Khi Tế Điên vào tới thư phòng, lão viên ngoại hỏi:
- Đại sư phụ Ở ngôi bảo sát nào?
- Ta ở chùa Linh Ẩn bên Tây Hồ, tên là thượng Đạo hạ Tế, mà người ta thường gọi là Tế Điên đó! Còn lão viên ngoại họ tên là chi?
- Tôi họ Triệu tên là Đức Phương. Vừa rồi nghe gia nhân nói Thánh tăng có diệu dược giục đẻ, xin Thánh tăng từ bi ban chọ Tôi xin hết lòng hậu
tạ.
- Ta có viên thuốc này, ông cầm lấy đem vào dùng nước âm dương hòa tan cho uống thì sản phụ sẽ đẻ ngay thôi.
Triệu Đức Phương cầm viên thuốc đưa cho gia nhân và dặn dò đúng như chỉ dẫn. Giây lát, bà vú chạy ra nói:
- Lão viên ngoại có tin mừng rồi! Thuốc uống vào lập tức sanh ngay, mà lại sanh công tử nữa.
Triệu Đức Phương nghe nói rất vui mừng, khen:
- Thánh tăng thật là bậc thần tiên!
Rồi ra lệnh sửa soạn tiệc rượu. Tế Điên nói:
- Có hai vị Ban đầu cùng đi với Hòa thượng tạ Họ đang đứng chờ ngoài cửa.
Lão viên ngoại nghe nói, lật đật sai gia nhân mời hai vị Sài, Đỗ vào. Tiệc
rượu dọn xong, mọi người cùng ngồi vào bàn ăn uống. Triệu Đức Phương
nói:
- Tôi có một việc chưa được rõ, xin Thánh tăng chỉ rõ cho.
- Việc gì thế?
- Không dám dấu Thánh tăng, đương sơ tôi chỉ có một thân một mình, xuất
thân nghèo khó, tay trắng gây dựng cơ nghiệp. Do có sự dối gạt mà được
gia nghiệp như thế này. Năm ngoái, vào ngày sinh nhật lục tuần, tôi kêu
ba đứa con trai và ba đứa con dâu đến nói: - Con ơi! Cha lập nên sự
nghiệp này chính là nhờ cái cân rỗng ruột. Khi mua vào có thể mua 20
lượng 1 cân, mà khi bán ra chỉ bán 1 cân có 14 lượng. Do trong cán cân
có thủy ngân. Trước đây cha mua mấy ngàn cân bông vải, mỗi cân dôi ra 4
lượng, đến nỗi người bán bông vải bị thâm vốn tức mình sanh bịnh thương
hàn mà chết. Vụ này cha thấy trong lòng hổ thẹn. Hiện nay con cháu đầy
nhà, từ đây cha không làm chuyện thất đức thế nữa. Cái cân ấy bây giờ đã dẹp bỏ, tôi tính cải ác hướng thiện. Dè đâu trời xanh không có mắt, cân rỗng ruột dẹp chưa được một tháng thì đứa con trai lớn chết đi, cô dâu
cả cải giá. Chuyện đó chưa xong, đứa con trai kế cũng chết, vợ nó cũng
bắt chước chị cả nó. Chưa đầy hai tháng sau, đứa con thứ ba của tôi cũng chết. Vợ nó mang bầu chưa cải giá! Bạch thánh tăng! Ngài nghĩ xem đó có phải là:
"Sửa cầu đắp lộ, đui hai mắt
Cướp của giết người, cháu con đông"
hay không? Tại sao làm thiện mà lại bị ác báo như thế?
Tế Điên cười hà hà nói:
- Ông không cần phải nghĩ quẩn làm chi! Để ta nói cho ông biết: Thằng con lớn của ông nguyên là người khách buôn dược liệu, bị Ông gian lận phá
sản mà chết, hắn đầu thai làm con cả của ông để đòi nợ đó; còn thằng con thứ hai đến phá gia sản của ông; thằng con thứ ba sẽ gây đại họa bằng
trời, đến chừng tuổi già, nó sẽ bỏ cho ông chết đói! Chỉ vì ông có tâm
cải ác hướng thiện nên trời xanh có mắt bắt hai thằng phá gia chi tử đó
về. Ông bây giờ kể như người làm lành bậc nhất. Quả phụ thất tiết đâu
bằng lão kỷ hoàn lương!
Triệu Đức Phương nghe nói khác nào chiêm bao mới tỉnh, nói;
- Đa tạ Thánh tăng chỉ giáo. Nay tôi được một đứa cháu trai, có thể nhờ cậy được không?
- Đứa cháu này sẽ làm rạng rỡ tông môn, sáng rực gia phong của ông đấy nhé!
- Thế thì hay quá! Xin kính mời Thánh tăng ly rượu.
Ăn uống xong trời đã tối, Tế Điên cùng hai vị Sài, Đỗ nghỉ lại đó. Sáng
hôm sau, Tế Điên thức dậy đòi đi cầu, rồi từ nhà Triệu viên ngoại đi đến ngã tư nội thành huyện Thường Sơn. Bên đường phía Bắc có một tòa lầu
trước cửa đứng lố nhố 20 người chen chúc. Tế Điên hỏi:
- Các vị làm gì đứng ở đây thế?
Có mấy người đáp:
- Bọn tôi chờ xem bệnh. Hứa tiên sinh ở đây là một danh y, mỗi ngày ông
ta chỉ chẩn trị 20 người thôi. Qúa số không nhận xem, phải đến sớm mới
được nhận. Bọn tôi đến sớm để chờ lấy số trong khi tiên sinh hãy còn
chưa thức.
Tế Điên nói:
- Phải đó, để ta đi kêu ổng dậy.
Nói rồi xăng xắi đi đến cánh cửa kêu lớn:
- Có bệnh coi mạch đây! Chưởng quỹ chưa dậy à?
Bên trong cổng, một vị quản gia đi ra nói:
- Này Hòa thượng, ông đừng nói bậy bạ. Coi bệnh làm gì có chưởng quỹ?
- Vậy có phổ ky hả?
- Cũng không có phổ ky, ở đây chỉ có tiên sinh thôi.
- Vậy kêu tiên sinh dậy đi. Ta muốn xem bệnh.
Nói tới đó thì từ bên trong vị tiên sinh bước ra. Tế Điên nhìn thấy vị tiên sinh này đầu đội khăn văn sinh màu thúy lam, mình mặc áo văn sinh cùng
màu, lưng cột dây tơ, chân mang giày đế cao. Vị tiên sinh này vốn là
thầy thuốc ở địa phương tên là Hứa Cảnh Thôi. Sáng nay vừa mới thức dậy, nghe bên ngoài có tiếng kêu khám bệnh, hỏi chưởng quỹ ồn ào, bèn bước
ra xem. Hứa Cảnh Thôi bước ra thấy có một ông Hòa thượng kiếc đứng sẵn,
bèn hỏi:
- Hòa thượng cần việc chi?
- Ta muốn khám bệnh.
Hứa tiên sinh nghe nói nghĩ thầm: "Cứ khám bệnh cho ông ta là xong". Bèn đưa Tế Điên vào phòng, Tế Điên nói:
- Cả người ta đau ngứa, cặp đùi cứng ngắc khó chịu hết sức.
Hứa tiên sinh nói:
- Đưa tôi chẩn mạch thử xem.
Tế Điên bèn đưa giò ra. Hứa tiên sinh bảo:
- Đưa tay ra kia mà!
- Ta tưởng là coi mạch trên giò chớ!
Nói rồi đưa tay ra bắt mạch. Tiên sinh nói:
- Tôi chẩn mạch ở cạnh bàn tay kia.
- Chớ không phải chẩn mạch ở lòng bàn tay sao?
Hứa tiên sinh chẩn mạch hồi lâu, nói:
- Hòa thượng ơi, ông không có bệnh gì hết mà!
- Có bện h chớ!
- Tôi xem mạch của ông sáu bộ bình hòa thì đâu có bệnh gì.
- Ta có bệnh chớ! Chẳng những ta có bệnh mà ông cũng có bệnh nữa! Bịnh của ông đây nếu ta không trị thì không hết được đâu.
- Tôi có bệnh gì đâu?
- Âm thai, quỷ thai lớn tổ bố trong bụng ông đó.
- Hòa thượng đừng nói bậy nói bạ chớ.
- Nói bậy hả? Ta với ông kéo nhau lên quan xem thử.
Nói rồi Tế Điên nắm dây lưng của Hứa tiên sinh lôi tuột ra ngoài. Ai nấy cản lại, hỏi:
- Chuyện gì mà kéo lên quan thế?
Tế Điên đáp:
- Mấy người đừng có xía vô.
Nói rồi kéo đi, ai cản cũng không được. Tế Điên kéo thẳng một mạch đến huyện Thường Sơn. Khi đến cổng huyện, Tế Điên hô to:
- Âm thiên đại lão gia! Tình thiên đại lão gia ơi! Oan uổng cho tôi lắm mà.
Các quan nhơn đang muốn cản lại, quan huyện nhìn ra thấy Tế Điên bèn dặn bảo đưa Tôn Khang thị ra ngoài rồi đứng dậy, nói:
- Xin mời Thánh tăng ngồi.
Quan huyện cũng có quen biết với Hứa Cảnh Thôi vì ông ta có đến nha môn khám bệnh. Quan huyện hỏi:
- Bạch Thánh tăng! Ngài cùng Hứa tiên sinh đến đây có việc chi?
Tế Điên đáp:
- Lão gia có hỏi đến ta xin thưa: Ngày hôm qua đang ở nhà Triệu Đức
Phương, ta bị bệnh. Triệu viên ngoại thấy ta bị bệnh bèn bảo mời danh y
Hứa Cảnh Thôi đến khám bệnh cho tạ Nhưng mà ông ấy đòi tiền xe quá đắt,
bước ra cửa phải 6 điếu, đi đến đầu làng phải 12 điếu, đi qua 5 dặm
đường phải 24 điếu. Ta bảo: Đắt quá! Thôi, để ta tự đi vậy. Sáng sớm hôm sau, Triệu viên ngoại đưa cho ta 50 lượng bạc, từ Triệu gia trang ta đi hơn 20 dặm đường mới đến nhà Hứa tiên sinh để chẩn mạch. Ông ấy hỏi ta: Có tiền không? Ta đáp: Có tiền đây. Rồi móc 50 lượng ra để trên bàn.
Ông ấy gom tiền đút vào túi áo rồi bảo ta: Nộp tiền cho ông ấy là hết
bệnh ngay, khỏi phải uống thuốc. Ông ấy bảo ta về đi, ta đòi tiền lại,
ông ấy không chịu trả, nhơn đó mà ta níu ông ấy đến quan đây.
Quan huyện nghe nói cho là lạ lùng hết sức, bèn hỏi:
- Hứa Cảnh Thôi! tại sao ông dám gạt tiền Thánh tăng như vậy?
Hứa Cảnh Thôi đáp:
Bẩm lão gia! Y sinh nào dám vô lễ như vậy. Tôi nguyên việc nhà quá bận rộn
nên dậy hơi trễ. Vừa mới thức dậy nghe bên ngoài có người kêu lớn, tôi
bước ra xem thì gặp vị Hòa thượng này. Ông ấy kêu tôi khám bệnh. Tôi
khám thấy ông không có bệnh gì cả, nhưng ông lại nói tôi có bệnh, có một cục âm thai, quỷ thai tổ bố ở trong bụng. Nói rồi ông ta kéo tôi lên
quan. Chớ tôi có gạt tiền bạc gì của ông đâu!
Tế Điên nói:
- Ngươi đừng có nói trớ! Vậy chớ cái gì giấu trong lòng ngươi đó? Nếu lão gia không tin thì bảo hắn mở dây lưng giũ giũ thử xem!
Quan huyện hỏi;
- Này Hứa Cảnh Thôi! Trong lưng ngươi có tiền không?
- Bẩm lão gia, không có!
- Nếu không có thì ngươi cởi thắt lưng giũ thử xem!
Hứa Cảnh Thôi mở cởi dây tơ ra, giũ mạnh, quả nhiên rơi ra trên đất một
cuộn giấy. Hứa Cảnh Thôi định lượm lấy, nào ngờ Tế Điên nhanh tay lượm
trước đưa cho quan huyện nói:
- Lão gia xem thử.
Quan huyện cầm cuộn giấy mở ra xem, thấy tuồng chữ viết tháo, đề là:
Lôi Minh, Trần Lượng kẻ ác tâm
Cấu kết quản giao chúng lục lâm
Việc trước phá lao cùng cướp ngục.
Cứu thoát Uẩn Phương, chúng dự phần.
Quan huyện xem rồi hỏi:
- Này Hứa Cảnh Thôi! Đây là tờ giấy gì, ở đâu ngươi có thế?
- Bẩm lão gia, tôi lượm.
- Mới sáng sớm mà ngươi lượm ở đâu vậy?
- Bẩm lão, gia tôi lượm ở trong viện.
- Lượm sao mà khéo thế!
Tế Điên nói:
- Xin lão gia cho kêu Tôn Khang thị lên.
Lập tức quan Tri huyện cho người đòi Tôn Khang thị đến công đường, Khang thị hỏi
- Hứa hiền đệ! Chú cũng đến đây à?
Hứa Cảnh Thôi hỏi:
- Tẩu tẩu! Sao chị lại ở đây?
Quan huyện hỏi:
- Này Tôn Khang thị! Ngươi có quen biết với Hứa tiên sinh này ư?
Tôn Khang thị đáp:
- Bẩm lão gia! Khi còn sống, chồng tôi mở tiệm bán thuốc, có kết làm anh
em với chú đây. Khi chồng tôi bịnh nặng, chú đây chữa trị chọ Đến lúc
chồng tôi qua đời có chú ấy giúp đỡ lo việc chôn cất. Sau khi mai táng
xong, tôi mới nói với chú ấy: - Nhà tôi góa bụa nhiều tiếng thị phi, nếu có việc gì cần tôi sẽ cho người đến mời. Còn nếu không, chú khỏi phải
đến nữa. Từ ấy chú ấy không đến nhà tôi nữa. Nhưng trước sau vẫn là chỗ
quen biết.
Tế Điên lại nói:
- Hãy đưa Tôn Nhị Hổ lên hầu đi.
Khi Tôn Nhị Hổ lên công đường, hỏi Hứa Cảnh Thôi:
- Hứa đại thúc cũng đến đây à?
Quan huyện hỏi:
- Này Tôn Nhị Hổ! Ông ta kết làm anh em với anh của ngươi, tại sao ngươi kêu ông ta là đại thúc?
Tôn Nhị Hổ thưa:
- Bẩm lão gia, đúng đấy! Trước đây tôi cùng Hứa tiên sinh luận là anh em, nhưng vì tôi hay đến mượn tiền ông ấy, mượn 10 điếu cho 10 điếu, mượn 8 ngàn cho 8 ngàn, tôi không dám coi là anh em nữa nên gọi là đại thúc.
Tế Điên nói:
- Cho đưa họ ra ngoài hết đi.
Quan huyện lập tức cho đưa mọi người ra khỏi công đường. Tế Điên nói:
- Chỉ đưa một mình Tôn Nhị Hổ lên thôi.
Sau khi Tôn Nhị Hổ vào lại công đường, Tế Điên nói với Tôn Nhị Hổ:
- Này Tôn Nhị Hổ! Vừa rồi Hứa Cảnh Thôi đã nói hết rồi. Phần ngươi có
chịu cung khai chăng? Lão gia sẽ cho người kẹp ngươi để khảo tra đó.
Quan Tri huyện nghĩ thầm: "Thế thì hay quá! Hòa thượng đã phân xử cho mình
đây!". Nghĩ rồi lập tức cho người bày kềm kẹp ra để khảo tra Tôn Nhị Hổ. Tôn Nhị Hổ lật đật thưa:
- Lão gia không cần phải động hình. Hứa Cảnh Thôi đã nói hết, tôi cũng không dấu làm chi.
Quan huyện hỏi:
- Ngươi cứ tình thật khai ngay, ta sẽ châm chước.
Tôn Nhị Hổ từ đầu tới đuôi thuật qua một lượt. Quan huyện nghe nói mới vỡ lẽ.