6.
Khi Thu Bạch đến phủ nha, Triệu Ngỗ tác đã xử lý t h i thể xong, tự mình khám nghiệm lại một lượt. Thấy nàng đến, Triệu Ngỗ tác lập tức cầm giấy bút đứng một bên chờ đợi.
Nàng rửa sạch tay, che kín mũi miệng, xong xuôi mới cúi đầu đứng bên t h i thể xem xét tỉ mỉ.
"Bé trai, khoảng sáu, bảy tuổi; tóc khô tới mức chuyển sang màu vàng, thưa; hai mắt bị vật sắc nhọn kh o é t đi; vết thương ngay ngắn, hốc mắt chảy ra ít m á u. Chắc đứa trẻ này vẫn còn sống lúc bị k h o é t mắt..."
Nàng thở ra một hơi dài, trong lòng càng thêm không nỡ.
Thu Bạch lấy ra một con dao mỏng, nhẹ từ trong rương, kiên nhẫn gỡ bỏ từng lớp sáp trong miệng t h i thể.
"Lưỡi cũng bị c ắ t; miệng, mũi, tai đều bị bịt kín bằng sáp; các huyệt đạo trên t h i thể đều bị bầm tím, xem kỹ có thể thấy vết kim đâm. Lòng bàn tay và gan bàn chân đều có vết chai dày, da mặt thô ráp nứt nẻ, tóc vàng và thưa."
Nàng xem xét lại lần nữa, không phát hiện điều gì bất thường khác mới tháo khăn che miệng ra.
"Theo Thu nương tử suy đoán, nguyên nhân cái chết của đứa trẻ này là gì?" Tống Khoan hỏi.
Hắn là bộ đầu phủ nha, thân hình vạm vỡ, mặt vừa dài vừa đỏ, đôi mắt phượng dài hẹp, môi mỏng tím tái, trên môi có để ria mép, tính tình điềm đạm, cũng ít khi cười. Võ công của hắn cũng không tồi, có tài múa cặp đoản đao xuất thần nhập hóa, cũng coi như nhân vật có ít danh tiếng ở Đông Châu.
"Có lẽ trước tiên đứa trẻ này đã bị cho uống một lượng lớn ma phí tán, sau đó dùng một loại kim bằng xương rỗng ruột dạng mảnh đâm vào các huyệt đạo để r ú t máu tới chết. Trong quá trình đó cũng bị hung thủ m ó c mắt, c ắ t lưỡi.”
"Kẻ độc ác như vậy đúng là hiếm thấy. Nếu để ta bắt được, nhất định sẽ lột da rút gân hắn. Rốt cuộc đối phương có thù hận gì với một đứa t r ẻ mà lại ra tay độc ác như vậy..." Tống Khoan nghiến răng ken két nói.
"Ở Nam Cương có một loại bí thuật đổi mạng, chính là r ú t cạn máu của đứa trẻ rồi k h o é t mắt, c ắ t lưỡi, sau đó dùng sáp bịt kín miệng, mũi, tai lại. Nghe đồn nếu làm vậy, linh hồn của đứa trẻ sẽ bị giam lại trong cơ thể, dùng t h i thể đó cúng tế trước tượng Già Lam Bồ Tát thì có thể cầu được một mạng cho người sắp chết."
Chuyện này nàng mới chỉ đọc được trong sách chứ chưa từng tận mắt chứng kiến. Lúc đọc nàng thấy thuật này vừa tà ác vừa vô nhân tính, huống hồ làm sao có chuyện mạng đổi mạng như vậy được? Không ngờ hôm nay lại được tận mắt thấy cảnh này.
"Độc ác như vậy, dù người được đổi mạng có thật sự sống lại, cuối cùng cũng sẽ chết không được tử tế." Tạ Nghiên Thanh xuất thân quyền quý, có thủ đoạn đen tối nào hắn chưa từng thấy qua? Nhưng thâm độc như vậy, đây quả thật là lần đầu tiên.
Mọi người đều chưa ăn cơm tối, nhưng tuyệt chẳng có ai thấy đói.
"Với thủ pháp điêu luyện như vậy, người bình thường không thể làm được. Thủ phạm chắc chắn có am hiểu y lý, gia cảnh giàu có, có người thân trong nhà đang mắc bệnh nặng không thể chữa trị."
"Còn đứa trẻ này có thể xuất thân từ gia đình không khá giả, thậm chí có khi còn là ăn xin đầu đường. Ngày mai hãy dán thông báo lên xem có ai đến nhận xác không!"
"Chuyện phá án cần phải hết sức thận trọng."
Thu Bạch không phải người của phủ nha, nàng theo phụ giúp họ một phần vì Tạ Nghiên Thanh mời, phần khác vì trách nhiệm đã ăn sâu vào tận xương tủy.
Dù nàng không còn cần phải làm như vậy nữa, nhưng phụ thân từng nói với nàng: "Pháp luật là để ngăn dân chúng làm điều sai trái, khiến họ hướng thiện, tránh xa tội lỗi."
Truy tìm hung, diệt trừ cái ác cho đến khi thân tử hồn tiêu.
Đó chính là số phận của người Thu gia.
7.
Khi Thu Bạch trở về nhà một mình đã đến giờ giới nghiêm, đường phố vắng tanh, ngoài tiếng chó sủa thỉnh thoảng vọng lại thì xung quanh tối đen như mực.
Thuận Nhi là nhũ danh của Thu Thời Tự, không có cậu bé ở đây, căn nhà càng trở nên vắng vẻ hơn.
Thu Bạch nhóm bếp lò, bẻ một miếng bánh nướng rồi ngồi sưởi ấm bên cạnh.
Mùa đông ở Đông Châu chẳng bao giờ có tuyết rơi, nhưng cái lạnh ẩm ướt thấm vào tận xương tủy còn khó chịu hơn cả mùa đông ở Đông Kinh.
Vì không thấy buồn ngủ nên nàng bèn mài mực ghi chép lại từng chi tiết về vụ án mạng hôm nay.
Ngoài cửa sổ trời đã dần sáng, nàng không muốn chui vào ổ chăn lạnh lẽo nên thay y phục mới rồi mở cửa, vừa hay lại đúng lúc mặt trời từ từ ló dạng đông.
Đã lâu rồi Thu Bạch không được ngắm mặt trời, khóe môi nàng thoáng nở nụ cười nhẹ nhàng.
Ánh dương rực rỡ, đẹp đến chói mắt.
Những ngày như này quả là những ngày tốt lành.
Đã lâu rồi quán ăn không có được ngày làm ăn phát đạt như hôm nay. Họ bận rộn từ giờ Ngọ đến tận tối, thậm chí Phùng Ngũ Lang còn tranh thủ mang cơm đến phủ nha một chuyến.
Lúc về Phùng Ngũ Lang thu được hơn năm lạng bạc, vượt xa giá trị thực của số thức ăn được giao tới.
Thu Bạch biết nguyên do. Đây là tiền thù lao cảm tạ nàng đã giúp phủ nha.
Nàng im lặng nhận lấy.
Hồng Châu dẫn Thuận Nhi vào cửa.
Cậu bé lao đến ôm chặt lấy chân Thu Bạch, liên tục gọi mấy tiếng "mẫu thân". Thu Bạch cười tít mắt đáp lại, vì chân không tiện nên không thể ngồi xổm xuống được, nàng đành cúi người hôn lên trán Thuận Nhi.
“Mẫu thân ơi, con nhớ mẫu thân quá."
Thuận Nhi chớp hàng mi dày dài, đôi mắt đào hoa trong veo ngây thơ. Cậu bé làm nũng với mẫu thân. Thu Bạch không nhịn được lại hôn lên cái má trắng hồng của cậu bé.
"Mẫu thân cũng rất nhớ con."
Bấy giờ Thuận Nhi mới hài lòng, chào tạm biệt Phùng Ngũ Lang và Hồng Châu rồi tự mình vào sân sau viết chữ.
"Đêm qua muội lại thức trắng sao?" Hồng Châu nhìn quầng thâm dưới mắt Thu Bạch, không kìm được xót xa trong lòng, hỏi.
Thu Bạch gật đầu, khẽ ừm một tiếng.
"Ngũ Lang, trong bếp có thịt kho và bánh bao đã làm từ sáng sớm, đựng trong hộp cơm đấy. Hai người mang về cho bọn trẻ ăn nhé."
"Chưởng quỹ, làm sao có thể..." Phùng Ngũ Lang loay hoay xoa hai tay, có hơi lúng túng.
Từ khi làm việc ở quán ăn, con gã là Khắc Nhi có tiền đi học, ngày nào trong nhà cũng có thịt ăn, cuộc sống cũng ngày một tốt lên. Gã chưa từng nghĩ sẽ có chuyện mình được sống những ngày tháng như thế này. Tất cả đều nhờ ơn của Thu Bạch.
"Ngươi nói vậy quá xa cách rồi. Ta gửi gắm Thuận Nhi cho hai người, hai người có từ chối đâu?"
Nàng móc từ trong túi ra một miếng bạc vụn, chừng hơn hai lượng một chút rồi đưa tay về phía Hồng Châu, nhướng mày.
"Muội nhận được từ việc bận rộn cả đêm qua à?" Hồng Châu mỉm cười đưa tay nhận lấy, khóe mắt ươn ướt nhưng vẫn cố nén không để nước mắt rơi xuống.
"Ừm! Đợi vụ án này kết thúc, Tạ Huyện úy nói sẽ cho thêm hai mươi lượng nữa."
Hồng Châu nắm lấy tay Thu Bạch, nàng ấy lắc đầu, hơi ngừng lại, rồi vẫn tiếp tục lắc đầu.
"Muội giỏi thật đấy. Ta đã may xong giày và quần áo mới cho muội và tiểu lang đón năm mới rồi. Lâm nương có học may hai cái túi thơm, nói muốn tự tay tặng muội, ngày mai muội hãy đến nhà thử xem có được không nhé."
Duyên phận giữa người với người quả thật kỳ diệu đến vậy sao?
Hồng Châu chỉ biết Thu Bạch là người có bản lĩnh lớn, còn về việc tại sao Thu Bạch không làm quan mà lại chạy đến một huyện nhỏ như Đông Châu này mở quán ăn, nàng không biết, cũng chưa từng hỏi.
Hồng Châu chỉ nhớ vào ngày đầu gặp mặt, khi Thu Bạch vừa mở quán ăn, Ngũ Lang đi tìm việc làm, Hồng Châu chỉ còn hai văn tiền. Nàng dẫn ba đứa trẻ đứng bên quán ăn muốn mua một cái bánh bao, nhưng bánh bao ít nhất cũng phải ba văn tiền. Lũ trẻ cứ nhìn chằm chằm vào bánh, Hồng Châu cắn môi, gần như sắp bật khóc.
Họ vừa đến nơi này sinh sống nhưng tình hình quá khó khăn, muốn tìm việc giặt quần áo cũng không tìm được.
"Hôm nay quán của ta mới khai trương, ngươi có muốn mở hàng giúp ta không?"
Đó là lần đầu tiên Hồng Châu gặp Thu Bạch.
Ngày ấy là ngày đẹp nhất vào tháng Ba ở Đông Châu, hoa hạnh nở rộ trong mưa phùn, liễu rủ dọc con đê dài.
Thu Bạch đứng trước cửa, mặc một bộ đồ đơn sơ, không cười nhưng hình như từ lúc sinh ra môi của Thu Bạch đã hơi cong lên như nét tươi cười tự nhiên.
Thu Bạch lặng lẽ đứng giữa Giang Nam như khói sương, mi mắt hơi cụp xuống, toát lên vẻ trang nghiêm pha lẫn thương xót.
8.
Thu Bạch bưng cá và các món dưa cải ra rồi múc cho mỗi người một bát cháo gạo đặc.
"Ta không có tiền..." Hai má Hồng Châu hơi ửng đỏ.
Tính cách Hồng Châu vốn mạnh mẽ, cho dù là ngày trước khi bị mẹ chồng chì chiết, nàng cũng chưa từng cúi đầu. Vậy mà không hiểu sao lúc này nàng lại không dám nhìn thẳng vào đôi mắt của Thu Bạch.
Thu Bạch có đôi mắt như có thể nhìn thấu tâm can người khác.
"Chỉ cần hai văn tiền là được rồi. Ta từ Đông Kinh đến đây, theo quy định ở Đông Kinh thì vị khách đầu tiên bước vào chỉ cần trả hai văn tiền thôi. Ta không rõ khẩu vị ở Đông Châu thế nào, mọi người giúp ta nếm thử xem có hợp không nhé?"
Thu Bạch nhìn thấu sự bối rối của Hồng Châu nhưng không vạch trần.
Từ đó Hồng Châu nghĩ nàng có thể dựa vào Thu Bạch.
"Người làm tất nhiên là vừa ăn."
Thu Bạch mềm lòng, chu đáo, thoạt nhìn thì giống như nàng đang giúp đỡ Hồng Châu, nhưng thực ra là Hồng Châu đang chăm sóc cho Thu Bạch và Thuận Nhi.
Những ngày nắng đẹp, Hồng Châu thường dẫn theo hai nữ nhi đến giúp nàng giặt đồ và vá chăn đệm. Y phục, giày vớ bốn mùa, Thu Bạch chưa bao giờ phải lo nghĩ. Vào các dịp lễ tết, Hồng Châu luôn đón nàng và Thuận Nhi về nhà ăn cơm, mọi người đi xem hát, đến nơi náo nhiệt cùng nhau.
Khi đó Thuận Nhi chưa đầy hai tuổi, Thu Bạch chưa từng chăm trẻ con nên việc chăm sóc thằng bé luôn khiến nàng luống cuống tay chân.
Ban ngày Hồng Châu thường trông nom cả Thuận Nhi lẫn Khắc Nhi, nàng ấy cho bọn trẻ ăn uống, giặt giũ quần áo, còn kiên nhẫn hơn cả Thu Bạch - mẫu thân của Thuận Nhi.
Cuộc sống của nàng ở Đông Châu không hề cô đơn, thậm chí có thể nói là rất náo nhiệt. Tất cả đều nhờ có Hồng Châu.
Khi bận rộn, nàng không bao giờ phải lo lắng về Thuận Nhi.
Vì chân không được linh hoạt nên Thu Bạch thường bị người khác chế giễu. Bản thân nàng không để tâm, nhưng hễ để Hồng Châu bắt gặp là nàng ấy sẽ liều mạng đấu với người đó.
Hồng Châu không cho phép bất kỳ ai nói nửa lời không hay về Thu Bạch và Thuận Nhi. Nàng ấy luôn dùng cả tấm chân tình đối đãi với nàng.
Thu Bạch nghĩ, mình cũng phải đáp lại đối phương bằng tấm chân tình mới được.
Dù rằng giờ đây nàng đã không còn khéo ăn khéo nói.
Khi mất đi phụ thân, Thu Bạch luôn nghĩ mình đã không còn gì cả.
Nhưng những người tốt luôn đứng đợi nàng ở một khúc quanh nào đó.
Họ đợi nàng đến, để dùng tất cả sự ấm áp của mình sưởi ấm trái tim nàng.
"Vậy tỷ về đây, ngày mai là Đông chí, tỷ sẽ gói bánh trôi. Tối khi nào muội đóng cửa quán xong thì đến nhà tỷ nhé."
Thu Bạch gật đầu.
Dáng vẻ gật đầu của nàng thực sự không hợp với tuổi tác chút nào, quá mạnh nên trông rất ngây thơ.
Hồng Châu vén tóc mai bên tai ra sau, mỉm cười rồi rời khỏi quán ăn cùng Phùng Ngũ Lang.
Thu Bạch nhìn theo bóng họ khuất dần, trong lòng thấy hơi hoảng hốt.
Trước đây cũng từng có một người nắm tay, dẫn nàng đi qua gió tuyết mùa đông như thế.
Mái tóc của người đó đã bạc màu, nàng cũng vậy.
Thu Bạch cảm thấy khóe mắt mình cay xè, nhưng đôi mắt nàng đã khô đến nỗi không thể rơi được giọt nước mắt nào nữa.
Nàng cũng không biết mình không còn khóc được từ khi nào.
Thu Bạch chớp mắt, như muốn đẩy những giọt nước mắt vốn không tồn tại kia trở lại.
Trên phố đã không còn mấy người, Thu Bạch định đóng cửa quán, hâm nóng thịt kho và bánh bao. Thuận Nhi thích ăn bánh bao kẹp thịt kho nhất.
Nhiều quán ăn ở Đông Kinh đều làm như vậy, họ dùng bánh đa hoặc bánh bao kẹp thịt hoặc rau, thêm một bát mì dầu trà là đã có được một bữa ăn ngon.
Từ khi đến Đông Châu, Thu Bạch chưa từng thấy ai làm món này nên nàng đã tự mày mò học cách hấp bánh bao và kho thịt.
Đúng lúc này có người ngăn nàng lại.
Người ấy đứng cách quán ăn khoảng hai, ba mét.
Tuy Đông Châu không có tuyết, ban ngày còn có nắng nhưng vẫn rất lạnh.
Vậy mà người đó chỉ mặc một chiếc áo bào trắng đơn bạc, trên áo thêu hoa văn chìm, không biết bằng loại chỉ gì mà lại có thể lấp lánh rực rỡ ngay cả trong đêm tối.
Vóc người người ấy cao lớn, thắt lưng đeo đai ngọc càng làm nổi bật đôi chân dài và vòng eo thon. Trâm ngọc xanh biếc cài trên tóc, chỉ cần nhìn qua đã biết không phải là vật tầm thường.
Thu Bạch không khỏi dừng lại động tác đang làm, bước qua ngưỡng cửa rồi tiến lên một bước.
Gương mặt người kia tuấn mỹ vô cùng, chỉ là đôi gò má hơi gầy, đôi môi có chút nhợt nhạt.
Y đặt một tay lên cánh tay của thiếu niên theo hầu bên cạnh.
Lúc này Thu Bạch mới nhận ra đôi mắt đào hoa đẹp đẽ kia hoàn toàn không có ánh sáng.
Nàng thấy lòng mình như dâng lên nỗi chua xót vô hạn, thật khó chịu khi nhận ra y thực sự đã không còn nhìn thấy được gì nữa.
Y khẽ nghiêng đầu, tạo dáng như đang lắng nghe.
"Nương tử, trong quán còn cháo không?"
Y hỏi.
Giọng nói trong trẻo, dễ nghe.
Con ngươi trong mắt Thu Bạch chợt như phóng đại ra, rồi lại từ từ co lại về kích thước ban đầu.
9.
Quán ăn không lớn, chỉ có sáu cái bàn thôi!
Người trẻ tuổi theo hầu dẫn công tử kia tìm một bàn trong cùng để ngồi. Người hầu nhìn Thu Bạch vào phía sau bếp, chẳng mấy chốc nàng đã bưng hai bát cháo trắng cùng hai món ăn kèm ra cho họ.
Dáng nàng cao gầy, tuy mặc áo choàng dài kiểu nam nhưng trông không hề thô kệch. Khi đi đường vai lưng thẳng tắp, bước đi dài, giữa cặp mày toát lên vẻ anh khí, nhưng chỉ cần nhìn qua là biết đây là một nữ tử.
Văn Trọng ngẩng đầu nhìn Mai Tranh đối diện, thấy công tử đã gầy như bộ xương.
Công tử ngày đêm không nghỉ đi hết nghìn dặm đường, chẳng lẽ chỉ để ăn bát cháo trắng này thôi sao?
Văn Trọng đã đi theo bên cạnh Mai Tranh ba năm. Khi đó Mai gia đã thoát khỏi thảm cảnh xét nhà diệt tộc được hai năm. Bạch Thạch bên cạnh Mai Tranh bị thương nặng, không thể đi lại được nữa, Quốc công bèn chọn hắn đến hầu hạ bên cạnh Mai Tranh.
Văn Trọng xuất thân từ Vân Sơn, sau đó vào giang hồ tranh đấu. Vân Sơn không còn, hắn phải xuống núi kiếm sống, vốn dĩ được Quốc công chọn cũng là vì giỏi kiếm thuật và hành sự thông minh.
Tuy Văn Trọng vẫn còn trẻ nhưng làm việc lại điềm đạm, chu đáo.
Lần đầu tiên hắn gặp Mai Tranh là vào mùa xuân năm Vĩnh Ninh hai mươi mốt.
Lúc ấy Mai Tranh ngồi ngay ngắn trước bàn, đôi mắt đào hoa không chút sức sống nhìn đăm đăm vào một nơi nào đó, không biết đang nghĩ gì. Mai Tranh không cười, cũng chẳng nói năng gì. Bảo ăn cơm thì ăn cơm, bảo thay áo thì thay áo, làm gì cũng lặng lẽ, không một tiếng động. Trông chẳng giống một người đang sống gì.
Nhưng Mai Tranh quá đẹp, dù im lặng thì vẫn sẽ luôn là người đầu tiên thu hút ánh nhìn của người khác.
Tuy trước đây Văn Trọng chưa từng gặp mặt tận mắt, nhưng danh tiếng của Mai Tranh từng vang dội khắp Đại Khánh. Thánh thượng đích thân nói rằng, luận tài sắc và trí tuệ, trong Đại Khánh không ai có thể qua được Mai Tranh. Người đó từng là vị Tiểu công gia tài mạo song toàn của phủ Mai Quốc công. Mỗi lần xuất hiện trên phố, các quý nữ ở Đông Kinh đều chen chúc nhau đến mức tắc cả một con phố. Vậy mà một người như thế, chỉ sau một đêm đã biến thành kẻ mù lòa.
Mãi cho đến nửa tháng trước, công tử nhận được một bức thư. Văn Trọng đích thân đem đến trao tận tay Mai Tranh, rồi đọc to lên: "Nàng vẫn còn sống, chỉ là ký ức có đôi chút sai lệch. Hiện đang tạm trú tại quán ăn chuyên làm cá sống ở phố Tây huyện Đông Châu."
Chỉ vài chữ đơn giản như vậy thôi mà đã khiến Mai Tranh như sống lại. Công tử dùng bức thư che đi đôi mắt, khóe miệng khẽ nhếch lên nhưng nước mắt đã thấm ướt cả tờ giấy. Đó là lần đầu tiên Văn Trọng nghe thấy công tử nói chuyện.
"Văn Trọng, chúng ta đi Đông Châu." Người nói.
Thì ra giọng nói của Mai Tranh trong trẻo và dễ nghe đến vậy.
Khi Quốc công phu nhân biết công tử muốn đi, bà ấy đã đích thân tìm đến.
Văn Trọng đứng canh ngoài cửa, chỉ nghe thấy trước tiên phu nhân rơi lệ, sau đó bà ấy nói ra những câu như đang vắt máu từ tim công tử ra.
"Tam lang, nó đã chết rồi, con còn muốn thế nào nữa?" Phu nhân hỏi.
"Vậy thì con xin chết cùng nàng!"
Mai Tranh đáp.
10.
Thu Bạch nhìn công tử kia mò mẫm cầm lấy muỗng gỗ, một tay đỡ bát, nhẹ nhàng múc một muỗng cháo trắng đưa vào miệng. Một lúc sau khóe miệng từ từ nhếch lên, đôi mắt cong cong, môi mỏng mỉm cười.
Thu Bạch không hiểu vì sao người này lại cười.
Mai Tranh im lặng ăn hết bát cháo rồi lấy khăn lau miệng, dáng vẻ văn nhã, nhìn là biết ngay người được giáo dưỡng tốt.
Thu Bạch vào phía sau bếp, hâm nóng bánh bao, vớt thịt kho ra thái mỏng từ từ. Sau đó nàng bẻ đôi bánh bao, phết thêm nước sốt tự làm và cho thêm chút măng đông.
Thuận Nhi thích ăn thế này nhất.
"Tỷ tỷ, tính tiền."
Người hầu gọi.
Thu Bạch lau sạch tay, vén rèm lên liếc nhìn vị công tử kia.
Công tử kia đứng ngay cửa, bàn tay gầy gò đặt trên khung cửa, nhìn đúng về phía nàng bước ra.
Rõ ràng là không nhìn thấy, nhưng Thu Bạch lại có cảm giác đôi mắt vô hồn kia như có thể nhìn thấu nàng.
"Hai mươi văn."
Thu Bạch khẽ nói.
Đây là lần đầu tiên Thu Bạch mở lời kể từ khi hai người bước vào.
Không hiểu vì sao, bàn tay công tử kia bỗng bấu chặt vào cánh cửa.
Đèn lồng dưới mái hiên đung đưa, tỏa ra ánh sáng màu cam dịu nhẹ. Vị công tử kia chìm trong ánh sáng ấm áp, nhưng lại như thể rất lạnh, lạnh đến run người.
Thu Bạch cảm thấy trên người người này như bị bao bởi phủ một tầng bi thương vô cùng tận, nỗi bi thương ấy dường như sắp khiến tấm lưng thẳng tắp kia trở nên còng đi.
"Đa tạ tỷ tỷ đã khoản đãi, ta và công tử nhà ta mới đến Đông Châu. Ở nơi đất khách quê người, thấy tỷ tỷ có duyên, muốn hỏi thăm quanh đây có viện tử nào phù hợp để buôn bán không? Công tử nhà ta muốn mở một tiệm bán bút mực."
Văn Trọng đặt hai mươi văn tiền lên quầy, cười hỏi Thu Bạch.
"Nếu công tử muốn mở tiệm bút mực thì e rằng con phố này không thích hợp."
Thu Bạch đáp một câu, thu tiền rồi không nói thêm gì nữa.
Trông nàng vô cùng xa cách.
Văn Trọng nhìn Mai Tranh, rồi lại nhìn Thu Bạch.
Công tử vì một người mà bôn ba vượt ngàn dặm, sao đến khi gặp mặt lại tỏ ra xa lạ như vậy?
Thu Bạch nghiêng đầu nhìn hắn.
Hắn nói muốn mở tiệm bút mực ở phố chuyên bán đồ ăn, cái cớ này đúng là quá gượng ép.
"Văn Trọng, đi thôi!"
Mai Tranh gọi hắn.
Mai Tranh không vì sự xa cách của Thu Bạch mà đau lòng, thậm chí khóe miệng còn nở một nụ cười.
Văn Trọng không hiểu vì sao, hắn đưa cánh tay ra cho Mai Tranh vịn, cả hai chậm rãi bước vào cơn mưa.
Thu Bạch dõi theo bóng lưng gầy gò của Mai Tranh, cuối cùng vẫn không đành lòng. Nàng quay người lấy một chiếc dù giấy dầu màu xanh rồi đuổi theo.
"Cầm lấy đi! Mưa to lắm."
Dù đã mở ra, nàng kéo tay áo Mai Tranh, đặt dù vào tay y, rồi quay người về tiệm.
Cửa tiệm đóng lại, không còn thấy bóng dáng Thu Bạch đâu nữa.
Mai Tranh quay người, trước mắt tối đen, nhưng không hiểu sao y biết nàng nhất định sẽ treo một chiếc đèn lồng đỏ trước cửa.
Không vì gì khác, chỉ là muốn dành cho những người về khuya một chút ánh sáng.
Nàng vốn là người có tính cách như vậy.
"Công tử, hình như chân của vị chưởng quỹ tỷ tỷ kia bị tật."
Chân bị tật sao?
Mai Tranh nắm chặt cán dù, tim như bị kim châm nhẹ một cái. Chỉ một cái thôi đã đủ khiến y đau đến mức không muốn sống nữa.
Nàng bị mất giọng nói, lại còn bị què chân.
Nàng từng là Thu Bạch rực rỡ như lửa!
Trước đây, nàng chỉ cần dùng một chân đã đạp đổ ngựa của tên tội phạm đang đào tẩu, tay không tấc sắt bắt sống tên sát nhân gi ết người như ngóe ấy, nàng oai phong biết nhường nào?
Đối với nàng, nỗi dày vò hai năm qua của y lại tính là gì?
Y cũng chưa từng đi tìm chết.
May mắn thay, y vẫn chưa chết.