Thế Giới Mà Tôi Từng Đối Địch

Chương 20: Lá thư thứ hai mươi: time delay: bệnh lười



Dù sao cứ cố gắng sẽ thành công, vậy tôi chờ thêm chút rồi lại cố gắng là được rồi.

From: A Vân, 17 tuổi, thích mùa đông,  vì có thể bọc mình hình một cục bông. 

To: Tôi của mười năm sau.

Bệnh lười của tôi rất nghiêm trọng. 

Lúc mới bắt đầu, chỉ cần tan học về nhà sẽ chơi trước học sau, bởi vì lượng bài tập không nhiều, có khi còn có thể ngủ trước làm sau. Tốc độ viết bài của tôi rất nhanh, bình thường viết xong vẫn còn thừa thời gian, về sau tìm được quy luật, bắt đầu thay đổi thời gian viết của lần sau, luôn cảm thấy thừa chút thời gian là đang thiệt thòi. 

Về sau, càng ngày càng khó làm bài, bài tập càng ngày càng nhiều, tôi vẫn giữ thói quen chơi trước làm sau. Nhưng vừa mới nghĩ đến nhiều bài tập thế liền đau đầu, tự nói với mình, chờ thêm một lát, không được, thì tối nay đi ngủ. 

Sau đó càng ngày càng muộn, thời gian thức đêm càng ngày càng nhiều. Tôi còn cảm thấy thành tựu, cảm thấy mình trăng đèn đêm khuya, cực kì cố gắng học tập. 

Chất lượng công việc làm ra ngày càng kém, làm không kịp bắt đầu chép bài, cảm thấy chút đề đơn giản, ngày hôm sau về nhà xem lại một lần là được, thế nhưng hôm sau về nhà, lại có bài mới chờ tôi. 

Thành tích dần dần tụt hạng. Lần đầu tụt xuống sau hai ba người, tôi tự nói với mình đây là chuyện bình thường. Lần thứ hai tiếp tục tụt hạng, tự nói với mình, từ hôm nay phải học tập thật giỏi. Lần thứ ba vẫn tụt hạng, vẫn không quên tự quyết tâm, cuối kì chiến đấu với đống đề là được. Luôn có các lý do như vậy tự an ủi mình, sau đó yên tâm thoải mái tiếp tục lười biếng. Lần sau, lần sau, luôn nghĩ đến lần sau. Lúc đầu không nghĩ làm xong nhanh như vậy nên lười, về sau ảnh hưởng đến các mặt sinh hoạt khác của tôi. Tôi bắt đầu liên tục đi trễ, cùng bạn bè hẹn gặp lúc 10h sáng, lúc 8h nên rời giường, nằm ỳ đến 8h30, rõ ràng 9h30 nên đi ra ngoài, đến 9h30 vẫn lề mà lề mề, nằm trên ghế salon không muốn động, tự nhủ, dù sau đi đường cũng chỉ mất 10 phút, đến sớm cũng chả để làm gì. 

Đến trễ nhiều lần, bạn bè không muốn hẹn hò cùng tối nữa, bọn họ nói: “Dù sao mày cũng sẽ không đến đúng giờ.”

Một năm một lần thi viết văn cả nước, tôi được giải nhất, giải nhì. Năm nay trước một tuần thầy giáo giao cho bọn tôi đề viết văn, tôi suy nghĩ vài phút, không nghĩ ra được, bảo cuối tuần sẽ viết. Đến tối chủ nhật tôi mới nhớ ra chuyện này, không đủ thời gian, tôi tuỳ tiện viết một bài văn nộp trước. 

Cuối cùng đến vòng đấu loại tôi cũng không qua, các bạn học đều thấy kì lạ, tôi xấu hổ nói vốn dĩ tôi không có tham gia. Thật sự hối hận, nếu tôi chuẩn bị sớm hơn nửa ngày, sẽ không phải là kết quả như vậy, thế nhưng trách được ai đây?

Cuộc thi hoá học học kì 1 cũng vậy, tôi đã báo danh, cuối cùng thấy địa điểm thi đấu quá xa, tra bản đồ quá phiền phức, nên đi ngủ luôn, bố mẹ tôi còn không biết việc này đâu. Về sau nghe nói lần tranh tài này rất đơn giản, học sinh kém nhất đi thi cũng được giải ba. Tôi đỏ cả con mắt, nhưng lại không muốn trách cứ bản thân mình, lại tự an ủi, giải ba thôi mà, thi đại học cũng không được thêm điểm. 

Tôi cảm thấy càng ngày mình càng trở nên kì lạ, được nghỉ liền ở nhà ăn vạ, không nhúc nhích, cái gì cũng không làm. Không có cái gì làm tôi hứng thú. Trước kia thích nhất là đi du lịch, bây giờ lại cảm thấy, haiz, rất phiền phức, chờ thêm một khoảng thời gian nữa rồi đi. 

Tôi biết thái độ của tôi như thế không đúng, nhưng không thay đổi được, ngọn lửa nhỏ trong lòng vụt lên một chút, nhiều lắm cũng chỉ cháy trong vòng một giây đồng hồ liền tắt. 

Tôi nhớ bản thân của mình trước kia, rất dễ dàng tràn ngập ý chí chiến đấu, dốc sức đọc văn, nhiệt huyết sôi trào, cảm thấy mình có tương lai sáng lạng vô hạn. Nhìn thấy tên trường đại học ngưỡng mộ, đã cảm thấy ý chí chiến đấu đầy mình, không nhịn được muốn học tập. Nhìn thấy đàn anh đàn chị ưu tú, phục sát đất, muốn làm quen với họ, cùng bọn họ trở thành bạn bè. 

Nhưng tôi của bây giờ, đọc hết sách liền buồn nôn, tự nói với mình, vô dụng, có cố gắng cũng vô dụng, đều là lừa dối. Mỗi lần nghe thầy giáo bạn bè gọi tên trường đại học danh tiếng, tôi sẽ thờ ơ nói ở trong lòng, thi rất khó, dù sao tôi cũng không thi đỗ, thi không đỗ cũng không chết người. Nhìn thấy nhóm học sinh xuất sắc, sẽ tự động đi đường vòng, cảm thấy mình và bọn họ chính là người của hai thế giới, bọn họ có tiền đồ vinh quang, ở trong xã hội tương lai phóng khoán tự do làm người, mà tôi cái gì cũng không có.

Cuộc sống chỉ là phù du, ăn xong rồi chờ chết.

Tôi trở nên tê liệt đối với mọi thứ, giống như cái xác không hồn. Xảy ra chuyện lớn, tôi cũng lười quản, ngáp một cái, không chút hoang mang. Tôi cũng không biết làm sao bây giờ. Tôi rất muốn trở về làm mình của trước kia, có thể tập trung làm việc, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quấy rầy nào. Phải làm sao cho phải? Tôi không muốn thừa nhận, tôi biến thành một người ăn hại, cái gì cũng không biến, kém cỏi muốn chết. Tôi rất sợ, tôi đang nghĩ, sẽ có một ngày tôi lười đến chết không. Tôi còn có thể cứu không? Tôi còn có thể có ước mơ không? Tên đời này còn có sự việc nào kích thích tôi không? Tôi còn có thể trở về một người tinh thần phấn chấn bừng bừng không?
Reply from: Tôi của mười năm sau.

Tôi không có cách nào giúp bạn. Bởi vì cả kể tôi dùng sức bú sữa mẹ, kéo bạn từ vũng bùn ra ngoài, bạn vẫn sẽ tự mình rơi lại. Tôi có thể kéo bạn một lần, nhưng không kéo được cả một đời. Tôi cảm thấy con người phân thành nhiều loại. Loại thứ nhất, đơn giản là bùn nhão không dính được lên tường, ở trong lòng từ bỏ bản thân mình đầu tiên. Loại thứ hai, chỉ nói mà không làm, trong đầu có vô số kế hoạch hoàn mỹ, nhưng cũng chỉ dừng lại ở trong đầu, bay nhảy xong, lại tiếp tục an nhàn với tình trạng hiện tại, phát ngôn bừa bãi. Loại thứ ba, nói là làm, có ý tưởng gì, vén tay áo lên thực hiện, tuyệt đối không để đến ngày hôm nay. Loại thứ tư, tâm tư kín đáo, có kế hoạch, giống như nhện kết tơ lưới, con mồi lẳng lặng đưa tới cửa. Bệnh lười này, cũng không nhất định phải từ bỏ, tuỳ xem bạn nghĩ thế nào, tuỳ xem bạn muốn trở thành người như thế nào. 

Phần lớn mọi người đều là loại thứ hai, đồng thời bọn họ xem thường loại thứ nhất. Nhưng tôi hy vọng, bạn hoặc là làm người thứ nhất hoặc là làm loại thứ ba. Dù sao loại người thứ tư trí thông minh và EQ, tôi tự nhận người bình thường không thể nào đạt tới. 

Tại sao tôi không muốn làm loại thứ hai, bởi vì bọn họ dễ dàng truyền bá năng lượng tiêu cực, chướng khí mù mịt vây quanh bản thân, còn hun đúc người xung quanh. Bọn họ cảm thấy mình rất thảm, thứ có ở hiện tại đều không xứng với họ. 

Bạn khi đó, chính là loại thứ hai.

Để tôi nói cho bạn biết bệnh lười có đáng sợ như thế nào. 

Bạn vào đại học, chuẩn bị xuất ngoại, thời hạn xin thi phúc khảo có hiệu lực hai năm, bạn cảm thấy năm ba bắt đầu chuẩn bị là kịp, đầu tiên là thi GRE (1). Người khác đều nói GRE thi rất khó, không sao, bạn có cả thời gian đại học để chuẩn bị. Ban đầu mỗi ngày bạn học thuộc 100 từ đơn, làm được trong một tuần, phát hiện dù sao học thuộc xong cũng quên, vậy nên thả chậm tốc độ đi từ từ sẽ đến, một ngày năm mươi từ, lại từ từ, một ngày nhìn vài từ đơn, lại nghĩ, ngày mai lại học thuộc, dù sao một ngày mình cũng có thể học thuộc một trăm từ.

(1): GRE: Graduate Record Examination là kỳ thi đầu vào của các chương trình cao học ngành Khoa học và Kỹ thuật. GRE bao gồm 3 phần thi: Verbal (Ngôn ngữ), Math (Toán), Analytical Writing (Phân tích luận). Là một bài thi khó vì đòi hỏi lượng từ vựng khổng lồ khoảng 5000 từ và kỹ năng làm bài, điểm thi có giá trị trong vòng 5 năm. Giống với GMAT nhưng GMAT là cho ngành quản trị và kinh doanh. 

Kéo dài cho đến khi kết thúc năm hai, một trang từ đơn trong sách còn không học xong, làm sao bây giờ? Còn phải bắt đầu chuẩn bị xin thi phúc khảo. Vậy kết thúc đại học năm ba lại chuẩn bị xin phúc khảo vậy, dù sao người khác đều nói thi GRE xong xin phúc khảo cũng không phải là vấn đề.

Kết quả kéo dài đến khi kết thúc năm thứ ba, bạn ngay cả GRE cũng không thi. Vậy làm thế nào đây? Khẽ cắn môi, nhẫn tâm với chính mình ba tháng có thể lấy được, chính là bạn cảm thấy không được, suy nghĩ, không xuất ngoại nữa.

Vậy bảo vệ luận án đi. Người khác đem giấy chứng nhận tài liệu chuẩn bị đầy đủ caarn thận. Bạn lại mỗi ngày ngồi trước máy tính xem phim truyền hình, cảm thấy mấy tài liệu đó rất đơn giản, vài phút là có thế làm xong, không vội. Kết quá là bạn bỏ lỡ thời gian xin bảo vệ luận án, coi như tự động từ bỏ. 

Cái đó vẫn không là gì, tìm việc làm vậy. Người khác ngày ngày lên mạng dải hồ sơ sơ yếu lý lịch, bạn cảm thấy dục tốc bất đạt, tháng mười mới là thời gian chiêu mộ, ung dung đắc ý chờ đến tháng mười, xung quanh rất nhiều người đã ký hợp đồng, bạn mới bắt đầu viết sơ yếu lý lịch. Chờ bạn viết xong duỗi người dải sơ yếu lý lịch, tất cả công ty ngưỡng mộ đã lâu đều đủ quân số. Cũng không sao, chờ mùa xuân sang năm cũng được, xung quanh không phải còn có nhiều người không tìm được việc mà.

Mùa xuân năm thứ hai, bạn rốt cuộc cũng luống cuống tay chân mà đem sơ yếu lý lịch dải bên ngoài, nhận được một công việc tạm được, không do dự đem mình “gả” đi. Ký xong hợp đồng, không biết khi nào có một công ty tốt đưa cho bạn cành ôliu, bạn khóc không ra nước mắt. 

Bệnh lười kéo dài tác dụng phụ nhất chính là, làm việc không có kế hoạch không có phương pháp, miễn miễn cưỡng cưỡng, lặp đi lặp lại. Phải biết cơ hội chỉ dành cho những người có chuẩn bị. 

Phải làm sao mới có thể từ bỏ nó?

Bởi vì sai lầm này làm bạn mất đi đồ quan trọng, nó làm bạn đau đến không muốn sống trong một thời gian, bạn và nó nếu không phải bạn chết chính là sống như tôi, bạn sẽ biết, phải rút kiếm chém chết nó. 

Hình thành thói quen, phải trường kỳ tích luỹ, cũng không phải theo như lời mọi người nói 21 ngày, muốn bỏ được nó, một sớm một chiều là đủ rồi. Rất không công bằng đúng không? Không sao, bị huỷ hoại mất mát, một lần nữa sẽ tốt hơn.

Thật ra bạn vốn dĩ không bị mất nhiều như vậy, nhưng không còn cách nào, ai bảo bạn mắc cái bệnh lười này, không kéo tới lúc cuối cùng, sẽ không tỉnh ngộ.

Quá trình vượt qua nó rất khó, tôi cầm giấy báo nhập học đại học, bản hợp đồng công việc đầu tiên đặt trong ngăn kéo, lúc nào cũng nhắc nhở mình, tôi từng có ước mơ và tôi đạt được ở hiện tại. Trong ba năm sau khi tốt nghiệp, tôi một mực không ngừng chiến đấu cùng nó, tôi nghĩ tôi không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn, nhưng tôi duy trì cảnh giác, không có nó cơ hội xoay mình. 

Ngày mai tôi đến công ty mới đi làm, chính là công ty năm đó tôi bỏ lỡ. Muộn mất ba năm, tuy nhiên không sao, cuộc sống của tôi sau này còn có nhiều khả năng. Tôi còn trẻ như vậy, phía sau không có bùn nhão, nhất định có thể càng chạy càng nhanh. 

Đừng có lại dung túng bất kỳ một thói quen xấu nào, bạn biết mà tế bào ung thư sẽ khuếch tán. Đừng tự huỷ hoại chính mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.