Thiên Huyền Địa Hoàng

Chương 127: Khách nhân đến



Khi tôi đi tới trạm gác nơi cổng ra vào, qua khung cửa sổ, đèn điện sáng trưng, bên trong mùi thức ăn lan tỏa cùng hơi ấm bếp than. Trong phòng có ba nam nhân, đều ở độ trung tuổi, đang vui vẻ quây quần ăn bữa khuya, nhìn thấy tôi đứng phía ngoài, một người chợt dừng đũa, nghi hoặc hỏi.

-Gì thế cậu trai trẻ?

Tôi ngập ngừng một chút rồi hỏi.

-Có một lão nhân...và một con chó.

Đột nhiên, có cảm giác như bị ai nhìn, tôi xoay đầu về phía cổng, qua những trấn song, bên kia đường, nơi trạm chờ xe buýt, dưới ánh sáng đèn đường, có thân ảnh mờ ảo của một lão nhân và con chó nhỏ bên cạnh.

-A, chẳng lẽ mày chính là thằng nhóc bất hiếu giờ này mới chịu vác xác về?

Đột nhiên người đó hét ré lên rồi hùng hổ lao về phía tôi, túm lấy cổ áo hằn học mắng mỏ. Tôi kinh nghi, dùng hai tay hết sức bình sinh đẩy gã ra.

-Tôi không hiểu chú nói cái gì hết.

Người trong trạm gác cũng kéo hết ra ngoài, bao vây tôi. Kẻ bị tôi đẩy cho loạng choạng suýt vấp ngã, ngờ vực hỏi lại.

-Mày, không phải con lão Trần sao?

-Nói cái quỷ gì thế? Tôi chỉ là hai lần được tiếp xúc với một ông lão làm bảo vệ ở đây thì có chút quan tâm hỏi thăm thôi.

Một người khác tới bên gã vỗ vỗ vai can thiệp.

-Phải đó, cách đây mấy hôm tôi nhìn thấy cậu ta đưa người thân tới đây hỏa táng mà.

Người đó nghe thấy đồng nghiệp nói vậy mới hết hung dữ với tôi nhưng vẫn căng thẳng.

-Thế giờ này rồi cậu còn lảng vảng ở đây làm gì?

Tôi lại đưa mắt nhìn ra ngoài đường, một chiếc xe bus nhanh chóng đi đến, êm ru như lướt gió, dừng lại ở bến đợi, một màu nâu xám nham nhở, cùng gỉ sét bao phủ như thể bị phơi mưa nắng, đày sương gió cả thế kỷ. Chiếc xe lại nhẹ nhàng lăn bánh dời bến, mang đi thân ảnh của lão nhân và con chó nhỏ.

-Khoan, cậu nói gặp lão Trần sao? Ở đâu? Bao giờ?

Một người khác chen vào.

-Vừa mới nãy thôi.

Cả đám người lớn nghe thấy tôi nói vậy ai cũng đều câm nín như bị khâu miệng, mãi một lúc sau một người khác mới bùi ngùi lên tiếng.

-Lão Trần một phần vì tuổi cao sức yếu, phần lớn vì quá nhớ thương đau lòng về thằng con xa nhà biền biệt mấy chục năm trời mà ốm nặng rồi mất cách đây 1 tuần.

Tôi nghe thế cũng không quá sửng sốt, vừa nhìn thấy chiếc xe Tang đón lão là tôi cũng đoán ra rồi. Chợt một người tò mò hiếu kỳ hỏi.

-Thế lão Trần nói gì vậy cậu? Thật ra tôi làm ở đây đã lâu nhưng ma quỷ gì đó vô phúc được chứng kiến.

-Cũng không có gì đặc biệt, chỉ là...muốn tôi thường xuyên viếng mộ người thân thôi... Phải rồi, còn con chó?

Một người khác đáp.

-Con chó thật khiến người ta nhìn vào mà đau lòng, từ khi lão Trần mất, nó cứ ngồi nơi thờ cúng của chủ, chúng tôi đưa thức ăn cho mà nó không thèm nhìn tới, chỉ ngồi ở đó buồn bã...chắc cũng trụ không lâu được nữa.

Tôi gật gật.

-Tôi muốn quay trở lại thắp cho lão nén hương, có được không?

Đám người lớn nhìn nhau rồi để lại một người, còn lại trở vào bữa ăn, chính là cái người hung dữ với tôi. Trên lúc dẫn đường gã có trò chuyện đôi ba câu với tôi. Được biết gã làm bảo vệ ở chỗ nghĩa trang cũng hai chục năm, kém hơn lão Trần năm năm, hai người cũng khá thân thiết. Lão Trần một mình khổ cực tần tảo nuôi con ăn học khôn lớn, đến khi nó lấy vợ phương xa, cũng chỉ gọi điện báo về một tiếng chứ không được tới tham dự. Từ đó cũng hai chục năm nhưng chưa lần nào về quê nhà thăm cha già mà chỉ gọi điện hỏi thăm, tiền phụng dưỡng một đồng cũng không thấy gửi, thậm chí hỏi cư trú ở đâu cũng chỉ nói chung chung là ở Hồng Kông. Như thể đang dấu diếm không cho lão Trần biết mà tới làm phiền và che dấu cả bên kia để họ không biết về một lão già cặm cụi sớm hôm nơi nghĩa trang kiếm tiền tự trang trải cuộc sống.

-Thằng bất hiếu, đến khi lão Trần mất là chúng tôi bỏ công đứng ra lo liệu hậu sự, tiền ma chay thì của lão Trần từ lâu đã chắt chiu dằn dụm. Trước khi mất là chúng tôi ở bên cạnh, giọi điện cho thằng con thì nó chỉ báo đang có việc bận không dời ngày được. Con với chả cái, dù có mấy tấm bằng cử nhân thạc sĩ gì đó trong tay mà đối xử với cha mẹ như thế thì cũng chỉ là rác rưởi. Nuôi cái thứ không bằng súc sinh đó đúng là phí cơm tốn gạo. Vô phúc cho cái con vợ có thằng chồng như thế, rồi sau này nó làm sao có tư cách mà dạy bảo con cái của nó. Hừ! Phải tay tôi thì từ mặt nó luôn cho đỡ bận lòng, đúng là nghịch tử mà.

Gã bứt xúc nói một thôi một hồi, tôi không cắt lời, im lặng lắng nghe từ đầu tới cuối, chẳng mấy chốc cũng tới nơi. Con chó vẫn còn cuộn tròn trên nền nhà, phía trên là khung thờ đặt tro cốt lão Trần.

Tôi chạm tay vào con chó, quả nhiên lạnh ngắt, nó tất nhiên cũng chẳng thể động đậy được nữa.

-Có thể chôn nó ở gần đây không?

-Được được, cậu đợi một lát, tôi đi lấy xẻng.

Tôi thắp cho ông ấy nén hương thơm, nghe nói tâm nguyện của người sống có thể nhờ vào mùi hương của nhang mà truyền đạt tới thần thánh hoặc người quá cố. Mà người đã mất cũng là nhờ mùi của nhang và ánh nến mà tìm trở lại nơi tưởng nhớ họ.

Tôi nhìn giờ hiển thị trên điện thoại, đã hơn 21 giờ tối và là thời gian của ba ngày sau. Tôi ôm con chó tới bên một cây bách cao lớn, từ xa nhìn thấy gã trung niên trên tay cầm lấy cái xẻng chạy lại. Tôi đón lấy bắt đầu đào một cái hố, chỉ vài ba nhát xẻng là có thể đặt con chó vào, sau đó vun đống đất đắp lại, u lên một chút, nhổ một cụm cây cúc trồng lên đó, xung quanh đặt mấy viên đá.

-Cậu xem, nuôi chó bằng cơm thừa canh cạn, lúc mình chết nó lại đau thương tới mức này, hẳn lão Trần cũng được an ủi phần nào. Tôi cũng có chút ngưỡng mộ. Có câu con không chê trách cha mẹ khó, chó không chê bai chủ nghèo khổ. Con chó còn biết ơn nghĩa là thế mà thằng con thì lại...Haizz.

Trong đạo lý kinh Phập có nói, quả kiếp này gặt được là do nhân gieo kiếp trước gây lên. Nợ nần gì đó kiếp này trả xong rồi, mong kiếp sau chủ tớ bọn họ sẽ bình an thanh nhàn.

Những bông tuyết theo gió rơi xuống nhân gian càng lúc càng nhiều, tiếp tục phủ lên vạn vật một màu trắng tuyệt mĩ không chút tì vết.

Có một truyền thuyết kể rằng, xa xưa thế gian chỉ có mùa xuân vô cùng dễ chịu, nhưng bởi con người sống quá lâu trong hạnh phúc nên không biết trân trọng, không còn đối xử với nhau ấm áp nữa. Vì thế thiên thượng mới tạo ra mùa đông, để nhắc nhở con người không thể sống ích kỷ một mình. Nhưng đôi khi con người vẫn cư xử với nhau quá tuyệt tình, ngài mới tạo ra những trận tuyết để trừng phạt phàm nhân. Tuyết như những đóa hoa mỹ lệ nơi nhân giới, khi con người nhìn thấy chúng sẽ nghĩ tới việc trở về nhà, trở về tổ ấm đầu tiên, đó là nơi bạn dễ dàng tìm thấy hơi ấm bình an hạnh phúc qua ánh mắt quan tâm, cái nắm tay siết chặt và cái ôm nhẹ nhàng mà tràn ngập yêu thương.

-Lạnh thật đó! Này, cậu cũng mau về nhà đi. Thôi tôi chạy đi trú rét trước đây. Ai da món lẩu, tôi còn phải về với chúng, mùa đông ăn lẩu là số 1.

Gã rùng mình run rẩy nói, răng như va vào lập cập, từ miệng thả ra một luồng khói trắng, kéo khóa áo khoác càng cẩn thận lại rồi cầm lấy cây xẻng bỏ chạy trước.

Tôi thở dài nhìn trời đêm như muốn sáp nhập với mặt đất, tuyết cứ rơi với cái đà này thì không khéo ngày mai trẻ con khắp nơi có thể chơi trò đắp người tuyết được đấy.

Tuyết rơi xuống tán ô đen nhánh...dưới tán ô là thân ảnh một người. Người đó vẫn diện kiểu thời trang phong phanh như thách thức cái lạnh vài ba độ. Đi đôi giày vải đỏ cao cổ, mặc chiếc quần cộc xanh rêu, chiếc áo đen bó hở rốn bên trong và áo khoác lụa là trắng toát bên ngoài.

Mái tóc ngắn xoăn xoăn khẽ lay động, nửa mặt phía trên bị băng kín bằng một dải lụa xanh tím nhạt...Trên vai, Bông Tuyết ngồi chễm chệ nơi đó, chít chít hai tiếng báo hiệu.

-Cậu Mặc, tôi tới rồi đây!

Những bông tuyết đậu trên tán ô đen mướt, dưới tán ô là thân ảnh có chút quen mắt, giọng nói cũng có chút quen tai.

-Đã lâu không gặp...Mạnh Chương.

Tôi nói, bước chân lại gần hơn.

-Mắt anh sao phải băng bó thế kia?

-Tôi dùng khí để cảm nhận mọi thứ.

-Khí?

-Ừ, tựa như ném một viên sỏi vào mặt nước, phá vỡ bình lặng, tạo ra sự giao thoa của các vòng tròn khiến chúng lan tỏa không ngừng. Khi cậu phát ra một dòng khí tác động tới một vật thể khác, nó cũng sẽ vô thức ít nhiều đáp lại, từ đấy tôi có thể nắm bắt được đó là vật sống hay chết, xa hay gần và cả tình trạng kết cấu của nó.

- Anh nói quá cao siêu thâm thúy, tạm thời tôi chỉ có thể hiểu, cơ bản là, bị mù đúng không?

Mạnh Chương nghe thế chợt nhấc môi cười cười. Tôi không có biểu tình gì thừa thãi hết, đã bước tới trước mặt anh ta. Thì ra bị khiếm khuyết như thế nên mặt nạ nơi mắt mới không cần đục lỗ, xem ra đó cũng là hàng được đặt sẵn làm riêng.

-Không cần đeo mặt nạ sao?

-Chỉ khi cần giết người.

Gã nhàn nhã nói, tiểu bạch thử chạy xuống leo lên người tôi.

-Làm sao anh biết tôi ở đây? Chẳng lẽ nhờ Bông Tuyết?

Gã gật nhẹ thừa nhận. Tôi bước qua lại hỏi tiếp.

-Bằng cách nào chứ?

Mạnh Chương xoay người lại, thong dong đáp.

-Vì tôi là một pháp sư Khiển Linh Thú.

Tôi bước thêm mấy bước, kéo giãn khoảng cách rồi xoay người lại.

-Thông qua mắt và tai của Bông Tuyết mà quan sát những gì tôi nghe thấy và chứng kiến dù ở khoảng cách xa xôi?

Mạnh Chương lại gật gật đồng tình. Thế này coi bộ không ổn lắm, tôi mấy lần khỏa thân trước mặt tiểu bạch thử thì phải? Đáng nhẽ gã ta phải nói rõ ràng với tôi trước. Hừ!

-Cậu an táng người thân nhưng vẫn để lại tro cốt sao?

-Có gì không ổn?

Mạnh Chương cười nhạt một cái mới chậm chãi nhả lời.

-Biết không, tên Giám Binh là một Vong Linh Sư, chỉ cần có tro cốt liền có thể tạo ra một người có bộ dáng y như lúc sống, để cho gã mặc sức điều khiển...Kẻ có thứ để lo lắng bảo vệ, sẽ luôn trong tình trạng bị động yếu thế, gánh nặng vì thứ quan trọng sẽ kéo cậu xuống...Nếu muốn cường đại, cần phải loại bỏ mọi điểm yếu, có hiểu không?

Tôi chỉ có thể dự cảm không yên lành, còn cụ thể là gì thì gã nói quá mập mờ, tôi nghe chưa tỏ tường.

-Nghe nói cậu có thể đầy lùi được tên Giám Binh sát nhân thành tính đó... khiến tôi có chút hứng thú tò mò. Hôm nay có thể cho tôi kiến thức lại sức mạnh đó không? Nếu có thể khiến tôi mở rộng tầm mắt, vậy thì tro cốt của người thân cậu, sẽ được tôi bảo đảm an toàn...Bằng không, sợ một mai tên Gíam Binh nhớ lâu thù dai bụng dạ tiểu nhân mò tới nơi này, động tay động chân tới tro cốt người thân của cậu.

Tôi nhìn gã, im lặng hồi lâu, cảm giác từ vùng đan điền có một cỗ nhiệt lưu đang sục sôi dâng trào. Hai tay tôi vô thức siết chặt, giọng nói càng trở lên băng lãnh.

-Ra chỗ khác, tôi không muốn đánh nhau ở nơi này.

Nói dứt lời tôi xoay thân bước đi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.