vì sợ hãi. Chỉ một loáng, trên cánh đồng đã vắng tanh. cảnh tượng này làm Tào Tháo cảm thấy rất buồn. Từ cuối đời Hán đến nay, chiến tranh liên miên, kỷ luật quân đội lỏng lẻo, khiến trăm họ điêu đứng nhiều bề, hễ nhìn thấy binh lính là trốn chạy.

Tào Tháo cảm thấy bảo vệ mùa màng cho bà con là nhiệm vụ quan trọng. Tào Tháo đã có lệnh cho toàn quân:

- Ta vâng mệnh Thiên tử hạ chiếu: xuất binh đánh bọn phản nghịch trừ hại cho dân, không được dấy binh vào vụ thu hoạch. Bất kỳ ai giẫm đạp lên hoa màu khi đi trên đồng ruộng đều bị chém đầu. Quân pháp nghiêm minh, không được làm cho dân sợ hãi!

Lệnh được truyền ra, ai ai cũng tôn trọng. Các vị tướng khi đi qua ruộng lúa, đều tự xuống ngựa, một tay đỡ lúa, bước đi cẩn thận. Bản thân Tào Tháo cũng tay cầm cương đắt ngựa, cẩn thận, đi chầm chậm. Vừa đi vừa ngẫm nghĩ về những hiệu quả chính trị đạt được từ những mệnh lệnh của mình đưa ra. Ngay lúc đó, không ngờ, từ trong ruộng lúa, một con tu hú bay vút qua ngay trước mặt con ngựa. Ngựa kinh hãi chạy lồng lên trong ruộng lúa mạch.

Tào Tháo liền cho mời ông chủ bạ tới và hỏi:

- Nên định tội như thế nào?

Chủ bạ nói:

- Minh công là chủ của toàn quân, làm sao có thể định tội?

Tào Tháo nói:

- Ta ra lệnh rồi ta lại phá lệnh, làm như thế mọi người sẽ không phục.

Tào Tháo nói xong, có những động tác như muốn tự sát.

Mưu sĩ biết được ý đồ của Tào Tháo, liền ngăn cản và nói:

- Cái nghĩa ở thời Xuân Thu trước đây, không nói pháp luật với những bậc chí tôn. Nay thừa tướng thống lĩnh ba quân, không thể tự sát!

Tào Tháo nghĩ ngợi hồi lâu rồi nói rất nghiêm túc:

- Đành rằng pháp luật thời Xuân Thu là thế, nay ta được miễn tử hình, nhưng phải cắt tóc để thay thế.

Nói xong, Tào Tháo cắt một nắm tóc giao cho chủ bạ, và truyền lệnh để thị chúng:

- Thừa tướng giẫm lúa, phạm tội chém đầu, nay cắt tóc để thay thế.

Toàn quân cảm thấy lo sợ, không còn ai dám xem thường quân lệnh, kỷ luật thậ

Khi đại quân Tào Tháo đến bến sông Tế Thuỷ, Trương Tú cho rằng Uyển Thành quá trống trải, về mặt chiến lược không thể là điểm phòng ngự của toàn tuyến, nên đưa quân rút về cố thủ ở Nhương Thành, cách khoảng tám mươi dặm về phía tây nam. Và như vậy, nếu Tào Tháo muốn đánh Nhương Thành phải vượt qua sông Tế Thuỷ, rồi lại sông Thoan Thuỷ, tăng thêm rất nhiều khó khăn.

Nhưng Tuân Du đề nghị Tào Tháo vẫn sử dụng sách lược trung và trường kỳ. Ra lệnh xây thành trì đối mặt với Nhương Thành, ở bở bên này của sông Nhương Thuỷ để bao vây lâu dài và công kích quân lính của Trương Tú. Theo cách nhìn của Tuân Du, toàn bộ quân lương của Trương Tú đều nhờ vào Lưu Biểu, điều đó sẽ không phù hợp với chiến lược bảo thủ lâu nay của Lưu Biểu. Chỉ cần kiên trì phương pháp tác chiến như trên thì Lưu Biểu tất sẽ không chịu đựng nổi sự lãng phí lâu dài của quân Trương Tú. Giữa họ nhất định sẽ có mâu thuẫn. Ngược lại, nếu bức bách quân Trương Tú quá gấp gáp, thì vì tình nghĩa đồng minh, buộc Lưu Biểu phải nhảy vào cuộc chiến, chống đối lại Tào Tháo.

Tào Tháo cũng thấy kế hoạch của Tuân Du là rất hợp lý nhưng khi nhìn thấy quân Trương Tú diễu võ dương oai thì dần dần không chịu đựng nổi.

Trong tình trạng muốn nhìn mà không nhìn được, Tào Tháo bèn phái Hứa Chử đưa một toán quân tinh nhuệ đánh phá Nhương Thành, khiến quân Trương Tú thất bại nặng nề. Quả nhiên, trong tình hình ấy, Lưu Biểu đem quân đến cứu Trương Tú. Như vậy quân chủ lực của Tào Tháo ở bên bờ đối diện, trước và sau đều có địch. Tào Tháo hối hận đã không nghe lời Tuân Du.

Do việc cung cấp lương thực có khó khăn, Tháo quyết định tốc chiến, tốc thắng. Sau khi quan sát và suy nghĩ, háo chọn thành An Chúng địa thế bằng phẳng, rộng rãi, gần chỗ hợp lưu giữa hai con sông Thoan Thuỷ và Hoàng Thuỷ làm nơi nội chiến. Để dụ địch, Tháo hạ lệnh bỏ thành, rút quân về hướng tây bắc, đến sườn núi An Chúng. Trương Tú và Lưu Biểu nhìn thấy cảnh đó, cho là Tháo sợ, liền dẫn quân truy đuổi. Trương Tú dẫn quân qua sông Thoan Thuỷ chặn đường rút của quân Tào, Lưu Biểu uy hiếp từ phía nam. Bề ngoài thì quân Tào đã rơi vào chỗ chết.

Tào Tháo tương kế tựu kế. Cố ý kéo dài thời gian rút lui, lừa cho liên quân Trương, Lưu đến bến sông Đam. Từ lâu Tháo đã cho quân đào hào men theo sườn núi, xe thồ có thể đi lại, và cho quân mai phục ở phía chân núi bên kia, khiến Lưu, Trương đều cho là quân Tào đã qua đường hào chạy về phía đông nam.

Quả nhiên khi trời sáng, Lưu, Trương đều thấy trận địa quân Tào trống không, cho rằng suốt đêm qua quân Tào đã chạy, có cả dấu vết xe lăn dưới hào. Họ không cần quan sát thêm, liền cho quân chạy theo đường hào truy đuổi.

Quân Trương Tú và Lưu Biểu vừa truy kích được một đoạn, thì từ trên một sườn núi cao, từ hai bên, xuất hiện vô số kỵ binh quân Tào xông vào chém giết liên quân Trương, Lưu. Trương Tú cảm thấy bất ngờ, vội điều chỉnh quân sang phía phải nhưng phía cuối đường hào lại xuất hiện vô số bộ binh của Tào Tháo. Bộ binh lại nhanh chóng lao vào bên sườn trái của liên quân. Liên tục bị bất ngờ, hơn nữa Tào Tháo lại ở độ cao hơn, lại giỏi về lối đánh hỗn hợp bộ và kỵ binh, nên chẳng bao lâu quân chủ lực của Trương Tú và Lưu Biểu thất bại nặng nề, phải rút về Nhương Thành. Ở đây Giả Hủ đã bố phòng rất kiên cố, nên binh mã của Tào Tháo đuổi đến không sao phá được thành. Có điều, chủ lực liên quân của Lưu Biểu và Trương Tú tổn thất nghiêm trọng, nên cũng không còn lực lượng để công kích Tào Tháo bằng bất kỳ hình thức nà

Liên quân Trương Tú và Lưu Biểu tử thủ Nhương Thành, còn quân Tào, đóng quân dưới thành. Mãi đến tháng bảy năm đó, tiết trời vào thu, để chuẩn bị lương thảo cho mùa đông và mùa xuân, Tào Tháo lệnh cho quân chủ lực rút về Duyện Châu.

Cuộc chiến lần này tuy chưa hoàn toàn đánh tan được quân Lưu Biểu và Trương Tú, nhưng cũng phải tạm kết thúc ở đây.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.