Thành Phần Cá Biệt

Chương 64: C64: Cuộc Sống Trung Học



Chào mừng đến với chuyên mục mỗi ngày 4 nghìn chữ, từ giờ đến mùng 5 Tết.

Chúc cả nhà năm mới zui zẻ.

Với bất kì ai lười/ không vào được wattpad, mọi người vào tường nhà tôi tìm link wordpress, hoặc search facebook "Hố rác của Tranh" để nhận thông báo khi có chương mới.

Tạm thời tôi chưa có tìm thấy nền tảng khác nên làm vậy cho tiện.

Bao giờ viết xong hết cả phần 2 thì tôi bão chương nha.

***
Với danh nghĩa là một trường tư liên thông nằm ở top đầu thành phố, cấp III Thanh Lịch vẫn tổ chức thi đầu vào như bình thường. Tuy nhiên vì là trường liên thông, những học sinh đã từng học cấp I và II ở Thanh Lịch sẽ được cộng 1 vào điểm xét duyệt. Điều này có nghĩa học sinh bên ngoài muốn thi vào sẽ phải cố gắng hơn người khác, đồng thời cũng chắt lọc được cá thể thật sự xuất chúng khi vào trường.

Vì lẽ đó, cấp III Thanh Lịch có đến 50% học sinh "ngoại lai" với thành tích cực kì nổi trội. Nhóm học sinh này sẽ mang niềm tự hào bước vào cổng trường, chúng sẽ không cảm thấy tự ti hay thiệt thòi với đám con nhà giàu đã học liên thông từ trước.

- Sớm thôi, cái trường này sắp hết yên bình rồi.

Một cậu học sinh ngồi xổm ngoài cửa lớp, nói với đám bạn xung quanh.

- Sao lại thế?

- Thì sắp thi tuyển còn gì? Cái nhóm đấy đấy...

Có một vài người tỏ ra không hiểu, nhưng những đứa từng học liên thông thì ngộ ra ngay. Chúng nó a lên, tiếp nối câu chuyện:

- "Đại ca" với "đại tỷ" á?

- Ai cơ? Tên đéo gì nghe kì quặc vậy?

- Ôi những đồng bạn không học liên thông, để tôi kể cho các bạn nghe về một huyền thoại...

Nhóm nhỏ bàn tán sôi nổi một hồi, nhóm học sinh "ngoại lai" mới vỡ ra điều gì đó, nhập cuộc buôn dưa:

- Cấp II đã thế thì lên cấp III để mà loạn cái trường này à?

- Không kinh khủng đến mức đấy đâu. Loạn thì có, nhưng vui cực!

- Công nhận vui thật, ngày nào cũng có cái để hóng.

- Mà nghịch như giặc thế thì chắc gì đã vào được trường? Cấp II thi có khi còn dễ, chứ như quả đầu vào của trường này thì....

- Không, chắc slot luôn. Chúng nó học giỏi lắm, cái bảng vinh danh ở trường tao ngày xưa lúc nào cũng có lên mấy đứa đấy hết.

Cậu bạn nhớ về thời bảng xếp hạng đặt ngay gần cổng trường, tự nhiên thấy trẻ con hết sức. Cấp I với cấp II Thanh Lịch hay đặt cái bảng xếp hạng ở đấy cho bọn nhỏ tị nạnh phấn đấu, chứ lên cấp III cái bảng đấy bị bỏ rồi. Tại sến đụ!

- Chúng mày kể làm tao tò mò vãi chưởng! Gần đến kì tuyển sinh còn gì?

Cậu bạn khác nhìn que kem đang dần tan chảy dưới cái nắng hè oi ả, bản thân lại không cảm thấy nóng lắm. Ngày nào đến trường cũng ngồi điều hòa mát lạnh, cậu ta còn rét ấy.

- Ờ, thì cứ tò mò thôi. Yên tâm là năm học sau không cần bọn tao chỉ, thể nào mày cũng nhận ra ngay mấy đứa đấy là ai.

Đám ngoại tộc ban đầu còn ậm ừ không tin, mà đến năm học sau hóa ra đúng là thế thật!

Mẹ kiếp đây cái thể loại hào quang khỉ gió gì ý? Tại sao cùng là người với nhau mà có những cá thể lại nổi bật đến thế?


Những học sinh không học liên thông lần đầu được thấy cảnh này, còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra. Nhất là mấy đứa đứng trên tầng quan sát được, mắt trợn phải gọi là tròn hơn hình tròn kẻ bằng compa.

Ngoài cổng trường có 4 đứa đi chung với nhau, chúng nó đi tới đâu là người dạt ra tới đó, khu vực xung quanh còn xì xầm bàn tán như vừa thấy gì đặc biệt lắm. Có lẽ trong lòng những học sinh học liên thông, Đội Bảo Vệ Chính Nghĩa vẫn luôn là một thứ gì đó rất đỗi nhiệm màu. Chúng nó không bàn tán không được, phản xạ cũng tự giác tránh đường cho nhóm kia đi, hơn nữa còn kéo cả mấy đứa không hiểu chuyện tránh cùng.

- Tới rồi tới rồi...

Cậu học sinh lớp 11 lẩm bẩm. vừa dứt lời, mấy đứa bạn của cậu đã từ tầng 1 phi lên, hớt hải kể về trải nghiệm mới mẻ mà chúng nó mới có được:

- Điên thật! Mày không biết đâu, ban nãy đứng dưới sân bọn tao bị mấy đứa lớp bên lôi ra sau. Bọn tao hỏi nó sao lại lôi bọn tao, mà nó trả lời tỉnh bơ là để cho mấy oắt kia có đường đi ạ!

- Tôi cũng ứ hiểu tại sao các bố các mẹ lại sung bái lũ oắt con tới vậy luôn!

Cậu bạn đứng gần lan can nhếch mép cười trước sự chưa trải của bạn mình, tỉnh rụi khuyên:

- Nói câu đó sau này đừng hối hận nha!

Diệt nạn trấn lột, phá được đường dây vu oan gian lận to tướng, còn lật được bao nhiêu vấn nạn mê tín học đường. Tao nói chúng mày nghe, tuổi thơ của tao đã được bảo bọc sạch sẽ còn hơn cả OMO trắng sạch tươi mới.

Một thời cấp II bồi dưỡng nên những mầm non super đạo đức!

- Chúng mày chưa bao giờ tự hỏi tại sao cấp II bọn tao nổi tiếng với phốt nhà giàu thái độ hãm, mà lên III lại chỉ còn toàn những gương mặt chăm ngoan à?

- Thì tại vào được đây toàn những người học giỏi?

- Mày nhầm rồi. Đạo đức và học lực chẳng liên quan gì tới nhau cả.

Xuyên suốt những năm gần đây, cấp III Thanh Lịch không tồn tại vấn đề tiêu cực nào quá lớn. Trong trường chỉ có những cá thể xuất sắc ở các khía cạnh khác nhau, và người đứng trên đỉnh cao của những cá thể đó là hội học sinh trường. Nếu buộc phải phân ra một cái bảng chú ý thì người nổi bật nhất trong trường chính là thành viên hội học sinh.

Việc các học sinh đạt giải hay on top học tập đã trở thành một thứ quá thường xuyên và không có gì đặc sắc. Drama duy nhất mà đám học sinh có thể hóng mỗi ngày là ngồi xem hội học sinh quán xuyến trường lớp và ban phát quyền lực. Ngoài ra còn có những vụ gây sự nhỏ lẻ do thiểu số thành phần bất hảo gây ra.

Quyền lực của hội học sinh có thể bắt một lớp đi phơi nắng hoặc đi nhặt lá nếu vệ sinh bẩn. Thế nên đám người ở đây rất thích đứng từ trên cao nhìn mấy cô bé cậu bé chạy loanh quanh khắp trường nhặt lá bằng tay. À, còn không được dùng chổi.

Đã là một khoảng thời gian quá dài kể từ lần cuối các bé ngoan phải đối mặt với những hành vi sốc ỉa như thế này.

Có vẻ như thành phần thiểu số bất hảo này đã có thù với con bé kia từ trước. Tuy nhiên, nội quy của trường rất khắt khe, xử phạt cũng nặng. thường thì mọi người sẽ nhịn những lời khiêu khích để tránh rắc rối. Tiếc thay, con bé kia thì không.

- Trông bé càng lớn càng xinh xắn ra nhỉ?

- Cái ánh mắt gì kia? Chắc chúng mày đã nghe qua về việc xử phạt ở trường rồi nhỉ? Giỏi thì cứ thử đánh tao xe.....

Tên kia chưa kịp nói hết câu, trời đất đã quay cuồng. Rầm một tiếng, vùng lân cận bắt đầu vang lên tiếng hét. Gã con trai bị Bảo dẫm dưới đất, da mặt tái lại vì sợ hãi.

Quỳnh Giao tặc lưỡi, vòng lên đỉnh đầu chỗ gã nằm. Cô bé nhe hàm răng trắng tinh, cười như thể chuyện này chẳng hề liên quan đến mình:

- Anh học ở đây mà hình như chưa rõ nội quy trường lắm thì phải? Trong trường hợp có đánh nhau, người bị hại cũng phải nhận phạt. Nặng hay nhẹ còn tùy vào lời khai nhân chứng và diễn biến vụ việc, nhưng hiện tại ai cũng thấy anh là người khiêu khích trước.

Gã con trai càng nghe mới càng biết sợ. Hình thức kỉ luật của trường rất hà khắc, nhất định sẽ bị gọi phụ huynh. Ái Lạp không quan tâm lắm bước qua người gã, mấy đứa còn lại thấy thế liền lục tục theo sau. Quỳnh Giao lè lưỡi với người nằm dưới đất, thì thầm vào tai anh ta mấy câu rồi mới chạy theo:

- Em thề là ý, sự việc lần này, hẳn chỉ có mỗi mình anh bị phạt thôi.

***
- Dạo này mày ghê gớm lắm rồi đấy!


Ái Lạp mắng Quỳnh Giao, nhận lại là nụ cười đầy tính nịnh hót của con bé. Quỳnh Giao quàng tay Ái Lạp, hớn hở khoe:

- Đương nhiên! Có tấm gương sáng là bạn Ái Lạp, không thể nào bị người khác bắt nạt được!

- Ngoan quá!

Quỳnh Giao được Ái Lạp xoa đầu, vui vẻ cười híp mắt. Cường ở phía sau cũng muốn chen vào bầu không khí đầm ấm này, giả bộ bĩu môi kéo tay Ái Lạp:

- Sao bạn không khen mình với? Mình cũng ghê gớm nè.

- Mày thì tốt nhất đừng ghê gớm.

Ái Lạp nhớ đến lần gần nhất Cường động thủ, khinh bỉ bĩu môi. Cường vẫn không buông tha, quả giọng nhè nhẹ không cảm xúc của cậu với khuôn mặt làm nũng vả nhau đôm đốp:

- Mày làm thế là không công bằng.

- Ôi bạn ơi, thế giới này mà công bằng thì tôi dọn vào nhà trắng ở từ lâu rồi chứ không ở đây đâu!

Đi một lát là tới phòng học. Lại là con chữ A quen thuộc gắn trên bảng tên lớp. Ái Lạp mở cửa bước vào, hơi điều hòa trong nháy mắt xua đi khí nóng quanh người nó. Nó rùng mình, cảm nhận sự khác biệt hoàn toàn so với hồi cấp II.

- Tao sốc nhiệt mất.

Bảo ho nhẹ, người hơi run lên, cậu sớm đã đoán trước được điều này. Bảo định bụng mặc chiếc áo khoác đã chuẩn bị trước vào. Song không hiểu vì lí do gì, cậu bỗng dưng liếc sang con bé đứng bên cạnh, không do dự đưa luôn áo khoác cho nó:

- Hơi lạnh, mặc đi.

- Xin nhé.

Vẫn chưa lạnh tới mức đấy, nhưng thể nào lát sau cũng lạnh. Ái Lạp nhận lấy áo ôm vào người, đợi chút nữa sẽ mặc vào.

Sau khi mọi người ổn định chỗ ngồi thì quả nhiên nhiệt độ bắt đầu giảm. Đến cả thầy lúc bước vào cũng phải mắng lớp bật điều hòa bao nhiêu độ mà lạnh thế, bắt tắt bớt một trong hai cái đi.

Buổi nhận lớp không có gì quá đặc biệt. Thầy chủ nhiệm giới thiệu sơ qua về lễ khai giảng, sách vở cần chuẩn bị và kế hoạch học hè.

- Mấy đứa các em đừng có nghĩ đến chuyện viết đơn xin miễn học hè nhé. Năm nay là năm đầu vào trường, học hè để còn thích nghi với tác phong học tập của trường.

Thầy chặn ngang cánh tay giơ lên hỏi xin đơn của Ái Lạp. Mặt nó xị xuống, trông dỗi lắm. Thầy nói thế tức là có thể xin miễn, nhưng không được hay ho cho lắm. Hồi cấp II toàn bọn trẻ con với nhau thì không nói làm gì, chứ lên cấp III chỉ cần bỏ vài buổi học đầu là hôm sau lên lớp thành kẻ bơ vơ ngay.

Ái Lạp nghĩ đi nghĩ lại, không muốn cố gắng đến cùng, tránh tạo cho bản thân ấn tượng quá khác biệt. Thầy giáo chuyển sang chủ đề bầu cán sự lớp. Đám Ái Lạp nhìn các bé ngoan giơ tay tranh cử, uể oải nằm bò ra bàn.

- Đúng là những tấm chiếu mới.

Bảo chẹp miệng, Ái Lạp chọc Quỳnh Giao, hỏi cô bé không giơ tay à. Quỳnh Giao kinh nghiệm đầy mình giải thích cho Ái Lạp hiểu, giọng hạ thấp tránh để người khác nghe thấy:

- Lớp trưởng lớp học hè thực chất chỉ là chân chạy vặt thôi, vì mới đầu năm chưa có hoạt động gì cần đến lớp trưởng cả. Kết thúc kì học hè sẽ khảo sát xếp lớp lần nữa, lúc này bầu cử lớp trưởng mới có hiệu lực.

- Thông minh quá cơ!

Bảo mỉa mai, Quỳnh Giao rất đắc ý gật đầu, quay lên ngắm những tấm chiếu mới. Người có số phiếu cao nhất là một bạn nam trước đây đã từng làm lớp trưởng. Bầu xong thầy lập tức giao cho bạn một số việc lấy tài liệu. Quỳng Giao từng trải tặc lưỡi, biết ngay mà!

Thầy nói thêm một lúc thì cho lớp tan. Các lớp bên cạnh có vẻ được tan sớm hơn, có khá nhiều người đứng nói chuyện trước cửa lớp Ái Lạp. Bọn họ vừa tán dóc vừa nhìn vào trong lớp, ánh mắt tò mò như thể đang ngóng ai đó.


Ái Lạp đang thu dọn đồ dùng thì có mấy cậu con trai đùn đẩy nhau tới gần. Nó hơi bất ngờ, động tác dừng lại chờ xem đối phương có chuyện gì cần nói. Chẳng thể nào có chuyện mới ngày đầu nhập học đã có án cần phá. Vả lại, thằng điên nào đi gây chuyện vào ngày này cơ chứ!

Nhóm con trai ồn ào một hồi liền quyết định đẩy cậu bạn đứng gần Ái Lạp nhất lên. Người này có khuôn mặt quá lạ, Ái Lạp đoán cậu ta và cả nhóm kia không học cấp II Thanh Lịch. Cậu bạn ngại ngùng gãi đầu, đoạn chìa cái máy điện thoại cảm ứng ra, hỏi:

- Chào cậu, chúng mình có thể kết bạn facebook không?

Học sinh trong lớp vẫn chưa về hết, bên ngoài còn rất nhiều người đang tụ tập. Tiếng than khẽ vang lên trong lớp học, ngoại trừ Ái Lạp, toàn bộ nhóm nó đều đang nhíu chặt chân mày.

- Bạo quá!

- "Dân ngoại tộc" hả?

- Đúng là vậy rồi.

Chiếc điện thoại lơ lửng trước mặt Ái Lạp khiến nó khá bối rối, đây là lần đầu tiên trong đời nó gặp phải trường hợp này. Đối phương thấy nó không đáp thì ngập ngừng, cố phá đi bầu không khí đang trùng xuống:

- Tôi... Tôi thấy cậu xinh quá.. À không, tôi thấy cậu ban nãy ở dưới sân rất ngầu, nên muốn làm quen....

Trong chốc lát, lời bố dạy vào buổi tối hôm nọ tràn vào đầu Ái Lạp. Nó lập tức ngộ ra vấn đề, cười nói:

- Xin lỗi nhé, bố mẹ tôi hơi khắt khe chuyện facebook. Bạn của tôi cũng rất xinh này, cậu có muốn thử không?

Dứt lời Quỳnh Giao liền bị Ái Lạp kéo lên trước. Cậu bạn trông thấy Quỳnh Giao thì ngẩn ra, nghĩ nghĩ rồi gật đầu liên tục. Quỳnh Giao thở dài đẩy chiếc điện thoại trên tay cậu bạn đi, lắc đầu:

- Ôi đàn ông, lại còn là đàn ông level 1...

Quỳnh Giao phủi váy kéo Ái Lạp đi. Bảo với Cường nhìn thoáng qua cậu bạn một lượt, chậm rãi rời bước. Cậu bạn lúc này vẫn còn đang ngơ ngác không hiểu, đám bạn đứng cạnh phải ùa tới thông não cho cậu ta:

- Mày ngu rồi con ơi, nó thử mày đấy!

- Chả hiểu sao người ta bảo vậy mà cũng gật.

Bước ra ngoài trời lại nóng. Ái Lạp cởi khoác ngoài ra định bụng trả cho Bảo, ai ngờ bị cậu chặn lại. Bảo gấp ngang áo khoác, cẩn thận buộc lên eo Ái Lạp. Chân cậu hơi trùng, đầu cúi thấp xuống, ở góc độ này Ái Lạp có thể nhìn rõ đám tóc đen nhánh trên đỉnh đầu cậu.

- Lần sau không cần sơ vin nữa đâu.

Bảo kéo váy của Ái Lạp thấp xuống, sơ vin bên trên lập tức tuột ra phân nửa. Cậu lôi nốt áo sơ mi của Ái Lạp ra, chỉnh cho nó che khuất thắt lưng váy. Cường đứng nhìn nãy giờ, phản bác:

- Quy định trường yêu cầu sơ vin.

- Thế thì đi mua áo sơ mi dài hơn đi, cái này chật rồi.

Quá trình dậy thì của Ái Lạp diễn ra rất nhanh, nhìn gần liền thấy rõ cúc áo trông hơi chật, hai đường viền áo cũng bó sát vào eo. Trời đang nóng, Bảo không dám bắt con bé mặc áo khoác ngoài. Cậu chỉ có thể quàng tay lên vai nó, vừa ôm vào ngực vừa lôi con bé đi.

Hôm sau Ái Lạp đã có một chiếc sơ mi mới, nhưng người quen biết đều nhận ra đó là sơ mi của Bảo. Mặc dù Ái Lạp đã nói với mẹ về việc mua sơ mi, nhưng mẹ tính đặt may riêng để dùng luôn trong năm học. Thời gian quá gấp, sơ mi của bố lại quá rộng, Ái Lạp không còn cách nào ngoài việc mượn lại áo của Bảo năm ngoái.

Đa phần học sinh trong trường đều may sơ mi riêng, vậy nên khi đăng kí đồng phục thay vì mua áo sơ mi có sẵn thì chúng nó sẽ mua logo thêu sẵn của trường. Số còn lại thường là học sinh không học liên thông, gia đình không dư giả như đám nhà giàu ở đây nên sẽ đăng kí bộ đồng phục có sẵn.

Chất lượng học tập trong cấp III Thanh Lịch cực kì tốt, dù mọi người không mang tâm trạng sống chết ganh nhau học, nhưng kết quả của các bài kiểm tra luôn khá cao. Để có thể đứng ở lớp A, Ái Lạp đã phải cố gắng rất nhiều.

Nhóm Ái Lạp có 4 đứa, nhưng chỉ 3 người có khả năng nhớ nhanh. Bảo thuộc dạng chỉ cần nghe giảng là nhớ, Quỳnh Giao từ xưa đến nay chăm chỉ ôn bài học thuộc đã thành thói quen. Cường hoàn toàn làm bài theo cảm tính, nhưng những điểm nhấn quan trọng trong bài cậu luôn nhớ rõ ràng. Cường bảo tông giọng của người Việt Nam kì lạ lắm, khi muốn nói chuyện gì quan trọng thường họ sẽ ngân cao lên như đang hát, cậu chỉ cần chú ý điều đó là làm được bài.

Ái Lạp là đứa tiếp thu kiến thức dựa trên logic. Cái gì hợp lí não nó sẽ tự động ghi nhận, cái gì nó không hiểu thì vĩnh viễn đều quên. Vậy nên đối với môn Anh, nó buộc phải ngồi học thuộc trong khổ sở.

- And the final question!

Cô giáo Tiếng Anh gọi người lên bảng điền bài, Ái Lạp ngồi ở vị trí cuối cùng liền đứng dậy. Sau khi nó ghi đáp án, cô giáo hài lòng gật đầu rồi bắt đầu rà lại toàn bộ 40 câu hỏi trên bảng. Bảo đứng dậy cho Ái Lạp chui vào trong, gật đầu khen con bé:

- Câu cuối khó nhất đấy, mày làm đúng rồi.

- Xời....


Ái Lạp xì dài. Luyện đề như chó mà còn sai thì nó sẽ đâm đầu xuống đất.

- Dưới ngăn bàn mày có hộp sữa kìa Bảo.

Quỳnh Giao hất đầu, Bảo nghi ngờ thò tay xuống ngăn bàn, lôi ra một hộp sữa Milo không đường. Cậu đưa nó cho Ái Lạp.

- Cho mày.

Con bé không nhận, lắc đầu nguầy nguậy:

- Không lấy! Đồ ăn không ăn hỏng ở đâu mà mày cũng dám đưa tao!

- Cái này mới, hôm qua tao dọn ngăn bàn không có.

Hộp sữa bất ngờ xuất hiện dưới ngăn bàn, không rõ ai là người gửi. Nếu có thư hay chú thích ghi rõ đây là ai gửi, tặng cho Bảo thì cậu sẽ giữ lại. Còn không thì coi như cậu nhặt được, đem cho Ái Lạp.

- V... Vậy mình xin nhé.

Ái Lạp dè dặt cầm lấy, sợ Bảo đổi ý. Sáng nay nó chưa ăn sáng, mà canteen đông quá, nó chen không nổi.

Bọn trẻ cấp III đã sớm bắt đầu hình thành suy nghĩ yêu đương lãng mạn trong đầu. Đối tượng tưởng tượng của chúng nó đương nhiên là những học sinh có khuôn mặt ưa nhìn, mà lớp Ái Lạp có lác đác vài người nằm trong số đó.

Ái Lạp từ sau ngày nhận lớp thì mọi người đều sợ. Họ cảm giác chỉ cần có ai tới gần Ái Lạp, bất kể trai hay gái, 3 người còn lại cũng sẽ nhe nanh xòe cánh. Nhưng ngược lại nếu có ai tiếp cận 3 người kia thì những người còn lại không quan tâm lắm.

Thi thoảng sẽ có người ra xin số, hoặc dúi vào ngăn bàn Bảo, Cường, Quỳnh Giao mấy món đồ ăn nhẹ. Tất nhiên, như một sự hối lỗi, 3 đứa sẽ đưa hết đồ mình được nhận cho Ái Lạp. Dù lắm lúc bản thân Ái Lạp cũng chẳng rõ chúng nó hối lỗi về điều gì.

Giờ 5 phút, Cường xin đi vệ sinh, mới ra đến cửa thì bị một đám con gái chặn lại. Trong này cũng không khá hơn, đám con trai xồ tới lôi tay Bảo đi, để lại Ái Lạp với Quỳnh Giao ngơ ngác.

- Cậu với bạn nữ kia đang yêu nhau sao?

- Mày với nhỏ Ái Lạp đang hẹn hò à?

Hai câu hỏi cùng lúc phát ra, Cường và Bảo đồng thời nhíu mày. Cường nhẹ gạt tay mấy bạn nữ, ở phía trong Bảo nghiêng đầu hỏi ngược đám con trai:

- Yêu nhau thì sao?

- Hẹn hò thì sao?

Dứt câu, Bảo xoay người quay lại bàn, khuôn mặt cảnh cáo đừng có nhiều chuyện. Mấy đứa biết Bảo giận nên nhanh chóng rút quân, nhưng đám con gái bên ngoài lại không nhanh gọn như thế.

- Tại vì cả cậu và bạn nam kia đều rất quan tâm đến Ái Lạp. Chúng tớ đang không biết rốt cuộc thì trong số các cậu ai hẹn hò với ai. Ái Lạp khá nổi tiếng, việc nhiều người thích cậu ấy cũng dễ hiểu. Vậy nên bọn tớ mới tò mò xem mình có cơ hội không....

- Hơn nữa bạn nữ tóc ngắn suốt ngày gọi cậu là anh. Chúng tớ đã nghĩ hai cậu là anh em, nhưng các cậu không có cùng họ...

- Tôi lại nghĩ rằng các cậu đang xen vào quá nhiều.

Cường khó chịu bỏ đi. Rốt cuộc mối quan hệ giữa bốn đứa quá phức tạp, khiến người ngoài cuộc luôn phải bán tín bán nghi về nó.

- Tao tưởng mấy đứa liên thông nói điêu, nhưng hóa ra là thật rồi.

Bạn nữ đứng giữa hậm hực nói. Mấy đứa con gái bên cạnh bày ra vẻ mặt không thể tin nổi, lập tức phản bác:

- Xạo chó! Làm gì có mối quan hệ bạn bè khác giới nào như thế? Nói cả Cường và Bảo đều thích Ái Lạp tao còn tin ấy!

- Không thể nào... Thế thì quá đáng vl......

- Còn cả nhỏ Quỳnh Giao nữa! Mọi người bảo Quỳnh Giao với cậu tóc vàng kia là anh em mà hai đứa có cùng họ quái đâu?

- Thôi, dần dần mình sẽ biết!

***



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.