Thiên Thần

Chương 62: Đấu văn - Đỉnh cao họa kỹ



Chung quanh đều là tiếng tán thưởng không dứt bên tai. Sắc mặt Lâm Khiếu tuy bình tĩnh nhưng giữa hai hàng lông mày vẫn lộ ra vẻ đắc ý. Tác phẩm này hắn không hề giữ lại chút nào, toàn lực vẽ. Nên biết một bức tranh càng là đơn giản thì càng có thể khảo nghiệm họa kỹ và cách thể hiện của một người.

Long Dận không ngừng gật đầu, sau đó lên tiếng hỏi:

- Diệp Vô Thần, ngươi cảm thấy bức tranh này thế nào?

Cả sân yên ắng, ánh mắt đều tập trung lên người hắn, chờ câu "cam bái hạ phong" của hắn.

Diệp Vô Thần ánh mắt lạnh nhạt nhìn lướt qua bức "Bên hồ Thanh Thủy" kia, nói:

- Cũng không tệ lắm… Nhưng nếu Lâm công tử chỉ có trình độ này, thì ta chẳng thèm so đấu.

Câu nói cuồng vọng đến cực điểm này vừa phát ra, đã khiến cả sân kinh ngạc đến trố mắt nghẹn họng, ngay cả Long Dận trên mặt cũng xuất hiện vẻ tương đối kinh ngạc trong thời gian dài, thanh âm mọi người lại trở nên hỗn loãn, có người chế giễu, có người khinh bỉ, có người cười lạnh, lại không ai bày ra vẻ mặt trông mong. Theo những gì họ nghĩ, câu nói này của Diệp Vô Thần không thể nghi ngờ là đang dùng sự cuồng vọng và khinh thường để bảo vệ mặt mũi của mình. Có một người ăn mặc theo kiểu học sĩ đứng ra quát lớn:

- Ngươi lại dám vũ nhục một tác phẩm kinh người như thế, thực sự là rất không phải!

Diệp Vô Thần liếc người nọ một cái, nói:

- Nếu bức tranh này ở trong mắt ngươi chính là được gọi "tác phẩm kinh người", vậy chỉ có thể chứng minh ngươi chưa từng nhìn qua bức tranh đẹp thật sự. Bức tranh này trong mắt ta, bất kể là họa kỹ hay họa cảnh, đều chỉ xứng được gọi là tác phẩm thô thiển!

Lời này không thể nghi ngờ là còn cuồng vọng hơn lúc nãy rất nhiều, càng không giữ chút thể diện mỉa mai Lâm Khiếu một trận. Sắc mặt Lâm Khiếu tái mét, trong nháy mắt lại khôi phục bình tĩnh, lạnh nhạt nói:

- Bức tranh của ta đương nhiên khó lọt vào pháp nhãn của Diệp công tử, mong Diệp công tử vui lòng chỉ giáo một phen.

- Không dám không dám, nếu Lâm công tử đã thành tâm xin chỉ giáo như thế, vậy ta sẽ chỉ điểm cho ngươi một chút.

Cơ trên mặt Lâm Khiếu giật giật vài cái, toàn bộ mọi người cũng mở to hai mắt, nhìn xem vị Diệp công tử cuồng vọng này rốt cuộc sẽ chỉ giáo thế nào.

Diệp Vô Thần đi tới trước mặt bàn vẽ "bên hồ Thanh Thủy", nghiêng mắt hỏi:

- Xin hỏi Lâm công tử rốt cuộc có từng đi qua Thanh Thủy Hồ hay không?

- Đương nhiên từng đi qua.

- Vậy thì cảnh sắc bức tranh này vẽ là mùa nào bên Thanh Thủy Hồ?

- Mùa thu.

- Thật ư, vậy thì… gió thu đâu?

- ….Gió thu?

Diệp Vô Thần thất vọng lắc đầu:

- Phong cảnh trên bức tranh của ngươi coi như không không tính, nhưng cả bức tranh thoạt nhìn tử khí nặng nề, trầm lắng không có một chút cảm giác tươi mát sống động nào, cảnh trong tranh thì rối tinh rối mù. Nên biết gió thổi dương liễu bên hồ, hồ không gió thì là nước lặng, liễu không gió thì tĩnh lặng, gió mát ven hồ đẹp nhất lại không chút thể hiện nào trên bức tranh này, cho nên, đây chỉ có thể là một tác phẩm thô thiển.

Lâm Khiếu chưa đáp lời, học sĩ lúc trước lại quát to nói:

- Ngươi nói thật đơn giản! Gió thu phất phơ không thể thấy, càng không thể nắm bắt, làm thế nào vẽ ra. Có bản lĩnh ngươi vẽ cho chúng ta xem xem!

Lâm Khiếu cũng gật đầu mỉm cười nói:

- Nếu đã như vậy, còn mong Diệp công tử thể hiện một phen cho chúng ta biết gió mát ven hồ là thế nào.

Diệp Vô Thần cười nhạt, nói:

- Vậy ngươi nhìn cho kỹ!

Diệp Vô Thần cầm bút vẽ lên, khẽ chấm mực, trên cây liễu vẽ ra từng cành liễu hơi nghiêng nghiêng, lại tùy ý tô vẽ từng chiếc lá liễu đong đưa…

- Cái gọi là:

"Liễu chi tây xuất diệp hướng đông

Thử phi họa liễu thật hoa phong

Phong lai vô chất nan thương thượng chỉ

Xảo tá liễu chi tương hình dung"(*)

Đây chính là dùng liễu vẽ gió, bản thân gió tuy không thể thấy, nhưng gió thổi dương liễu thì ai ai cũng có thể thấy!

(Ghi chú: Bài thất ngôn tuyệt cú này trích từ "Ngạn trùng họa liễu yến" của Giang Thực –TG)

Lại chấm, lại tô lần nữa, điểm rơi của bút vẽ cũng bắt đầu thay đổi, trên mặt hồ, từng gợn sóng mỏng manh như ẩn như hiện.

- Đây là dùng nước vẽ gió, không gió cũng không sóng, mượn sóng gợn có thể ví von sức gió và hướng gió của ngọn gió, Lâm công tử ngay cả thưởng thức dễ hiểu như vậy cũng không biết?

Lâm Khiếu:

- ……

Cuối cùng, bút vẽ của Diệp Vô Thần rơi lên người thiếu nữ dưới cây, khẽ lắc đầu bút, phác họa ra vài sợi tơ bay bay. Sau đó ngưng bút vẽ, xoay người lại.

- Tơ và tơ liễu giống nhau, đều có thể dùng để ẩn dụ gió mát. Rõ ràng nhiều những vật ẩn dụ gió như thế, Lâm công tử lại biến bức tranh này vẽ thành tử khí nặng nề, thật sự có chút không nên. –Hắn khẽ lắc đầu, vẻ mặt than thở.

Cả sân nhất thời lại trở nên hoàn toàn yên tĩnh. Bởi vì họ đã bị chấn kinh đến độ nói không ra lời. Tốc độ hạ bút của Diệp Vô Thần cực nhanh, hoàn toàn không dưới Lâm Khiếu, hơn nữa hắn chỉ cần vài bút ít ỏi như vậy, phác họa hơn mười giây, ý cảnh của bức tranh trong phút chốc lại sinh ra biến hóa cực lớn. Lúc này nhìn về phía bức tranh đó, họ có một cảm giác vi diệu rõ ràng như thân lạc vào kỳ cảnh, họ phảng phất như nhìn thấy dương liễu phe phẩy trong gió, sóng nước dập dờn, thậm chí cảm nhận thấy một cơn gió mặt phả vào mặt, mang theo từng trận mát lạnh.

Khiếp sợ, vô cùng khiếp sợ. Vài bút ít ỏi đó, thế nhưng lại đem bức tranh đẹp tuyệt thế trong mắt họ nhấc lên một độ cao càng cao hơn nữa, từ trong bức "bên hồ Thanh Thủy" này, hiện giờ họ đã bắt đầu loáng thoáng ý thức được "họa cảnh" lúc trước Diệp Vô Thần nhắc tới là cái gì.

Văn sĩ trung niên kia ngơ ngẳn nhìn bức tranh rất lâu, lúc này mới xấu hổ ôm quyền bái phục nói:

- Hổ thẹn, bội phục!

-Hay! Tuy chỉ là vài bút đơn giản, lại thật sự là thần bút a. Trẫm thật không ngờ tới, thì ra tạo nghệ đối với tranh của ngươi cũng đã đạt tới trình độ như thế. Trẫm thật an ủi trong lòng! –Long Dận kích động tán thán nói.

Há chỉ là người khác, trên dưới Diệp gia, ngoại trừ Diệp Thủy Dao, thì Diệp Nộ, Diệp Uy, Vương Văn Thù đồng loạt đều là vẻ mặt kinh ngạc, thế nào cũng không ngờ rằng Diệp Vô Thần lại không hề dự báo mang tới cho họ một sự kinh ngạc lớn như vậy. Diệp Uy nhỏ giọng lẩm bẩm:

- Chẳng nhẽ Kiếm Thần tiền bối chẳng những kiếm thuật xuất thần nhập hóa, mà ngay cả họa kỹ cũng là như thế?

Long Dận nói tiếp:

- Bức "bên hồ Thanh Thủy" hai vị tuấn kiệt cùng hoàn thành này trẫm đã quyết định sẽ thu lấy cất làm của riêng. Lâm Khiếu tuy bởi sơ sẩy mà chưa thể vẽ ra gió mát, nhưng họa kỹ có thể nói là đã đạt tới cảnh giới siêu phàm, ai ai đều có thể thấy. mà Vô Thần hời hợt vẽ đã tăng họa cảnh của bức tranh này lên rất nhiều, càng khiến người ta khâm phục hơn!

- Bệ hạ! –Diệp Vô Thần xoay người, sau đó liếc qua Lâm Khiếu thần sắc đầy phức tạp, nói:

- Câu nói của bệ hạ Vô Thần không dám đánh đồng. Họa kỹ của Lâm công tử tuy rằng khéo léo, nhưng cách cảnh giới siêu phàm thật sự quá xa.

- Điều này… -Long Dận nhíu mày, nhất thời không biết nói gì.

- Xin hỏi Lâm công tử, đỉnh cao của họa kỹ là gì? –Diệp Vô Thần hỏi.

- Đỉnh cao họa kỹ đương nhiên là có thể vẽ vật trong tranh giống y chang với vật thật, không sai chỗ nào! –Lâm Khiếu đáp.

- Ồ… -Diệp Vô Thần đi tới trước bức tranh, liếc một hồi, sau đó dùng cán bút chỉ vào một con sâu xanh trên cành dương liễu: Bạn đang đọc truyện được copy tại Truyện FULL

- Vậy xin hỏi, con sâu nhỏ này Lâm công tử cảm thấy mình vẽ đã vừa lòng hay chưa?

Ánh mắt Lâm Khiếu quét qua, sau đó vẻ mặt kiêu ngạo nói:

- Tại hạ tuy bất tài nhưng trên họa kỹ cũng có tư cách để cuồng ngạo. Đây tuy chỉ là một con sâu xanh dùng để tô điểm, nhưng Lâm Khiếu tự cảm thấy dù so sánh với vật thật cũng không hề khác biệt là mấy.

- Ồ, thế sao? –Diệp Vô Thần ậm ừ cười cười, sau đó dùng bút vẽ nhấp chút mực xanh, đầu bút khẽ động, đã vẽ lên trên một cành liễu khác một con sâu xanh kích cỡ tương tự, sau đó tránh người ra, khóe miệng mang theo nụ cười, không nói một lời.

Do con sâu xanh mới vẽ, mực chưa khô, nên dưới ánh nắng hơi hơi phản quang, từ xa xa thoạt nhìn như đang động đậy. Ngay khi mọi người còn chưa rõ nguyên cớ, bỗng một tiếng chim hót vang lên, theo đó lại vang lên tiếng gọi dễ nghe của một thiếu nữ:

- Tiểu Thanh!

Một chiếc bóng màu xanh bay nhanh tới, một mạch bay đến trung tâm, sau đó mau chóng từ giữa không trung nhào xuống, chiếc mỏ dài nhọn mổ mạnh lên bức "bên hồ Thanh Thủy" kia.

Một tiếng vang nhỏ, bàn vẽ lắc lư vài cái, mà chú chim xanh dùng lực đâm quá mạnh trực tiếp bị bật rơi xuống đất, giãy dụa vỗ vỗ cánh. Diệp Vô Thần nhặt nó lên, lặng lẽ rót chút ít Vô Thần lực, dễ dàng chữa trị chút vết thương nho nhỏ nó vừa mới dính.

Mà trên bức "bên hồ Thanh Thủy" kia bị mổ ra một chiếc lỗ nhỏ, vị trí chiếc lỗ vừa khớp vị trí Diệp Vô Thần vẽ con sâu xanh kia. Hắn một bên vuốt ve con chim xanh ôn thuận dị thường ở trong tay, một bên chậm rãi nói:

- Nếu họa kỹ của Lâm công tử đã đạt đến trình độ có thể so ngang vật thật, vậy con sâu này của ta thì sao?


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.