Mấy hôm gần đây, khu dân cư Ánh Sáng xảy ra chuyện không lớn cũng không nhỏ.
Cửa hàng dưới tầng trệt của tòa nhà số 5, vốn là một tiệm quà lưu niệm của hai vợ chồng, cuối cùng cũng xảy ra scandal. Bà chủ cửa hàng đó đã bỏ đi.
Tại sao mọi người biết bà chủ đó bỏ đi vậy?
Đơn giản ơi là đơn giản!
Bởi giờ đây, cứ 10 giờ sáng mỗi ngày, ông chủ tiệm quà lưu niệm “Ngôi nhà vui vẻ” liền vác từ trong cửa hàng ra một cặp loa đặt ngoài cửa hàng, sau đó bật loa lên để nó phát đi phát lại cái câu nói.
“Bà chủ bỏ đi rồi! Ông chủ chẳng thiết tha buôn bán nữa, tất cả đều bán rẻ như cho đây!”
Bạn nói thử xem, ai mà không biết chuyện bà chủ bỏ đi cơ chứ?
Có những ông bà già nhiều chuyện đi ngang qua tiệm này thì thò đầu vào ngó một cái: “y da, tội ghê chưa, vốn dĩ trước đây lúc nào cũng thấy hai vợ chồng nó khăng khít bên nhau trong cửa hàng, giờ đây chỉ còn mình ông đó lẻ loi.”
“Anh ta làm vậy ồn ào suốt ngày, ảnh hưởng đến mọi người, sao không ai nói vậy?” Anh Dũng vừa đưa nước cho chủ nhà, vừa hỏi nhỏ.
Chủ nhà là một bà già hiền từ phúc hậu. Bà vuốt ve con mèo vàng trong lòng, vừa than thở nói: “Nói cái gì chứ, ai mà chẳng có lúc gặp phải chuyện buồn. Hơn nữa ban ngày ban mặt, người thì đi học, người thì đi làm, còn lại đám ông bà già như tụi tôi, vốn đã lãng tai, nên âm thanh đó cũng chẳng nghe rõ nữa.”
Anh Dũng cười cười.
“Vợ của anh chủ tiệm đó bỏ đi rồi, có la khóc ra được cũng còn đỡ, la khóc kêu gào không được thì càng rắc rối hơn.”
Anh Dũng không nói lời nào. Anh quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, có khi nhìn đăm chiêu. Cái âm thanh ồn ào đó men theo khe cửa sổ đã đóng chặt len lỏi vào, giống như là anh chủ đó đang thì thào bên tai vậy.
Căn phòng của anh Dũng thuê, chính là tầng hai của tòa nhà số 5, nói rõ hơn, thì phía dưới chân anh chính là tiệm quà lưu niệm “Ngôi nhà vui vẻ” gì gì đó. Nhưng mà Ngôi nhà vui vẻ từ lâu đã không vui vẻ rồi, anh Dũng suốt ngày nghe đi nghe lại cái câu thều thào đó “Bà chủ bỏ đi rồi”, nghe đến nỗi lỗ tai sắp nổi cục chai rồi.
Anh Dũng mới dọn đến đây ở. Trước đây anh cũng ở trong khu dân cư này, nhưng ở chung với người ta, sau này xảy ra chút chuyện, mới dọn ra ngoài ở. Nhưng anh không nỡ rời xa khu dân cư này, vì nó rất tiện lợi, nên đã tìm nhà ở tiếp. Nói đến dọn nhà, anh dọn nhà quả thật là tiện, ngoài cái đống thẻ ngân hàng trong túi quần, một cái bàn chải đánh răng và một cái khăn mặt ra, anh chẳng mang thứ gì cả.
Anh là đàn ông, đâu có giống như chị em phụ nữ, mỗi ngày thay một bộ quần áo. Anh “mắc” căn bệnh chung của nhiều người đàn ông, đó là lười và dơ. Cho nên một tuần anh thay quần áo một lần là may lắm rồi, thiếu quần áo thì chạy về nhà cũ lấy một bộ, tiện thể cho con chó con Bichon mà anh để lại ở nhà cũ ăn uống chút đỉnh, anh còn cảm thấy rất thoải mái nữa.
Anh Dũng cũng không có nghề nghiệp gì ổn định, suốt ngày ở nhà chơi cổ phiếu, ngửa tay là có tiền.
Cuộc sống của anh ta vốn dĩ sẽ rất thoải mái, chẳng qua chỉ là cái âm thanh não nề ở bên kia chiếc loa phát ra bực bội quá.
“Hai vợ chồng nhà đó cũng là người tốt cả, người thường đám ông bà già tụi tôi mua gạo mua mì gì đó, bà chủ cũng vác lên giúp chúng tôi cả. Còn nhớ lần trước, bà giúp việc nhà tôi khi nấu cơm mới phát hiện hết dầu ăn, thế là gọi một cú điện thoại xuống, bà chủ đó mang lên tới tận nơi.” Hai mắt bà chủ nhà nhắm nghiền như đang hồi tưởng lại. “Mắt tôi kém rồi, không nhìn rõ bà chủ cửa hàng đó trông như thế nào, chỉ nhớ là một phụ nữ khá cao, tóc cũng không dài, giọng nói trầm trầm… Ôi, tôi thật không hiểu nổi bọn trẻ bây giờ sao mà kỳ cục vậy, tóc dài thắt bím đẹp như vậy mà sao ai nấy đều đi tìm kiếm vẻ đẹp “trung tính” gì gì đó làm sao… giống như mấy người trong phim, cô diễn viên trong phim đó tên gì quên rồi…? À, đúng rồi, “anh” Xuân!! Anh nói vậy cũng đẹp sao?”
Anh Dũng câm nín cả buổi trời, giờ tự nhiên muốn cười: “Bà chủ đó tính mạnh mẽ đàn ông vậy sao?”
Bà chủ trừng mắt lên: “Đừng nói bậy, người ta là con gái nhà lành, chẳng qua chỉ là tóc ngắn chút thôi, là người tốt đấy.”
“Con gái nhà lành gì mà tùy tiện bỏ nhà ra đi?”
“Haizz, nói cũng phải.” Bà cụ thở dài.
Một tuần trôi qua, cái âm thanh phát ra từ cái loa bên dưới nhà vẫn chưa tắt, Anh Dũng cũng bắt đầu quen dần với âm thanh đó, cũng không thấy khó chịu như lúc trước nữa. Anh bán đi cổ phiếu một cách suôn sẻ, kiếm được một khoản lời kha khá, nên tâm trạng cũng nhờ đó mà khá hơn nhiều.
Anh cầm một ly cà phê đứng sát bên cửa sổ, nhìn xa xăm xuống con đường vắng lặng bên dưới.
Đúng lúc này, điện thoại của anh reo lên.
Dũng nheo mắt nhìn vào tên người gọi đang hiện lên trên màn hình điện thoại, suy nghĩ một hồi, mới thò tay ấn vào phím nhận cuộc gọi. Nguồn :
Một giọng nói quen thuộc phát ra từ chiếc loa của điện thoại di động Nokia đã bạc màu.
“Vợ ơi, vợ cuối cùng cũng chịu bắt máy rồi. Vợ đi đâu rồi? Nhớ em quá!”
Dũng bắt đầu nghịch chiếc điện thoại, không nói câu nào.
Đầu dây bên đó phản ứng trước.
“Ủa, vợ ơi, sao trong điện thoại lại có tiếng loa rêu rao của cửa hàng mình vậy.”
Lúc này, Dũng mới tiếp lời. “Đồ ham tiền, suốt ngày chỉ biết kiếm tiền, cũng không biết ngẩng đầu lên ngó một cái.”
“Hả…?” Giọng của đầu dây bên kia bắt đầu ngơ ngác như con thú tò mò vậy.
Tiếp theo đó là tiếng lốc cốc của tiếng bước chân vọng ra từ trong đầu dây bên kia.
Cùng lúc đó, phía dưới con đường xuất hiện một bóng người đầu tóc rối bời.
“Hả, vợ, em ở tầng trên đó từ khi nào vậy?”
Một ngày sau, tiệm quà lưu niệm “Ngôi nhà vui vẻ” ở tầng trệt tòa nhà số 5 của khu dân cư Ánh Sáng đã đổi âm thanh.
“Bà chủ về rồi! Ông chủ mừng quá! Giảm giá cho khách đây!!!”
……
“Đồ quỷ sứ… Á… Đừng mà… chỗ đó… Đồ ham tiền… Á… Ngoan để anh nuôi em… sướng biết mấy… Á!”
“Vợ… em… Em tuyệt thật… Nhưng mà anh, anh cũng là đàn ông mà… Á, vợ, em chặt quá!....”
……
Mười ngày sau, Dũng, người khách trọ ở nhà bà cụ mất tích cả mấy hôm trời, giờ lại quay trở về.
Cùng lúc đó, âm thanh chiếc loa ở bên dưới lại thay đổi.