Đầu
óc tôi như tê liệt, toàn thân nổi da gà, nỗi sợ hãi nuốt trọn cơ
thể. Tiểu Đường và Lão Mục đang ở tầng trên kia, vậy dưới này liệu
là ai cơ chứ?
Hai
chân nhũn ra, tôi ngồi phịch xuống đất, lùi người ra sau, đầu óc quay
cuồng như sắp ngất. Đang cố gắng trấn tĩnh lại thì bỗng nhiên trong
đầu tôi nhớ tới lời kể của Từ Vạn Lý, cậu tôi lúc ở Liên Xô, trong
giấc mơ thường chỉ nhắc đi nhắc lại hai từ “Bọn họ… bọn họ…” với
tâm trạng sợ hãi bất an.
Nghĩ
đến chuyện đó, tôi run lẩy bẩy, không thể tự chủ nỗi sợ hãi đang
hiện hữu, thậm chí còn có thể nghe rõ mồn một âm thanh phát ra từ
các bộ phận bên trong cơ thể, lẽ nào “bọn họ” đang ở phía dưới đó…
Đang
tập trung suy nghĩ, bỗng nhiên ánh đèn pin bất ngờ chiếu thẳng vào
mắt tôi, lay qua lay lại, khiến mắt trở nên chói lòa. Tôi cứ ngỡ rằng
mình đã bị phát hiện, nên theo phản xạ, nhắm chặt mắt rồi thụt
người lại, nằm im không nhúc nhích, tim đập thình thịch.
Mắt
vừa bị ánh đèn chiếu trực tiếp vào nên rất khó chịu, tôi đưa tay xoa
nhẹ lên mắt cho dịu lại. Tiếng nói bên dưới vẫn vọng lên, mặc dù
không nghe thấy nội dung là gì, nhưng tôi nhận rõ giọng điệu lúc trầm
lúc bổng, chứng tỏ họ đang rất say sưa nói chuyện với nhau.
Tự
nhiên xuất hiện giọng nói của con người dưới lòng đất sâu hàng trăm mét
trong ngọn tháp cổ hàng nghìn năm tuổi, cho dù trí tưởng tượng của
tôi có phong phú đến thế nào đi chăng nữa cũng không thể nào dám tin
vào sự thực này, hơn nữa, nỗi sợ hãi đang chiếm ngự khiến cho tinh
thần tôi bị tổn thương trầm trọng. Tôi cảm thấy toàn thân vô lực dính
chặt xuống mặt sàn, tất cả lục phủ ngũ tạng đảo lộn, tim tôi đập
mạnh tới mức lồng ngực nhức nhối.
Cho
dù nỗi sợ hãi đã lên đến mức cực điểm nhưng vẫn không thắng được
trí tò mò nên tôi vẫn dỏng hai tai lắng nghe tiếng nói chuyện bên
dưới.
Hai
giọng nói bên dưới vẫn đang tiếp tục câu chuyện, thậm chí mỗi lúc
một to hơn. Không hiểu vì sao càng nghe tôi càng cảm thấy những giọng
nói đó rất quen, phân tích rõ hơn, đầu tôi bật ra kết luận kì quái:
Họ chính là Tiểu Đường và Lão Mục.
Theo
tâm lí chung, mỗi khi tinh thần hoảng loạn, chỉ cần có một thứ quen
thuộc xuất hiện thì tức khắc sẽ khiến người ta trấn an lại, giống
như vớ được phao cứu nạn. Vừa nghĩ tới hai người đó, tôi tự nhiên
bình tĩnh lại, trong lòng hoan hỉ, vui sướng muốn nhảy cẫng lên, định
bụng cúi xuống để gọi họ nhưng ý chí đã kiềm chế tôi lại.
Không
đúng! Không đúng! Hai người bọn họ chắc chắn đang ở tầng trên kia,
không thể nào lại xuất hiện ở dưới đó được.
Lúc
đó, tôi bỗng trở nên hoang mang cùng cực, không biết rốt cuộc chuyện
gì đã xảy ra, lục tìm trong trí nhớ: Một mình tôi tụt xuống tầng
tháp này, nhìn thấy trên sáu cạnh tháp là hình ảnh của ba loài vật
kì lạ, sau đó tôi ngồi ở đây chờ Lão Mục và Tiểu Đường tới cứu.
Có thể trong lúc ngủ thiếp đi, Lão Mục và Tiểu Đường xuống dưới đây
mà tôi không biết? Điều này khá vô lí, nhưng vô lí hơn cả chính là
tại sao họ lại không đánh thức tôi dậy mà lại tiếp tục xuống tầng
dưới trước?
Tôi
xoắn chặt tay và cắn chặt răng, suy nghĩ trăn trở một lúc lâu, tuy
những hoài nghi của tôi không tài nào giải đáp, nhưng miệng vẫn hét
lên thật to:
-
Lão Mục, Tiểu Đường… có… có phải… hai người…?
Tiểu
Đường đưa cho Lão Mục hai chiếu kim để anh ta lần lượt chọc vào bốn
lỗ khóa, còn cô bé sẽ chọc vào hai lỗ khóa còn lại, nhưng loay hoay
hồi lâu, hình như do phương hướng chưa đúng nên chỉ có vòng tròn Ác
Quỷ màu xanh mở ra.
Tôi
và Lão Mục nhìn nhau khó hiểu, tôi nhận ra những bức tường ở đây
đều trống trơn giống như ở tầng tháp thứ nhất. Nếu như không đi qua
tầng tháp thứ hai thì tôi sẽ nghĩ rằng mình đang quay trở lại tầng
tháp thứ nhất.
Tiểu
Đường quan sát không chớp mắt, rồi bước tới thân cột trụ, khẽ xoa tay
lên bề mặt, hạ giọng nói:
-
Em hiểu rồi, lúc đó chúng ta ở tầng thứ hai, nhưng thực ra không cùng
một tầng thứ hai, điều này cũng phù hợp với thuyết sáu đường luân
hồi trên thân Sinh Tức Mộc là “tuần hoàn vãn phục, sinh sinh
bất tức” (xoay vần không dứt, sinh sôi không ngừng).
Lời
Tiểu Đường khiến tôi như bị bỏ bùa mê thuốc lú, như thế nào là “ở
tầng thứ hai, nhưng thực ra không cùng một tầng thứ hai”? Hay đây quả
như lời Lão Mục nói, phía dưới này tồn tại không gian song song?
Đầu
óc không thể tiếp nhận những câu chữ trên, tôi liền quay lại nhìn Lão
Mục, thấy khuôn mặt anh ta cũng đang bàng hoàng không kém.
Lão
Mục không quan tâm lắm đến điểm này, anh ta quỳ gối bên cạnh một tấm
kim loại hình thái cực, tay xoa xoa cằm, hai mắt nheo lại rồi thủng
thẳng nói:
-
Theo như phán đoán của Tiêu Vi, phần tháp ngầm dưới đất gồm có sáu
tầng, chúng ta đang ở tầng thứ ba, lại là tầng đơn. Theo như tình
hình trước mắt và quy luật sắp xếp thì tầng tiếp theo sẽ lại là
tầng có sáu cổng, hay nói đúng hơn là tầng có sáu đường tuần hoàn.
- Mặc môn có những quy tắc rất chặt chẽ, đó là chỉ xăm
khắc cho những người trong phái, lần này chuyển sang khắc lên
đồ vật vậy.
Nói xong, cô bé đứng dậy, tìm quanh một vòng, nhưng hình như không thấy đồ vật nào thích hợp nên đành lấy tạm chiếc đèn pin, dựng thẳng đứng trên mặt đất, tay trái nắm chặt chiếc đèn. Ánh đèn chiếu ngược lên trên, tạo
thành một đốm sáng hình tròn trên đỉnh.
Tiểu Đường chậm rãi nhấc tay phải lên, đặt mũi kim lên mặt
kính đèn pin rồi chuyển động nhanh dần, phát ra một tiếng rít
khá dài. Ánh sáng từ chiếc đèn pin lọt qua kẽ tay chiếu thẳng lên khuôn mặt cô bé, đôi mắt đang nheo lại, cặp lông mày khẽ
rung lên, vẻ mặt Tiểu Đường trông khá kỳ lạ.
Khi mũi kim dịch chuyển đến vị trí mép tấm kính, tay cô bé
dừng lại một lúc, mu bàn tay cong lên như đang cầm nắm thứ gì
đó, rồi bắt đầu chọc thẳng xuống mặt kính như con gà đang mổ
thóc. Mỗi lần tay cô bé hạ xuống, cảm giác như từ đầu mũi kim tóe ra những tia lửa bạc.
Về câu chuyện mà Tiểu Đường kể lại, tôi không biết nói thế
nào mới rõ hết ý được, hay cứ tường thuật lại đúng như những lời cô bé nói, bắt đầu từ Đường Bá Hổ vậy…
Đường Dần, hiệu là Bá Hổ, sinh ra trong một gia đình thương
gia ở Tô Châu, từ nhỏ đã có trí thông minh trời phú, xuất khẩu thành thơ, kiến thức uyên thâm, là một thần đồng xuất chúng
bấy giờ. Ông đứng thứ nhất trong kì thi Tú tài năm mười sáu
tuổi, sau đó tên tuổi của ông đã lan truyền khắp thành Tô Châu;
năm hai mươi chín tuổi lên Nam Kinh dự kì thi Hương và đỗ giải
nguyên, vì thế sau khi mất người đời đều gọi ông là Đường giải nguyên.
Trong thời kì tiếng tăm của Đường Bá Hổ vẫn đang nổi như
cồn, vào năm thứ hai khi chuẩn bị tới kinh thành tham gia thi
Hội, ông đã gặp người làm thay đổi số mệnh của ông, người đó
là Tử Từ Kinh - một công tử con nhà trâm anh giàu có ở vùng
Giang Âm.
Từ Kinh và Đường Dần đều là cử nhân, tuổi tác cũng tương
đương, sau khi vô tình gặp nhau, do ngưỡng mộ tài năng của Đường
Dần, nên Từ Kinh đã thu xếp cuộc gặp gỡ rồi có ý muốn tài
trợ toàn bộ chi phí thi cử cho Đường Dần, hai người từ đó kết giao tri kỉ.
Đường Dần và Từ Kinh sau khi tới kinh thành đã nhiều lần
tới gặp vị quan chủ khảo của cuộc thi năm đó là Trình Mẫn
Chính. Đường Dần còn mời ông ta viết lời tựa cho tập thơ do
chính mình sáng tác, nên hai người dần dần trở nên thân thiết.
Đề thi năm đó vô cùng hóc búa, khiến rất nhiều thí sinh
không trả lời được. Nhưng trong đó có hai bài thi không những hay mà chữ nghĩa cũng rất đẹp, Trình Mẫn Chính nhìn qua là nhận ra ngay, liền nói:
Câu nói này đã bị những người chứng kiến nghe thấy và lan
truyền ra ngoài, Trình Mẫn Chính bị kết tội thông đồng với hai thí sinh nên đã bị bắt giữ. Bọn quan tham nhân đó trình báo
chuyện này lên hoàng thượng, vu cáo Trình Mẫn Chính là người
làm lộ đề thi, nếu như không nghiêm ngặt điều tra sự thật, e
rằng sẽ làm các sĩ tử mất lòng tin vào cuộc thi.
Lúc đấy, hoàng thượng đã tin đó là sự thật, nên đã truyền
chỉ không cho phép Trình Mẫn Chính tham gia chấm thi. Tất cả
những bài thi mà ông đã đọc qua đều phải chấm lại, đồng thời
bắt nhốt Trình Mẫn Chính, Đường Dần và Từ Kinh và ngục chờ
người đến thẩm tra.
Sau khi bị nhốt vào ngục, Từ Kinh bị tra tấn dã man nên phải nhận rằng đã dùng một lượng vàng lớn để mua chuộc người thân cận của Trình Mẫn Chính đưa trước đề thi và sau đó tiết lộ
cho Đường Dần. Nhưng sau này, khi mở cuộc điều tra lại, Từ Kinh
đã được giải oan, do lúc đó bị bức hại dã man nên phải nhận
tội. Cả Từ Kinh và Đường Dần đều thấy oán hận vô cùng. Về
sau, hoàng thượng đã hạ chỉ lấy lại trong sạch cho cả ba người rồi thả họ ra. Trình Mẫn Chính sau khi ra khỏi ngục, đã bị
ép phải từ quan về quê ở ẩn, do luôn cảm thấy triều chính quá bất công nên ông đã ôm mối hận thù và không lâu sau qua đời.
Còn Từ Kinh và Đường Dần bị hủy bỏ mọi công trạng và bị lưu
đày làm quân sai tại một vùng hẻo lánh.
Sự thật về cuộc thi đó là như thế, nhưng cũng có khả năng
đề thi bị lộ ra ngoài vì trong sử sách đã ghi lại như vậy, cho đến tận bây giờ người ta vẫn chưa biết rõ thực hư và đó là
cuộc thi để lại nhiều hoài nghi nhất trong lịch sử.
Truyện kể lại, Đường Dần sau khi ra khỏi ngục, đã bị chuyển tới một huyện nhỏ của tỉnh Triết Giang làm lính cai ngục,
cuộc đời ông trở nên tăm tối, nhục nhã và ê chề. Sau khi trở
về nhà, nghe tin vợ con cũng đã bỏ đi, ông đã tìm tới rượu và tới các thú vui khác để quên sầu.
Đến năm Hoằng Trị thứ ba mươi, người anh em kết nghĩa Từ Kinh sau một lần ghé thăm, thấy tinh thần và con người của ông đã
thay đổi quá nhiều, ngày đêm u sầu não nề, nên đã quyết định
mời Đường Dần đi cùng mình.
Ba năm sau, Đường Dần một mình quay trở về quê hương Tô Châu,
nhưng không ai biết chuyện gì đã khiến ông thay đổi cách nghĩ
để quay về với cuộc sống sáng tác thơ văn, viết sách vẽ tranh. Cuối cùng ông đã lấy lại thành công và danh tiếng trước đây.
Liên quan đến sự chuyển biến trong cách nghĩ của Đường Dần,
sử sách đã ghi lại rằng, qua lần thi đó, ông đã nhận rõ được
bản chất nham hiểm và sự thối nát của bọn quan lại, nhưng vì
bản thân không làm được gì, chỉ biết giữ nỗi oan ức trong
lòng.
Thời bấy giờ, có một kỹ nữ rất nổi tiếng ở thành Kim Lăng tên là Lâm Nô Nhi hay còn gọi là Lâm Kim Lan, hiệu là Thu Hương,
tài sắc vẹn toàn, cầm kì thi họa đều xuất chúng, nên đã có
rất nhiều văn nhân tài tử si mê cô.
Sau này, câu chuyện “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” trở
thành điển tích và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian đến
tận bây giờ. Theo lịch sử, mặc dù Thu Hương là một nhân vật có thật sống cùng thời với Đường Dần, nhưng bà nhiều hơn Đường
Bá Hổ ít nhất hai mươi tuổi. Hai người họ đã gặp nhau và
Đường Bá Hổ có tình cảm với người phụ nữ đó hay không, điều
đó rất khó nói. Nhưng một trong bốn tài tử lừng lẫy của vùng đất Giang Nam cùng thời với Đường Bá Hổ là Chúc Chi Sơn, có
được chiếc quạt vẽ khuôn mặt của Thu Hương, anh ta yêu say đắm
khuôn mặt đó ngay từ lần đầu nhìn thấy đến độ xuất khẩu
thành thơ.
Vào một ngày, Chúc Chi Sơn đem theo chiếc quạt tới vườn đào
rồi mời Đường Dần cùng ngắm chân dung mỹ nhân. Văn nhân tương
ngộ thường không thể thiếu mỹ tửu, nên hai người họ đã cùng
nhau uống rượu cho tới khi say khướt. Đường Dần sau khi say, cầm
chiếc quạt ngắm nghía nhìn khuôn mặt mỹ nữ, bỗng nhiên thở
dài, nói:
- Thu Hương có vẻ đẹp nghiêng sắc nghiêng trời, chỉ hận một
điều ta sinh sau đẻ muộn những hai mươi năm, nếu không nhất định
đã nên duyên.
- Dung nhan thật lộng lẫy, chỉ trách nốt ruồi kia thật không đúng chỗ!
Do góc trái trên trán Thu Hương có một nốt ruồi màu đen, nên
đã làm giảm đi vẻ đẹp thánh thiện đến hoàn mỹ ấy.
Chúc Chi Sơn cũng gật đầu tán thành, đang định bồi tán thêm
vài câu thì thấy Đường Dần lôi từ trong túi áo ra một chiếc
kim nhỏ, kẹp chặt giữa hai ngón trỏ và ngón cái, rồi từ từ
đưa lên trước mặt, miệng lẩm bẩm vài câu, sau đó nhẹ nhàng đặt mũi kim lên vị trí nốt ruồi, cổ tay không ngừng rung lên, mũi
kim cào nhẹ nhưng với tốc độ rất nhanh. Một lúc sau, nốt ruồi
đã biến mất, mà mặt quạt giấy không hề bị cào xước, màu sắc vẫn nguyên vẹn.
Chứng kiến cảnh đó, Chúc Chi Sơn hết sức ngỡ ngàng, vội
vàng cầm lấy chiếc quạt, lật lên lật xuống nhìn thật kỹ và
hỏi Đường Dần học được kỹ thuật này từ bao giờ, là bạn thân
thì không nên giấu giếm. Nhưng Đường Dần chỉ nhấp rượu, lắc
đầu nhất định không nói, vẻ mặt trầm tư.
Câu chuyện sau khi được Chúc Chi Sơn kể lại, đã lan truyền khắp nơi và dần trở thành điển tích“Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” mà ngày nay bất cứ người dân Trung Quốc nào cũng biết đến. Sự
thật về câu chuyện đó vẫn còn là một ẩn số, cho đến nay không ai biết đến.
Chuyện còn kể lại rằng, vào thời vua Chính Đức, Đường Dần
được thăng quan và tới phủ Nam Xương nhậm chức. Không lâu sau, ông phát hiện ra Ninh Vương đang có mưu đồ chiêu quân làm loạn nên
đã giả điên cáo quan về quê ở ẩn. Sau đó, đúng như dự đoán,
Ninh Vương đã dấy quân tạo phản, nhưng sớm bị Vương Thủ Nhân dẹp loạn, Đường Dần may mắn thoát khỏi tội đồng lõa. Sau sự việc đó, ông bỗng nhiên cải tín, tin vào đạo Phật, lấy tự hiệu là Lục Như cư sĩ.
Do cuối đời, Đường Dần luôn sống phong lưu phóng khoáng, bệnh tật rất nhiều, khả năng vẽ tranh cũng giảm sút, cộng thêm
việc không biết quản lí chi tiêu gia đình, nên thường xuyên sống
trong cảnh kiếm sống không đủ nuôi thân, phải vay mượn và dựa
vào bạn bè để sống qua ngày. Lúc đó, một nhà thư pháp nổi
tiếng tên là Vương Long đã tới và xin cưới người con gái duy
nhất là Đào Sanh của ông, đây được coi là việc vui nhất trong
những năm tháng cuối đời Đường Dần.
Trước đêm cô con gái về nhà chồng, Đường Dần đã gọi cô vào
thư phòng, sau khi đóng cửa và kiểm tra xem có ai ở bên ngoài
không, ông mới đích thân đưa cho con gái một bọc vải nhỏ.
Thấy vẻ mặt cha rất trầm tư, cô con gái không hiểu gì, chỉ
biết ngồi im lắng nghe cha cô thổn thức kể lại một bí mật kinh thiên động địa.
Thì ra, sau khi gặp lại Từ Kinh, Đường Dần và Từ Kinh đã
cùng nhau du ngoạn ba năm liền, cho tới khi đến Hàng Châu, họ đã gặp một ngọn tháp cổ huyền bí và quyết định trèo lên thăm
thú.
Ngọn tháp Lục Hòa được dựng trên đỉnh núi Nguyệt Luân nằm
bên bờ Bắc sông Tiền Đường, bắt đầu xây dựng vào thời Bắc
Tống năm 970, gồm có tám cạnh và mười ba tầng, đặt tên theo Lục Hòa kinh của Phật giáo nhằm trấn áp cơn hồng thủy vẫn xảy ra hàng năm ở
sông Tiền Đường. Vào năm 1121, cơn hỏa hoạn đã thiêu rụi phần
lớn ngọn tháp, phải đến năm 1156 người ta mới xây dựng lại.
Đường Dần và Từ Kinh cười cười nói nói vui vẻ, tay cầm
quạt giấy thong dong đi bộ lên tận tầng mười ba. Họ cùng đứng
ở vị trí cao chót vót, tay bám lan can, mắt hướng về núi non
xa tít tắp. Non nước cảnh vật hữu tình, hình ảnh dòng sông
Tiền Đường nhìn từ trên cao giống như một con rắn đang uốn lượn qua những khe núi, nước sông xanh biếc, gió thổi mát rượi.
Cảnh vật nên thơ, không khí trong lành nhưng vẫn không làm
nguôi ngoai nỗi buồn trong ánh mắt của Đường Dần, ông ngẩng mặt
lên trời xanh mà than:
- Hãy khoan, vẫn còn một điều quan trọng ta cần nói với hai vị, nếu trả lời được, ta mới truyền dạy cho.
Nói rồi, nhà sư lôi từ dưới gầm giường một chiếc hộp cổ
gỗ đỏ, sau khi mở ra, bên trong đựng hai quyển sách mỏng màu
xanh, khi ghép lại với nhau, trên trang bìa hiện lên bốn chữ Mặc Văn Đường tập.
Kể đến đoạn cuối cùng, Đường Bá Hổ nước mắt giàn giụa,
xót xa vô tận. Mãi lâu sau, ông mới lau khô nước mắt, từ từ gập bọc vải hoàng cẩm lại, thắt chặt sợi dây lụa đỏ, vỗ nhẹ lên tay con gái, nói:
- Cuốn sách này tuy đã làm nên sự nghiệp của cha, những mãi đến hôm nay, cha vẫn chẳng thể khám phá hết được hàm ý của
hai chữ “Lục Tây”. Bây giờ con và con trai của Từ Kinh mỗi người đều có nơi có chốn riêng, có lẽ sau này sẽ không có ai có
thể biết được.
Ngừng một lát, trên mặt ông hiện rõ nỗi đau khổ tột cùng:
- Từ Kinh vì khoa khảo mà cả đời nhầm tưởng ta ham công danh, nhưng cũng nhờ ông ta mà cha hiểu được một cảnh giới khác vĩ
đại hơn, như vậy cũng không có gì là thiệt thòi. Lời thề của
cha với ông ta năm đó vẫn có hiệu lực. Sau này trên móng tay con trưởng của con nhất định phải khắc hai chữ “Lục Tây”. Có như
vậy cha mới yên lòng nhắm mắt.
- Con sẽ làm được những điều này, con hiếu thảo như vậy đã khiến ta cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.
Đào Sanh lặng lẽ lắng nghe, nước mắt rơi lã chã xuống ướt
cả bọc vải, hai tay run run đón lấy và mở ra, bên trong là một
cuốn sách mỏng bìa xanh rách nát, trên bìa viết bốn chữ Khải
màu trắng Mặc Văn Đường tập. Mở sách ra, trang đầu tiên viết “Không phải người thừa kế của Đường môn, không được tự tiện mở ra”. Nét chữ rồng bay phượng múa, quả đúng là nét chữ của cha, Đào Sanh nghẹn ngào:
- Những lời cha căn dặn, con xin khắc ghi. Nhưng có một chuyện con không hiểu, con đã làm dâu nhà khác, chữ “Lục” vốn là y
bát kế truyền, nhưng tại sao lại phải khắc thêm chữ “Tây”?
Đường Bá Hổ thở dài thườn thượt, đứng dậy đấn bên cửa sổ, ngẩng đầu ngắm vầng trăng trên cao, ánh trăng phủ lên người ông
một lớp ánh sáng trắng bạc. Rất lâu sau, Đường Bá Hổ vẫn
không quay đầu lại, chỉ buồn bã nói:
- “Khắc lên đi, “Lục Tây” không thể bị thất truyền dưới tay
ta, coi như là ta đã giữ trọn lời hứa với ân sư Quảng Thế”.
Sau đó, Đường Bá Hổ còn giảng giải tỉ mỉ cho Đào Sanh về
mấu chốt cần chú ý trong khi tu luyện. Mãi đến khi trời tang
tảng sáng, hai cha con mới đi nghỉ.
Sáng hôm sau, Đào Hoa Ổ[2] kén trống rộn ràng,
khách khứa đông nghịt, Đào Sanh mắt ngấn lệ tạm biệt cha, bước lên kiệu hoa về nhà Vương gia. Chưa đến nửa năm sau, Đường Bá
Hổ bệnh cũ tái phát, không chạy chữa kịp đã đột ngột ra đi,
kết thúc một đời truyền kỳ tông sư Mặc môn.
[2] Từ khi về ở ẩn, Đường Bá Hổ đặt tên nơi ở mình là Đào Hoa Ổ để tỏ chí lánh xa bụi trần.
Đào Sanh sau khi kết hôn vẫn luôn nhớ đến lời dặn của cha, âm thầm tu luyện Mặc Văn Đường tập trong khuê phòng, trong vòng mấy năm, đã trở thành nữ thủ xăm hình
nổi tiếng với tuyệt kỹ cao siêu. Cô khắc ghi lời cha dặn, không
những truyền tuyệt kỹ cho con cháu đời sau, mà còn cho chúng
mang họ Đường, trong móng tay đều khắc hai chữ “Lục Tây”.
Cuối đời nhà Minh, chiến tranh loạn lạc, dân chúng không
đường kiếm ăn, Đào Sanh đưa cả gia đình dời đến Thịnh Kinh,
cũng chính là thành phố Thẩm Dương ngày nay, sau đó cứ phát
triển thêm, cuối cùng hình thành Bắc hệ Mặc môn. Trong đó
Đường Vũ Lâm đời vua Hàm Phong nhà Thanh nổi tiếng nhất, ông
được người đời mệnh danh là Đường Nhất Châm, nghe nói đã từng
khắc hoa văn rồng trên chiếc ly cao chân do trấn Cảnh Đức làm để mừng thọ Từ Hy thái hậu, được coi là tuyệt phẩm khắc hình.
Đến nay, tuy con cháu Đường gia không nhiều, chỉ do một mình
Đường Nhã Kỳ đứng ra gánh vác nhưng cũng đủ nổi tiếng khắp xa gần. Chuyện họ là hậu duệ của Đường Bá Hổ e rằng không
nhiều người biết đến.
Còn về nhánh Từ Kinh thì vẫn ở phía Nam, có thể hồi đó do Từ Kinh tu tập không thành pháp, thế hệ sau không xuất hiện
nhiều người tài, họ tộc đều cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Đến
thời Vạn Lịch nhà Minh, con trưởng của Từ gia là Từ Hữu Miễn
tư chất thông minh, nắm được một số kỹ thuật khắc thân xăm
hình, nhưng cũng không thể tiếp tục phát triển thêm, đành gửi
gắm hi vọng vào người con trai, đặt tên cho con là Hồng Tổ, tự
Trấn Chi, để thể hiện tâm ý của mình.
Từ Hồng Tổ từ nhỏ được cha dạy dỗ, đã sớm có mơ ước chấn hưng Nam hệ Mặc môn, từ năm 22 tuổi đến khi mất năm 56 tuổi đã
chu du khắp nơi, và nghiền ngẫm cuốn Mặc Văn Đường tập gia truyền. Trời không phụ người có tâm, cuối cùng Từ Hồng Tổ
cũng đã lĩnh ngộ ra, trở thành thợ xăm thân khắc hình nổi
tiếng sánh ngang với Đường gia, đổi tự hiệu thành Hà Khách.
Ông chính là nhà địa lý, nhà lữ hành, nhà thám hiểm vĩ đại
nhất trong lịch sử Trung Quốc - Tử Hà Khách.
Vào cái ngày lịch sử đó, trong tầng tháp tối đen như mực,
ông lần đầu tiên trong đời để thua một người khác, và người
thắng thế ngày hôm đó lại chính là một cô gái chưa đầy hai
mươi tuổi.
Nghe Tiểu Đường kể lại những câu chuyện lịch sử, tôi và Lão Mục cứ ngây người ra nhìn cô bé, trong lòng vô cùng kinh hãi,
thật không thể tưởng tượng được lịch sử của Mặc môn lại bí
ẩn như thế. Nhất là, không chỉ có Đường Bá Hổ, ngay cả Tử Hà Khách cũng đều là truyền nhân của Mặc môn.
Đột nhiên Lão Mục kêu lên:
- Không đúng!
Lão Mục nói anh ta đã từng tham quan tháp Lục Hòa, trong đó
sáu tầng tháp chẵn đóng kín, còn bảy tầng tháp lẻ lần lượt
thông với cầu thang hình xoắn ốc trong lòng tháp. Từ tầng trệt xoắn dần lên đến đỉnh, cả tòa tháp chia thành hình bảy sáng
sáu tối.
Thế nhưng theo lời kể của Tiểu Đường, năm đó thiền sư Quảng
Thế dẫn Đường Bá Hổ và Từ Kinh xuống tháp viện cũng từng
dừng lại ở những tầng tháp chẵn, điều này không phù hợp với
tình hình hiện tại.
Tôi bỗng nhiên nhớ lại, năm đó tôi và La Viễn Chinh đi hưởng
tuần trăng mật ở Tô Hàng, cũng đã từng đặt chân lên tháp Lục
Hòa, tôi nhớ rất rõ, các tầng chẵn của tháp Lục Hòa đóng
kín. Nhân viên hướng dẫn hình như có giới thiệu sáu tầng tháp
này đóng cửa vào thời nhà Thanh để xây dựng tu sửa gì đó,
nhưng nội tình cụ thể thế nào, do năm đó chỉ mải tham quan nên
cũng không nhớ rõ.
- Kiện môn hồi còn nhỏ em đã được nghe đến, nhưng chỉ khi
quen biết chị Lan Lan, em mới tận mắt thấy truyền nhân thực
thụ. Còn hai kỳ môn còn lại là gì thì em cũng không biết. Thế nhưng em đoán kỹ thuật của họ cũng không hề thua kém em và
chị Lan Lan, nếu không sao có thể được liệt vào tứ đại kỳ môn
chứ?
Tôi gật đầu, trong lòng cảm xúc dâng trào, văn hóa nghệ
thuật của Trung Quốc quả là phức tạp, thần kỳ; những gì Tiểu Đường kể mới chỉ là một góc nhỏ. Lại nghĩ đến hai môn phái
thuộc cảnh giới cao siêu là Lạc môn Liên Ý, Cách môn Thông Thế,
tôi thực sự không biết chúng có gì khác biệt hay liên hệ gì
với Kiện môn Thiên Cảnh và Mặc môn Lục Tây?
Câu chuyện của Tiểu Đường kéo dài tới ba tiếng đồng hồ, kể đến đoạn cuối, cô bé có vẻ thấm mệt, lấy tay che miệng, ngáp liền mấy cái, hai con mắt sắp không chống lên nổi. thấy vậy,
Lão Mục vỗ vai hai chúng tôi, nói: