Một cuộc sống sôi nổi nhiều màu sắc, kỳ quặc đến khó tả bắt đầu và trôi qua nhanh chóng lạ thường. Tôi nhớ lại cuộc sống đó như nhớ lại một chuyện cổ tích hăi hùng do một thiên tài tốt bụng nhưng chân thật một cách tàn nhẫn đã khéo kể lại. Giờ đây khi hồi tưởng lại quá khứ, chính tôi đôi khi cũng khó tin được rằng tất cả thực sự là như vậy. Có nhiều điều tôi muốn tranh căi, muốn phủ nhận, chính vì cuộc sống tối tăm của "cái nòi ngu ngốc" ấy có quá nhiều những điều tàn nhẫn. Nhưng sự thật vẫn hơn lòng thương hại, vả lại câu chuyện tôi kể đây đâu có phải nói về bản thân tôi, mà nói về cuộc sống chật hẹp, ngột ngạt, đầy những ấn tượng khủng khiếp mà người thường dân Nga đã sống và hiện đang sống. Nhà ông tôi đầy một không khí thù hằn giữa người nọ với người kia như đám sương mù dày đặc; sự thù hằn đó đã đầu độc người lớn, và thậm chí đến cả trẻ con cũng góp phần tích cực vào đó. Sau này, qua những câu chuyện bà tôi kể, tôi được biết rằng mẹ tôi trở về đúng vào lúc các cậu tôi đang nằng nặc đòi ông tôi phải chia gia tài. Việc mẹ tôi đột nhiên trở về càng làm tăng thêm ý muốn ra ở riêng của họ. Họ sợ rằng mẹ tôi sẽ đòi lại số của hồi môn thuộc phần mẹ tôi nhưng bị Ông tôi giữ lại vì mẹ tôi đã "tự ý" đi lấy chồng, không được ông tôi ưng thuận. Các cậu tôi cho rằng số của hồi môn đó phải được đem chia cho họ. Từ lâu họ cũng đã cãi nhau kịch liệt xem ai là người được mở xưởng ở trong thành phố và ai sẽ ở khu ngoại ô Kunavinô, bên kia sông skạ ít ngày sau, khi chúng tôi tới, một vụ cãi cọ đã nổ ra ở nhà bếp giữa bữa ăn trưa: các cậu tôi đột nhiên chồm dậy, nhoài người qua mặt bà và bắt đầu gầm rít, la hét vào mặt ông tôi, răng nhe ra, gầm gừ nhau như một bầy chó. Ông tôi đỏ mặt tía tai, lấy chiếc thìa nện xuống mặt bàn và thét váng lên như tiếng gà trống:
-Ông sẽ cho chúng mày đi ăn mày cả nút! Bà tôi mặt nhăn nhó một cách đau đớn, nói:
-Cứ đem chia tuốt cho chúng nó, ông ơi! ông sẽ được yên thân. Cho tất chúng nó đi!
-Xì, bà lại định về hùa với chúng nó phải không? ông tôi thét lên, hai mắt long lanh. Và thật là lạ, một người bé nhỏ như ông tôi mà lại có thể thét to đến thế. Mẹ tôi rời khỏi bàn, đứng dậy và từ từ đi lại phía cửa sổ, đứng xoay lưng về phía mọi người. Bỗng cậu Mikhain vung tay đấm vào mặt người em, cậu này thét lên, lăn xả vào anh và cả hai người lăn trên sàn, vừa thở, vừa rên, vừa chửi rủa.
Lũ trẻ con òa lên khóc. Mợ Nataláa đang có mang kêu than một cách tuyệt vọng. Mẹ tôi kéo mợ đi ra chỗ khác. Epgênáa, mụ vú nuôi mặt rỗ, vui tính, đuổi lũ trẻ ra khỏi nhà bếp. Ghế đổ lổng chổng; anh thợ học nghề Txưganôc, một thanh niên có đôi vai rộng, cưỡi lên lưng cậu Mikhain, còn bác thợ cả Grigôri Ivanôvitạ hói đầu, rậm râu và đeo kính râm thì bình tĩnh lấy một chiếc khăn mặt trói hai tay cậu ấy lại. Cậu Mikhain vươn cổ về phía sau, bộ râu đen và thưa cọ xuống mặt sàn, miệng thở khò khè một cách khủng khiếp. Ông tôi thì vừa chạy xung quanh bàn vừa kêu la thảm thiết:
-Anh em, máu mủ với nhau mà thế đấy! Chao ôi, lũ chúng bay... y... y thật là... Ngay từ đầu cuộc cãi nhau, tôi sợ quá, đã leo phóc lên lò sưởi. Từ trên đó tôi kinh ngạc nhìn Bà tôi đang lấy nước ở chậu thau bằng đồng và rửa những vết máu trên mặt cậu Iakôp. Cậu vừa khóc vừa giậm chân xuống mặt sàn, còn bà tôi thì nói bằng một giọng khó nhọc:
-Quân đáng nguyền rủa, đồ mọi rợ, phải tu tỉnh lại chứ! ông tôi vắt chiếc áo bị rách toạc lên vai và thét bà tôi:
-Này, mụ phù thủy! Mụ đã đẻ ra một lũ súc sinh đấy! Khi cậu Iakôp đã đi khỏi, bà tôi chạy lại góc nhà, kêu gào thảm thiết:
-Lạy Đức Bà Marya, Mẹ của Chúa Lời, xin Đức Bà đừng để con cái chúng con sa vào sự dữ. Ông tôi đứng lên, ngoảnh về phía bà tôi, đưa mắt nhìn chiếc bàn trên đó mọi thứ còn đổ ngổn ngang, lênh láng và nói nhỏ:
-Bà liệu mà theo dõi chúng nó, kẻo chúng nó sẽ hành tội con Vacvara cho mà xem, chưa biết chừng...
-Thôi đi, đừng nghĩ nhảm nữa! Cởi áo ra, đưa đây tôi vá cho... Rồi bà tôi ôm lấy đầu ông tôi hôn vào trán. Ông tôi trông thật bé nhỏ bên cạnh bà tôi và cứ úp mặt vào vai bà tôi:
-Có lẽ phải chia thôi, bà nó a...
-Phải, phải chia đi, ông ạ! Hai người nói chuyện với nhau hồi lâu, lúc đầu còn thân mật, sau ông tôi giậm chân xuống sàn như con gà trống trước lúc chọi nhau, giơ ngón tay ra dọa bà tôi và thều thào nói to:
-Tôi biết bà lắm, bà chiều chúng nó lắm! Thằng Miska của bà chỉ là đứa gian giảo, còn thằng Iaska thì là một tên vô lại! Rồi chúng nó sẽ nốc đến hết nhẵn của cải của tôi cho mà xem, chúng sẽ đem phung phí hết. Ngồi trên mặt lò sưởi, tôi trở mình không khéo, làm rơi chiếc bàn là. Chiếc bàn là lăn ầm ầm trên bậc lò sưởi rồi rơi tõm vào thùng nước rác. Ông tôi nhảy lên bậc, kéo cổ tôi xuống, nhìn chằm chằm vào mặt tôi, dường như mới trông thấy tôi lần đầu.
-Ai đặt mày ngồi lên lò sưởi? Mẹ mày phải không?
-Cháu tự leo lên lấy.
-Nói láo.
-Không, cháu tự leo lên một mình thật mà. Vì cháu sợ. Ông tôi đẩy tôi sang bên và khẽ bớp vào trán tôi.
-Y hệt như cái thằng bố mày! Thôi, cút đi! Được chuồn khỏi bếp, tôi mừng quýnh.
* * *
Tôi thấy rõ ông tôi thường đưa cặp mắt xanh thông minh và tinh nhanh theo dõi tôi, và tôi sợ Ông tôi lắm. Tôi còn nhớ là tôi luôn luôn muốn lẩn tránh cặp mắt nẩy lửa đó. Tôi cảm thấy ông tôi là một người độc ác, nói với ai cũng bằng một giọng giễu cợt, châm chọc để gây sự và chọc tức mọi người.
-Chao ôi, lũ chúng bay... y... y thật là!
-Ông thường la như vậy; tiếng "y" kéo dài của ông luôn gây cho tôi một cảm giác buồn rầu hoặc sợ hãi. Vào giờ nghỉ, lúc uống trà buổi tối, khi ông tôi, các cậu tôi và những người làm từ xưởng bước vào bếp, vẻ mệt mỏi, tay đầy xantan và cháy sém vì cupơrôx, tóc buộc băng vải, tất cả nom giống như những bức tượng thánh đen sạm đặt ở góc bếp. Vào giờ phút hãi hùng đó, ông tôi thường ngồi đối diện với tôi và chuyện trò với tôi nhiều hơn những đứa cháu khác, khiến chúng phải ghen tị. Ông tôi dáng người cân đối, mảnh khảnh, tư thế ung dung. Chiếc gi-lê bằng vải xa-tanh thêu đã cũ sờn, áo sơ-mi vải hoa thì nhàu nát và trên hai đầu gối quần lộ ra những miếng vá lớn. Tuy vậy trông ông tôi ăn mặc vẫn có vẻ sạch sẽ và chỉnh tề hơn các cậu tôi mặc vét-tông, sơ-mi ngực hồ cứng và quàng khăn lụa.
Tôi đến được vài hôm thì ông tôi bắt tôi học cầu kinh. Tất cả những đứa trẻ khác ở trong nhà đều lớn tuổi hơn tôi và chúng đã học đọc, học viết do một thầy phụ lễ của nhà thờ Đức Mẹ lên Trời dạy; qua cửa sổ của ngôi nhà có thể nhìn thấy những nóc nhà thờ tròn vàng chói. Mợ Nataláa dạy tôi học. Mợ là một người trầm lặng, sợ sệt, mặt trông rất trẻ con và có cặp mắt trong suốt khiến tôi có cảm tưởng rằng qua cặp mắt đó có thể nhìn thấy tất cả những gì ở phía sau mợ. Tôi thích nhìn vào mắt mợ thật lâu, không chớp. Mợ lim dim mắt, quay đầu tứ phía và khe khẽ năn nỉ tôi, giọng gần như thì thầm:
-Nào, cháu nói đi: "Lạy Cha chúng tôi ở trên trời... " Và nếu tôi có hỏi "Iakô jê là cái gì?" thì mợ sợ hãi nhìn xung quanh khuyên tôi:
-Cháu đừng hỏi, như thế không tốt! Cháu chỉ việc nói theo mợ: "Lạy Cha chúng tôi... " Nghe không? Tôi băn khoăn: tại sao hỏi lại không tốt? Tiếng "Iakô jê" như có nghĩa gì bí ẩn, và tôi cố tình tìm mọi cách xuyên tạc đi:
-"Iakôp jê", "Ia vơ kôjê"... Nhưng mợ tôi cứ kiên nhẫn chữa lại. Mặt mợ nhợt nhạt như sắp tan ra thành nước, giọng nói luôn luôn đứt quãng:
- Đừng, cháu chỉ việc nói: "Iakô jê" thôi... Nhưng bản thân mợ và cả những lời nói đều không tự nhiên. Điều đó khiến tôi bực mình và làm cho tôi không thể nào thuộc được bài kinh. Một hôm ông tôi hỏi:
-Thế nào, Aliôska, hôm nay mày làm gì? Lại đi chơi rồi! Cứ nhìn thấy cái bướu trên trán mày là đủ biết. Chơi mà bươu đầu bươu trán lên như thế thì không phải là khôn đâu! Thế còn bài kinh "Lạy Cha" đã thuộc chưa? Mợ tôi đáp khẽ:
-Nếu vậy thì phải nện cho nó một trận! Và ông lại hỏi tôi:
-Bố mày đã nện cho mày bao giờ chưa? Không hiểu ông tôi nói gì, tôi lặng im. Mẹ tôi nói:
-Không, Macxim không đánh nó bao giờ, còn cấm cả con nữa.
-Sao vậy?
-Bố nó bảo không thể dạy bằng roi vọt được.
-Rõ đồ ngốc, khốn khổ mồ ma cái thằng Macxim ấy. Lạy Chúa tha thứ cho con!
-Ông tôi nói rành rọt, giọng giận dữ.
Những lời nói đó làm tôi bực mình. Ông tôi nhận ra điều đó.
-Mày làm gì mà bĩu môi bĩu mỏ thế? Thật là thằng... Rồi, vuốt mái tóc hung bạc trên đầu, ông tôi nói thêm:
- Được, đến thứ bảy này tao sẽ tẩn cho thằng Xasa một mẻ về chuyện chiếc đê cho mà xem!
-Tẩn là thế nào?
-Tôi hỏi. Tất cả mọi người cười phá lên, ông tôi nói:
- Được, rồi khắc biết... Tôi nấp vào một chỗ và tưởng tượng: "tẩn" tức là thêu viền những áo dài người ta đưa nhuộm, còn "nện" và "đánh" thì chỉ là một, có lẽ thế. Người ta thường đánh ngựa, đánh chó, đánh mèo. Ở Axtrakhan bọn cảnh sát đánh người Ba-tư, cảnh đó tôi đã thấy. Nhưng tôi chưa thấy người ta đánh trẻ con như vậy bao giờ, và ở đây tuy các cậu tôi cũng có khi cốc vào trán, khi thì bợp vào gáy lũ em họ tôi, nhưng lũ trẻ đối với việc đó có vẻ xem thường. Bị đánh, chúng chỉ xoa qua loa chỗ đau rồi thôi. Nhiều lần tôi hỏi chúng:
-Có đau không? Và bao giờ chúng cũng trả lời một cách can đảm:
-Không, chẳng đau gì cả! Câu chuyện lôi thôi về chiếc đê tôi có được biết. Chiều chiều, khoảng từ lúc uống trà cho đến bữa ăn tối, các cậu tôi và bác thợ cả thường can những mảnh vải nhuộm lại với nhau thành một "tấm" và gắn vào đó những cái nhãn bằng bìa. Để đùa bác Grigôri mắt đã gần mù, cậu Mikhain sai một đứa cháu lên chín tuổi lấy chiếc đê của bác Grigôri hơ lên ngọn nến. Thằng Xasa lấy chiếc kẹp vẫn dùng để gạt tàn nến cặp chiếc đê, hơ thật nóng, rồi lừa đặt xuống phía dưới tay bác Grigôri, và nấp đằng sau lò sưởi. Vừa lúc đó, ông tôi đi vào, ngồi xuống làm việc và đút ngay ngón tay vào chiếc đê nóng bỏng. Tôi còn nhớ, khi tôi nghe tiếng ồn ào chạy vào bếp thì ông tôi đang giơ những ngón tay bị bỏng lên nắm lấy tai, nhảy choi choi và la lớn:
- Đứa nào nghịch thế này? Đồ dã man! Cậu Mikhain cúi xuống bàn, lấy ngón tay búng chiếc đê thổi cho nguội. Bác thợ cả vẫn điềm nhiên ngồi khâu, những hình bóng nhảy nhót trên chiếc đầu hói lớn của bác. Cậu Iakôp chạy vào, nấp sau góc lò sưởi và cười khúc khích. Bà tôi thì đang xát khoai sống bằng một chiếc bàn xát.
-Cậu Iakôp từ phía sau lò sưởi nhảy ra, la lên. Trong một góc bếp, thằng con cậu Iakôp vừa khóc mếu vừa kêu:
-Không phải đâu bố ạ! Chính bác ấy xui con đấy! Bao ngón tay dùng khi khâu vá.
Hai cậu tôi bắt đầu căi nhau. Còn ông tôi thì bỗng nguôi ngaỵ Ông tôi lấy bột khoai đắp vào ngón tay rồi im lặng bước ra, kéo theo cả tôi ra ngoài. Tất cả mọi người đều nói rằng cậu Mikhain có lỗi. Cho nên đến lúc uống trà tôi hỏi xem cậu ấy có bị "tẩn" và bị "nện" không?
-Chị Vacvara, có bảo thằng chó con ấy câm đi không! Tôi thì vặn cổ nó đi bây giờ! Mẹ tôi nói:
-Cứ thử đụng vào nó mà xem... Thế là tất cả mọi người đều im lặng. Mẹ tôi có lối nói cộc lốc, những lời nói ấy như có sức mạnh đánh lui địch thủ, và làm cho họ phải hạ mình. Tôi thấy rõ là tất cả mọi người đều sợ mẹ tôi. Ngay cả ông tôi cũng nói với mẹ tôi nhẹ nhàng, không giống như nói với những người khác. Thấy vậy tôi rất thích thú, và thường khoe với lũ em họ với vẻ tự hào:
-Mẹ tớ mạnh nhất! Chúng cũng chẳng phản đối. Nhưng rồi câu chuyện xảy ra hôm thứ bảy sau đã làm lay chuyển lòng tin của tôi đối với mẹ tôi.
* * *
Trước hôm thứ bảy, tôi cũng phạm phải một lỗi nặng. Tôi rất thích xem người lớn làm thay đổi màu vải, thật là tài tình: chẳng hạn người ta lấy vải vàng nhúng vào nước màu đen, thế là vải hóa thành màu xanh thẫm, "màu chàm"; cho màu xám vào nước màu gạch thì trở thành đo đỏ, màu "boócđô". Thật là dễ dàng, nhưng khó hiểu. Tôi cũng muốn tự mình nhuộm một vật gì, tôi liền nói chuyện đó với thằng Xasa Iakôvôp. Nó là một thằng bé rất đứng đắn, muốn được người lớn không coi thường, đối với ai cũng dịu dàng, sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người trong mọi trường hợp. Người lớn khen nó dễ bảo, thông minh, nhưng ông tôi thường lườm nó và nói:
- Đồ nịnh hót! Thằng Xasa Iakôvôp người gầy khẳng, đen thui, hai mắt lồi như hai mắt tôm. Nó thường nói vội vă, lí nhí, hay nuốt tiếng và lúc nào cũng lấm lét nhìn quanh như định chạy trốn đi đâu. Hai con ngươi màu nâu sẫm của nó thường không động đậy, nhưng mỗi khi nó bị kích động lại rung lên cùng với lòng trắng. Tôi không ưa nó. Tôi thích thằng Xasa Mikhailôp hơn. Nó là một thằng bé chẳng có gì đáng để ý, thầm lặng, chậm chạp, có cặp mắt buồn và nụ cười hiền lành, rất giống người mẹ dịu dàng của nó. Bộ răng nó không được đẹp, chìa cả ra ngoài miệng và ở hàm trên lại mọc thành hai hàng. Bộ răng này làm nó bận tâm lắm; lúc nào nó cũng cho tay vào mồm lay những chiếc răng mọc ở hàng sau để định nhổ đi và ai muốn sờ vào hàm răng của nó cũng được. Ngoài ra, tôi không thấy nó có cái gì hay hơn. Trong nhà chật ních người nhưng nó sống lẻ loi. Nó thích ngồi trong những xó tranh tối tranh sáng, và buổi chiều thì ngồi bên cửa sổ. Thật thú vị khi cùng ngồi với nó im lặng bên cửa sổ, và cứ ngồi sát bên nhau im lặng như thế hàng tiếng đồng hồ, nhìn những con quạ đen bay lượn trên bầu trời đỏ ối trong buổi hoàng hôn, quanh những chiếc tháp tròn vàng rực của ngôi nhà thờ Đức Mẹ lên Trời. Chúng bay tít lên cao, rồi lao vút xuống. Và bỗng như một tấm lưới đen, chúng phủ kín bầu trời đang tắt, rồi chúng biến đi đâu mất, để lại sau chúng một khoảng không trống rỗng. Nhìn cảnh tượng đó người ta không muốn nói gì nữa, và một nỗi buồn man mác xâm chiếm lấy tâm hồn.
Thằng Xasa, con cậu Iakôp, thì chuyện gì cũng có thể nói thao thao bất tuyệt, và chững chạc như người lớn. Biết tôi muốn học nhuộm, nó khuyên tôi vào trong tủ lấy ra chiếc khăn trải bàn màu trắng tinh vẫn dùng trong những ngày lễ và đem nhuộm thành màu xanh.
-Màu trắng là dễ nhuộm nhất, tớ biết!
-Nó nói giọng rất nghiêm trang. Tôi lôi ra chiếc khăn trải bàn lớn và chạy ra sân. Nhưng khi tôi vừa nhúng một đầu khăn vào thùng nước "chàm" thì anh Txưganôc bỗng từ đâu lao tới. Anh giật lấy chiếc khăn, rồi dùng hai bàn tay to lớn vắt nước và thét thằng em họ tôi đang nấp ở phòng ngoài để theo dõi việc làm của tôi:
-Gọi bà ra mau lên! Rồi anh lắc cái đầu tóc đen bù xù như cáo trước điềm chẳng lành, và bảo tôi:
-Hừ, chuyến này thế nào mày cũng bị một trận đòn nên thân! Bà tôi chạy tới, vừa rên rỉ và khóc lóc, vừa chửi tôi bằng những câu nghe đến buồn cười:
-Ôi, thằng trời đánh thánh vật kia, sao quỉ thần không đem mà quật chết mày đi! Rồi bà tôi nói với anh Txưganôc:
-Này, Vanáa, đừng nói gì với ông nhé! Tao sẽ giấu kín chuyện này, may ra có thể thoát được... Anh Vanka chùi hai tay ướt vào chiếc tạpđề nhem nhuốc, nói với vẻ lo lắng:
-Cái đó thì việc gì đến con? Con không nói đâu, song coi chừng thằng Xasa nó mách đấy!
-Tao sẽ cho nó hai kôpêch,
-bà tôi nói và dẫn tôi vào trong nhà. Đến thứ bảy, trước giờ cầu nguyện, có người dẫn tôi vào bếp. Trong bếp tối om om và im lặng. Tôi còn nhớ cửa vào phòng ngoài và các phòng lúc đó đều đóng chặt, và bên ngoài cửa sổ là ánh sáng u ám của một buổi chiều thu, tiếng mưa rơi tí tách vào cửa kính. Trước cửa lò sưởi đen kịt, anh Txưganôc đang ngồi trên một chiếc ghế dài lớn. Trông anh giận dữ, Tức Ivan, cách gọi tắt, Ivan là tên. Txưganốc là biệt hiệu. Tức Ivan, cách gọi tắt thân mật. khác hẳn ngày thường. Ông tôi đứng trong góc cạnh một thùng gỗ, chọn ở trong thùng ra những chiếc roi dài, lấy tay đo từng chiếc rồi xếp lại với nhau và quất vun vút vào không khí. Bà tôi đứng ở một chỗ tối hít thuốc rít lên và càu nhàu:
-Sướng lắm đấy... đồ tàn bạo!... Thằng Xasa Iakôvôp ngồi trên chiếc ghế ở giữa bếp hai tay dụi mắt, nói giọng kéo dài nghe rất lạ, giống như một ông lão hành khất:
-Xin ông hãy vì Chúa mà tha cho cháu. Đằng sau chiếc ghế, hai đứa con cậu Mikhain, một trai một gái, đứng tựa vai vào nhau, im thin thít như những khúc gỗ.
-Tao quật xong rồi tao tha,
-Ông tôi nói, tay vuốt một chiếc roi dài và ướt,
-nào, tụt quần ra!... Ông tôi nói rất thản nhiên. Và cả tiếng nói của ông, của tiếng thằng bé giãy giụa trên chiếc ghế ken két, cả tiếng giậm chân của bà tôi
-tất cả đều không thể nào làm khuấy động được cái không khí trầm lặng đang bao trùm lên căn bếp nhá nhem tối, dưới chiếc mái thấp lè tè đầy bồ hóng. Thằng Xasa đứng lên, cởi quần, tụt xuống đến đầu gối và hai tay giữ quần, nó cúi lom khom, lập cập bước đến chiếc ghế dài. Nhìn nó thật là thương tâm, hai chân tôi cũng run lên. Tệ hơn nữa là khi thấy nó ngoan ngoãn nằm úp mặt xuống chiếc ghế dài, còn anh Vanka thì lấy một chiếc khăn lớn trói nó vào ghế qua nách và cổ. Anh cúi xuống và dùng hai cánh tay đen thui giữ chặt lấy cổ chân nó.
-Lêcxây,
-Ông tôi gọi,
-lại gần đây!... Kìa, có nghe tao nói gì không?... Đây, hãy trông tao quật nó đây này... Một! ông vung tay lên không cao và vụt chiếc roi vào tấm thân trần truồng. Xasa kêu thét lên.
-Nói láo,
- Ông tôi nói,
-có đau đâu! Cái này mới đau hơn này! ông tôi đánh đến nỗi da giộp ngay lên, trên lưng hằn những vệt đỏ. Thằng em họ tôi rú lên một tiếng dài.
-Không dễ chịu à?
-Ông tôi hỏi, tay vẫn đều đặn đưa lên đưa xuống.
-Không thích hả? Roi này là về tội chiếc đê này! Mỗi khi ông tôi vung tay lên, tất cả mọi thứ trong ngực tôi đều dâng lên theo, và khi cánh tay hạ xuống thì dường như cả người tôi cũng rơi xuống. Xasa rít lên the thé, nghe thật khó chịu:
-Cháu chừa rồi... ì... ì... Cháu chẳng mách chuyện chiếc khăn bàn là gì... Cháu đã mách... Ông tôi nói giọng bình thản như đọc Thánh thi:
-Tố cáo không phải là đã hết tội! Đứa tố cáo phải được ăn đòn trước tiên. Này đây, về chiếc khăn bàn! Tức Alêcxây.
Bà tôi lao về phía tôi, nắm lấy tay tôi và thét lên:
-Tôi không đưa thằng Lêcxây cho ông đâu! Không đưa đâu! Đồ quỷ sứ! Bà lấy chân đạp vào cửa và gọi:
-Varáa, Vacvara!... Ông tôi bổ nhào về phía bà tôi, đẩy bà tôi ngã, giằng lấy tôi và đem lại chiếc ghế dài. Tôi giãy giụa trong tay ông tôi, giật bộ râu màu hung và cắn vào ngón tay ông. Ông tôi kêu thét lên, ghì chặt lấy tôi và cuối cùng ném tôi xuống chiếc ghế dài, làm tôi sây sát cả mặt mũi. Tôi còn nhớ tiếng thét man rợ của ông tôi.
-Trói nó lại! Tao sẽ giết nó! Tôi còn nhớ bộ mặt trắng bệch và cặp mắt mở to của mẹ tôi. Mẹ tôi vừa chạy dọc theo chiếc ghế vừa thở hổn hển:
- Đừng, bố ơi!... Trả nó cho con...
* * *
Ông tôi đánh cho đến khi tôi ngất đi. Mấy ngày liền tôi ốm, phải nằm sấp trên một chiếc giường rộng nóng bức, trong một căn phòng nhỏ chỉ có một cửa sổ với một ngọn đèn đỏ tù mù suốt ngày đêm ở góc phòng, trước mặt chiếc tủ có bày rất nhiều tượng thánh. Những ngày đau ốm là những ngày đáng ghi nhớ của đời tôi. Trong những ngày đó chắc tôi đã lớn lên rất nhiều và cảm thấy như có cái gì khác thường. Từ đó trở đi, tôi đâm ra quan tâm lo lắng đối với mọi người; và hệt như người ta đã lột mất lớp da ở trái tim tôi đi nên nó trở nên hết sức nhạY bén đối với mọi nỗi đau đớn và sỉ nhục, dù là tôi hay người khác phải chịu. Trước hết, cuộc cãi nhau giữa bà tôi và mẹ tôi đã làm cho tôi hết sức ngạc nhiên: trong căn phòng chật hẹp, bà tôi, người to lớn và vận đồ đen, tiến về phía mẹ tôi, dồn mẹ tôi vào góc phòng, chỗ để các tượng thánh, và rít lên:
-Sao mày không lại mà giằng nó ra, hả?
-Con sợ.
- Ôi, mày khỏe như vâm mà còn sợ! Thật xấu hổ, Vacvara! Tao già thế này mà tao không sợ! Thật xấu hổ!...
- Để cho con yên mẹ Ơi, con đau lòng lắm...
-Không, mày không yêu nó, mày không thương thằng bé mồ côi! Mẹ tôi nói lớn, giọng mệt nhọc:
-Chính tôi cũng như một đứa mồ côi suốt đời! Rồi cả hai người ngồi trên chiếc hòm ở góc phòng khóc rất lâu. Mẹ tôi nói:
-Nếu không có thằng Alêcxây thì tôi đã đi khỏi nơi này rồi! Tôi không thể sống trong cái địa ngục này được nữa, không thể sống được, mẹ Ơi! Không còn hơi sức nữa...
-Con là dòng máu của mẹ, trái tim của mẹ!
-Bà tôi thì thào nói. Tôi hiểu ra mẹ tôi không phải là kẻ mạnh, mẹ tôi cũng sợ Ông tôi như mọi người. Tôi đã cản trở mẹ tôi đi khỏi cái nhà này, nơi mẹ tôi không thể sống nổi. Điều đó thật đáng buồn. ít lâu sau mẹ tôi biến khỏi nhà thật, không hiểu là đi đâu, thăm ai. Một hôm ông tôi bỗng xuất hiện, hệt như từ trần nhà rơi xuống. Ông tôi ngồi xuống giường, đưa bàn tay lạnh như băng sờ vào đầu tôi:
Tôi chỉ muốn đá cho ông tôi một cái, nhưng tôi đau không cựa quậy được. Tóc ông tôi trông càng đỏ hơn mọi khi, đầu luôn luôn lắc lư, hai con mắt long lanh như đang tìm kiếm vật gì trên tường. Ông tôi lấy trong túi ra một chiếc bánh bích qui hình con dê, hai chiếc kẹo bọc đường hình chiếc kèn, một quả táo và một chùm nho khô màu xanh rồi đặt tất cả lên trên gối, ngay trước mặt tôi.
-Cháu thấy không, ông đem quà cho cháu đấy! ông tôi cúi xuống và hôn vào trán tôi. Sau đó ông tôi bắt đầu vừa nói vừa khe khẽ xoa đầu tôi với bàn tay bé nhỏ, cứng quèo và vàng khè, nhất là những móng tay cong như móng chim.
-Hôm trước ông đánh cháu đau quá phải không? ông nóng quá! Tại cháu cào và cắn ông nên ông giận. Nhưng không sao, cháu có bị đòn quá mức thì rồi đâu cũng vào đấy cả! Cháu phải biết, mỗi khi người thân thích đánh cháu thì đó không phải là điều sỉ nhục, mà là một bài học! Không nên để cho người ngoài đánh mình, nhưng đối với người trong nhà thì chẳng sao. Cháu tưởng trước kia ông không bị đánh ư? Aliôsa, ông bị đánh đến nỗi ngay cả trong giấc mơ khủng khiếp cháu cũng không thấy được. Ông bị sỉ nhục đến nỗi giá Chúa trông thấy chắc Chúa cũng phải khóc! Kết quả là thế nào? Từ một đứa trẻ mồ côi, con một người đàn bà nghèo, ông đã có địa vị như bây giờ. Ông đứng đầu một phường nhuộm, ông điều khiển mọi người. Với thân hình gầy và cân đối nằm xuống bên cạnh tôi, ông tôi bắt đầu kể về những ngày thơ ấu của mình bằng những lời lẽ rắn rỏi và mạnh mẽ, lời nọ nối tiếp lời kia một cách dễ dàng và khéo léo. Hai con mắt xanh của ông tôi rực sáng lên. Ông tôi vui vẻ vò rối bù mớ tóc vàng óng, rồi cất giọng the thé như quát vào mặt tôi:
-Cháu đến đây bằng tàu thủy phải không? Hơi nước đưa cháu đến đấy! Còn ông, khi còn trẻ, chính ông đã phải dùng sức kéo các sà-lan đi ngược sông Vongạ Sà-lan thì ở dưới nước, ông thì đi trên bờ. Ông đi chân đất trên đá nhọn, trên những chỗ đất sụt, và cứ đi như thế suốt từ lúc mặt trời mọc cho đến tối mịt. Nắng xiên vào gáy, đầu nóng bỏng như than, người cúi gập thành ba khúc, xương kêu răng rắc... Vậy mà vẫn phải đi, đến đường đi cũng không trông thấy, hai mắt nhòa lệ và mồ hôi, lòng đau đớn ê chề...
ôi chà, Aliôsa, cháu cứ im ông kể cho mà nghe! Cứ thế đi, đi măi, cho đến lúc tuột khỏi dây, ngă giúi xuống đất. ấy thế nhưng lại mừng, bởi vì tất cả sức lực đã cạn rồi: miễn sao được nghỉ ngơi, hay chết quách! Đó, người ta đã sống dưới mắt Chúa Giêsu nhân từ như thế đó!... Đã ba lần ông đếm bước trên dòng sông Cái Vonga: từ Ximbiêc đến Rưbinxkơ, từ Xaratôp đến đây và từ Axtrakhan đến hội chợ Makariep. Hàng bao nhiêu nghìn dặm đường! Cho đến năm thứ tư thì ông trở thành phu trưởng của anh em phu kéo thuyền, vì ông đã cho lão chủ biết được tài của ông!... Ông tôi nói, và bỗng vụt lớn lên trước mắt tôi như một đám mây, từ một ông già bé nhỏ và quắt queo biến thành một người có sức mạnh phi thường, một mình kéo cả một chiếc sà-lan khổng lồ đi ngược dòng sông... Thỉnh thoảng ông tôi lại nhảy từ trên giường xuống đất và vung tay làm điệu bộ cho tôi thấy những người kéo thuyền đi như thế nào, tát nước ở trên thuyền ra sao. Ông tôi hát giọng trầm những bài gì đó, xong lại nhảy lên giường, nhanh nhẹn như một thanh niên, trông thật kỳ lạ. Rồi ông lại nói, giọng càng say sưa hơn:
-Nhưng Aliôsa ạ, những lúc nghỉ, vào những buổi chiều hè ở Jiguli, dưới chân ngọn đồi xanh rì có khi bọn ông đốt lửa lên rồi nấu cháo. Và khi một người kéo thuyền đáng thương cất tiếng hát một bài hát thoát ra từ đáy lòng thì lập tức cả đoàn phu ầm ầm cất giọng hòa theo. Người như sởn gai ốc lên, và sông Vonga dường như lại càng chảy xiết. Nó lồng lộn như con ngựa bất kham, như muốn cất mình lên tận mây xanh! Lúc đó mọi nỗi đau khổ đều tiêu tan như làn bụi trước gió. Mọi người hát đến nỗi có khi để cháo trào cả ra ngoài; khi ấy cần phải nện cho anh chàng đầu bếp một muôi vào trán: "Chơi nhưng chớ bỏ lơi công việc!" Đã mấy lần có người ngó vào cửa gọi ông tôi, nhưng tôi van nài:
- Ông đừng đi ông ạ! ông tôi mỉm cười và giơ tay đuổi mọi người:
- Đợi tí đă... Ông tôi kể chuyện mãi cho đến tận chiều tối. Và khi đi ra còn âu yếm từ biệt tôi. Tôi biết ông tôi không phải là người dữ tợn và đáng sợ. Tôi ứa nước mắt khi nhớ lại rằng chính ông tôi đã đánh tôi tàn nhẫn như vậy. Tuy nhiên tôi vẫn không thể nào quên được chuyện đó. Việc ông tôi đến thăm đã mở rộng cửa cho tất cả mọi người, và từ sáng đến tối luôn luôn có người ngồi bên giường tôi, cố tìm mọi cách làm cho tôi khuây khỏa. Tôi còn nhớ điều đó không phải lúc nào cũng vui vẻ và thú vị. Bà tôi thường đến với tôi hơn Những tên cũ của thành phố Ulianôp và Tsecbakôp trên sông Vongạ Những ngọn núi rất đẹp ở khúc giữa sông Vongạ cả và cùng ngủ với tôi một giường nữa. Nhưng trong những ngày đó, người đã để lại cho tôi ấn tượng tươi sáng nhất là anh Txưganôc. Vai anh vuông, ngực nở, đầu rất to với bộ tóc xoăn tít. Anh đến vào lúc chiều tối và ăn vận như ngày hội: áo lụa vàng, quần nhung bông và đi đôi ủng gập nếp kêu ken két. Tóc anh bóng láng, cặp mắt lấp lánh dưới đôi lông mày rậm, hàm răng trắng ẩn dưới bộ ria mép đen mới mọc. Chiếc áo vàng rực phản chiếu ánh lửa đỏ của ngọn đèn thờ không bao giờ tắt
-Này em, trông đây này,
-anh nói và vén tay áo lên, chìa cho tôi xem cánh tay trần đầy những vết đỏ đến tận khuỷu.
-Em xem nó sưng thế đấy! Mấy hôm nọ còn tệ hơn nữa, hôm nay đã bắt đầu bớt nhiều rồi! Em có biết không, thấy ông nổi giận và bắt đầu đánh em, anh liền giơ ngay cánh tay này ra đỡ. Anh định chờ khi nào roi gẫy, ông đi lấy chiếc khác thì bà hoặc mẹ sẽ bế em chạy đi! Nhưng chiếc roi lại không gẫy, vì ngâm nước nên dẻo quá! Nhưng dù sao em cũng đỡ bị đòn có phải không? Đấy em xem, anh cũng láu cá đấy chứ... Anh cười vẻ âu yếm, dịu dàng và lại ngắm nghía cánh tay sưng phồng, rồi vừa cười vừa nói:
-Anh thương em quá, đến nỗi cổ họng anh cứ nghẹn lại. Tội nghiệp! Thế mà ông cứ vụt mãi... Anh thở phì phì như ngựa và lắc đầu, rồi anh bắt đầu nói chuyện về ông tôi. Trong chốc lát anh đã trở nên gần gũi đối với tôi và giản dị như một đứa trẻ. Tôi bảo anh rằng tôi yêu anh lắm. Anh trả lời thật chất phác khó mà quên được:
-Anh cũng yêu em lắm, chính vì yêu em nên anh mới chịu đau thay cho em! Đứa khác thì đừng hòng, mặc xác chúng nó... Sau đó anh bắt đầu khuyên bảo tôi, anh nói khẽ, thỉnh thoảng lại nhìn ra cửa:
-Lần sau nếu em có bị đánh thì phải cẩn thận đấy, đừng có co rúm người lại hiểu không? Co dúm như thế sẽ đau gấp đôi; em cứ thả người cho thoải mái, sao cho người thật mềm, mềm nhũn ra ấy! Và đừng có nhịn thở, cứ thở thật mạnh và kêu tướng lên, nhớ đấy! Như thế rất tốt. Tôi hỏi:
-Thế ra còn bị đánh nữa à?
-Chứ sao?
-Anh Txưganôc nói vẻ thản nhiên.
-Tất nhiên, còn bị đánh nữa chứ! Rồi xem, em sẽ bị đánh luôn đấy...
-Vì sao?
- Ông mà đã muốn kiếm cớ thì... Và anh lại lo lắng khuyên tôi:
-Nếu ông đánh từ trên cao, chỉ quất roi từ trên xuống thôi thì em cứ việc nằm yên, người thật mềm; còn nếu ông đánh giật quất xuống rồi lại giật về để rứt thịt ra, thì em phải rướn người theo chiều chiếc roi, hiểu không? Như thế đỡ đau hơn! Anh nháy một bên mắt đen láy rồi nói:
-Về mặt này anh còn giỏi hơn cả cảnh sát đấy! Da của anh có lẽ đem khâu được bao tay em ạ! Tôi ngắm nét mặt vui tươi của anh và nhớ lại những chuyện cổ tích mà bà tôi đã kể về Hoàng tử Ivan và chàng ngốc Ivanuska.