Tất Cả Bạn Gái Của Tôi Đều Là Lệ Quỷ

Chương 255: Cha của Lý Tử



Dịch: VoMenh

Nhóm dịch: Vô Sĩ

Dương Húc Minh cũng chẳng có liên hệ gì với cha mẹ của Lý Tử, ấn tượng về họ cũng chỉ là thoáng nghe Lý Tử miêu tả về họ một vài lần.

Có thể nói mối quan hệ giữa Lý Tử và cha mẹ cô ấy không được tốt lắm. Theo cô ấy miêu tả, song thân nhà cô nàng chính là hình mẫu của tư tưởng trọng nam khinh nữ thời xưa.

Hoặc là, tập tục tại quê nàng chính là trọng nam khinh nữ.

Dù gì đi nữa thì địa phương đó có một lịch sử rất lâu đời về độ hung hãn. Vào thập niên 80, hai ngôi làng đánh nhau vì tranh giành nguồn nước, để rồi thôn dân vùng đó dùng đến cả súng tự chế để bắn giết nhau. Cũng chẳng biết có thật là dùng đến súng đạn hay không, chỉ nghe Lý Tử kể rằng ông nội cô ấy đã từng đánh chết người thời trai tráng trong lúc giành giật nguồn nước sạch.

Mỗi một ngôi làng chỉ có đúng một dòng tộc, vì thế người trong thôn vô cùng đoàn kết lẫn nhau.

Dưới bối cảnh này, đàn ông chính là giới tính có thể cung cấp lực lượng chiến đấu tốt nhất khiến từng ông già, bà lão đều yêu thích. Còn bé gái thì sao? Đối với người lớn tuổi, con gái chính là người ngoài, rồi cũng sẽ gả đi mà thôi, nào có phải như con trai là gốc rễ trong gia đình. Ngay khi Lý Tử vừa chào đời, bởi vì thân con gái, cô ấy bị cha mẹ vứt bỏ tại bờ sông.

Nhờ cụ bà hàng xóm chướng mắt cảnh ấy, bà ta bèn chạy đến nhặt Lý Tử về, còn quở trách cha mẹ cô ấy một phen. Bên cạnh đó, ông nội, bà nội của Lý Tử cũng góp lời năn nỉ vào, cuối cùng cô nàng mới không trở thành cô nhi bị ném đi. Hơn nữa, trường hợp của Lý Tử cũng không phải dạng hiếm hoi gì.

Có một ngôi chùa nhỏ gần nhà cô ấy. Rất nhiều em bé sơ sinh đều bị ném vào cái hố nhỏ phía sau ngôi chùa, chủ yếu là dân làng định lợi dụng Phật đến trấn trụ những oan hồn trẻ nhỏ kia.

Dĩ nhiên, những thai nhi tội nghiệp ấy đều là bé gái.

Sau khi Lý Tử lớn hơn một chút, cha mẹ của nàng liền đi làm xa.

Cô ấy đúng chuẩn là có cha mẹ sinh, không có cha mẹ dưỡng. Ông bà nội nuôi cô ấy lớn lên. Hàng năm, cha mẹ Lý Tử mới về nhà những ngày cận Tết.

Đó là những tháng ngày huyên náo ầm ĩ trong cái gia đình nhỏ ấy.

Lý Tử nói, khi còn bé cô ấy rất mong đến ngày cha mẹ quay về nhà, những cũng lại vô cùng sợ hãi khi bọn họ về đến nhà.

Một khi hai ông bà về đến nhà, cái gia đình này sẽ được chiêm ngưỡng những trận cãi vã liên tục, đến ba mươi Tết mà vẫn còn nhốn nháo; năm nào cũng thế.

Chờ qua năm sau, khi cha mẹ Lý Tử rời khỏi nhà, quay lại nhà máy công tác thì gia đình này mới yên ắng trở lại.

Cảm giác của Lý Tử đối với cái gia đình đó ban đầu chính là hy vọng, sau đó là tuyệt vọng, cuối cùng cô ấy chẳng còn quyến luyến gì với cái nhà này nữa.

Do nguyên nhân này, nguyện vọng từ nhỏ của Lý Tử chính là đi khỏi nhà, đến một nơi rất xa; cả đời này cô ấy cũng không muốn gặp mặt cha mẹ mình, không muốn giáp mặt người thân lần nào nữa. Cô ấy chán ghét những trận cãi nhau ỏm tỏi trong nhà, căm hận tập tục trọng nam khinh nữ ở quê hương. Cô ấy không muốn dừng chân lâu lắc tại mảnh đất đầy nỗi buồn này nữa. Đó là lý do mà Lý Tử không muốn giới thiệu Dương Húc Minh cho cha mẹ mình.

Bởi vì, theo phong tục ở đó, con gái tuyệt đối không được lấy chồng xa, bắt buộc phải lấy chồng gần khu vực ấy.

Ngoại trừ thu được khối tiền thách cưới kếch xù, gả con gái gần thì có thể thường xuyên lợi dụng một vài thứ tốt từ con gái. Vì thế, quê quán của cô ấy đều nghiêm khắc ngăn cấm việc con gái đi lấy chồng xa. Chưa nói đến nhà Dương Húc Minh và Lý Tử là ở hai tỉnh hoàn toàn khác biệt nhau, cô bé hàng xóm nhà Lý Tử có quen bạn trai ở huyện lận cận cùng tỉnh, cuối cùng bị bố mẹ nhà đó đánh cho một trận què quặt cả tay chân.

Với Lý Tử, nếu chuyện yêu đương của cô ấy và Dương Húc Minh để cha mẹ biết sớm quá sẽ dẫn đến những chuyện tiêu cực xảy ra, có khi gây ra họa lớn nữa. Do trước khi Lý Tử tốt nghiệp, cha mẹ cô ấy bắt đầu bức bách cô ấy về địa phương tìm việc làm, không cho nàng mưu sinh ở những tỉnh, thành xa xôi khác. Đến bước này, Lý Tử đã khó có thể giữ kín chuyện hai người được nữa, hay đúng hơn là không cách nào giấu kín nữa rồi.

Thế nhưng mà, dù Dương Húc Minh và Lý Tử có tưởng tượng ra biết bao nhiêu là cách ngửa bài với song thân cô ấy, thậm chí còn vẽ ra hình ảnh cô nàng bị cấm túc trong nhà, bị cha mẹ đánh đập... nhưng cái kết quả hiện tại – cô ấy chết – là kết quả mà cặp tình nhân này chưa bao giờ nghĩ đến.

Dương Húc Minh hít mạnh một hơi, nhấn gọi một số điện thoại.

Hiện tại đã gặp manh mối, Dương Húc Minh buộc lòng phải hỏi cho ra nhẽ. Dù hắn không muốn giao tiếp quá nhiều với cha mẹ Lý Tử, nhưng hiện tại hắn bắt buộc phải trò chuyện đôi điều với họ.

Sau khi nhấn nút ‘Gọi’, Dương Húc Minh chờ trong giây láy liền thấy có người bắt máy trả lời.

Một âm thanh tông vang lên từ loa điện thoại.

Đó không phải làm một giọng nói âm trầm, ngược lại còn có vẻ thân thiện, thành thật, vô cùng lễ phép.

- “A lô? Xin hỏi ai gọi vậy ạ?”

Câu hỏi này cho thấy người nói khá là hoang mang, chẳng tỏ vẻ gì là hung dữ dọa người. Điều này cũng làm Dương Húc Minh thấy thoải mái đôi chút. Thậm chí là sau khi nghe giọng nói này, cộng thêm một số miêu tả do Lý Tử từng nói, hắn đã có thể phác họa ra hình tượng của người cha này.

Đó là một ông chú hiền lành, thật thà, không bao giờ gây chuyện với người khác.

Đây chính là cha ruột của Lý Tử.

Dương Húc Minh hít sâu một hơi, lấy giọng, sau đó nói:

- “Cháu chào chú! Cho cháu hỏi chú có phải là cha của Lý Tử đúng không ạ? Cháu là bạn trai của em ấy.”

Sau vài giây, ngay khi Dương Húc Minh đang lịch sự chào hỏi, tự giới thiệu bản thân, thì một thanh âm với tông điệu khác hẳn ban nãy liền vang lên.

Giọng nói ban đầu vô cùng thật thà, chất phác giờ đã trở nên vô cùng giận dữ, tràn ngập sự cừu hận thấu tận xương cốt, giống như một con sư tử cuồng nộ làm Dương Húc Minh bàng hoàng, ngỡ rằng đó là hai người khác nhau.

- “Mày còn mặt mũi mà gọi điện thoại cho tao à? Mày có gan gọi tới đây hả?

Mày chính là người hại chết con gái tao, mày biết không?”

Cha của Lý Tử nổi giận, gầm thét:

- “Gia đình của tao đang hạnh phúc, con gái tao lại biết vâng lời. Nếu như thằng yêu tinh nhà mày không xuất hiện, không mê hoặc nó, thì nó cũng không đổi tính, không bị người khác hại chết đi!.

Là mày hại chết con tao! Làm cả nhà tao chịu lỗ vốn!

Tao không có gọi điện thoại chửi mày, thậm chí không có tới Quý Châu chém chết con mẹ nhà mày là tao đã ráng nhịn lắm rồi.

Giờ mày còn mặt mũi gọi điện thoại cho tao sao? Mày nghĩ rằng nhà tao hiền rồi dễ bắt nạt lắm à?

Họ Lý nhà tao cũng xem như là thành phần có máu mặt trong thôn, mày nghĩ bọn tao dễ bị ăn hiếp sao? Mày nghĩ bọn tao mềm yếu đến nỗi mày có thể ngồi trên đầu trên cổ hả? Mày còn dám gọi điện tới đây à?

Mày định nói cái gì? Mày muốn hỏi gì hả?

Con tao chết là do mày hại! Mày còn muốn nói cái gì? Cút cmn ngay cho tao!

Mày có ngon thì gọi lần nữa đi, tao kêu cảnh sát liền!”

Cạch...

Cuộc gọi liền bị ngắt kết nối. Dương Húc Minh ngơ ngác ngồi tại đó, biểu lộ ngu người ra.

Hắn nhìn về hướng căn phòng của Lý Tử, đột nhiên cảm nhận rõ lý do vì sao Lý Tử bức thiết muốn thoát khỏi cái gia đình kia.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.