Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con

Chương 15: Phiếu thịt dài hạn



Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên

Chương 15: Phiếu thịt dài hạn

Công đoạn thu hoạch lương thực hoàn tất, việc chính coi như đã ổn thoả nhưng còn vài việc lắt nhắt phía sau cần phải làm cho xong.

Sau bữa sáng, bà Chu mang theo Nhị Oa và Tam Oa đi tới đội sản xuất lột vỏ bắp.

Bắp được lột vỏ, tách hạt, rồi phơi khô, bước cuối cùng là giao nộp.

Sau khi đã nộp đủ chỉ tiêu lương thực công, sẽ tới ngày phân phát lương thực, đây là ngày tất cả mọi người đều mong chờ.

Đặc biệt hơn nữa là sau khi chia lương thực sẽ được giết heo chia thịt. Dĩ nhiên trước thời điểm chia thịt heo, mọi người phải bắt tay gieo hạt lúa mì vụ đông.

Tuy nhiên tất cả những sự kiện này đều không có một chút liên quan nào với Lâm Thanh Hoà, cô không mang bất cứ gánh nặng nào trên vai.

Theo ấn tượng của nguyên chủ, đi dọc con đường này là đến cung tiêu xã trên trấn.

Tuy rằng cung tiêu xã của công xã trên trấn khác hoàn toàn với trên huyện thành, nhưng các nhu yếu phẩm thì đều phải có ví dụ như gạo, dầu, tương, dấm…điều kiện tiên quyết là phiếu định mức.

Cũng may những thứ này nguyên chủ đều đã từng mua, trong nhà vẫn còn lưu lại chai lọ, mấy ngày trước Lâm Thanh Hoà đã rửa sạch, phơi khô các chai lọ rỗng, rồi cô lại lấy vật tư từ trong không gian ra đổ đầy, cho nên không thiếu các loại gia vị nấu ăn.

Cầm phiếu thực phẩm phụ, cô đi mua nửa cân mộc nhĩ và nửa cân rong biển.

Đi dạo xem thứ này một chút thứ kia một chút, nhưng không mua thứ gì. Kỳ thật chuyến đi này mục đích của cô chỉ để che mắt mọi người thôi, cô buộc phải lên sân khấu diễn một chút bằng không rất khó giải thích cô lấy đâu ra các loại vật tư?

Bàn chải đánh răng, chậu sành rửa mặt thì bắt buộc phải mua.

Lâm Thanh Hoà mua bàn chải đánh răng cho Đại Oa và Nhị Oa trước, kem đánh răng trong nhà vẫn còn, là của mẹ ruột tụi nó dùng còn dư lại. Đồ cho bản thân cô thì khỏi cần mua, trực tiếp lấy từ trong không gian riêng ra là được. Cô đã tích trữ không ít đồ dùng cá nhân.

Nhưng hôm nay cô không định mua chậu sành rửa mặt, đường xá xa xôi vác về tới nhà chắc chết, phải nghĩ cách khác.

Mua xong mọi thứ, cô dựa vào ký ức tìm đường tới lò mổ ngoài trời của công xã.

Vùng ngoại ô công xã có một cái lò mổ quy mô nhỏ, năm ngoái công xã bên này phải xin phía trên cấp cho mới được, bình thường lò mổ chỉ huyện thành bên kia mới có.

Lâm Thanh Hoà đi tới khu vực ngoại thành này mục đích chính là diễn một màn hợp thức hoá chỗ thịt cô có trong tay, bên cạnh đó cô cũng muốn thử vận may coi sao. Thực ra thì khoảng thời gian này rất khó mua được thịt.

Vận may của cô không tồi, sau khi đi bộ một giờ đồng hồ thì cuối cùng cũng tới nơi, vừa hay có một người phụ nữ tay xách thịt heo đi từ bên trong đi ra. Lâm Thanh Hoà lập tức tiến đến gần lân la bắt chuyện: “ Chị à, chị tới đây mua thịt hả?”

“ Đúng vậy, em cũng tới mua thịt hả? Nhưng em có đặt trước không? Nếu không đặt trước thì không mua được đâu.” Người phụ nữ này nhìn cô một cái, giọng nói pha chút ngạo mạn.

Nhìn thấy người phụ nữ này mặc đồ lao động màu xanh lam thì cô biết mình hỏi đúng người rồi. “Chị à, em là người nhà quê nên không biết gì hết. Chị có thể giúp em được không?”. Cô vừa nó vừa đánh mắt nhìn xung quanh thấy không có ai, dúi một tờ phiếu gạo nửa ký vào tay đối phương.

Đối với người công tác ở các đơn vị trong công xã ăn cung ứng lương, phiếu gạo quan trọng hơn tiền, không có phiếu gạo có tiền cũng không mua được lương thực.

Người phụ nữ này tuổi tác tầm ngoài ba mươi, chắc chắn có con nhỏ, cũng giống như nhà Lâm Thanh Hoà, bọn trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, lo cơm ăn cho chúng không phải chuyện nhỏ. Chỉ cần phiếu gạo này không phải lai lịch bất chính, cô ta sẽ không từ chối, cô ta sẵn sàng giúp đỡ người khác để đổi lấy phiếu gạo.

“ Em gái à, em có việc gì cứ nói thẳng là được rồi. Nếu trong khả năng chị chắc chắn sẽ giúp. Em không cần khách sáo như thế.” Có cái phiếu gạo nửa ký, ngữ khí của chị gái này mềm mỏng hẳn.

Lâm Thanh Hoà giải thích hai câu: “Em biết, nhưng em ở nông thôn, mua lương thực không dùng tới phiếu gạo, mấy hôm nữa là tới ngày phân lương rồi, em chỉ cần tới đội sản xuất mua là được. Chồng em tham gia quân ngũ, đây là phiếu gạo anh ấy ăn không hết gửi về cho em, em giữ lại cũng chẳng để làm gì.”

Sau đó cô vào thẳng vấn đề: “ Chỉ là mấy đứa nhỏ trong nhà em thèm thịt quá, thực ra mấy ngày nữa trong đội sẽ phân thịt, nhưng người làm mẹ như em thấy con mình thèm khát như vậy, em chịu không nổi. Nên hôm nay e tới đây thử vận may xem thế nào.”

Người phụ nữ nghe vậy, thở phào nhẹ nhõm. Đúng là thương thay tấm lòng người làm mẹ, luôn luôn yêu thương và muốn dành mọi thứ tốt nhất cho con mình.

Lâm Thanh Hoà bắt được sự thay đổi đối phương, cô thuận thế đưa phiếu gạo qua, rồi nói: “ Chị à, em nhìn một cái là biết ngay chị là người tốt luôn thích giúp đỡ người khác mà. Chị xem trong đây có ai quen hỏi hộ em với, em không cần mua nhiều đâu, chỉ cần nửa cân hay mấy lạng thịt vụn cũng được. Chỉ là em không có phiếu thịt, nhưng em có thể trả giá cao một chút, chị xem thế nào giúp em được không?”

Người phụ nữ bình tĩnh thu phiếu gạo vào trong tay, gật đầu nói: “ Em gái, em đúng là một người mẹ thương con. Em đứng đây đợi, chị vào trong xem giúp em.”

Lâm Thanh Hoà gật đầu: “ Dạ được.”

Người phụ nữ đi vào khoảng năm phút đã quay ra, nói với Lâm Thanh Hoà: “Em gái, người ta tính giá cả thế này. Có phiếu thì một cân giá bảy hào ba xu, nếu không có phiếu thì là chín hào năm xu. Em không có phiếu thì phải mua đắt hơn, em muốn mua bao nhiêu?”

“Chị vào mua giúp em nửa cân nhé, thuận tiện xem có khúc xương nào to không, nếu có nhờ sư phụ cân lên giúp em.” Lâm Thanh Hoà vừa nói vừa đưa cho người phụ nữ hai đồng.

“ Để chị vào trong mua cho em.” Người phụ nữ cầm tiền rồi xoay người đi vào. Rất nhanh đã xách thịt heo ra, nửa cân thịt, vẫn là cái loại thịt rất nhiều mỡ, may sao có thêm xương sườn, xương sống, cùng mấy ống xương to tướng. Ở thời đại này, loại thịt được người ta ưa chuộng nhất chính là thịt mỡ, mấy loại như xương sống xương ống rất rẻ.

Số lượng không ít, nhưng tất cả đều bán cho Lâm Thanh Hoà. Người phụ nữ trả lại năm xu tiền dư nhưng Lâm Thanh Hoà không nhận,

Cô nói: “ Chị chắc cũng tương đương tuổi em, em nghĩ mấy đứa cháu trai cháu gái ở nhà đang tuổi ăn tuổi lớn, chị giữ lấy thêm vào để mua lương thực cho chúng ăn đi, đừng để chúng bị đói.”

“ Em khách sáo quá.” Người phụ nữ nhất quyết đặt năm xu vào tay Lâm Thanh Hoà, cô ấy đã nhận phiếu gạo rồi không muốn nhận thêm tiền nữa.

Lâm Thanh Hoà hơi xúc động, cười nói: “ Chị à, em thấy chị em mình rất có duyên, em rất thích chị. Em tên Lâm Thanh Hoà, con dâu Chu gia bên kia. Chồng em tham gia quân ngũ. Trong Chu gia chỉ có mình chồng em là quân nhân, chị hỏi chắc chắn ai cũng biết.”

Trần Mai có ấn tượng không tồi với Lâm Thanh Hoà.

Thấy Lâm Thanh Hoà tự giới thiệu gia cảnh, Trần Mai cũng vui vẻ giới thiệu về bản thân mình.

Lâm Thanh Hoà cảm kích nói: “ Ba đứa con nhà em rất thèm thịt, lần này nhờ chị Mai ra mặt giúp, bằng không em không biết làm cách gì mua thịt về cho chúng.”

Chị Mai kinh ngạc hỏi lại: “ Em nhìn còn nhỏ vậy mà đã có ba con?”

Lâm Thanh Hoà cười đáp: “ Em mười bảy tuổi gả chồng, mười tám tuổi sinh con. Đứa lớn nhất nhà em năm nay lên năm, sang năm là cháu sáu tuổi rồi.”

Chị Mai nói: “ Nếu em không nói thì chị không nhìn ra được đó.”

Lâm Thanh Hoà hỏi: “ chị Mai, chị làm ở công xã cung tiêu xã, nếu lần sau em tới có thể đi tìm chị không?”

Chị Mai đồng ý ngay: “ Được chứ, nếu em cần gì có thể tới tìm chị, giúp được chắc chắn chị sẽ giúp em. Lúc nãy có một sư phụ già trong lò mổ nhường định mức của ông ấy cho em bằng không cũng không được nhiều như vậy. Trừ khi em đặt trước và phải tới sớm thì mới mua được đấy.”

Những lời này không phải giả, thời điểm này thịt không dễ kiếm, tất cả đều có hạn ngạch.

Lâm Thanh Hoà vội vàng đồng ý.

Cô không nghĩ lần này mình đi một chuyến lại thuận lợi kiếm được một “phiếu thịt dài hạn”.Có chị Mai ở đây, chỗ thịt trong không gian riêng của cô sắp tới sẽ có lai lịch rõ ràng rồi.

Lâm Thanh Hoà thầm tính toán một chút, trong nhà còn thiếu không ít đồ vật. Ví dụ như cô cần một cái bếp lò, thời đại này đã có bếp than, có thể để được một cái nồi nhỏ. Trong không gian riêng cô có trữ sẵn hai cái nồi sắt có tay cầm kiểu cũ, và hai cái nồi hầm canh.

Mấy cái nồi đó có thể lấy ra dùng được, bởi nó được người ta chế tạo theo phong cách phục cổ nhìn không khác gì mấy cái nồi thời này, cứ nói là cô mua ở chợ đen, chắc chẳng ai rảnh tới nỗi đi truy cứu ngọn nguồn mấy chuyện nhỏ nhặt này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.