Nói dứt lời thím vội vã xoay người trở vào bệnh viện. Tôi đứng hình một chút rồi đuổi theo. Anh của chú Vương Quân quả nhiên là Vương Đình, tuy vẻ ngoài trông trẻ trung hơn, được rồi, chuyện này coi như chấp nhận được đi. Nhưng “cuối cùng cũng mất” là sao?
Tôi theo bước chân thím đi vào phòng bệnh. Trên giường bệnh, một người trông đã ngoài 50, gương mặt có chút khắc khổ nhưng an tĩnh qua đời, trên khóe mắt còn vương chút lệ, bên môi phảng phấy như nở nụ cười mãn nguyện.
Bỏ qua vẻ ngoài vô cùng gầy yếu nhợt nhạt, quả có nét giống chú Vương Quân. Bỏ qua những nếp nhăn chằng chịt của thời gian hằn trên gương mặt thì so với người tôi mới tiếp chuyện cách đây mấy phút, không khác nhau là mấy. Trong phòng có một y tá đứng kế bên chờ sẵn, vừa thấy thím liền nhẹ giọng thông báo ngay.
-Bác ấy cuối cùng cũng ra đi, trút hơi thở vào lúc 5giờ 15 phút sáng nay. Thật sự tựa như có linh tính, khoảng hơn 5 giờ sáng trong lòng tôi như có lửa nóng, bứt rứt không yên. Đáng ra 7 giờ, như mọi khi tầm đó tôi mới phải qua xem tình hình truyền dịch thế nào. Ban đầu tôi thấy tín hiệu của máy đo điện tâm đồ đột ngột dâng cao mà gấp gáp, sau đó bác ấy hấp háy mở mắt. Nhìn tôi một chút rồi nhắm lại, tôi còn chưa kịp vui mừng thì tiếp theo sóng điện não hạ thấp và chậm dần, cuối cùng chỉ còn một đường thẳng. Tôi bàng hoàng một lúc mới hốt hoảng gọi ngay cho thím.
Y tá nói xong mới bắt đầu tháo các dây kết nối. Tôi nghĩ lúc đó chính là khoảng thời gian mình còn đang trên đường tới đây. Vậy ra người tôi trò chuyện là một linh hồn? Ông ấy mấy hôm trước tôi còn nhìn thấy ngồi trong nhà thẫn thờ trên chiếc ghế gỗ bập bênh, mà giờ đã nhắm mắt xuôi tay.
- Cảm ơn cô đã để tâm chăm sóc bác ấy mấy năm này.
-Không có gì, đây vốn là bổn phận và trách nhiệm của cháu. Bác ấy ra đi không đau đớn kịch liệt gì hết, rất nhẹ nhõm, cứ như thể trút được gánh nặng vậy.
Thím Vương nghe vậy đồng tình, gật gật.
-Bác ấy hôn mê đã 20 năm nay, cuối cùng đã có thể yên nghỉ nơi chín suối. Có lẽ giờ này, linh hồn hai anh em bọn họ đang đoàn tụ cũng nên.
-Bây giờ chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau, nên cháu không được làm mẹ buồn. Bởi vì nếu bà ấy vì thế mà bỏ mặc, thì sẽ chẳng còn ai quan tâm lo lắng cho cháu hết. Cho nên phải vâng lời mẹ, có hiểu không?
Nó gật gật, rồi đáp.
-Bố cháu lúc trước có dặn dò rồi, ông ấy nói sẽ đi rất xa, rất lâu, nói những lời y như chú vậy.
-Mẹ không khóc, không khóc nữa, con ngoan. Chúng ta sẽ sống vui vẻ, để ông ấy không phiền lòng, có thể an tâm bên bác Vương con.
Hai mẹ con họ chào tôi một lần nữa rồi dắt nhau bước đi. Tôi nghĩ, con trẻ vốn ngây thơ trong trắng như tờ giấy, về sau lớn lên bị bôi đen thế nào một phần là do gia đình giáo dục, một phần là do môi trường xã hội tiếp xúc. Sau này, không biết lời hứa lúc nhỏ có thể bảo lưu bao lâu theo thời gian bào mòn.
Về phần Vương Đình, có lẽ do chấp niệm đối với Thu Sương quá sâu sắc mới khiến ông ấy duy trì được sự sống một cách thần kỳ như vậy. Ông ấy chỉ muốn được lên chiếc xe từng trở Thu Sương rời đi, để gặp lại cô, nói ra những lời thầm kín ấp ủ mà lúc trước không đủ can đảm bộc bạch. Vì dương giới không có Thu Sương tồn tại nên ông ấy không cần tỉnh giấc. Ngày qua ngày, tháng nối tháng, năm tiếp năm, mòn mỏi ngóng trông đợi chờ vẫn không bào mòn được mong ước đó.
Tôi chưa từng yêu thương ai mãnh liệt tới mức ấy, cho nên đúng là có chút hâm mộ việc biến chấp niệm nhớ mong một người thành thứ phép thuật màu nhiệm giúp ông ấy tự duy trì được sự sống cho đến ngày chiếc xe chấp nhận Vương Đình lên. Có lẽ từng ấy năm trôi qua, dài đằng đẵng như thế trong cô đơn tịch mịch vì chẳng một ai nhìn thấy, hay nghe được Vương Đình nói chuyện, thành ra ông ấy mới tự phong bế bản thân trong một tình trạng đờ đẫn, đóng khung thời gian lại chỉ vào ngày xảy ra thảm kịch.
Yêu một người đậm sâu như thế là tốt sao? Nhưng khi bị phản bội con tim sẽ vỡ nát thành vô vàn mảnh vụn, khi ấy lý trí mất rồi, thì thể xác cũng chẳng cần thiết nữa. Sẽ giống như Chuyên Tôn Phượng San, buông xuôi tất thảy, hoặc như Thu Sương, hủy hoại bản thân. Tôi lắc đầu, cho nên có phần không mong muốn một người nguy hiểm như thế xuất hiện thao túng đời mình. Bởi vì lòng người gian xảo khó đoán, trăm đường vòng vo như mê cung. Tìm chân ái như tìm kim trong biển sóng, thà cứ như khách nhân quạt mát thưởng trà, ngắm trăng trong nước hoa trong gương còn khiến cho người ta tiếp tục ngâm thơ ảo tưởng. Chỉ sợ một khi lỡ trao trái tim cho đối phương, thứ đón nhận lại, là hụt hẫng thất vọng, bởi có câu “Sông sâu còn có kẻ dò. Lòng người nham hiểm ai đo cho vừa?”
Khi trở về ,đi qua dãy hành lang chợt vang vọng vô số tiếng oán than trách cứ của rất nhiều người chồng chéo lên nhau khiến tôi dừng chân nhìn sang. Trong căn phòng rộng lớn kê rất nhiều giường bệnh, thấy rất nhiều người đang ngồi hoặc đứng bên giường bệnh, khóc lóc nức nở mà thương tâm.
Giừơng bệnh kê ngay cửa ra vào là vắng vẻ và im lặng nhất, đó là chị Trương đang ôm một người. Tôi nhíu mày bước chân vào, rồi khi nhìn thấy thân ảnh chị Trương ôm thì không khỏi chết sững. Là Trương Hằng.
Tôi nhìn xung quanh, những y tá đang khuyên bảo người nhà của bệnh nhân bớt đau lòng. Một số y tá đang di chuyển giường bệnh ra khỏi phòng, kéo theo việc người nhà cũng đi cùng. Tiếng khóc lóc ầm ĩ vì thế được giảm bớt.
-Tiểu Hằng của tôi, tiểu Hằng của tôi mất rồi. Con tôi, nó bỏ tôi mà đi rồi. Bố nó không còn nữa, giờ lại tới lượt nó, tôi biết phải sống sao? Tôi làm sao mà sống tiếp được nữa đây hả ông trời ơi?
Chị Trương ôm con gái vào lòng, một tay vuốt ve khuôn mặt cô bé, giọng nói nghẹn ngào khiến người nghe cũng mủi lòng. Thì ra, cách đây mất phút trước người tôi nói chuyện lại là linh hồn của cô bé này. Trương Hằng lúc đó ra đi có vẻ bình thản nhưng rất không an tâm vì lo lắng cho người mẹ.
-Chị Trương, thật ra tôi vừa gặp Trương Hằng ở bến xe bus bệnh viện. Cô bé nói xin lỗi vì không thể ở bên cạnh. Cô bé mong chị đừng đau lòng thêm cũng không cần phải rơi lệ nữa.
Chị Trương dĩ nhiên nghe thấy những lời tôi nói sửng sốt một chút rồi lắc đầu không tin tưởng.
-Cậu biết không, hôm qua con bé nói ở trường sẽ được bạn mời ăn cơm ở căntin nên lúc đi học không cầm theo đồ ăn như mọi khi. Chẳng ngờ bữa đó lại bị ngộ độc thức ăn, toàn trường gồm hơn trăm em học sinh, lại có tới 20 mấy đứa không qua khỏi, trong đó có Trương Hằng nhà tôi. Cậu nói xem tôi đã mất chồng giờ mất con, tôi có thể không đau lòng không rơi lệ sao?
Tôi thấy vậy nghĩ mình cũng lên rời khỏi được rồi, lững thững bước tới bến xe. Mặt trời tỏa sáng rực rỡ xua tan hết sương mù lạnh lẽo, ban phát hơi ấm miễn phí mà công tâm tới tất cả mọi loài.
Cuộc sống đầy dẫy những bí ẩn khó đoán, có vài thứ hoặc sự việc không cách nào giải thích bình thường được, chúng ta chỉ có thể suy diễn những hiện tượng này, ví như chiếc xe đó. Theo như lão tác giả của mấy cuốn tự thuật về quá trình lang bạt kiếm cơm, lão cũng từng kiến thức qua.
Xe trở Trương Hằng và Vương Đình đó gọi là xe tang, chuyên đưa tiễn linh hồn người chết về âm giới. Những nơi nó thường xuyên dừng chân ghé thăm chính là bệnh viện, những ai chết rồi thì mới được lên xe. Vương Đình không được phép lên xe bởi khi ấy ông ta coi như vẫn đang sống. Chỉ đến khi ông ấy dốc bầu tâm sự, cõi lòng nhẹ nhõm thảnh thơi, thì cũng là lúc linh hồn chính thức rời bỏ thể xác và chiếc xe sẵn sàng đón tiếp.
Có thể bạn không tin những chuyện hoang đường như thế vì chưa tận mắt chứng thực qua. Nhưng mọi thứ đều có thể xảy ra, đâu đó trong thành phố sầm uất, nơi bạn đang sinh sống, vẫn có một chiếc xe không ai biết tới, lặng lẽ đi khắp nơi, thu thập linh hồn những người đã hưởng hết dương thọ, đưa họ về đúng nơi cần an nghỉ.
Quá trình ngủ đông không dành cho con người, là cơ chế của một số loài động vật đối phó với khả năng sinh tồn, nhằm giảm bớt các hoạt động trao đổi chất đến mức rất thấp bao gồm thở, nhịp tim, thân nhiệt đều giảm xuống. Lúc này năng lượng sử dụng để duy trì sự sống được lấy chủ yếu từ chất béo (lipid).