Thể loại: Kinh điển
Dịch giả: Hoàng Thu Uyên
Đây là 10 bức thư nổi tiếng nhất và được đọc nhiều nhất trong thế kỷ 20 của thi sĩ Đức vĩ đại Rainer Maria Rilke.
Tất cả những vấn đề mà các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sĩ, và các nhà tư tưởng quan tâm đều được thi sĩ bàn luận thấu đáo ở đây.
Thư gởi người thi sĩ trẻ tuổi là một tác phẩm kinh điển dành cho tất cả những ai muốn bày tỏ nội tâm mình một cách sáng tạo.
Nó đem đến nguồn cảm hứng cho những người muốn đi sâu khám phá và thể hiện sự thực bên trong mình.
Mười bức thư của thi sĩ Rainer Maria Rilke là một kiệt tác trong văn nghệ hiện đại Đức quốc. Không ai còn lạ với thiên tài và tên tuổi của Rainer Maria Rilke, ông là thi sĩ nổi tiếng nhất và cô đơn nhất trong văn nghệ Đức ở thế kỷ XX. Những người quen thuộc với tư tưởng của Heidegger đều biết rằng Heidegger đã dành cho Rilke một vị thế trang trọng ưu liệt trong cuộc song thoại giữa tư tưởng (Denken) và thi tưởng (Dichten). Trong sự suy tưởng về Rilke, Heidegger đã viết những câu quyết định như vầy:
“Trong thời đại đêm tối của thế giới, hố thẳm của thế giới phải được học và học cho cạn. Mà muốn thế thì phải có người với tới hổ thẳm”.
Heidegger đã nói như trên trong buổi kỷ niệm ngày giỗ R.M. Rilke.
Hố thẳm là gì? Có ai đã nói tời hố thẳm? Và với tới mức độ nào? Đây là những câu hỏi lửa máu đã được đặt lên giữa đêm tối tàn nhẫn của quê hương.
Cuộc đời của Rilke, nỗi cô đơn của ông những bước chân lang thang cô tịch của ông, đôi mắt diệu vợi sâu thẳm hừng lửa của ông, tất cả những cử chỉ ấy nói lên những gì cho con người trẻ tuổi Việt Nam hiện nay?
Mỗi một người trẻ tuổi của Việt Nam đều là một thi sĩ; mười bức thư sâu đây của Rilke là mười tiếng nói được gửi về bất cứ người thi sĩ trẻ tuổi nào đang sống trên mặt đất trần trụi này. Sống và sống một cách thơ mộng trên thế giới sâu kín này, phải chăng đó là tiếng ca của con chim không tên, đồng vọng lên một sớm mai hồng đang nằm phong kín trong đêm tối sinh ly?
LỜI MỞ ĐẦU CỦA DỊCH GIẢ:
Mười bức thư sau đây của thi sĩ Rainer Maria Rilke là một kiệt tác trong văn nghệ hiện đại Đức quốc. Không ai còn lạ với thiên tài và tên tuổi của Rainer Maria Rilke, ông là thi sĩ nổi tiếng nhất và cô đơn nhất trong văn nghệ Đức ở thế kỷ XX. Những người quen thuộc với tư tưởng của Heidegger đều biết rằng Heidegger đã dành cho Rilke một vị thế trang trọng ưu liệt trong cuộc song thoại giữa tư tưởng (Denken) và thi tưởng (Dichten). Trong sự suy tưởng về Rilke, Heidegger đã viết những câu quyết định như vầy:
“Trong thời đại đêm tối của thế giới, hố thẳm của thế giới phải được học và học cho cạn. Mà muốn thế thì phải có người với tới hổ thẳm”.
Heidegger đã nói như trên trong buổi kỷ niệm ngày giỗ R.M. Rilke. (Rilke chết ngày 29, tháng chạp, năm 1926).
Hố thẳm là gì? Có ai đã nói tới hố thẳm? Và với tới mức độ nào? Đây là những câu hỏi lửa máu đã được đặt lên giữa đêm tối tàn nhẫn của quê hương.
Cuộc đời của Rilke, nỗi cô đơn của ông những bước chân lang thang cô tịch của ông, đôi mắt diệu vợi sâu thẳm hừng lửa của ông, tất cả những cử chỉ ấy nói lên những gì cho con người trẻ tuổi Việt Nam hiện nay?
Mỗi một người trẻ tuổi của Việt Nam đều là một thi sĩ; mười bức thư sau đây của Rilke là mười tiếng nói được gửi về bất cứ người thi sĩ trẻ tuổi nào đang sống trên mặt đất trần trụi này. Sống và sống một cách thơ mộng trên thế giới sâu kín này, phải chăng đó là tiếng ca của con chim không tên, đồng vọng lên một sớm mai hồng đang nằm phong kín trong đêm tối sinh ly?
HOÀNG THU UYÊN
14. 1. 1969.
Bình luận truyện