A Hoa và Tiểu Trà chạy vào vừa đúng lúc Thiên Hương dẫn đầu đạp cửa tiến vào phòng trong. Một mùi hôi thối quen thuộc lao tới, như một trận gió càn quét nơi cống rãnh xa xôi đột ngột tập kích đến, khiến người ta nhíu mày nhăn mặt không muốn tiến bước.
Bên trong tối như bưng mắt, gió đột nhiên cũng không buồn nhúc nhích, chỉ có mùi hôi thối lởn vởn đung đưa. Xung quanh dường như chứa mấy thứ đồ gì đó không rõ ràng. Bóng tối sâu bên trong dày đặc bao phủ, tưởng như có thứ gì đang ngồi ẩn núp trong đó trừng trừng hung hãn nhìn lại khiến người ta vô thức lạnh sống lưng.
Thường công tắc đèn được đặt ngay lối ra vào, mò một lúc cũng ra, vừa bật lên phút chốc mọi thứ đang im lìm ẩn mình vào bóng tối trở lên sáng sủa vô hại. Bên trong giống như phân xưởng với hệ thống máy móc chế biến, phân làm hai bên trái phải ở giữa là lối đi, không rộng nhưng khá dài. Tôi chán ghét nhìn, một dây chuyền trục lợi từ xác trẻ nhỏ. Sao con người tàn nhẫn tới mức có thể vì nhu cầu thoải mái của cá nhân mà đến đứa trẻ chưa đủ một tuổi cũng không bỏ qua?
Tôi lầm bầm trong miệng.
-Tham lam quá độ là căn nguyện của mọi tội ác. Mà con người thường bị lòng tham làm cho đầu óc u mê không còn phân nổi đúng sai, chẳng còn biết chừng mực.
Phong Linh đi phía trước sau cùng trong nhóm Thiên Hương, cách tôi một người. Chợt lùi bước đi tới bên cạnh tôi, nhỏ giọng nói.
-Tại Trung Quốc, hàng năm có tới 13 triệu ca nạo phá thai, tương đương mỗi ngày có hơn 35.000 thai nhi bị hủy bỏ. Theo quan niệm của người Trung Quốc xa xưa, sản phẩm từ những bào thai và xác trẻ sơ sinh là vị thuốc dân gian “độc nhất vô nhị” chữa được nhiều chứng bệnh hiệu nghiệm. Chuyện này nhiều người dân cho rằng bình thường, nên nó vẫn được lưu hành tới tận xã hội hiện đại. Chỉ là gần đây bùng nổ dữ dội quá mức, còn xuất khẩu sang tận Hàn Quốc chẳng may lại bị cơ quan cửa khẩu bên đó nghi ngờ rồi kiểm tra phát hiện. Sự việc tuy vỡ lở nhưng nhanh chóng bị chính quyền nước nhà ém nhẹm, song báo Nhân Quyền vẫn hay tin mới nhờ chúng tôi đi điều tra thực hư.
-Nếu không tới mức thâm thù đại hận, thì trong tình thế rối ren như vậy thường thì thân ai nấy lo, mạng ai nấy giữ. Xem khí chất bọn họ cũng chẳng phải hạng tiểu nhân bỉ ổi, không đục nước béo cò tới mức đó đâu.
Việc trèo xuống bằng dây thế này khiến tôi nhớ lại cái lần leo dây lên một miệng hang cách 5m nhưng trong tình trạng hai tay bị tổn thương thể chất cũng suy yếu. Vô cùng vất vả đau đớn. Nhưng giờ khác rồi, leo xuống rất dễ dàng, cũng chẳng sâu, ước chừng 12 m. Bốn bề đều bốc lên mùi xi măng cốt thép, không hiểu Âu Tử Dạ dùng phương pháp gì phá nát mặt nền bê tông chắc chắn dày dặn? Quaí vật thật.
Đi qua độ 2m là bốc lên mùi đất cát bạc màu, sau đó đột ngột khoảng trống mở rộng, cũng lạnh lẽo hơn, thì ra phía dưới hố khá thoáng rộng, bề mặt đặt chân cũng rất ngổn ngang, đất đá vỡ lở la liệt bốn bề.
Ba người kia đều đội mũ đèn mỏ, hình như đang quan sát sờ mó một mặt tường đất. Tôi tiến tới hội nhập, liền phát hiện đây không phải là mặt tường bình thường, hình như là một bức tranh khá lớn, điêu khắc một thứ gì đó có chút quen thuộc.
Bức tranh hình như không có màu sắc tô vẽ, chỉ đơn thuần là đất sét màu xám đen đắp thành, bề mặt nhiều chỗ còn bám bụi đất cát che lấp đi đường nét.
Thiên Hương dùng cả hai bàn tay có đeo bao tay phủi bớt bụi đất đá lên những bề mặt cô chạm tới. Thật ra bụi đất đá cũng không nhiều, hiển nhiên là do Âu Tử Dạ đi vào trước đã khiến nó rơi rụng vơi bớt. Sau một hồi tỉ mẩn đứng quan sát, các đường nét còn khá nguyên vẹn dần hiển lộ ra hoa văn liên tục ngoằn ngoèo, một bức tranh rất rõ ràng.
Tôi lắc nhẹ đầu, người cuối cùng bước vào, cánh cửa sau lưng nặng nề khép lại dày cỡ 20cm, chia làm hai phần không đồng đều, mặt sau chủ yếu là đá tảng cấu thành. Tôi tò mò ngước nhìn, không rõ cơ quan vận hành được ẩn giấu ở chỗ nào. Ngoài tiếng chuyển động mở cửa, cũng không nghe thấy bất cứ âm thanh bánh răng nào di chuyển thì phải? Mà hai nửa không ngay ngắn sau khi khép lại hoàn toàn, là một mặt đá xanh cứng rắn trơn nhẵn, hoàn chỉnh tới mức cái khe hở nhìn hầu như không thấy. Như thể đột nhột biến mất, như thể là một bức tường đá nguyên vẹn cấu thành khiến người nhìn ngỡ ngàng nghi hoặc.
-Nó không sử dụng cơ quan nào đâu. Các pháp sư của Miêu tộc chủ yếu dùng máu và khí của bản thân để tạo phong ấn và kết giới.
Đột nhiên Mạnh Chương ở phía sau tôi lên tiếng.
-Niệm có thể bảo lưu tại một chỗ mấy ngàn năm nếu như khí của người tạo ra đủ vững mạnh. Nghe tổ tiên của chúng tôi truyền lại, mỗi một cánh cửa Mộc Xà chính là nơi vào của một Âm Huyệt được chôn sâu dưới lòng đất. Để cửa Huyệt cũng như lối đi bên trong không bị tác nhân bên ngoài phá hủy, bọn họ dùng máu và khí liên kết lại, ngay đến bom mìn cũng không làm sứt mẻ. Muốn mở ra cũng phải dùng máu và khí để tác động.
Mạnh Chương vừa nói vừa vỗ vỗ vào mặt tường đất, khô khan nhưng không nứt nẻ. Không khí trong này bốc nên mùi vị không quá khó ngửi, mùi đất đơn thuần, mùi của phân côn trùng.
Điều gã vừa tiết lộ khiến tôi càng cảm thấy Niệm thật quá sức huyền ảo nên có chút ngây ngốc nhìn Mạnh Chương. Người mất rồi nhưng Niệm vẫn còn trường tồn? Lại nghĩ tới cửa đá trong lòng cống ngầm Bàn Cẩm, nếu nó cũng là nơi dẫn vào một cửa Huyệt thì có chút không thích hợp, vậy chẳng ra có hai Huyệt ở gần nhau sao? Nhưng từ đền thờ trên mặt đất dẫn xuống đền thờ dưới lòng đất lại không có cánh cửa nào như thế?
Tư Đồ và Cung Trường Lĩnh đều đeo kính, không cần dùng tới đèn pin. Gã khoe khoang, đây là loại kính nhìn đêm ACOG bức xạ nhiệt, không chỉ cho phép nhìn thấy vật sống trong bóng tối mà còn thấy mọi thứ khác một cách rõ ràng dù không cần nguồn chiếu sáng. Nó vừa dùng sợi quang học vừa dùng chất phát quang tritium (một đồng vị phóng xạ của hydro). Có điều giá cả tất nhiên hơi chua chát, cũng không dễ tìm mua.
Ba người kia đi đầu, hai tên đó đi cuối, tôi và Mạnh Chương đi giữa. Có lẽ vì đi đông người, nên cảm giác bất an lo lắng không nhiều.
Chúng tôi cũng không phải đi lâu, vì sau đó thông đạo phân làm hai lối. Thế này, đông người lại còn chia bè phân phái, không biết có thống nhất ý kiến được không hay là từ bây giờ “tôi đi cầu độc mộc anh đi đường cái quan”?