Ba đứa con của Chương Nham, con trai cả năm nay 22 tuổi, đã kết hôn, hiện tại đang thực tập ở xưởng máy móc, bố vợ anh ta cũng ở xưởng máy móc, là đồng nghiệp lâu năm với Chương Nham, đã hiểu rõ gốc gác của nhau.
Tuy rằng biết Chương gia có mẹ kế nhưng Lưu Á Cầm gả sang đây mười lăm năm đều được mọi người khen không dứt miệng. Hiện tại, vợ chông son đang ở bên nhà gái, nhà gái không có con trai, chỉ có mỗi một cô con gái, lúc kết hôn đã lập hiệp nghị với Chương gia, nếu sinh được một đứa thì theo họ Chương, sinh hai đứa thì một đứa lấy họ theo bên đó.
Chương Nham có thể trong lúc thân cận với Lưu Á Cầm nói về việc này có thể thấy ông nghĩ rất thoáng, vậy nên ông đồng ý với bên thông gia, dù sao thì có một hay hay đứa vẫn luôn có một đứa theo họ nhà mình.
Đôi long phượng thai còn lại và Lâm Dư Dư sinh cùng năm, năm nay cũng 16 tuổi, nhưng Lâm Dư Dư sinh ra sớm hơn. Trước khi Lưu Á Cầm gả cho Chương Nham, hai đứa bé được mẹ và em dâu Chương Nham nuôi nấng, Chương Nham xưa là cậu nhóc từ nông thôn lên thành phố làm việc. Sau khi Lưu Á Cầm gả cho ông thì hai đứa bé mới chuyển lên đây, Lưu Á Cầm từng chăm con gái một năm nên chăm sóc hai đứa bé cũng không gặp khó khăn gì, bọn họ còn khá thân thiết với Lưu Á Cầm.
"Lưu Á Cầm... Lưu Á Cầm có nhà không?"
Lưu Á Cầm cẩn thận nghe, hình như là có người gọi bà, bà vội vàng ra khỏi phòng, thấy một người đưa thư đứng ngoài cửa sân, nhớ tới mấy hôm trước bà vừa gửi thư cho con gái, lập tức mừng rỡ: "Có thư à? Là thư từ đại đội sản xuất thôn Phạm gia thuộc công xã Hồng Tinh gửi tới sao?" Nhất định là con gái đã viết thư gửi cho bà.
Người đưa thư cũng không phải mới vào nghề, nhìn địa chỉ ghi trên bì thư vừa công xã vừa đại đội sản xuất liền biết đây là của thanh niên trí thức xuống nông thôn gửi tới, mấy năm nay, cùng với số lượng thanh niên trí thức xuống nông thôn càng ngày càng nhiều, những bức thư kiểu này ông đã đưa đi rất nhiều, nhưng Lưu Á Cầm này lại có chút khác biệt, thư nhà người ta chỉ cần một phong thư là đủ, mà của Lưu Á Cầm chính là một cái bao lớn: "Là bên kia gửi tới, nhưng không phải thư, cả một bao đồ lớn đó, có thể là con bà gửi đồ tới."
Lưu Á Cầm vừa nghe lại không vui vẻ gì mà lo lắng, hoàn cảnh ở nông thôn ra sao đâu phải bà không biết, mấy năm nay, nhà ai có con xuống nông thôn mà không nhận được thư khóc lóc kể lể nói hoàn cảnh không tốt, muốn này muốn nọ, bà ngồi trong nhà cũng nghe thấy người ta nói vê chuyện này. Chỉ là, nhà người ta xuống nông thôn đều là con gái, con trai đều ở lại nhà, con gái làm sao mà quan trọng bằng con trai đúng không? Cho nên rất nhiều người đều không gửi đồ xuống nông thôn cho con, mà có nhà là con trai xuống nông thôn thì bên cạnh vẫn còn mấy đứa, đứa con ở xa tít tắp nào có quan trọng bằng đứa đang ở bên mình.
Chỉ có bà là không như vậy, bà chỉ có duy nhất một đứa con gái, đời này sẽ không có đứa thứ hai nữa. Tuy quan hệ của mẹ kế con chồng không tệ nhưng tim người làm bằng thịt, con người khác có thế nào cũng không thể bằng con mình. Lần nào nghe mấy phụ huynh nói về những bức thư than thở oán giận kia bà đều lo lắng không chịu được, lập tức viết thư gửi vê đó, còn cho con gái thêm 5 đồng với một ít thịt khô, bánh trái linh tinh, chỉ lo con không chăm sóc bản thân cho tốt. Mấy ngày nay bà còn đang nghĩ xem có cách nào đổi thêm đồ gửi về cho con mà con gái đã gửi đồ lên trước rồi.
Lưu Á Cầm: "Cảm ơn đồng chí, đồng chí vất vả rồi." Bà xách cái bao lớn vào, đúng lúc gặp bà lão nhà bên ra ngoài,"Á Cầm, đồ mới gửi tới à? Đây là gì đó, cả bọc to thế?"
Bà lão hỏi chuyện sống ở tầng một, vừa ra ngoài thì thấy Lưu Á Cầm xách một cái bao lớn.
Lưu Á Cầm nói: "Một cái bao thôi, cháu cũng không biết có gì bên trong nữa, thím, cháu lên trước nhé."
Khu nhà ở đây mỗi tâng một cầu thanh và hai hộ, căn hộ ở tầng một không đối diện nhau mà đều quay về hướng cổng lớn nên bà lão vừa mở cửa đã nhìn thấy Lưu Á Cầm xách đồ.