Lôi Minh, Trần Lượng lạy chào ra mắt quan huyện xong, quan huyện hỏi:
- Này Lôi Minh, Trần Lượng! Hai ngươi thông gian với Tôn Khang thị, qua lại được bao lâu? Có Tôn Nhị HHoổ tố cáo hai ngươi đây.
Lôi Minh, Trần Lượng nghe nói mặt mày đổi sắc! Té ra Tôn Nhị Hổ tối hôm
chia tay với Lôi Minh, Trần Lượng, liền đi ngay vào thành. Có người xúi
giục hắn cầm ly trà đập vào đầu mình có thương tích, sáng ra đến huyện
Thường Sơn. Hắn cáo rằng Lôi Minh, Trần Lượng bị hắn bắt gặp đang thông
dâm với chị dâu hắn, hai người cầm dao hành hung, lấy ly trà đập lên đầu hắn hiện còn thương tích. Hắn kêu oan ở nha môn nên huyện quan mới ra
trát bắt Lôi Minh, Trần Lượng về và hỏi: "Các ngươi thông gian với Tôn
Khang thị đã được bao lâu?" như thế. Trần Lượng thưa:
- Bẩm lão
gia! Tiểu nhân là người phủ Trấn Giang, còn Lôi Minh là anh em kết nghĩa của tiểu nhân. Chúng tôi mới đến huyện Thường Sơn lần đầu, và mới ngụ
tại Đức Nguyên điếm tối hôm quạ Nhưng vì tối hôm qua trời nóng nực,
chúng tôi đang hóng mát trong sân, nghe có tiếng người kêu cứu: "Nó giết người! Cứu tôi với!". Chúng tôi đang làm nghề bảo tiêu, từ nhỏ có học
qua phép phi thiềm tẩu bích, đoán chắc là có vụ giựt dọc đâu đó, bèn
theo tiếng la tìm đến: thì ra tiếng la thoát ra từ một ngôi nhà lớn.
Chúng tôi nhảy bừa vào trong nhà thì thấy một người đàn ông đang cầm dao muốn chém người phụ nữ. Chúng tôi bước vào khuyên giải, mới biết đó là
Tôn Nhị Hổ muốn mưu hại chị của hắn. Chúng tôi trước đây không hề quen
biết hắn, chỉ khuyên can Tôn Nhị Hổ đừng làm thế mà thôi, không ngờ hắn
lại để tâm hận thù, vu khống là chúng tôi thông gian với Tôn Khang thị.
Xin lão gia xét lại. Chúng tôi hôm qua mới đến Đức Ngyên điếm, nếu lão
gia không tin thì xin truyền cho người trong điếm đến hỏi sẽ rõ. Chúng
tôi cùng với Tôn Khang thị một là không bà con, hai là không quan hệ,
cũng không quen biết. Xin lão gia kêu Tôn Khang thị đến để hỏi lại sẽ
rõ. Chúng tôi là người ở nơi khác, cách đây 1.800 dặm mới đến ngày hôm
qua, làm sao có thể thông gian với Tôn Khang thị được? Việc đó ít nhất
10 ngày hoặc nửa tháng mới có thể xảy ra được.
Đương nói những câu đó, quan huyện đã sai người truyền Tôn Khang thị đến hầu.
Phần Tôn Khang thị đang vật vã than khóc, bà giúp việc trở về hỏi duyên cớ rồi khuyên:
- Xin đại nương nương đừng khóc nữa! Cần gì phải biện bạch với Tôn Nhị Hổ, hắn là người không biết đạo lý mà!
Còn đang khuyên giải, thì bên ngoài có tiếng gõ cửa. Bà giúp việc chạy ra
xem, thấy ngoài cửa đứng sẵn hai vị quan nhân, mới hỏi:
- Hai vị tìm ai?
- Tôn Nhị Hổ tố cáo Tôn Khang thị Ở đây lên quan, quan huyện truyền Tôn Khang thị lên quan đường để hầu.
Tôn Khang thị nói:
- Được! Tôn Nhị Hổ đã tố cáo ta, ta cũng muốn tố cáo hắn với quan huyện đây.
Nói rồi bèn mướn một cỗ kiệu nhỏ, cùng bà giúp việc đến nha môn. Quan tri
huyện nhìn Tôn Khang thị mặt mày vàng ẻo, đó là gương mặt của người
trong nhà từ lâu vắng bóng dàn ông hoặc là hóa bụa. Tôn Khang thị bước
đến quan đường quỳ xuống. Quan huyện hỏi:
- Ngươi họ gì?
- Tiểu phụ họ Khang, lấy chồng nhà họ Tôn. Chồng tôi qua đời cách đây ba năm, tiểu phụ vẫn giữ phận góa phụ.
- Hiện tại có Tôn Nhị Hổ đầu đơn tố cáo rằng ngươi tư thông với Lôi Minh
và Trần Lượng bị hắn bắt gặp. Sự tình như thế nào cứ thật khai ra.
- Thưa lão gia. tiểu phụ không hề quen biết với hai vị Lôi, Trần ấy. Tôn
Nhị Hổ là người tôi giúp cho mấy bộ quần áo cũ, cũng là "loại quỷ theo
hơi giấy tiền" mà thôi!
Nàng ta bèn đem sự tình từ trước kể ra
một lượt. Quan huyện truyền dẫn Tôn Nhị Hổ, Lôi Minh và Trần Lượng ra,
rồi nói với Tôn Khang thị:
- Hiện giờ không có người ngoài, ở đây toàn là công sai cả, ngươi hãy nói thiệt, bụng ngươi lớn là tại làm
sao? Bổn quan sẽ cứu ngươi làm phước. Vậy chớ bụng lớn của ngươi là do
thai hay do bệnh?
- Bẩm lão gia, bụng tiểu phụ là do bệnh.
Quan huyện lập tức cho mời quan y đến khám nghiệm. Giay lát quan y đến, quan huyện ra lệnh:
- Hãy khám mạch Tôn Khang thị xem cái bụng lớn của y là do thai hay bệnh.
Vị quan y vốn là kẻ gà mờ, chẩn mạch một lát rồi thưa:
- Bẩm lão gia! Tôi xem mạch cô ta là mạch hỷ, có triệu chứng đáng mừng.
Tôn Khang thị nghe xong, phun vào mặt ông ta một bãi nước bọt, rồi nói:
- Ông chỉ nói bậy bạ, chồng tôi chết đã ba năm, tôi thủ phận góa bụa làm sao có thai được?
Quan y nghe nói, quả quyết:
- Đừng cãi bướng, tôi nói cô có thai là chắc chắn cô có thai mà!
Quan huyện hỏi:
- Này Tôn Khang thị! Ta hỏi ngươi: Ngươi ở nhà cãi lộn với Tôn Nhị Hổ ra sao mà Lôi Minh, Trần Lượng lại đến khuyên can?
- Bẩm lão gia! Tiểu phụ không hề quen biết hai vị Lôi và Trần ấy, nhưng
vì Tôn Nhị Hổ muốn giết tiểu phụ, tiểu phụ bắt buộc phải kêu cứu. Hai vị Lôi, Trần nghe thấy chạy đến chớ tiểu phụ không hề quen biết trước.
Quan huyện dẫn Lôi Minh và Trần Lượng vào rồi hỏi:
- Này Lôi Minh, Trần Lượng! Tại sao hai người vô cớ nửa đêm nhảy tường vào nhà can thiệp vào việc của người ta như thế?
Lôi Minh đáp:
- Bọn tôi là người tốt, lẽ nào thấy chết mà không cứu được?
Tôn Khang thị nói:
- Tức thật!
Quan huyện hỏi:
- Ngươi tức cái gì?
- Tôi tức là ở đây không có dao sẵn: Nếu có dao, tôi mổ bụng ra để cho lão gia thấy trong bụng này là thai hay bệnh.
Lôi Minh nghe vậy, nói:
- Chị này thiệt lớn mật, dám mổ bụng ư? Sẵn dao tôi đây nè, chị mổ ra đi! nếu là do bệnh, sẽ có người báo cừu cho chị; nếu nó là thai thì chị hãy nói rõ ra là chị thông gian với ai.
Nói rồi rút dao ném xuống đất.
Tôn Khang thị bèn chụp lấy dao, may có vị quan nhân kế bên lanh mắt giựt
dao kịp. Quan huyện thấy vậy đùng đùng nổi giận, vỗ kỉnh đường hét lớn:
- Hay cho Lôi Minh, ngươi thật lớn mật làm càn, dám coi thường quan
trưởng, lớn lối trước công đường! Trước mặt bổn huyện quan, ngươi dám
khoa dao hành hung chớ! Bây đâu, đè hắn xuống đánh cho ta.
Nói
rồi quan huyện rút cái thẻ lệnh trong tay áo định ném ra, thì thấy một
cái bao giấy kèm trên thẻ. Quan huyện mở bao ra xem, đột nhiên biến sắc, "a" lên một tiếng rồi gục gặc đầu, nói:
- Này Lôi Minh! Lão gia
xem ngươi cũng là người ngay thẳng, rất là sảng khoái! Bây đâu, mau dọn
một tiệc rượu để bổn huyện thưởng cho hai vị này.
Lôi Minh, Trần Lượng cảm tạ quan huyện rồi đi ra đến phối phòng, ở đó có người trực sẵn và dọn rượu thịt lên. Trần lượng nói:
- Nhị ca ơi! Anh thấy đó, chuyện này chắc không xong rồi! Lão gia thưởng
cho ta mâm rượu này nhất định là có duyên cớ gì đây! Chắc là họ muốn bắt chúng ta mà sợ e bắt không được mới làm kế hoãn binh như vầy chăng?
Lôi Minh đáp:
- Ta hoàn toàn không biết. Cứ ăn uống no say rồi hãy tính!
Trần Lượng đã đoán đúng. Quan huyện rút cái thẻ lệnh trong tay áo ra, thấy
có kèm một miếng giấy, bèn mở ra xem: "Lôi Minh, Trần Lượng là bọn ác
tặc, cấu kết với chúng lục lâm trong thiên hạ. Trước đây cướp ngục phá
lao, họ chính là bạn bè của Uẩn Phương đó!". Quan huyện xem xong nghĩ
thầm: "Lạ thiệt! Mấy chữ này sao lại cột ở đây?". Hiện thời quan huyện
muốn bắt Lôi Minh, Trần Lượng mà xem ra các quan binh thủ hạ không ai đủ sức làm chuyện đó, cho nên đổi giận làm vui thưởng cho hai người một
mâm rượu để làm kế hoãn binh. Một mặt cho người đi dò xét, một mặt cho
người đi kêu Tiểu huyền đàn Châu Thoại và Xích diện hổ La Tiêu về để bắt Lôi Minh và Trần Lượng. Quan huyện nghĩ lại sự lạ lùng của bốn câu thơ
trên giấy và nhìn đến con dao của Lôi Minh sao giống với những con dao
của bọn giặc đang đêm khuấy rối ở Mã Gia Hồ quá! Càng nghĩ càng sinh
nghi, quan huyện định truyền dẫn Bồng đầu quỷ Uẩn Phương ra bảo nhìn mặt xem có quen biết với Lôi Minh, Trần Lượng hay không. Nếu có quen biết
thì họ là một phe với nhau. Việc cướp ngục ngày trước chắc chắn có hai
người tham dự. Kỳ thật, nếu việc này xảy ra, Uẩn Phương vốn có thù với
anh em huyện Ngọc Sơn, khi được dẫn ra, chắc chắn hắn bảo rằng biết để
cho hai người thành tặc đạo. Nếu bị vu khống lần này, Lôi Minh, Trần
Lượng dù cho lấy hết nước sông Hoàng Hà rửa cũng không sạch tiếng nhợ
Quan huyện đang rút lệnh bài, thì bên ngoài có tiếng la:
- Âm thiên đại lão gia ơi! Tình thiên đại lão gia ơi! Oan uổng cho tôi, sao mà tôi oan uổng quá vậy nè!
Quan huyện định hỏi bên ngoài ai làm gì ồn ào thế thì Tế Điên lôi một vị văn sanh từ bên ngoài sồng sộc đi vào công đường.
Tế Điên từ đâu đến đây vậy? Sau khi chia tay cùng Lôi Minh, Trần Lượng, Tế Điên dẫn hai vị sài, Đỗ tiềp tục đi về phía trước. Từ đằng xa, một cỗ
kiệu nhỏ đi lại rất nhanh, Tế Điên nhìn thấy nói:
- Chao ơi! A Di Đà Phật! việc này mình đâu có thể bỏ qua được.
Nói rồi Tế Điên cùng hai vị Ban đầu đi theo cỗ kiệu nhỏ đó tiến vào tòa
thôn trang và đi vào cổng lớn ở đường lộ phía Bằc. Tế Điên nói:
- Này lão Sài, lão Đỗ, hai người đứng bên ngoài đợi ta một lát nhé!
Tế Điên vào bên trong cửa la lên:
- Khổ dữ a! Khổ dữ a!
Từ bên trong đi ra một vị quản gia nói:
- Đại sư phụ Ơi! Ông muốn hóa duyên thì hãy đến chỗ khác đi! Ông đến trễ
quá! Nếu ông đến ba ngày trước thì viên ngoại chúng tôi còn thí xả chọ
Còn bây giở, viên ngoại chúng tôi có chuyện buồn lòng, không muốn thí xả cho Tăng, Đạo nữa!
- Viên ngoại các người buồn phiền chuyện gì thế? Nói ta nghe thử!
- Ông là người tu hành, nói cho ông nghe cũng chẳng hề chi! Ông muốn
biết, ta nói cho ông nghe nè: Bà dâu thứ ba của viên ngoại chúng tôi tới kỳ lâm bồn, mà đã ba ngày rồi không sanh được. Viên ngoại cho mời biết
bao bà mụ cũng đành bó tay thôi! Có người đề nghị giữ lại đứa bé mà
chẳng giữ lại bà mẹ, có người đề nghị giữ bà mẹ chẳng cần giữ đứa bé. Cỗ kiệu vừa rồi là rước bà mụ Lưu đến đấy. Viên ngoại chúng tôi thật là lo lắng không yên.
- Không hề chi, mi trở vô bẩm với viên ngoại là Hòa thượng ta chuyên nghề đỡ đẻ đây!
- Hòa thượng đừng có nói chơi chớ! Có ai mà kêu Hòa thượng đỡ đẻ bao giờ.
- Tại ngươi không biết chứ ta có một thứ thuốc giục đẻ, uống vô là đẻ ngay hè!
- Thế thì được! Tôi sẽ vào bẩm với viên ngoại.
Quản gia lập tức vào thưa với viên ngoại. Viên ngoại lúc này lòng như lửa
đốt, mong tìm thuốc thang cho con dâu, nghe quản gia nói, lật đật bảo:
- Mời Hòa thượng đó vô đây!
Quản gia bước ra nói:
- Viên ngoại chúng tôi xin mời Hòa thượng!
Tế Điên theo quản gia vào thư phòng, lão viên ngoại nhìn ra là một ông Hòa thượng kiếc, lập tức mời ngồi, nói: