Triệu Văn Thao nói: “Đàn ông có tiền thì đồi bại, câu tiếp theo là phụ nữ đồi bại thì có tiền!”
Diệp Sở Sở sửng sốt, trở mình đi bóp cổ của hắn: "Anh có ý gì? Nói em hư hỏng à?”
Triệu Văn Thao mau chóng đầu hàng: “Không có không có! Vợ anh không hư hỏng cũng có tiền!”
Anh ba đã nhận được lời khuyên từ Triệu Văn Thao, cảm thấy mỹ mãn và đi thu hoạch ngô rồi. Đương nhiên cũng là mùa thu hoạch ngô đã khiến anh ta hoàn toàn buông bỏ xuống sự xoắn xuýt mấy đồng tiền.
Năm nay thu hoạch không khác gì năm trước mấy, cái này trong mắt mọi người là được mùa. Dù sao thì vẫn được mùa hơn hồi còn ăn cơm tập thể*.
*Trong một thôn, khẩu phần ăn của một người được phân chia bởi xã và đội sản xuất, giống như canteen.
Nhưng khi nghe được Triệu Văn Thao bán đi một nửa số ngô với tư cách trao đổi để người ta giúp thu hoạch thì cảm xúc không dễ chịu đã đổi thành thoải mái. Triệu Văn Thao chính là đồ lười biếng! như vậy trong lòng sẽ được cân bằng.
Trong suy nghĩ của người trong thôn, Triệu Văn Thao rất ít khi xuống ruộng, cả ngày chỉ ở bên ngoài dạo chơi, thoải mái tự tại vô cùng, nhưng thật ra bọn họ không biết rằng buôn bán cũng rất vất vả, thậm chí còn muốn vất vả hơn trồng trọt. Trồng trọt chỉ là lao động tay chân, còn buôn bán là vừa lao động chân tay vừa lao động trí óc, tiến hành song song, nỗ lực cả hai phương diện.
Con người đều như vậy, chỉ muốn nhìn thấy những gì bản thân muốn thấy.
Vợ Vương lão tam vừa giúp chị hai rửa cải trắng vừa bảo: “Tầm này em chồng chị sẽ bán ngô nhỉ, vậy còn không lỗ chết à!”
Thu hoạch xong cây ngô thì cũng đã đến lúc tích dưa chua, chị hai tìm mấy người phụ nữ hỗ trợ. Mọi người vừa làm vừa trò chuyện, đương nhiên cũng nhắc đến chuyện Triệu Văn Thao bán ngô.
Chị hai nhúng rửa cải trắng vào trong vạc lớn, nói: “Nó kinh doanh, có lỗ hay không chúng nó rõ ràng!”
Một người phụ nữ nói: “Vậy cũng chưa chắc. Không phải tôi nói chứ em chồng của chị chính là không muốn làm việc. Hơn nữa, trong tay có ít tiền thì càng muốn bớt việc hơn.”
Chị hai nói: “Vậy là chị không biết rồi. Ở riêng rồi, đâu giống trước kia, nói ra nói vào không hay đâu.”
Lý Phân nói: “Vậy cũng được. Cuộc sống ai người nấy sống, đâu ai muốn bị quản thúc.”
Vợ Vương lão tam nói: “Chúng ta chỉ nói một chút thôi. Tôi nghe nói, nhà kia mua ngô của Triệu Văn Thao để nuôi dê, mua ngô là để làm thức ăn cho dê. Đến lúc đó trộn chung thân cây cho dê ăn, tôi cảm thấy vừa kỳ cục vừa đáng tiếc, dù sao đó cũng đều là lương thực mà.”
Một người phụ nữ khác nói: “Đúng vậy, đúng vậy! Khi còn bé tôi cũng ăn bã đậu, đó là khi không có miếng lương thực nào. Về sau bã đậu cũng không có, nên ăn rau dại, cỏ, đun một nồi nước lớn rồi bỏ chung ăn, tôi ăn bị đau bụng luôn. Nếu không phải có yêu cầu bán lương thực cho công ty lương thực thì một hạt tôi cũng không bán!"
Chị hai nói: “Đừng nói chị khi còn bé, chúng ta là người tầng lớp thấp, chẳng phải đều trải qua cuộc sống như vậy sao! Tôi nhớ khi đó mẹ tôi từ mùa xuân đã bắt đầu cầm một cái túi nhỏ lên núi đào rau dại, hái lá cây, còn nếu may mắn thì bắt được ít cá, tìm được ít trứng gà rừng về. Nấu chung lại ăn, trông cũng không đủ no! Đói bụng đến mức tôi nhìn thấy cái gì là chỉ muốn tới muốn cắn nó một miếng!”
Vợ Vương lão tam nói: “Đúng vậy, tháng ngày khi còn bé của chúng ta thật sự muốn cái gì cũng không có. Tôi cũng không hiểu, đều như nhau, nhưng sao tôi không kiếm được lương thực chứ!”
Lý Phân nói: “Tôi cũng không biết, dù sao vẫn là là ăn không đủ no. Trong nhà muốn nuôi gì cũng không cho nuôi, muốn làm gì cũng không cho làm, chỉ biết cố gắng làm việc. Nhìn Triệu Văn Thao buôn bán đi, khi chúng ta còn bé... ôi trời!!! Bị bắt đi làm từ sớm! Nhìn xem, bây giờ tốt biết bao, cái gì cũng có thể làm, còn có thể ăn cơm no. Aiz, mấy đứa nhỏ hiện tại thật sự là hạnh phúc!"
Chị hai nói: “Khi đó dù cho cô nuôi vài con gì cô cũng không nuôi được. Không có gì hết, mấy con gà, vịt, heo mùa hè thì dễ chứ mùa đông thì sao, mọi người không có ăn, đừng nói tới gia súc!"
Lý Phân cảm khái mà nói: “Cô nói xem chúng ta sống được như thế nào thế?”
Vợ Vương lão tam cười, nói: “Tôi không biết. Có đôi khi tôi rất buồn bực sao mình có thể sống lâu như vậy!”
Mấy người phụ nữ kia cười, nói: “Chị chẳng những sống lâu vậy mà còn lập gia đình, cũng sinh cả em bé rồi!”
Lý Phân cũng cười ha ha, nói: “Cũng không hẳn là vậy, mới chớp mắt một cái mấy đứa con của chúng ta đã lớn vậy rồi, aiz, thật sự là không lăn lộn nổi. Tôi còn nhớ hồi tôi còn bảy, tám tuổi đi đào cam thảo cùng với các anh trai, bây giờ thấy còn giống như mới xảy ra trước mắt mà thôi!”
Chị hai nói: “Đúng vậy, thời gian trôi qua nhanh quá, lại thêm một năm trôi qua rồi! Bây giờ tôi cũng cảm thấy mọi thứ xoay nhanh, vừa mở mắt nhắm mắt lại là một ngày hết rồi, còn chưa làm gì hết!”
Lý Phân tiếp lời nói: “Sau đó chị lại vừa mở mắt nhắm mắt lại đã thêm một năm trôi qua rồi.”
Vợ Vương lão tam nói: “Lại lại vừa mở mắt nhắm mắt lại thêm một đứa nữa nhỉ!”
Mọi người cùng nhau cười rộ lên.
Nhiều người làm việc nên nhanh, lúc chạng vạng, đã tích xong dưa chua vào hai cái diệm sành lớn rồi, phía trên miệng đặt lên một tảng đá lớn đã chà rửa sạch sẽ, xong việc!
Vốn chị hai có giữ mọi người ăn một bữa cơm, làm việc cả một ngày, giữa trưa chỉ ăn đơn giản có chút, nhưng trong nhà mọi người còn một sạp hàng, bèn từ chối hết và đi về, chị hai đành phải nói khi nào tích dưa chua thì nói một tiếng sẽ qua đi hỗ trợ.
Buổi tối chị hai hầm cải trắng khoai tây, thả chút hạt gai dầu, làm cơm gạo kê, lại băm mấy trái ớt, thả chút hành tây, rau thơm, trộn với tương.
Anh hai đi kéo thân cây ngô đã về, bọn nhỏ tan học cũng đã về. Chị hai dọn lên, cả nhà cùng ăn cơm.
Lúc ăn cơm chị hai nói đến chuyện Triệu Văn Thao bán cây ngô.
Miệng lớn của anh hai ăn cải trắng khoai tây, ăn rất ngon lành: “Anh biết rồi, em sáu bận rộn buôn bán nên không có thời gian thu hoạch cây ngô mới bán đổ bán tháo cho người ta. Nó giữ lại một nửa, bảo nhà người đã giúp đỡ lấy về. Hạt gai dầu này hầm chung với cải trắng thơm thật!”
Chị hai nói: “Đây là hạt gai dầu mới hái. Em rửa sạch chút rồi bỏ vào. Em chồng mua bán kiếm khá khẩm lắm à? Không quan tâm cây ngô nữa luôn?”
Anh hai đáp: “Chắc là vậy, không biết nữa.”
Anh hai nghĩ lại, bảo: “Ngày mai em tới nhà em sáu hỏi thử thím sáu, xem chừng nào bọn họ tích dưa chua, chúng ta giúp đỡ chút.”
Hôm nay chị hai tích dưa chua đã bận rộn cả ngày, vừa mệt vừa đau lưng, ngày mai còn định nghỉ ngơi một chút, kết quả anh hai sắp xếp công việc cho chị ta. Chị ta có chút không vui nhưng ngoài miệng vẫn nói: “Được, ngày mai em qua hỏi chút.”
Bên anh ba cũng hiếm có bảo chị ba đi giúp Triệu Văn Thao tích dưa chua.
Anh ba nói: “Thím sáu với đứa bé, không thể tích dưa chua được. Em xem rồi giúp đi.”
Chị ba nói: “Anh không nói em cũng đi, đây không phải là tại bận thu hoạch ngô sao, nếu không đã đi từ sớm rồi.”
Anh ba nói: “Thêm hai ngày nữa là cũng tới lúc có thể bứng hết mấy thân cây ngô, sân đập vẫn chút trấu, cầm về được rồi, đậu hũ của chúng ta cũng có thể bắt đầu làm.”