Tuy rằng Phùng Tước được ông nội ủng hộ nhưng vẫn không được cha mẹ thông cảm, cha anh là Phùng Quốc Quân thì còn đỡ nhưng từ đó về sau, Trần Di rất lạnh nhạt với Phùng Tước, lấy hành động để tỏ ý không ủng hộ với việc này.
Với Trần Di mà nói, bà không phải là người của thời đại đầy nhiệt huyết ấy, bà là một Đảng viên nhưng bà cũng là một người mẹ. Phùng Tước đã chuẩn bị tốt, sẵn sàng gánh vác mọi thứ nhưng thân là mẹ sao bà có thể nhìn con mình đường thẳng không đi lại đi đường vòng? Bà sẽ không tin, Phùng Tước không ở bên Cố Trường Khanh thì sau này sẽ trở thành tham quan, làm những chuyện nguy hại đến quốc gia. Con của bà bà hiểu, nếu thực sự có thể làm ra những chuyện như vậy thì đã chẳng còn là Phùng Tước!
Hơn nữa khóc lóc, gây rối, thắt cổ chẳng phải là tính cách của bà, bà biết dù bà có nói đến rách miệng thì Phùng Tước cũng sẽ không nghe lời bà cho nên chỉ có thể dùng sự im lặng để tỏ ý chống đối. Mặc kệ Phùng Tước dỗ dành bà thế nào bà cũng không để ý đến anh, rất có khí thế nếu con không chia tay với nó thì mẹ sẽ không nhận con là con của mẹ.
Thấy mẹ như vậy lòng Phùng Tước cũng có chút khổ sở nhưng mỗi lần gặp Cố Trường Khanh anh đều không biểu lộ gì ra ngoài, lúc nào cũng vui vẻ như chẳng xảy ra chuyện gì hết.
Thời gian cứ trôi qua từng ngày từng ngày.
Mùng 5 tháng 1.
– A… Đừng đánh… Đừng đánh.
Ở một góc tối gần sòng bạc truyền đến tiếng kêu la thảm thiết.
Mấy người đàn ông vây quanh một người, quyền đấm cước đá.
– Dừng tay!
Một người mặc đồ đen, đeo kính râm ngồi một bên nhìn Âu Dương Kính co rúm người lại, chậm rãi nói:
– Âu Dương Kính, lúc trước ông vay của chúng tôi 500 vạn, giờ lãi mẹ đẻ lãi con là 1000 vạn, trả tiền đi.
Đám người kia nghe vậy đều dừng tay, tránh ra dẹp đường để cho người bị đánh có thể nói chuyện trực tiếp với người đàn ông áo đen kia.
Người bị đánh ôm những chỗ đau mà rên rỉ, ông ta ngẩng đầu lên, gương mặt anh tuấn tràn đầy sự đau khổ.
Chính là Âu Dương Kính.
Âu Dương Kính đầu toát mồ hôi nhìn người đàn ông áo đen mà suýt phát khóc:
– Văn ca, sao tôi có thể vay nhiều tiền như vậy được? Không phải anh nhớ nhầm rồi chứ?
500 vạn, sao có thể thua nhiều như vậy được?
Văn ca nghiêng người qua, một cái tát cũng bay tới, mắt long lên, giận dữ nói:
– Mày bảo chúng tao lừa mày sao?
Nói xong quay đầu nhìn đám thủ hạ:
– Mang giấy vay nợ ra đây!
Chỉ chốc lát sau, một người mang giấy vay nợ đến, Văn ca đưa tờ giấy tới trước mặt Âu Dương Kính, cười âm hiểm:
– Mày nhìn cho kỹ đi, toàn bộ đều là do chính mày kí tên, điểm chỉ, cái này không làm giả được đâu.
Âu Dương Kính khó nhọc đứng lên, nhìn những tờ giấy vay nợ trong tay Văn ca, sắc mặt càng lúc càng tái bởi vì ông ta đã nhìn ra, những chữ ký trên giấy vay nợ này đều là do chính tay ông ta ký.
Sắc mặt ông ta tái mét, lòng hoảng hốt không hiểu ra làm sao, lúc trước ông ta vay nặng lãi, mỗi lần vay đến một con số nhất định thì bọn họ sẽ bắt đầu thúc giục đòi tiền, thậm chí không cho vay thêm nữa, ông ta nghĩ lại, thời gian qua chỉ cần ông ta mở miệng là bọn họ đã chẳng chút do dự mà cho vay, ông ta thấy tiền đến dễ dàng nên cũng chẳng nghĩ lại. Cho nên mới bất tri bất giác mà vay nhiều như vậy…
1000 vạn.. 1000 vạn…
Âu Dương Kính run rẩy không thể khống chế, mồ hôi lạnh trên trán ứa ra lấm tấm, làm sao ông ta kiếm nổi số tiền này chứ?
– Tôi lấy đâu ra 1000 vạn đây? Tôi lấy đâu ra 1000 vạn đây?
Âu Dương Kính kêu lớn.
– Không có, đánh cho tao, đánh cho đến khi có thì dừng!
Văn ca hừ lạnh một tiếng.
Đám người kia lại vây lên đánh đấm, Âu Dương Kính kêu lớn như lợn bị chọc tiết.
– Đừng đánh, đừng đánh!
Âu Dương Kính vẫn quen ăn cơm nhuyễn*, chưa bao giờ chịu khổ sở gì, sao chịu được nỗi đau này. (Ăn cơm nhuyễn: bọn đàn ông vô dụng bất tài bám váy đàn bà)
Ông ta khóc lóc cầu xin:
– Đừng đánh, Văn ca, đừng đánh, anh cho tôi vài ngày, tôi nghĩ cách, nhất định sẽ trả lại tiền cho anh!
Văn ca nghe ông ta nói vậy thì mới cho người dừng tay:
– Cho mày thêm ba ngày, nếu còn không trả tiền thì sẽ đánh gãy một tay mày trước! Xem sau này mày còn ôm đàn bà kiểu gì!
***
– 1000 vạn! Anh nổi điên cái gì thế!
Khưu Uyển Di kêu lớn:
– Anh nghĩ rằng em là máy rút tiền của anh sao! Muốn rút bao nhiêu thì rút!
– Uyển Di, giờ ngoài em ra cũng chẳng ai có thể giúp anh nữa, anh và bạn bè buôn bán thua lỗ, bạn chạy rồi, giờ nợ ngần đó tiền, những người đó tìm anh đòi tiền, đều là người của xã hội đen, sẽ lấy mạng anh đó. Uyển Di, em giúp anh đi!
Âu Dương Kính còn có cách nào khác đây, xung quanh cũng chỉ có Khưu Uyển Di là có khả năng này, không cầu xin bà ta thì còn xin ai?
Đương nhiên không thể nói là thua bạc, nếu không chỉ sợ đối phương sẽ lập tức phẩy tay áo bỏ đi!
Khưu Uyển Di nhận được điện thoại của ông ta thì vui vẻ đi đến chỗ hẹn, luôn nghĩ có thể có thêm chút thời gian vui vẻ. Không ngờ vừa vào cửa thì đối phương đã đòi tiền, lại còn là 1000 vạn!
Mẹ nó, cái gì thế, không phải là tiểu bạc kiểm, sao đáng giá ngần ấy tiền được?
Nghĩ đến bà ta mở miệng xin Khổng Khánh Tường 800 vạn còn bị đánh đập thế mà ông ta vừa mở miệng đã đòi những 1000 vạn, nghĩ rằng bà ta coi tiền như rác sao!
Khưu Uyển Di gạt tay ông ta ra, lạnh lùng nói:
– Âu Dương, làm người phải biết đủ, anh cho rằng anh là ai? 1000 vạn? Tiền dễ kiếm thế sao? Trước sau anh đã tiêu tốn của tôi những 400 vạn rồi, chẳng qua mới được hai tháng, anh còn không biết thỏa mãn? Không có, tôi không có tiền!
Khưu Uyển Di không chút hòa nhã.
Âu Dương Kính nóng nảy, nhớ tới sự hung ác của những người kia, ông ta nhào lên ôm chặt lấy Khưu Uyển Di.
– Uyển Di, không phải anh lừa tiền của em, anh thực sự bị bắt ép, chẳng còn cách nào khác cả, bọn họ đều là những người độc ác, nếu anh không có tiền còn có thể bị đánh chết đó!
Nói xong Âu Dương Kính cởi quần áo cho Khưu Uyển Di xem những vết thương trên người mình, tím bầm rất đáng sợ. Ông ta hoảng đến độ sắp khóc:
– Uyển Di, nể tình chúng ta, em giúp anh đi, đừng thấy chết không cứu được không!
– Tình cảm?
Khưu Uyển Di nhìn ông ta cười lạnh:
– Giữa chúng ta thì có được mấy phần tình cảm? Anh ăn của tôi, mặc của tôi, ở của tôi, trên người anh có thứ gì không phải là của tôi! Dựa vào anh mà cũng xứng nói chuyện tình cảm với tôi?
Lúc nói những lời này, lòng bà ta bỗng có cảm giác vui sướng, bao nhiêu áp lực, uất nghẹn trong thời gian qua đều phát tiết ra. Bà ta không biết rằng vẻ mặt và ngữ khí của ta lúc này chẳng khác Khổng Khánh Tường khi nhục nhã bà ta là mấy.
– Điếm đực chỉ là con vịt! Còn là con vịt già, tôi cho anh 400 vạn đã là cất nhắc anh rồi, 1000 vạn, anh cũng xứng?
Sắc mặt Khưu Uyển Di dữ tợn, lòng dạ vặn vẹo, bà ta vươn tay vỗ vỗ mặt Âu Dương Kính, cười lạnh:
– Tôi mà bỏ ra 1000 vạn thì phải được ngủ với ngôi sao điện ảnh cơ! Danh tiếng, tuấn tú đến đâu mà chẳng có, cần gì phải mua con vịt già này! Anh ngoan ngoãn hầu hạ tôi thì tôi còn có thể nuôi anh! Nếu anh chọc giận tôi thì cút đi cho tôi! Lão nương đây có tiền, muốn đàn ông kiểu gì mà chẳng có! Anh đừng có mà vô liêm sỉ như thế nữa đi.
Sắc mặt Âu Dương Kính lúc xanh lúc trắng, làm trai bao nhiều năm như vậy nhưng chưa bao giờ bị làm nhục một cách trắng trợn thế này. Thân là đàn ông, sự tôn nghiêm khiến ông ta hận không thể tát Khưu Uyển Di một cái nhưng vừa nghĩ đến món nợ kia và hậu quả sau này, khí thế của ông ta lại sụt giảm:
– Uyển Di, coi như anh vay tiền em…
– Tôi phỉ nhổ!
Khưu Uyển Di kêu lên:
– Anh có bản lĩnh gì mà trả tiền! Tiền của anh đều là tôi cho! Anh dùng tiền của bà đây rồi trả bà đây sao, tính toán ghê gớm nhỉ! Anh cho rằng lão nương đây ngu lắm sao?
Theo bà ta thấy thì Âu Dương Kính càng lúc càng lòng tham không đáy, tuy rằng bà ta rất hài lòng với Âu Dương Kính nhưng cũng không thể nào thỏa mãn ông ta mãi được, bà ta đâu có mở ngân hàng, phải cho ông ta nếm chút đau khổ để ông ta tự thấy rõ mình có bao nhiêu phân lượng! Khưu Uyển Di sợ gì đắc tội Âu Dương Kính, nếu không được cùng lắm thì đổi người khác! Tuy rằng sự hầu hạ của ông ta khiến bà rất hài lòng nhưng cũng chẳng đáng nhiều tiền như thế!
– Không có 1000 vạn thì 500 vạn cũng được, hay là 200 vạn cũng được!
Dưới tình thế cấp bách, Âu Dương Kính quỳ xuống trước mặt Khưu Uyển Di, kéo váy bà ta, nước mắt cũng lăn dài:
– Uyển Di, ngoài em ra không ai có thể cứu anh cả! Anh sẽ chết mất!
Khưu Uyển Di một cước đá văng ông ta ra, xoay người bước đi:
– Vậy anh đi chết đi!
Khưu Uyển Di lao ra ngoài cửa.
Nếu hôm nay bà cho ông ta 200 vạn thì ngày mai có lẽ ông ta sẽ đòi thêm 200 vạn nữa, bà ta làm gì có nhiều tiền như vậy để thỏa mãn ông ta! Cùng lắm thì đổi người khác.
– Uyển Di! Uyển Di!
Âu Dương Kính lao ra cửa lại thấy Khưu Uyển Di bước vào thang máy mà chẳng thèm quay đầu lại.
Âu Dương Kính giận dữ vô cùng, một quyền nện lên cửa thang máy đóng chặt:
– Con đà bà thối tha! Vô tình vô nghĩa, uổng công tao tốn bao tâm tư vào mày như thế!
Giờ Khưu Uyển Di không chịu giúp, ông ta đi đâu mà kiếm 1000 vạn?
“Con vịt già như anh, xứng sao… đừng có vô liêm sỉ thế nữa…”
Bên tai Âu Dương Kính vang vọng những lời này, trong lòng oán hận đến cùng cực, lúc này ông ta hận không thể giết chết Khưu Uyển Di, đáng tiếc ông ta hoàn toàn không hay biết gì về Khưu Uyển Di, dù có muốn trả thù cũng là bất lực.
Ông ta lại nghĩ tới vẻ mặt hung ác âm độc của Văn ca, nhớ tới đòn đau trên người, nhớ tới lời uy hiếp sẽ đánh gãy tay của Văn ca.
Ông ta ôm đầu, mặt trắng bệnh, cả người toát mồ hôi lạnh, không nhịn được mà run run.
Ba ngày sau, Âu Dương Kính bị đám người của Văn ca đưa vào một kho hàng.
Răng Âu Dương Kính va vào nhau lập cập, đưa ra cổ phần quán bar và những tờ chi phiếu lẻ tẻ, tổng cộng là một trăm vạn tới tay Văn ca:
– Văn ca, đây là toàn bộ tài sản của tôi, anh tha cho tôi đi, số tiền còn lại tôi sẽ từ từ trả.
Văn ca đón lấy số chi phiếu 100 vạn, nếu đổi lại là bình thường thì đây đã có thể coi là số lợi tức, đủ cho Âu Dương Kính kéo dài chút hơi tàn sau đó tiếp tục làm nô lệ cho bọn họ, số tiền này cả đời cũng không thể trả đủ, cả đời này đều phải ra sức kiếm tiền vì bọn họ.
Nhưng mục đích lần này lại không phải là như vậy.
Văn ca vỗ vỗ tập chi phiếu trong tay, liếc nhìn Âu Dương Kính rồi cười lạnh:
– Chỉ có 100 vạn này, mày cho rằng tao là ăn mày sao! Hôm nay ít nhất cũng phải trả 500 vạn!
– Cái này không hợp quy củ…
Âu Dương Kính vội la lên.
Văn ca đá ông ta một cước rồi mắng:
– Con vịt thối, lời của lão tử chính là quy củ! Không có tiền thì vẫn thế đi…
Văn ca vung hai tay lên hét lớn:
– Đánh gãy tay nó đi!
Mấy tay thủ hạ nhào lên giữ chặt lấy Âu Dương Kính, Âu Dương Kính kêu lớn đến kinh thiên động địa, khuôn mặt vì quá sợ hãi mà không còn chút máu. Ông ta không ngừng giãy dụa nhưng sao có thể giãy được, một người dùng sức kéo thẳng tay trái của ông ta ra, một người cầm chiếc cờ lê lớn đập tới.
– Đừng mà! Đừng mà!
Âu Dương Kính nhìn chiếc cờ lê lớn nặng nề tỏa ra ánh sáng lạnh đang hung hăng đập về phía tay mình, Âu Dương Kính hét lớn một tiếng, suýt chết ngất!
Ngay trong lúc ngàn cân treo sợi tóc này, bỗng một chiếc xe hơi màu đen từ bên ngoài vọt vào!