Thiết Huyết Đại Minh

Chương 448: Tàn sát hàng loạt dân trong thành (1)



- Hả?

Khố La Đức nghe xong trong lòng vui vẻ, vội hỏi:

- Vương gia tôn kính, ngài nói đều là thật sao

Có thể sử dụng hoàng kim đổi bạc trắng đối với người Châu Âu mà nói đích thật là tin tức tốt, bạc trắng của Châu Âu và các thuộc địa tuy rằng gần như cạn kiệt, nhưng bọn họ vẫn có được đại lượng hoàng kim, nếu có thể dùng hoàng kim đổi bạc trắng, thì có nghĩa là bọn họ vẫn còn có thể từ Đại Minh cuồn cuộn không ngừng thu được tơ lụa, đồ gốm và hàng hóa tinh xảo.

- Đương nhiên là thậtrồi.

Vương Phác mỉm cười nói,

- Tuy nhiên, các ngươi sẽ không phải là thật không có bạc ư?

Khố La Đức cũng là kẻ già đời giảo hoạt, nhanh chóng phủ nhận nói:

- Đương nhiên không phải, tuy nhiên vàng bạc đối hoái so với trộm...

Vương Phác khoát tay áo, nói:

- Chỉ cần ngươi có được công văn của quan chấp chính Hà Lan, ngươi có thể đi Hộ bộ Đại Minh tìm Hộ Bộ Thượng Thư trao đổi việc này, bổn vương sẽ chào hỏi hắn.

- Đa tạ vương gia.

Khố La Đức không kìm được vui mừng nói,

- Để tỏ lòng kính ý với Vương gia, lần sau Đại Minh Trung Ương Quân vượt biển viễn chinh, ta nguyện ý cung cấp miễn phí ba mươi thương thuyền đáy bằng dùng để vận chuyển binh lính và cấp dưỡng.

Vương Phác mỉm cười nói:

- Vậy thì đa tạ rồi.

Đang lúc nói chuyện, một tên võ tướng rảo bước đi tới trước mặt Vương Phác, kính tôn kính thi hành quân lễ, hiên ngang nói:

- Báo cáo Vương gia, tất cả nhân viên và vật tư đều đã hoàn tất lên thuyền.

- Tốt.

Vương Phác không để ý tới Khố La Đức nữa, xoay người hướng Trương Nhan Lân và Lý Ngang nói:

- Xuất chinh!

- Vâng

Trương Nhan Lân và Lý Ngang ầm ầm đáp lại.

Tháng giêng năm Đại Minh Long Vũ thứ 7 (năm 1650), sau khi trải qua hơn một tháng di chuyển, được sự hộ tống của hạm đội ba, hạm đội 4, đội thuyền chuyên chở do hơn trăm thương thuyền tổ hợp thành đã thuận lợi tới được ngoài khơi Đại Bản (Osaka), Trung Ương Quân sắp đổ bộ, nhân viên tình báo Đại Minh sớm đã thâm nhập vào Đại Bản bắt đầu bận rộn trở lại, chuẩn bị tiếp ứng.

Nhật Bản lúc này, đang đứng dưới sụ thống trị của Mạc Phủ Đức Xuyên

Chính trị Mạc Phủ Nhật Bản có chút giống thời kì Tam quốc Tào Tháo ép buộc Thiên Tử sai khiến Chư Hầu, chỗ bất đồng chính là, Tào Tháo ép buộc Thiên Tử sai khiến Chư hầu chỉ duy trì một đời, con trai Tào Phi của lão liền một cước đạp Hán Thiên Tử rồi tự lập, mà chính quyền Mạc Phủ Nhật Bản lại đạt được gần như tất cả ủng hộ của cát cứ Chư hầu đồng thời duy trì liên tục.

Thiên Hoàng mặc dù trên danh nghĩa là người thống trị cao nhất Nhật Bản, nhưng trên thực tế chỉ là con rối chính trị, càng không có phiên địa (phiên địa = thuộc địa), đến chi tiêu của Hoàng Đế cũng phải dựa vào Mạc Phủ tiếp tế.

1. (Mạc Phủ Đức xuyên= Mạc phủ Tokugawa) do (Đức Xuyên Gia Khang=Tokugawa Ieyasu) sáng lập, trải qua Đức Xuyên Gia Khang, (Đức Xuyên Gia Trung=Tokugawa Yatada) hai đời kinh doanh, tới đời thứ ba thời Tướng quân (Đức Xuyên Gia Quang =Tokugawa Iemitsu) thống trị, Mạc Phủ đã từng bước thôn tính phiến địa tương đương với một phần tư diện tích lãnh thổ Nhật Bản, thành thế lực cát cứ chư hầu lớn nhất Nhật Bản, các cơ cấu của Mạc Phủ cũng đã từng bước hoàn thiện, nếu đem (Giang Hộ =Edo) Mạc Phủ ví là một Vương triều phong kiến, thì lúc này Mạc Phủ Đức Xuyên đang ở thời kì hưng thịnh.

Lãnh thổ Nhật Bản tuy rằng không lớn, nhân khẩu cũng không phải rất nhiều, nhưng cùng một quốc gia đang ở thời kỳ cường thịnh khai chiến, là cần phải bất chấp nguy hiểm, bởi vì đang một quốc gia đang ở thời kỳ hưng thịnh, bất kể là chính trị, quân sự, kinh tế còn lực ngưng tụ dân tộc, đều là rất mạnh, muốn chinh phục Quốc gia như vậy rất là không dễ dàng.

Tuy nhiên Vương Phác không thể đợi thêm được nữa, hắn không có khả năng đợi cho sau khi Mạc Phủ Đức Xuyên suy sụp mới xuất binh tiến đánh bọn họ, thật muốn chờ tới Mạc Phủ Đức Xuyên suy sụp mới xuất binh, thật thì phải đợi đến năm nào tháng nào? Chỉ sợ Vương Phác khi đó đã trên được hơn trăm năm rồi, xương cốt sớm đã mục nát không còn một mảnh rồi.

Trong phòng chỉ huy tác triến của soái hạm thiết giáp hiệu “Ứng Tinh” Hạm đội ba, trong Sa Bàn nhân viên tham mưu đã đoán ra địa hình sông núi từ (Đại Bản=Osaka) đến (Kinh đô=Kyoto) Trung bộ (Bản Châu = Honshu) đảo, Vương Phác và các tướng lĩnh gồm Lý Định Quốc, Trương Nhan Nhân, Lý Ngang, còn có Tổng Tham mưu trưởng Liễu Như Thi, Tổng trưởng tình báo Liễu Khinh Yên vây quanh bên cạnh Sa Bàn thương thảo về việc tiến binh.

Ba năm này, Đại học sỹ quan lục quân Nam Kinh đào tạo đại lượng nhân tài am hiểu địa đồ tác nghiệp quân sự, trong đó có không ít người giả trang thành thương nhân lẻn vào Nhật Bản, lén lút vẽ ra bản đồ địa hình tiêu chuẩn đảo Bản Châu (đảo Honshu) Nhật Bản, các tham mưu của Thống Soái trung ương bộ chính là căn cứ vào sa bàn địa đồ này đoán ra, Vương Phác nhìn xong cũng không khỏi gật đầu liên tục, trên cơ bản hình dạng đảo Nhật Bản trên mô hình sa bàn này và trong trí nhớ hắn không sai biệt lắm.

Liễu Khinh Yên cầm trong tay cây gậy trúc chỉ vào sa bàn nói:

- Vương gia, các vị tướng quân, nơi này chính là Đại Bản, theo hướng bắc Đại Bản một trăm năm mươi dặm chính là Kinh Đô, hành dinh của Thiên hoàng Nhật Bản ngay trong Kinh Đô thành, lại từ hướng đông Kinh Đô lệch Bắc tám trăm dặm, chính là cải quản Giang Hộ (Edo) Mạc Phủ Đức Xuyên, đương nhiên, hiện tại Vương gia của chúng ta đã thay người Nhật Bản đem Giang Hộ đổi tên thành Đông Kinh (Tokyo) rồi.

Lý Định Quốc đột nhiên hỏi:

- Đường từ Đại Bản đến Đông Kinh tình trạng như thế nào?

- Không quá lý tưởng.

Liễu Khinh Yên nói,

- Từ Đại Bản đến Đông Kinh phải vượt qua dãy núi (Mộc Tằng (KiSo), dãy núi (Xích Thạch (Akaishi) và miền đồi núi (Quan Đông (Kanto), pháo doanh và đồ quân nhu đội của chúng ta đem không thể không theo núi lớn ở giữa khe sâu lách đi, bởi vậy, theo Đại Bản đến Đông Kinh thẳng tắp khoảng cách tuy rằng chỉ có khoảng tám trăm dặm, nhưng thực tế khoảng cách lại chừng hơn 1400 dặm.

Liễu Như Thị bổ sung:

- Hơn nữa trên đường đường xá gian nguy, địa hình phức tạp, rất dễ trúng phục kích.

Trương Nhan Lân có chút nghi ngờ hỏi Vương Phác:

- Vương gia, nếu từ Đại Bản đến Đông Kinh phải đi đường xa như vậy, hơn nữa trên đường còn rất dễ dàng bị người Nhật Bản mai phục, vậy chúng ta tại sao không đi đường biển? Không phải ty chức khoác lác, chỉ cần có hạm đội ba, mấy cái thuyền buồm rách kia của người Nhật Bản thật đúng là không dám mất mặt xuất hiện.

Liễu Khinh Yên nhìn thoáng qua Vương Phác một cái, nói tiếp:

- Nếu đi đường biển, Trung Ương Quân của ta có thể thông qua thủy đạo Phố Hạ giữa Bán đảo Phòng Tổng và Bán đảo Tam Phố, cắm thẳng vào Hoành Tân (Yokohama), Xuyên Kỳ (Kawasaki), thậm chí là trực tiếp đổ bộ ở Đông Kinh, với hỏa lực pháo hạm của hạm đội Ba và Bốn, quân đội Mạc Phủ vội vàng ứng chiến nên không có khả năng ngăn cản Trung Ương Quân đổ bộ.

Đối mặt ánh mắt không biết làm thế nào của chư tướng, Vương Phác bỗng nhiên chuyển sang Lý Định Quốc, hỏi:

- Định Quốc, ngươi cảm thấy thế nào?

Lý Định Quốc nói:

- Nếu trận chiến này chỉ là vì chiếm lĩnh Đông Kinh, đương nhiên có thể trực tiếp đổ bộ từ Đông Kinh, nhưng mà lần vượt biển Đông chinh này, mục tiêu chiến lược của Trung Ương Quân ta là đập tan sự quyết tâm kháng cự của người Nhật Bản hoặc là nói là đánh chiếm Nhật Bản, mà không phải chỉ đơn giản là chiếm lĩnh Đông Kinh, bởi vậy, ty chức nghĩ đến cần phải từ Đại Bản đổ bộ.

- Vì sao?

Lý Ngang không hiểu hỏi,

- Vì sao không thể trực tiếp đổ bộ từ Đông Kinh đập tan quyết tâm chống cự của người Nhật Bản, mà phải từ Đại Bản đổ bộ sau đó lại vòng qua xa lộ tiến công Đông Kinh thì có thể đánh chiếm được Nhật Bản? Bất luận quá trình như thế nào, kết quả không phải đều là chiếm lĩnh Đông Kinh sao, có khác biệt sao?

- Đương nhiên là có khác nhau.

Lý Định Quốc thản nhiên đáp:

- Nếu Trung Ương Quân ta trực tiếp đổ bộ Vịnh Đông Kinh, Mạc Phủ quân đội đề phòng trở tay không kịp gấp gáp ứng chiến, bị đánh bại là nhất định, nhưng cái này cũng không sẽ ảnh hưởng đến sự đồng ý và ủng hộ của các chư hầu Nhật Bản đối với Mạc Phủ Đức Xuyên, bởi vì bọn họ sẽ cho rằng Mạc Phủ Đức Xuyên là vì khuyết thiếu chuẩn bị mới bị thua, bọn họ vẫn sẽ ủng hộ Mạc Phủ Đức Xuyên cùng với Trung Ương Quân ta đối địch, nói cách khác, người Nhật Bản sẽ không bởi vì Đông Kinh bị chiếm đóng liền vứt bỏ chống cự.

Lý Ngang nói:

- Từ Đại Bản đổ bộ thì có gì bất đồng

Lý Định Quốc nói:

- Nếu Trung Ương Quân từ Đại Bản đổ bộ, thì từ Đại Bản đến Đông Kinh cần hành quân hơn 1400 dặm, không sai biệt lắm nhanh nhất cũng phải đi nữa tháng, có thời gian gần nửa tháng này, cũng đủ để Mạc Phủ Đức Xuyên từ kháp các nơi trong cả nước triệu tập quân đội, chuẩn bị vật tư rồi, hơn nữa Trung Ương Quân ta trên đường phải vượt qua hai dãy núi (Mộc Tằng (KiSo), Xích Thạch (Akaishi) cùng với miền đồi núi Quan Đông (Kanto), cho Mạc Phủ quân đội có đại lượng tập kích, cơ hội quấy rối, như vậy tốt hơn so với một trận đường đường chính chính đọ sức, Trung Ương Quân chúng ta bày ra tư thế không chút kiêng nể đánh đến tận cửa, nếu Mạc Phủ Đức Xuyên vẫn là chiến bại, vứt bỏ thành Đông Kinh, đến lúc đó người Nhật Bản sẽ nghĩ như thế nào?

Lý Ngang ấp úng hỏi:

- Sẽ nghĩ như thế nào?

Lý Định Quốc thản nhiên cười nói:

- Đến lúc đó, tất cả người Nhật Bản đều sẽ cho rằng Đại Minh Trung Ương Quân là không thể chiến thắng được, theo sự chiến bại của Mạc Phủ Đức Xuyên và sự xụp đổ của Đông Kinh, sự quyết tâm chống cự của người Nhật Bản cũng sẽ bị hủy diệt theo, sau đó chỉ cần hơi ban ân huệ, thì có thể thực hiện bước thứ hai chiến lược của Bộ Thống Soái, phân hoá tan rã các nơi Chư hầu Nhật Bản.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.