Thiên Hạ
Chương 613 : Cải trang vi hành Hạ
gacsach.com
Xe ngựa dừng lại trong ngõ Tây Lĩnh sát chợ Tây. Lý Khánh An đi vào Nhiệt Hải cư. không lâu sau. một nam từ trung niên người Hồ dẫn theo hai Hồ cơ trẻ tuổi từ cửa sau Nhiệt Hải Cư đi ra. Nam từ trung niên này chính là do Lý Khánh An ngụy trang. Trong Nhiệt Hải Cư có mấy nàng Hồ cơ thuật hóa trang như thần, họ đã dẫn ria cho Lý Khánh An. lông mày cũng dày hơn. cặp mắt xanh, cả làn da cũng đã đối màu. không ai còn nhận ra hắn chính là Lý Khánh An.
Minh Châu đã hóa trang thành Hồ cơ, biến hóa khá lớn. màu tóc cũng đồi thành màu hạt dẻ. mi mắt dài hơn. mũi cũng được lót cao hơn. Nàng không ngừng rút gương đồng nhỏ ra ngắm ngía dung mạo mình, chốc chốc lại chau mày, chốc chốc lại cười thầm một minh, trông cử như thành một người khác hãn.
Một Hồ cơ khác cũng là người Hán cải trang, nàng tên là Lý Dung, trực thuộc An Tây nội vệ tình báo đường, võ nghệ cao cường, là đội chính của hai mươi bày nữ thị vệ trong Triệu vương phủ. Hôm nay nàng giả làm người tình của Lý Khánh An để làm vệ sĩ cận thân cho hắn.
Không những như thế, còn có mười tám vệ sĩ thân vệ đang đứng cách đấy không xa. đang cảnh giác quan sát tình hình xung quanh.
Kết cấu kiến trúc của Nhiệt Hải Cư khá đặc biệt, ngõ Tây Lĩnh là ngõ cụt. xuyên từ cửa trước đến cửa sau Nhiệt Hải Cư chi mất chừng trăm bước, nhưng nếu từ trong ngõ đi ra. rồi vòng đến cửa sau Nhiệt Hải Cư chí ít phải đi nửa canh giờ, chính vì kết cấu đặc biệt này nên có thể đảm bảo được cho Nhiệt Hải Cư trong lúc gặp nguy, người trong đó có thể nhanh chóng rút lui. Hôm nay cũng đã nó phát huy tác dụng để Lý Khánh An không bị phát hiện.
Lý Khánh An dẫn theo hai mỹ nữ Hồ cơ ung dung đi vào chợ Tây. Trong chợ Tây có rất nhiều Hồ thương, chí ít một phần ba là Hồ thương, có thêm tên Hồ thương Lý Khánh An cũng chăng có gì lạ. chỉ là hai nàng thê thiếp xinh đẹp đi cạnh đã thu hút không ít sự chú ý từ xung quanh mà thôi.
“Dalsi!, chúng ta đến tiệm gạo trước!”
Lý Khánh An nói tiếng Đột Quyết. Lý Dung được đổi tên là Dalsi. làm phiên dịch cho Minh Châu. “Minh Châu, lão gia nói chúng ta đến tiệm gạo xem trước.”
Minh Châu cười tươi như hoa. nàng thân mật khoát tay Lý Khánh An. mặt lộ vẻ ngọt ngào, nhưng lòng thì đang tức anh ách. rõ ràng Hồ thương đều nói tiếng Hán. thế mà tên người Hồ giả này lại cứ đòi nói tiếng Hồ. Minh Châu len lén véo mạnh vào tay Lý Khánh An. khẽ giọng nói: “Đại ca của muội, huynh không nói tiếng Hán được sao?”
Lý Khánh An quay đầu nhìn nàng nháy mắt cười nói: “Tiểu nương tử, nàng đang nói gì đó? Ta nghe không hiên!”
vẫn đang nói tiếng Đột Quyết, Minh Châu tức tối. thấy nụ cười của Lý Khánh An thật ám muội, nàng cũng không dám hỏi Lý Dung. chỉ đành quay đầu mặc kệ hắn.
Chợ Tây chủ yếu bán các loại sản phẩm dân sinh là chính, như trà. gạo, dầu. muối, vải, tơ tằm thông thường. dê, bò, lợn. bút mực giấy nghiên... có hàng trăm chủng loại, bán sỉ là chính, lượng mua hàng đều phải cực lớn. có hàng ngàn cửa hàng. trong đó chỉ có một số cửa tiệm là tài sản của tư nhân tự mua. đại bộ phận đều chỉ thuê để bán buôn. Chỉ khoản tiền thuê nhà tại hai chợ Đông Tây hàng năm cũng đã là khoảng thu không nhỏ cho triều đình.
Vật tụ theo loài, các cửa hàng bán cùng loại hàng hóa sẽ tập trung tại một chỗ. gọi là hàng. như hàng gạo, hàng vải, hàng dầu. hàng trà. hàng sắt... hơn nữa một số thương phẩm đại tông còn được phân loại chi tiết hơn. chỉ mỗi hàng gạo đã có hàng ngũ cốc, hàng gạo trắng, hàng gạo tẻ. hàng nếp... bốn hàng, nằm ở ngay chính giữa chợ Tây.
Từ cổ chí kim lương thực đều là tiêu điểm quan tâm của các triều, giá cả tăng giảm của nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến hung suy của cả triều đại. Lúc Đại Đường đang thời cực thịnh trung kỳ Khai Nguyên, giá gạo chỉ mười văn một đấu, vì thế trong bài thơi “ức tích”của Đỗ Phủ có viết: Khai Nguyên toàn thịnh nhật, tiêu ấp do tàng vạn gia thất; đạo mề lưu chi túc mễ bạch, công tư thương lẫm câu phong thực. (* Giải nghĩa: ngày toàn thịnh Khai Nguyên, dù là kho quan hay của dân đều thóc gạo đầy kho.)
Từ sau những năm đầu Thiên Bảo. thủy lợi Quan Trung dần dần bị bỏ hoang, thiên tai liên miên, đất đai bị thâu tóm. giá gạo cứ từng bước tăng cao. Năm dân chịu nạn đói vùng Hà Trung ùa vào Quan Trung. giá sạo lúc cao nhất có thể lên đến ba ngàn tiền một đấu gạo, sau đó cứ lúc tăng lúc giảm, mãi vẫn chưa từng ổn định qua.
Tiệm gạo ở chợ Tây đã có hơn một trăm mấy tiệm, đều là các tiệm lớn ngày xuất hàng ngàn thạch, về cơ bản đã lũng loạn thị trường cung ứng gạo của Trường An. các tiệm gạo nhỏ tại chợ trong phường đều phải đến đây lấy sĩ. Đương nhiên phía gần dãy kho còn có mười mấy tiệm của quan phương, nhưng ngày thường đều không mấy kinh doanh, chi đến nhưng năm thiên tai hoành hành, cần phải điều chỉnh giá lương thực thì tiệm quan mới mở cửa bán lương với giá thấp.
Thông thường tiệm gạo đều là đưa tiền ở cửa trước để mua gạo, còn cửa sau rút hàng. Phía sau thường có một con sông nhỏ, có rất nhiều đều dùng thuyền để chuyển gạo đi. Người đến mua hàng chủ yếu đều dùng thuyền, cho nên thường từ cửa lớn khó mà nhìn rõ được quy mô của tiệm gạo, tất cả nhất luật đều là thâm viện với cánh cửa nhỏ.
Lý Khánh An đi liền qua mấy tiệm, cuối cùng hắn tìm đến một tiệm gạo xem ra tương đối sạch sẽ. trên biển bài ghi bốn chữ “Hồ Hàng lão điếm”, biển bài đã khá cũ kỹ rồi. ước chừng chí ít trên năm mươi năm lịch sử.
“Chúng ta đi vào tiệm này xem thứ!”
Lần này Lý Khánh An lại dùng tiếng Hán. tiếng Đột Quyết chẳng qua là nhất thời muốn tạm che mắt thiên hạ. sau khi thân binh đã thông báo cho hắn biết là khôngphát hiện có ai theo dõi. cũng không có tình hình dị thường, hắn cũng không muốn cử cong lười mà nói tiếng Đột Quyết mãi.
Minh Châu đại hi. nàng cuối cùng cũng nghe hiểu rồi, vội cười nói: “Hay quá! Chúng ta vào đi!”
Lý Dung đi trước tiên, bọn họ vừa bước vào cửa lớn đã thấy có giúp việc nhiệt tình ra nghênh đón. Đợi khi hắn nhìn rõ người đến hóa ra là người Hồ, nhiệt tình của hắn cũng giảm bớt bảy tám phần, uể oải vô thần hỏi: “Các ngươi muốn mua bao nhiêu gạo?”
“Bọn ta muốn xem hàng trước.”
Tên siúp việc nghe hắn nói được một miệng tiếng Hán lưu loát, lại lập tức như sống lại. nhiệt tình nói: “Để ta dẫn các vị đi xem!”
Lý Khánh An thấy sắc mặt hắn thay đổi xoành xoạch chẳng khác gì con rồng đổi màu. hồi nónạ hồi lạnh, không khỏi cười mắng: “Cái tên siúp việc này, nếu còn chưa tinh ngũ thì đôi một người khác đi!”
Giúp việc cười mếu máo khổ tâm nói: “Khách quân không biết đó thôi, truyền đình nghiêm cấm bán gạo xuất cảnh, một khi bị điều tra ra. cả tiệm gạo đều bị liên lụy, nên bọn ta thường không dám làm ăn với bọn Hồ thương.”
“Đợi đã!”
Lý Khánh An cắt ngang lòi hắn. “Tây Vực không phải cũng là cảnh nội của Đại Đường sao? Ta từ Thạch Quốc đến đây, cả Thạch Quốc và Hà Trung cửu quốc giờ đều thuộc cảnh nội của Đại Đường, ta mua gạo về cũng là phạm pháp ư?”
Lý Khánh An cảm thấy kỳ lạ. hắn chỉ biết không cho bán gạo cho An Lộc Sơn. quy định nghiêm cấm bán gạo xuất cảnh này hắn không biết. Tên giúp việc này lấm lét nhìn nhì ra ngoài cửa. chi chi về phía bắc. hạ thắp giọng xuống nói: “Kỳ thực triều đình cũng không có quy định này, là do tiệm gạo quy định, chủ yếu là sợ bán gạo cho Hồi Hột. Ba tháng trước, tiệm gạo La Kỷ đã bán ngàn thạch lương thực cho một tên Hồ thương, kết quả tiệm sạo cũng bị đóng cửa. mọi người đều sợ hãi. cho nên quy định không cho phép bán gao cho Hồ thương. ”
Lý Khánh An bỗng chốc hiểu ra. việc này hắn có xem qua báo cáo của Thôi Càn Hữu, có một tên thương nhân Túc Đặc muốn bí mật chuyên gạo cho Hồi Hột. bị quân đội tuần tra biên giới phát hiện tóm được, không ngờ triều đình lại phạt tiền một vạn quan. Chắc đấy là do Lưu Mân kiêm nhiệm Thái phụ tự khanh làm.
Lý Khánh An gật gật đầu. cười nói: “Thế sao giờ ngươi lại nhiệt tình thế làm gì?”
Tên giúp việc cười nói: “Bọn ta gặp cũng nhiều người, khách thương có thể nói được tiếng Hán lưu loát nhất định đã ở lại Trung Nguyên từ lâu. đoán chừng mua gạo cũng do làm ăn tại Trung Nguyên, cho nên coi như linh động xử lý, Hồ thương người Đường ngoại lệ.”
Người 2ỌÌ là Hồ thương Đường cũng giống như người Mỹ gốc Hoa. thì là Đường gốc Hồ, Trường An chí ít có vài chục vạn người Hồ tại Đại Đường, trong đó có người vì chiến loạn tại cố quốc, cũng có người vì ngường mộ phồn vinh của Đại Đường mà đến. đã đến rồi thì không muốn về nữa. trường kỳ lưu lại Đường triều, và cũng đã được hộ tịch của Đường triều, đại đa số đều có thể nói được tiếng Hán lưu loát.
“Được thôi! Ta muốn mua gạo về Hà Nam. nhờ ngươi giới thiệu giá các loại gạo cho ta trước đã.”
“Được! Được! Khách quan xin hãy đi theo ta!”
Tên giúp việc dẫn họ đi vào trong đại đường ở giừa. Lý Khánh An nhìn từ bên ngoài thấy cái tiệm “Hồ Hàng lão điếm” này vắng va vắng vẻ, nhưng đi vào chính đường rồi hắn mới biết minh đã lầm to, trong đại đường có hàng trăm người, đại bộ phận đều là thương khách đến mua gạo, còn lại đều là giúp việc trong tiệm. Tiếng người rộn rã. khá ư náo nhiệt.
Đại đường có hình vuông, dài rộng chừng mười trượng, sát tường được kê đầy các loại giỏ tre thúng trúc đựng đầy các loại gạo mẫu. Lý Khánh An nhìn sơ qua. giá gạo đa phần đều khoảng chừng bốn trăm vãm. khiến hắn không khỏi giật mình.
Hồi đầu năm hắn có xem qua một báo cáo của Hộ bộ, giá gạo lúc đó là tám mươi văn một đấu. sao mới tháng mười mà giá sạo lại tăng gấp bốn lần. không lẽ vì di dân. hay vì chiến tranh?
Trong lòng Lý Khánh An bỗng thấy căng thẳng, phải biết rằng nếu gạo mà bán bốn trăm văn một đấu thì chắc chắn Lý Khánh An hắn sẽ bị bá tánh nguyền rủa hết tổ tông tám đời quá. Thế mà trong báo cáo của Bùi Tuân Khánh đưa hắn. toàn bộ đều là dân chủng Trường An ca tụng công đức hắn. nếu như thật sự ca tung thì sạo phải bán bốn mươi văn mới đúng chứ.
“Sao giá gạo cao thế?” Lý Khánh An chau mày lại, hỏi: “Năm nay Lũng Hữu không phải lương thực bội thu sao?”
Giúp việc lại cười khổ nói: “Lũng Hữu lớn được nhường nào chứ? Nếu một nơi Lũng Hữu bội thu đã có thể giải quyết vấn đề lương thực Trường An vậy thì cần tào vận làm gì?”