Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu

Chương 208: Sống Lại Làm Giàu - Chương 208 Bà cô họ Triệu



Anh ba khó mà nói mẹ vợ đến đây cũng phí tiền, chỉ có thể cầm lấy ba đồng tiền nói chuyện.

Chị dâu ba tính tình thẳng thắn, thật sự không biết tâm tư của anh ba, nên bĩu môi nói: "Vậy anh còn ăn gì uống gì cưới vợ sinh con làm gì, đó đều là chuyện tiêu tiền, anh cứ một mình đi vào huyện mua một cái túp lều, mỗi ngày bán đậu hủ lấy tiền mà sống, thật tốt biết bao."

Anh ba hừ một tiếng: "Cô nghĩ rằng tôi bằng lòng cưới cô à, trừ việc phá của ra thì chẳng làm được tích sự gì!"

Chị dâu ba đã sớm biết chồng mình có đức hạnh gì, cũng không tức giận: "Vậy bây giờ anh ly dị cũng không trễ đâu, cũng không ai ngăn cản đâu!"

Anh ba vốn định nói ly thì ly, nhưng khi tưởng tượng đến ly hôn xong ai nấu cơm ai giặt quần áo ai trông con, còn có chuyện chăm thỏ nữa, anh ta bận rộn như vậy, làm sao có thời giờ quan tâm đế nhiều chuyện như thế được?

Không được, ly hôn không có lợi.

Anh ba vừa nói như vậy, chị dâu ba nổi giận, không ngờ ở trong lòng anh, tôi chỉ là một bảo mẫu như thế?

Không đúng, bảo mẫu cũng không như vậy, bảo mẫu người ta còn lấy tiền công, nhưng chị chỉ làm không công!

"Ba Triệu, anh đúng là ích kỉ! Ôm tiền của anh mà sống đi!" Chị dâu ba giận dữ, về nhà mẹ đẻ đón mẹ mình, buổi tối nấu bốn món ăn, nấu mì từ kiều mạch, lại làm trứng gà chần!

Chị dâu ba hiểu được, trong mắt chồng chỉ có tiền, không có thứ gì khác, chị ta không được giữ đồng nào không nói, còn mệt đến chết đi sống lại, mỗi ngày ăn dưa muối cháo râu ngô, ăn đến nỗi bụng toàn men chua, kết quả còn không có ai thông cảm hay hiểu thấu, nếu mình không đối xử tốt với mình thì bản thân cũng xong.

Đối tốt với mình đó là ăn ngon chút, thím sáu cũng nói, ăn được thì cơ thể mới tốt hơn được.

Thím sáu nói rất đúng, yêu quý cơ thể của mình mới là cách tốt nhất!

Ba Triệu vô cùng đau lòng, nhưng lại không thể phát tác, cho dù thế nào thì mẹ vợ khó có được mới đến một lần, này vừa tới mà đánh nhau với vợ, thì đúng thật làm người ta chê cười.

Cho nên chỉ có thể nhịn, anh ta nhịn đến nỗi muốn nội thương.

Chị tư bên này đang oán giận: "Này thật đúng là muốn thuê phim chiếu bóng đấy, những người này sao có tiền nhiều như vậy nhỉ, ba đồng tiền cũng là tiền đó!"

Anh tư nói: "Cô không thuê cũng sẽ có người khác thuê."

"Nhưng có thể không thuê được sao? Chú nhỏ không phải nói sao, tiền mọi người bỏ ra toàn bộ viết trên giấy dán lên không phải sao?" Chị tư nói đến chuyện này lại tức giận: "Anh nói xem chú sáu sao không làm chuyện tốt một tý, đang êm đẹp vì sao phải dán lên, còn dán trên tường lớn của đại đội, chú ta đang cố ý muốn mọi người phải bỏ tiền ra!"

Triệu Văn Thao tính ra mỗi nhà bỏ ra hơn hai đồng đến trên dưới ba đồng tiền, Triệu Văn Vũ nói mỗi nhà ba đồng.

Loại chuyện thuê phim chiếu bóng này cũng không có thể bắt ép, ở cùng một thôn, xé rách mặt nhau không đáng, Triệu Văn Thao nảy ra một ý, mọi người bỏ ra bao nhiêu tiền thì viết hết ở trên giấy đỏ thẫm, sau đó dán ở ngoài tường đại đội, ai bỏ ra bao nhiêu vừa xem cái là biết ngay, còn được gọi với cái tên mỹ danh là công khai tài vụ, giám sát toàn bộ thôn.

Hắn làm như vậy, sẽ không có người không biết xấu hổ mà bỏ ra ít tiền, dù sao giấy được dán trên tường, ai cũng không muôn làm người nghèo khó trong mắt những người khác.

Đây là tâm lý của những người nghèo, không bao giờ muốn người khác biết được mình đang nghèo, cho dù phải giả bộ cũng được.

Chị tư chính là người như vậy, không muốn bỏ tiền, lại ngượng ngùng không dám không bỏ tiền, vậy nên chỉ có thể oán giận người kêu chị ta bỏ tiền ra.

Trong lòng anh tư bội phục em trai của mình, rốt cuộc cái đầu đó nhanh nhạy đến đâu, thực sự rất thông minh!

Anh ta tự nhớ lại, tự động xem nhẹ sự oán giận của chị tư, dù sao lát nữa lại cũng chỉ là mang lí do thoái thác, mà lí do đó cuối cùng sẽ dừng ở trên con mình, anh ta đều có thể đoán ra được.

"...... Không bỏ tiền, tương lai người khác sẽ nhìn con tôi như thế nào?" Sau khi chị tư thao thao bất tuyệt, cuối cùng lại nói ra một câu này.

Nhìn xem, anh ta có nói sai đâu?

Anh tư nghĩ trong lòng, người đàn bà này cũng chỉ có mấy câu nói đó, muốn hơn một câu cũng không được!

Mẹ Triệu nghe chuyện được chiếu tuồng xướng xong, vô cùng vui vẻ, cùng cha Triệu thương lượng, muốn đưa chị về xem cùng nghe tuồng với mình.

"Chị cả cũng đã lâu rồi không đã trở lại, hiện tại phỏng chừng cũng đã bận xong việc rồi, vừa lúc về nghe diễn, nghỉ ngơi một chút, cha mấy đứa, ông nói có đúng không?" Mẹ Triệu nói.

Cha Triệu đã có hơi lo lắng: "Lão già kia đồng ý không? Sợ rằng ông ta sẽ ngăn lại."

Nói đến bà cô cả nhà họ Triệu, cũng là một người cơ khổ, nhà họ Triệu nghèo, có thể nói là tám đời làm bần nông, nhưng bà ấy lại trèo cao lấy con trai của một nhà địa chủ.

Tuy rằng kết hôn cũng sinh con đẻ cái, nhưng mà bên nhà địa chủ lại khinh thường bà cô Triệu, không đánh thì mắng, cho dù ai làm chủ gia đình cũng không ngoại lệ.

Có thể thế nào?

Người thời đó, đều là lấy chồng theo chồng, lấy chó theo chó, bà cô Triệu cũng chỉ có thể nói số phận cũng đen đủi, nghĩ con mình lớn thì tốt rồi.

Kết quả con mình lớn cũng không tốt hơn chút nào, hiện giờ cũng đã sáu mươi tuổi, chồng bà vẫn há mồm liền mắng nhấc tay liền đánh, làm mẹ Triệu tức giận không thôi, không ít đi nhà họ Lưu giúp đỡ chị hả giận.

Một mặt cũng chỉ tiếc rèn sắt không thành thép, chị chồng bà không chịu cầu tiến, nhẫn nhục chịu đựng không nói, bị đánh còn toàn tâm toàn ý hầu hạ người ta, muốn về nhà mẹ đẻ còn phải xin phép.

Mẹ Triệu hừ một tiếng nói: "Lão già chết tiệt kia nếu dám ngăn cản, tôi đi mắng chết ông ta!"

Đấu đá với nhau cũng không ít lần, mẹ Triệu cũng không hề sợ bên kia.

Cha Triệu cũng nhớ chị mình, nhưng mà ông sẽ không tìm đến tận cửa, bởi vì năm đó lúc anh hai ông chết, ông anh rể đó cũng chưa đến liếc mắt nhìn một cái, hai nhà lạnh nhạt, không qua lại gì.

Cha Triệu cảm thấy, đây là nhà họ Lưu khinh thường nhà họ Triệu, nếu khinh thường thì quên đi, đời này ông cũng sẽ không đến cửa nhà họ Lưu, chờ chị gái chết thì mối quan hệ thông gia này cũng coi như không tồn tại.

Mẹ Triệu nói xong cái là đi.

Mẹ Triệu đi đứng cũng lưu loát, đến lúc trời tối đen đã đưa bà cô Triệu tới.

Bà cô Triệu chân bó, đi xà cạp, mặc một cái vạt áo trên thời nhà Thanh, quần không có đáu, sau đầu búi một búi tóc nhỏ thấp, đi đường giống một con lật đật, lắc trái lắc phải, đứng một chỗ đôi chân gầy yếu lại giống cái com-pa, cả người mang theo một loại u ám của những người con gái thời đại trước.

Đôi chân bó của bà cô Triệu di chuyển, nhìn đèn điện sáng lên, nói: "Tôi nghe thôn chúng tôi nói mọi người đã có điện, tôi vẫn luôn mong ngóng được xem, điện là như vậy?"

Mẹ Triệu nói: "Đúng vậy, điện là như vậy đấy, chị, chị tới có thể ở đây với chúng tôi vài ngày!"

"Khó mà làm được, tôi xem diễn xong thì về, anh rể cô không nấu cơm được, mấy ngày nay cũng không biết ăn thế nào." Bà cô Triệu nói.

Mẹ Triệu nghe xong cũng không biết nên nói như thế nào, một người đối xử với chị chồng bà như thế, vậy mà còn thời khắc nhớ thương, người chị chồng này thật sự là không có chínhh kiến!

Chị tư nghe được động tĩnh ôm đứa nhỏ đi ra, nhìn thấy bà cô Triệu cười nói: "Cô cả đến xem diễn ạ?"

"Mẹ cháu nói trong thôn sắp thuê tuồng chiếu bóng, kêu cô tới xem, nên cô tới, vợ lão Tứ, đứa nhỏ vẫn tốt chứ?" Bà cô Triệu nhìn đứa nhỏ đang nằm trong lồng ngực chị tư, nói.

"Rất tốt, nào, để bà cô nhìn xem." Chị tư bế đứa nhỏ đưa qua cho bà cô Triệu xem.

Bà cô Triệu khích lệ một phen: "Đứa nhỏ này xinh đẹp thật đó!"

Tuy rằng là con gái, nhưng đang khích lệ con mình nên chị tư vẫn rất vui vẻ, nhưng khi trở về phòng lại nói thầm: "Lại một người đến đòi tiền!"

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.