Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt

Chương 135: 135: Hồi Mười Chín Lạy Trời Con Được Bình Yên B




"Tao đứng trước cổng nhà nàng, ôm cây guitar đời ông cố tổ của mày để lại đờn bài "Đừng gọi anh bằng chú".

"Rồi cổ có cảm động không?"
"Có.

Nàng sai con Mực tiễn tao "dìa" tận nhà."
"Rồi để thoát hiểm, mày mới "Đập vỡ cây đàn" của tao phải hôn?"
"Ờ...!Tao gồng lắm mà hổng có hát hay bằng ông Trung Chỉnh."
Hai người lính trẻ tuổi thất thểu kéo nhau trở về tiền đồn.

Ít ngày sau, họ có việc phải đi ngang qua nhà của em gái nuôi con Mực dữ như con báo ấy.

Chưa đi tới đầu xóm mà đã nghe tiếng mẹ cô la oang oác:
"Trời, mày đi mua gà mà cái mỏ của mày còn đỏ hơn cả cái mồng gà."
"Bà làm con nó khóc rồi kìa..."
"Khóc đâu? Nó đang cười rũ rượi kìa."
"Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, mày cười vậy hả con?"
Thấy chuyện thú vị đương nhiên phải xía mặt vô hóng hớt, thằng bạn nghệ sĩ kéo thằng bạn thất tình núp sau đống rơm theo dõi.

"Núp ở đây lỡ con Mực nó đánh hơi thấy tao, nó không niệm tình mà buông tha cho mày đâu."
"Yên tâm.

Nó ghét mày hơn tao.

Nó hổng cắn tao đâu."
Người mẹ của em gái xinh xinh ấy đương kể lại chuyện thằng bạn thất tình bị ông thầy quở trách:
"Ổng nói, "Mày khoái mặc đồ rách vậy thì mốt tao khỏi cấp lại đồ mới.

Để cho mày thành "dân chơi cầu Ba Cẳng" luôn."
"Thì nó "Ba Cẳng" chứ không lẽ "Bốn Cẳng"...!Ui, sao bà nhéo tui?"
"Còn mày nữa, thương nó thì nói đại là thương nó.

Cứ hễ sai mày lên xóm trên mua đồ là mày lại diện như đi diễn tuồng.

Tao thừa biết mày lượn qua lượn lại quanh tiền đồn kiếm nó..."
"Má...!Má này..."
"Gấu...!Gấu...!Gấu..."
Con Mực đánh hơi được mùi "khách quen" nên phóng tới quanh đống rơm sủa nhặng lên.

"Anh...!Anh mới tới hả anh?" Vừa xùy con Mực, cô em xóm nhỏ vừa ngượng nghịu đứng ẹo qua ẹo lại trước mặt chàng lính mũ đỏ.

"Ờ...!Cô..."
"Dạ?"
"Cô xích nó lại giùm tôi đi." Mặc kệ thằng bạn cười như được mùa, bảo toàn tính mạng vẫn là trên hết.

"Anh...!anh nhát quá hà." Cô em xóm nhỏ giậm chân một cái, rồi lôi cổ con Mực vào nhà.

Trở lại tình hình trong tiền đồn, trung tá Đoàn Mạnh Đức đương huấn luyện các tân binh trẻ tuổi cách sử dụng súng.

"Tôi nói lại một lần nữa.

Không được chĩa súng lên trên trời, ngộ nhỡ cướp cò thì thằng kế bên "đứt bóng", hoặc là chính bản thân của anh.

Anh đã nghe rõ chưa?"
"Vâng..." Cậu lính trẻ cúi gằm mặt đáp khẽ.

Rồi loay hoay chỉnh lại cách cầm súng cho chính xác hơn.

"Đoàng."
Viên đạn bị cướp cò ấy bắn bay chiếc mũ bê-rê đỏ chót mà viên trung tá đương đội trên đầu.

Nó bay là là trên mặt đất vài mét, rồi đáp vào lùm cây hoa mắc cỡ.

"Thầy ơi, tui lỡ tay..."
"Mày...!mày ở đây tập bắn súng một mình đi.

Tao đi vô..."
"Thầy, thầy đừng bỏ con mà thầy..."
Ông thầy của cậu lính trẻ làm vài hớp nước trà định thần, rồi mới bước lên phòng Chỉ Huy nhờ cậy thằng bạn mình - Anh ta đồng thời là em rể của viên trung tá.

"Đ* má mày...!Thằng nào dốt dốt mày cũng tống cho tao huấn luyện...!Đ* má mày..."
"Mày hỗn với má tao là tao méc em gái khoanh vùng "cách ly" mày một tháng cho mày thèm chết nghen con?"
"Mày muốn em mày làm quả phụ phải hôn con? Mỗi bận tao huấn luyện cho tụi nó là đầu tao lại bạc trắng thêm một mớ."
"Mày bớt xạo đi con.

Đầu của mày hãy còn đen nhánh kìa.

Bạc đâu mà bạc.

Đi, đi theo tao..."
Bây giờ hai thằng đầu đã hai thứ tóc, mắt hết còn phân biệt được tiền thiệt - tiền giả, nhưng cái miệng hãy còn "lanh lợi" lắm.

Kha Kỳ Dương bưng dĩa mồi mới chôm được ở dưới bếp lên nhà trên.

Rồi ra hiệu cho thằng bạn rót rượu.

Đoàn Mạnh Đức nhón tay bốc một miếng sụn gà rang muối ngon tuyệt cú mèo, mới chịu khui chai rượu quý ra rót để mời thằng bạn.

- Bao nhiêu năm trôi qua, mày vẫn sợ em gái tao như cũ.

- Ông Y Vân nói trong nhạc phẩm "Cọp Biển" rồi đó: "Anh có dữ chăng khi ngoài sa trường kìa...!Còn khi ở nhà, anh là khoai, anh là sắn, anh là ngô, anh là lúa..."
- Anh còn là thằng con trai đầu bạc của em nữa.

- Bậy mày!
Đoàn Hương Mai bưng lên dĩa gỏi gà đẹp mắt, ngon miệng để cho ông chồng già dễ "đía" với anh trai của bà.

- Uống ít ít thôi đấy.

Tui già rồi, không đủ sức hầu ông nữa đâu.

Đợi cho em gái "mất hình", Đoàn Mạnh Đức mới chọt ông bạn già:
- Sao không khoanh tay dạ cho phải phép mậy?
- Mày hay lắm! Mày ngon mày "cương" lên với nhỏ Tâm kìa.

- Tao không "cương" lên sao có được mấy mặt con hả mày?
- Mày đâm thọt thì giỏi lắm, "very good" lắm, "excellent" lắm.

Mà huấn luyện thì như...!con c** tao vậy.

- Bởi vậy mày mới có một đứa.

Hi hi.

- Trời ơi, Ông đã sinh thằng Dương sao còn sinh thằng Đức?
- Đáng ra tao là luật sư rồi đó.

Mà ông già đẩy tao vô binh nghiệp.

Rồi tao thuyên chuyển sang nha Tâm lý chiến.

- Chứ mày huấn luyện kiểu gì mà không thằng nào ngắm trúng cái bia hết vậy hả? Mà thằng nào cũng chĩa họng súng về phía mày.

A! Chắc là tại mỏ chuyên môn đâm thọt và lải nhải của mày phải hôn?
- Biết rồi còn hỏi.

Tao nói một hồi tụi nó biến tao thành cái bia thịt để tập bắn.

Cũng may chưa lần nào bị bắn trúng cơ thể.

- Đoàn Mạnh Đức thấy thiếu bánh phồng tôm ăn kèm gỏi nên bước xuống nhà bếp hỏi em gái.

Còn lại Kha Kỳ Dương, ông hớp liền tù tì mấy ngụm rượu chuối hột cho thỏa cơn thèm, rồi ngồi "phá mồi" một mình.

- Thưa ba, con mới về.

- Kha Ngạn khoanh tay thưa cha mình.

Kha Kỳ Dương mừng rỡ kéo con trai ngồi xuống ghế, rồi ba chân bốn cẳng chạy xuống nhà bếp "bẩm" vợ.

- Mình ơi, con trai cưng về phép nè!
- Đâu, đâu? Nó đâu?
- Trời ơi cái nhà có một chút xíu.

Nó không có ở đây thì đích thị là đang ngồi trên nhà trên rồi.

- Đoàn Mạnh Đức vừa chiên bánh phồng tôm, vừa càu nhàu đứa em gái lẩm cẩm.

Thêm thằng già ăn nói không đầu không đuôi kia nữa.

- Thưa má, thưa bác Hai, con mới về.

Hai anh em họ Đoàn đã xem buổi lễ trao bằng khen và huân chương danh dự của Kha Ngạn trên đài, nên giờ hai cái miệng thi nhau bắt thằng nhỏ phải kể lại "chiến công" của mình.

Kha Ngạn đã chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với má và ông bác, nên thong dong kể lại từ đầu đến đuôi mọi chuyện.

Đương nhiên những bí mật trong công cuộc Điều tra - Phá án anh sẽ giữ lại, không dại dột tiết lộ ra ngoài.

- Còn thằng Dũ thế nào rồi hả con? Vẫn đi làm bác sĩ tư nhà ông Tô gì đó à?
- Dạ đúng.

- Không biết lương bổng nó thế nào mà lại chịu cắm mặt quanh năm suốt tháng ở cái nhà đó, thật là phí hoài tuổi thanh xuân.

- Dạ, đó là sự lựa chọn của cậu ấy, con không có quyền can thiệp ạ.

- Má biết mình không nên nhiều chuyện, nhưng nhìn nó như vậy má xót dữ lắm.

Nó có tài mà con.

Tốt nghiệp cử nhân Y Khoa mà không thể phát huy tài năng của mình thì cay đắng khôn cùng.

Kha Ngạn lựa lời an ủi má, rồi xin phép lên phòng tắm rửa một lát.

Ngoài phòng khách, ba của anh và bác trai đương ngồi nhậu nhẹt lai rai.

Còn bà Đoàn thì trở xuống bếp chiên bánh phồng tôm giùm ông anh trai chuyên môn vẽ chuyện cho mình làm.

Vốn hiếm con, nên bà Đoàn coi em họ anh như con trai Út của mình.

Ngày bé, cứ hễ nó ốm đau là bà lại tất tả chạy sang phụ em dâu chăm sóc.

Biết nó không phải con ruột mình, dù rất yêu quý nó, bà cũng không dám tự tiện thay vợ chồng em dâu quyết định hay chỉ dẫn hướng đi của cuộc đời nó, dẫu rằng đôi lúc cách nghĩ của bà rất sáng suốt và đúng đắn.

oOo
Câu chuyện mà Trần Bảo Sơn kể cho Mạnh Cường nghe đã khiến hắn tò mò đến nỗi muốn tìm hiểu rõ ngọn ngành của nó.

Và hắn đã thu được kết quả đúng như mong đợi: Câu chuyện này có thật.

Nó xảy ra ở vương triều mà gia tộc của Đấng Thế Tôn trị vì, khi ấy một nước lân bang mang tên Ba Tư Nặc do vua Tỳ Lưu Ly - Người này vốn mang một phần dòng máu của gia tộc họ Thích Ca - trị vì đã dẫn quân sang đánh Ca Tỳ La Vệ và thảm sát không biết bao nhiêu dân lành, san phẳng Ca Tỳ La Vệ thành bình địa.

Vua Thích Ma Ha Nam đã tự hy sinh để cầu lấy sự sống cho muôn dân, tôn giả Mục Kiền Liên đã đem những người dân ấy "để" vào trong y bát rồi bay tới nơi an toàn nhằm lánh nạn, nhưng nỗ lực của các ngài cũng không thể cứu lấy họ.

Hai chữ "Túc Duyên" sao quá nặng nề...!
Tào Việt Bân đương nằm vắt vẻo trên chiếc võng xanh lá.

Chiếc võng này lấy hai cây mận sữa làm điểm cột, mỗi bận tới mùa mận chín sẽ mang đến làn hương dịu ngọt khôn tả cho người nằm nghỉ lưng.

Mạnh Cường hứa khi nào nấm mối nở rộ, sẽ đãi cậu món bánh xèo và cháo gà.

- Tôi mua bánh canh bột xắt về rồi đây!
- Tôi nghe rồi.

- Tào Việt Bân nhổm người dậy, rồi theo Mạnh Cường vào nhà bếp sửa soạn bữa ăn.

- Oa! Nhiều vậy ăn sao hết?
Mạnh Cường đương rửa tay với nước xà-phòng, nghe thế bật cười bảo:
- Sức ăn tôi mạnh lắm.

Mua in ít không đủ nhét kẽ răng.

Món bánh canh bột xắt phải có nước cốt dừa thơm béo thì nó mới ngon.

Thịt vịt luộc vàng ươm, chấm với nước mắm gừng cay nồng, vào những ngày mà cơn mưa se sẽ kéo đến miệt Cửu Long giang, ngồi trong chái nhà bếp vừa ăn, vừa đưa đôi mắt dõi nhìn màn mưa rơi lâm thâm tưới mát cây cối, cái cảm giác ấy dễ đưa ta về vùng miên viễn, gợi nhớ đến thuở còn bé thơ ngây ngốc, vụng dại nhưng nhẹ đầu.

- Cho cậu cái đùi nè.

- Cảm ơn anh Cường.

- Tào Việt Bân vội vàng đưa chén của mình lên.

- Để hôm nào tôi đãi anh một chầu mỳ lạnh nghen?
- Thành thật xin lỗi cậu.

Tôi không thích ăn mấy món mỳ lạnh.

- Mỗi người mỗi khẩu vị khác nhau mà.


Đâu thể ép người ta thích món mà mình thích được.

- Tào Việt Bân gắp miếng huyết nếp, rồi nhúng nó trong chén nước mắm gừng.

- Lỗi phải gì ở đây chứ?
- Tôi bị thương hàn nhẹ do đợt cảm sốt hồi bé nên không thể ăn mấy món như sushi, sashimi, mỳ lạnh,...!Ăn gỏi thì phải kèm món nóng như cháo, hủ tíu này nọ thì bệnh mới không bị khởi phát.

- Murakami Haruki còn thẳng thừng nói không thích ăn các món Hoa và Việt, để ý mới thấy nhân vật của ông ấy toàn dùng mỳ Ý sốt cà và một vài món Tây Âu hoặc Nhật đơn giản, không cầu kỳ.

Tôi ghét nhất hạng người không ăn được mà cố nuốt và khen lấy khen để chỉ vì sợ bị mất lòng, sau đó len lén chuồn vào nhà vệ sinh móc họng ói.

- Tào Việt Bân mến mộ Thôn Thượng Xuân Thụ ở điểm ấy, thẳng thắn một cách tinh tế và bản lĩnh, do đó mà bạn bè của ông chỉ có vỏn vẹn vài người.

- Bởi vậy cho nên tôi với cậu mới hạp tính nhau.

- Mạnh Cường lắc đầu, phì cười.

- "Thuốc đắng dã tật, Sự thật mất lòng." Tôi vẫn nhớ có một câu chuyện kể về đứa trẻ bị dị ứng tinh bột bị bà nội ép ăn bánh ngọt nên đã tử vong ngay tức khắc.

Bà ta nhất quyết cho rằng cháu mình kén ăn chứ không phải mắc chứng dị ứng, rồi đấy, kết quả của việc ép ăn là một mạng người chết tức tưởi.

Bà ta không dốt nát, bà ta chỉ cổ hủ và cứng đầu mà thôi.

Tào Việt Bân nghe tiếng "Ting", "Ting", nên ngừng ăn.

Cậu mở điện thoại, chạm vào biểu tượng "Hộp thư điện tử" để soát thư mới.

Bỗng đôi mắt to tròn ấy mở bừng.

Một lá thư mật từ cục An ninh Quốc gia Đại Hàn vừa gửi qua cho cậu chưa được vài phút, nội dung là về cái chết của Bang Kae Heun - Bàng Khởi Hân.

Họ hỏi cậu đã tìm ra nhân chứng chưa? Họ chắc chắn đã biết đáp án, nhưng vẫn hỏi cơ cậu, vậy là...!
- Cậu nhóc đánh giày đã bị chọn làm nhân chứng à?
- Phải.

- Mạnh Cường bậm môi, ra vẻ không đồng tình với đề xuất này của Tổ Trọng án.

- Tôi thấy hình như anh Cường không đồng ý với đề xuất này?
- Nó là đứa duy nhất có mối liên hệ chặt chẽ với đám thủ ác ấy.

Không phải theo kiểu đồng lõa, mà là dạng "hàng xóm gần nhà".

Bây giờ mà tụi mình chọn nó, thì chẳng khác nào chặt đứt tương lai của nó cả.

- Anh sợ nó bị thủ tiêu sao?
- Phải.

- Đúng là "Tiến thoái lưỡng nan".

- Tào Việt Bân phồng miệng.

- Cậu có nhớ ông lái đò hôm hổm không?
- Nhớ.

Thì sao?
- Hiện ông ấy...!Chà, không nhớ rõ nữa...!- Mạnh Cường múc một muỗng bánh canh đầy vung, rồi thừ người ngồi nhai.

- Từ từ thôi.

Đừng cố gắng quá sức.

- Tào Việt Bân khẽ khàng trấn an.

Hai người im lặng ăn cho xong bữa xế.

Ngoài trời kéo mây mù giăng giăng, kín mít; sắc xám xịt ủ rũ ấy che khuất đi nét Xuân sắp qua.

- Đợi tối nay đi, khoảng chừng bảy giờ, tôi sẽ nhắn tin cho cậu biết nhé?
Tào Việt Bân hơi ngỡ ngàng.

Cậu không biết chuyện mà anh bạn tên Cường đề cập nghiêm trọng đến cỡ nào mà anh ta không thể trình bày trực tiếp cho mình nghe được.

- Okay.

Tôi đợi anh vậy.

oOo
- Mướn cái đám bồi bút viết bài tung hê tôi sao? Anh là cố vấn của tôi mà đầu óc thiển cận đến thế à?
Gã cố vấn im lặng chịu trận.

Khuôn mặt khôi ngô ấy toát lên một vẻ cam chịu lạ thường.

- Cha mẹ, Thánh Thần chúng còn dám đem ra báng bổ, sỉ nhục chỉ để tung hê và bảo vệ người bỏ tiền ra thuê chúng viết bài, thì ngộ nhỡ sau này tôi sa cơ thất thế, bao nhiêu ác ngôn ấy sẽ ập ngược lên đầu của tôi.

Không chừng chúng còn đem tôi ra đấu tố để lập công nữa.

- Người dân biểu trẻ tuổi nói với gã cố vấn bằng giọng rầu rầu.

- Tôi biết có một người có thể giúp anh rạng danh trên khắp cả nước.

Người này từng tuyên bố: "Đôi tay tôi cả đời này chỉ dành để viết lách, chứ không để bưng bô hay bợ đỡ chế độ và bất cứ ai hết.

Nên đừng hòng dùng tiền vấy bẩn tôi." - Người cố vấn rầu rĩ đưa ra một phương án khác.

- Đặng Xương Tuyết...!
- Phải.

Chỉ cần người này viết bài khen ngợi anh, tôi dám đem cái đầu của mình ra cá là tất cả mọi người sẽ tin theo ngay.

Bởi anh ta không bao giờ để đồng tiền và quyền lực làm cong vẹo lý tưởng và ngòi bút của mình.

- Truyền nhân của Trang Tử phải không?
- Phải.

Ngày xưa không biết bao nhiêu vị vua cầu cạnh Trang Tử ra làm đại thần và phải chịu cảnh bị ông ấy đuổi thẳng.

Trước khi bị đuổi còn bị ông ấy móc họng cho một chập nữa.

Tay này cũng y hệt thế, nên bị ám sát mấy lần rồi.

Nhiều người muốn giúp đỡ anh ta vạch mặt hung thủ của những lần ám sát ấy đều lần lượt gặp tai họa, có người còn suýt bị mất mạng nữa, nên bây giờ anh ta là "Độc Ưng" thứ thiệt.

- "Nếu anh đứng về phía Ánh Sáng, anh phải chịu sự công kích của những kẻ ẩn mặt trong Bóng Tối.

Chúng sống như loài dơi, ̣sợ hãi Ánh Sáng và Sự Thật tột độ nên phải thủ tiêu bất cứ ai vạch trần chúng." - Người dân biểu lẩm nhẩm cái tên ấy vài lần, rồi kéo ghế đứng dậy, bước đến bên khung cửa sổ vén rèm nhìn ra bên ngoài.

Tòa thị chính mà anh ta đang làm việc có kiến trúc kiểu Pháp, đây là một tòa nhà cổ được tận dụng và trang hoàng lại.

- Tính cách của Đặng Xương Tuyết ngang tàng cỡ như Kim Thánh Thán vậy.

Ông ta là người bình truyện "Thủy Hử" của Thi Nại Am.

- Anh ta đang ở đâu?
- Gần đây thôi.

Để tôi chở anh đến đó...!
Con đường Nguyễn Thái Học rợp bóng mát của những vòm me xanh.

Đi tới đây nhớ rẽ phải để vào xóm trung lưu đặng dừng chân ngắm con kinh xanh xanh có hàng cây bình bát cổ thụ mọc ven bờ.

Mặt lộ được trải nhựa đường bằng phẳng, chạy rất êm xe.

Đặng Xương Tuyết đương đứng tán gẫu cùng một ông chú mặt mũi hết sức thư sinh và dễ mến.

Nhác thấy hai người tiến lại gần họ, ông chú mặt hiền khô kia vội lấy cớ rời đi.

Đợi đến khi tiếng động cơ của chiếc xe phân khối lớn nổ giòn, người dân biểu mới bước đến nơi mà Đặng Xương Tuyết đang đứng.

Khi anh ta tới nơi, thì chiếc xe máy của ông chú kia đã khuất dạng sau một gốc cây đa già xanh tốt.

- Anh là?
Người dân biểu trình bày tên của mình.

Rồi ngỏ lời anh đi uống cà-phê.

Điều này có hơi sỗ sàng vì hai người chưa hề quen biết nhau bao giờ.

Ngay cả cố vấn của anh ta cũng bày tỏ sự không hài lòng với thái độ vồ vập và vồn vã ấy.

- Được thôi.

Dù sao thì tôi cũng đang rảnh.

- Đặng Xương Tuyết nói xong, quày quả bước vào nhà để kiểm tra bếp nấu và vòi nước, cũng như ổ điện, xong đâu vào đấy mới khóa kỹ cửa phòng để đi uống cà-phê cùng người dân biểu.

Quán cà-phê mà người dân biểu mời anh tới thuộc dạng sân vườn.

Khuôn viên quán hết sức rộng rãi và thoáng đãng, rất dễ làm khách ghé chơi cảm tưởng lạc vào vùng quê yên ả.

Những mương nước nhân tạo trồng rất nhiều sen, súng.

Những hàng cây trứng cá thấp tè, chỉ cần với tay lên là có thể hái cả rổ đầy vung.

Những bụi sao nháy mong manh phơn phớt hồng.

Mấy bụi ớt hiểm mọc dại điểm tô nét duyên đầy dân dã và thôn quê cho quán cà-phê sân vườn.

- Không.

Tôi từ chối tiếp thu ý kiến bất cứ nhận xét nào có chèn biểu tượng "Mặt cười".

Vì tôi cảm thấy người đó không hề tôn trọng tôi lẫn "đứa con" mà tôi hằng nuôi nấng.

Nói chuyện với tôi một cách nghiêm chỉnh thì tôi tiếp, còn không thì...!b-i-ế-n.

- Tôi chỉ muốn kết bạn với anh...!- Người dân biểu trẻ ấy ngại ngùng lên tiếng.

- Anh hiền quá! Không thể nào tham gia chính trường được đâu.

- Tôi biết, "Lợi ích nhóm" và đủ chiêu trò khác mới có thể giữ cái mạng mình ở nơi chiến trường không mùi máu ấy.

Những "tai nạn" dẫn đến tử vong một cách "tình cờ" nhiều như ri, làm chùn bước những người nghĩa sĩ muốn nối gót Đức Thánh Trần cứu nước.

- Tôi nể phục vua Gia Long Nguyễn Ánh.

Thất bại mười tám lần cũng không nản chí, mà lần nào cũng là lần hút chết cả.

Gặp tôi, thất bại tới lần thứ ba là đã chôn vùi cuộc đời trong men đắng rồi.

- Đặng Xương Tuyết lấy muỗng trộn đá với cà-phê cho đều vị.

- Đáng tiếc, sau này ngài ấy lại thanh trừng tướng quốc Nguyễn Văn Thành - Người đã có công cứu giá và cúc cung tận tụy ngài ấy trong thuở cơ hàn.

- Anh làm tôi nhớ tới Tiêu Hà...!- Đặng Xương Tuyết nói với giọng cởi mở hơn.

- Sau khi Hàn Tín bị thanh trừng, Tiêu Hà liền bị gán tội phản quốc.

Trong khoảng thời gian ở thiên lao, một con người tài ba, lỗi lạc đã bị bả vinh hoa và sự cầu sinh ăn mòn hết cốt cách mình từng có thuở thanh xuân.

Ra tù, ông ta sợ bị bắt giam lần nữa nên đã mắc phải tâm bệnh, suốt ngày nằm run cầm cập trên giường, miệng ú ớ nói quàng nói xiên.

Đến nỗi khi được Hán Huệ Đế tới hỏi xin ý kiến về việc chọn ai làm người kế vị, ông ta sợ hãi đến mức phải chờ ông vua Hán ấy lặp lại lần thứ ba, mới dám lắp bắp thưa.

Than ôi! Từ một vị quốc sư lỗi lạc trở thành một tên tham sống sợ chết đến độ đớn hèn như vậy, mới biết mãnh lực của sự Vô minh nó lớn biết chừng nào.

- Bởi vậy Trương Lương biết khôn mà trốn đi ngay khi Lưu Bang đăng cơ, lấy lý do tìm Tiên học Đạo để thoát khỏi vòng thanh trừng của ông ta.

- Tư Mã Thiên không bao giờ hiểu được Lão - Trang, nên ông ấy viết sử về họ cũng chỉ dựa trên những lời đồn thổi không thật và mang nhiều màu sắc huyền huyễn mê tín.

- Đặng Xương Tuyết chợt nói lảng giang.

Người dân biểu ngước mắt nhìn chùm hoa trắng trong vuông sân.

Rồi bất chợt buột miệng thốt lên:
- Tôi thích làm thi sĩ
Để sống mãi mộng mơ
Không bận tâm thế sự
Và đau buồn thế gian
Đặng Xương Tuyết bỗng tiếp lời:
- Nhưng tỉnh rồi lại viết
Viết rồi lại gây thù
Gây thù sinh phiền phức
Đó là vòng lẩn quẩn
Của kiếp người văn chương

Không hẹn mà gặp, hai người bỗng nhắm nghiền mắt, lắng tai nghe nhạc phẩm "Ở trọ" do ca sĩ Khánh Ly trình bày:
"Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Cành tre í a, dòng sông í a...!
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời..."
- Anh có biết hoàn cảnh sáng tác nhạc phẩm "Con mắt còn lại" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không?
- Tam sao thất bổn quá nhiều...!Tôi không tin và cũng không rõ lắm...!- Đặng Xương Tuyết nhặt một bông hoa sứ trắng đậu trên mặt bàn để ngắm nghía.

- Tôi không nghĩ cụ ấy lại sử dụng một vài câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng.

- Người dân biểu nói đoạn, hớp một ngụm sinh tố dừa.

- Nghệ thuật thì không có biên giới.

Tuy vậy, tôi cũng lấy làm lạ với điều này.

Hai cụ ấy vốn có tư tưởng hệ khác nhau mà...!
- Hình như con người càng già đi, thì quan điểm sống càng khác biệt thì phải?
- Miễn đừng chọn cách sống như Tiêu Hà là được.

Nhạc phẩm "Nỗi lòng người đi" do ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày vang lên, như một nét bút kết nối chủ đề cho hai người.

- Còn nhạc phẩm "Nỗi lòng người đi" của nhạc sĩ Anh Bằng thì sao? Anh có nghĩ cụ ấy đạo nhạc không?
- Không.

Và không bao giờ.

Người lên tiếng cho rằng cụ ấy đạo nhạc nói nội dung kể về chuyện tình của "nhạc sĩ thực sự" với cô người yêu Hà Nội, vì thời thế nên phải chia tay người thương để về Hải Phòng.

Trong khi đó, nhạc phẩm này không hề nhắc đến một chữ mô tả những nét đặc thù của Hải Phòng, mà lại có câu "Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui".

Nếu như không vào Sài Gòn thì làm sao có thể miêu tả câu ấy, mà nếu sống ở Hải Phòng thì phải lấy câu "Hôm nay Hải Phòng bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui" mới đúng.

Giống như anh nói về Châu Đốc mà lại mượn hình ảnh cây dừa Bến Tre, chứ không lấy cây thốt nốt vậy.

Điểm cuối cùng, anh nên tìm hiểu về tình hình chính trị ở thời đó để tự kiểm xem những điều tôi nói có chính xác không.

- Tôi có đọc những dòng tâm sự của nhạc sĩ Anh Bằng về tình khúc này, cụ ấy bảo nhạc phẩm này dựa trên mối tình của chính bản thân cụ với cô người yêu Hà Nội, nhưng vì xếp chữ không suôn nên đã đổi số tuổi mình từ hai mươi tám xuống còn mười tám để câu hát "đẹp" hơn.

Và cụ ấy có đầy đủ bằng chứng để khẳng định bài hát đó do mình tự sáng tác.

- Cụ Anh Bằng có tâm sự rằng thường lấy ý thơ để soạn nhạc, mặc dù lời nhạc và lời thơ không hề giống nhau, nhưng cụ vẫn chấp nhận ghi phổ nhạc từ bài thơ của thi sĩ A, B, C,...!Chuyện lấy ý tưởng giống như anh nghe một đoạn nhạc buồn rồi tức cảnh họa thành một bài tùy bút vậy.

Đó chỉ là khơi gợi nguồn cảm hứng, chứ không phải sao chép hay đạo chích.

- Tôi còn nhớ tờ báo "Tuổi Ngọc" ngày xưa đã từng đặt câu hỏi với bạn đọc rằng:
"2.

Theo bạn, Tuổi Ngọc có ru ngủ bạn u mê hoặc có thể xui bạn bán nước cầu vinh không?"
Phải chi người cầm bút nào cũng tự vấn câu trên trước khi viết lách thì hay biết mấy...!
- Giờ cứ cái gì được người ta quan tâm đến nhiều là lũ buôn chữ lại xúm xít vào viết.

Viết bất chấp cái đầu rỗng tuếch.

Viết bất chấp luân thường đạo lý, nên dễ khiến giới trẻ sa ngã vào con đường vô đạo đức và cảm thông một cách nực cười cho kẻ thủ ác.

Việc để đánh lạc hướng giới trẻ ra khỏi con đường chính trị và những vấn đề nhức nhối của Xã hội - Đất nước, nhằm bảo toà̀n quyền lực cho bè lũ của chúng.

Viết mặc kệ Sự thật, cứ hễ có lợi là lại chỉnh sửa tài liệu nhằm định hướng người đọc tin và đi theo ý đồ của chúng...!Tôi đau lắm chứ.

Chỉ có một mình tôi, chiến đấu bằng con chữ giấu mặt của mình...!Nhưng tôi rất sợ, con người nước Nam ta sẽ mất đi chữ "Nhân", suốt ngày lấy hung hăng và thô tục nơi cửa miệng để xử sự với người xung quanh, rồi cắt xén chữ nghĩa mà các bậc tiền nhân đã dày công và đổ máu - nước mắt để tạo dựng nên, chạy theo mấy cái trào lưu phù phiếm mà uổng phí cuộc đời trong sự ngộ nhận mình đã sống đủ.

Bởi vậy cho nên tôi mới phải tiếp tục viết, mặc dù tôi rất cô đơn và đói khổ, như cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu...!
- Kiên cường, bất khuất hoàn toàn không bao giờ có nghĩa tương đồng với hỗn láo, thiển cận và côn đồ.

Tiếc rằng, đại đa số đều cho rằng chúng đồng nghĩa với nhau.

- Người dân biểu ấy quẹt nước mắt.

Anh ta cũng chẳng ham gì cái chức ông nghị, anh ta chỉ ham cái cảnh một ngày nào đó trên mâm cơm của người dân Việt đầy đặn hơn, trẻ em được chu toàn về mọi mặt, người tật nguyền có nơi cưu mang và cơm ăn áo mặc, giáo viên không còn ép buộc học trò học quá sức để đạt thành tích vô lý mà ai đó chỉ thị, và tàu điện ngầm sẽ trở thành phương tiện lưu thông thông dụng của bà con nhằm hạn chế khí thải của xe cộ, bảo vệ môi trường cho thế hệ ngày sau...!
- Người viết về nỗi nhớ Hải Phòng hay nhất có nhạc sĩ Lê Hựu Hà, ca khúc trứ danh ấy mang tên "Vào Hạ", do ban nhạc "Phượng Hoàng band" của ông hợp tác với ca sĩ Elvis Phương biểu diễn.

- Phượng hoàng dầu sa cơ thất thế vẫn là phượng hoàng, cóc ghẻ có ngồi lên ngôi báu thì vẫn rặt cóc ghẻ.

Đã thế cóc ghẻ lại còn hay văng tục, phun ra những ngôn từ hôi thối nhất để chống trả những ai đụng tới cái giếng của chúng.

Tôi không biết cụ Petrus Ký, Nguyễn Thái Học, Tản Đà, Phan Bội Châu,...!sẽ chua xót bao nhiêu khi nhìn thấy những dòng bình luận ấy.

Chưa có bao giờ mà tôi thấy đại đa số giới trẻ bây giờ giỏi chửi hơn là giỏi Văn.

"Những người muôn năm cũ.

Hồn ở đâu bây giờ?" - Người dân biểu bắt gã văn sĩ điên quay trở lại với chủ đề mà hai người đương nói dở.

Những câu thơ trong bài "Ông đồ" của cụ Vũ Đình Liên cứ thế xoay vần trong tâm trí anh ta.

Đặng Xương Tuyết hơi cúi mặt.

Tự dưng anh lại thèm một điếu thuốc lá, cốt để làm mềm môi đắng, cốt để quên hương đời.

- Hồi đó, khi tôi mở topic để chuẩn bị ra ứng cử chức dân biểu, có người chỉ nhắn vỏn vẹn hai chữ: Cười ỉ*.

Tôi còn nhớ một người ủng hộ tôi đã đáp trả lại bằng một câu thế này: Tội nghiệp, còn trẻ mà đã bị rối loạn hệ tiết niệu.

Cứ hễ cười là mắc ỉ*.

Đặng Xương Tuyết bật cười khùng khục.

- Nếu muốn gây hấn với những người văn hay chữ tốt, anh phải có đủ khối lượng tri thức như họ.

Còn bằng không, anh sẽ tự biến mình thành một con chó cắn càn, sủa bậy trong mắt người chứng kiến cuộc tranh cãi ấy.

- Người dân biểu ấy lại ngước mắt nhìn chùm hoa trắng thanh khiết, như để tìm một điểm tựa tinh thần.

Trong quán đương phát nhạc phẩm "Hãy sống giùm tôi" do nữ danh ca Khánh Ly trình bày; chắc có lẽ chủ quán đã nghe thấy cuộc hàn huyên này, nên đã bật ca khúc trên nhằm tạo thêm chất vô thường.

"Vù..."
Đặng Xương Tuyết nhìn chùm hoa trắng ban nãy rơi xuống nền sân cổ kính.

Vẻ tiếc nuối hiện rõ trên khuôn mặt non trẻ của người dân biểu, điều đó làm cho gã văn sĩ điên khó hiểu.

Hoa nở thì ắt phải đến lúc tàn.

- Đáng lý ra nhạc sĩ Phạm Duy đừng viết "Tục ca" thì kho tàng nghệ thuật của cụ ấy sẽ "trọn vẹn" hơn.

Ngay cả con rể của cụ là ca sĩ Tuấn Ngọc cũng từ chối hát kia mà.

- Biết sao được.

Con người ai mà không có lúc hứng quá nên đâm ra nói hớ.

Thành thử Gia Cát Khổng Minh hay cầm quạt che miệng là vậy, tránh trong cơn bực tức thốt lên những lời lẽ không hay mà làm cho đối phương nắm thóp mình.

- Đặng Xương Tuyết gẫm ra điều chi đó trong đầu, rồi bỗng nhoẻn miệng cười.

Nụ cười ấy bàng bạc như mây ngàn.

- Kể ra nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và nhạc sĩ Lam Phương một chín, một mười với nhau nhỉ? Giai thoại cụ Hoàng nẫng tay trên nàng thơ Thúy Nga của cụ Lam, khiến cụ Lam buồn tới nỗi viết bài hát trách móc cả hai người, nhạc phẩm ấy mang tên "Chiều hành quân".

Đương nhiên cụ Hoàng cũng chẳng vừa, cụ liền soạn một bản nhạc có tựa đề là "Yêu mãi còn yêu" để đáp lễ lại cụ Lam.

- Nếu cho tôi được chọn, tôi chọn cụ Lam Phương, vì cụ Lam Phương đẹp trai hơn.

- Đặng Xương Tuyết bông đùa.

Có một nhóm du khách trẻ tuổi kéo vào khoảng sân yên ắng ấy, phá tan bầu không khí thoải mái giữa hai người.

Không hẹn mà cùng lúc, hai người nâng ly lên nhấp một ngụm đồ uống, rồi đưa mắt nhìn nhau mà lắc đầu cười, tỏ ý chấm dứt cuộc hàn huyên thôi.

- Tôi sợ mấy người trở cờ kinh khủng khiếp.

Gió chiều nào thì cuốn theo chiều ấy.

Không có lấy một tí lập trường trong cuộc đời mình.

Nói thật, chơi với họ còn ngu hơn là chơi trò tung hứng dao găm.

- Hác tổng thống vẫn giữ vững lập trường của mình từ đầu đến giờ...!
- Có muốn ăn chút gì không? - Giờ thì tới lượt người dân biểu đánh trống lảng.

- Thôi, tốn của anh một chầu cà-phê ngon rồi.

- Đặng Xương Tuyết từ chối thẳng.

Hai người đợi tính tiền xong, mới lục tục đứng dậy ra về.

- Bất cứ cái gì, cũng không nên vội hùa theo người khác.

Nếu không may hùa không đúng, sẽ tự biến mình thành chó hùa đấy.

- Đặng Xương Tuyết thì thầm vào tai người dân biểu, như một câu dự ngôn về quan lộ của anh ta.

- Tôi hiểu rồi.

Đặng Xương Tuyết trở lại vẻ mặt bất cần đời thường ngày.

Anh lững thững bước ra ngoài thông qua cổng sau của quán cà-phê sân vườn.

Đoạn ngồi trên vỉa hè ngắm dòng xe cộ qua lại như mắc cửi.

- Ê!
Đặng Xương Tuyết chạm mặt người đàn ông bí hiểm tóc bạch kim.

Anh ta đương đứng đọc báo giấy ở vỉa hè, lưng tựa vào tường rào gạch thô, chân phải đặt chéo qua chân trái, ánh mắt có vẻ rất nhập tâm.

Trên miệng anh ta đang giữ lấy điếu xì-gà bằng cách cặp nó giữa hai cánh môi mọng đỏ.

Anh chợt nhận ra mình quá chú tâm đến luồng suy nghĩ đến độ không hề nhận ra người đứng sau lưng mình từ hồi nãy tới giờ là ai.

Không thấy bóng dáng của đám vệ sĩ theo bảo vệ anh ta như mọi khi.

Có lẽ họ đương quan sát từ xa.

- Muốn hút thử xì-gà không?
- Không.

Sợ ghiền thì khốn.

- Tội nghiệp hén! - Cấp Trên rút khăn giấy ra lau cằm cho Đặng Xương Tuyết.

Đoạn bất thình lình nhét điếu xì-gà mới toanh vào miệng anh ta.

Rồi châm lửa.

- Ráng đừng ghiền nghen.

Mắc lắm đó.

- Anh...!Anh có từng bị ai đánh chưa?
- Chưa.

Họ chưa kịp đánh thì tôi đã rút súng bắn rồi.

"Súng trên tay" hay "Súng dưới quần" thì tùy thuộc vào nhan sắc của đối phương.

Cấp Trên chợt nắm tay Đặng Xương Tuyết, kéo anh ta đi về nơi đậu chiếc xe Limousine của mình.

- Đi vũ trường chơi hôn?
- Lên đó để biểu diễn bài "Giọt lệ đài trang" hả?
- Anh mà "vác mic" lên sân khấu cất giọng u sầu, ủ rũ như ông Anh Khoa là tôi nể lắm đó.

- Sợ rằng chúng "quánh" cho không còn cái răng ngậm thuốc thì khốn.


"Giọt lệ đài trang" có nội dung rất bi thảm: Bài nhạc này kể về số phận của cô con gái quan thượng thư ở Huế vì thời cuộc nên sa cơ thất thế, sống kiếp như đoạn kết của các nhân vật trong danh tác "Hồng lâu mộng" của văn sĩ Tào Tuyết Cần.

Có người cho rằng nàng là mối tình đầu của nhạc sĩ, nhưng vì sợ vợ buồn nên ông nói tránh thành một người bạn gái sống gần nhà dưới quê.

Một lần lên Sài Gòn chơi, nhạc sĩ bắt gặp nàng làm vũ nữ trong một vũ trường trứ danh, nên đã thương xót mà viết nên ca khúc này.

- Có người nói rằng đầu năm đầu tháng không nên nghe ông ấy hát...!Nghe xong rầu nguyên năm luôn...!Ê!
Đặng Xương Tuyết bị lôi lên chiếc xe mà chừng nào Bill Gates nhận anh làm con nuôi thì anh mới mua nổi.

Trong xe đang bật bản nhạc "International Love" do Pitbull và Chris Brown trình bày.

Pitbull được bảo lãnh sang Mỹ theo diện "Cuba Peter Pan".

Ông chú đi cùng mẹ, chị gái và người bà.

Ngoài giờ học, ông chú phải đi cắt cỏ để kiếm tiền trang trải.

Người chị bị dụ dỗ đến có mang vào năm mười sáu tuổi; sau này ông chú viết ca khúc "Daddys little girl" để gửi lời cảm ơn người chị đã gánh vai trò "Mẹ" thay cho người mẹ nghiện ngập của hai người, cũng như bày tỏ sự căm thù gã đàn ông vô trách nhiệm kia.

Trong đó có một đoạn rất cảm động:
"Bài hát này dành tặng cho những người phụ nữ bị cướp mất sự trong trắng
Nhưng không có gì hạ gục được các bạn cả
Các bạn vẫn mạnh mẽ ngẩng cao đầu mà sống
Và bài hát này là cách để tôi thể hiện lời cảm ơn với các bạn
Và với người phụ nữ tôi hằng kính trọng - Chị gái của tôi..."
Pitbull thường nhắc đến tiểu bang Miami trong mọi bài hát để tỏ lòng cảm ơn nơi này đã giúp ông chú thực hiện "American Dream".

- Có thể bật bài "Daddys little girl" do Pitbull trình diễn cùng Slim không?
- Được.

Cấp Trên mở mấy túi thức ăn nhanh hãy còn nóng sốt.

Mỗi túi của một thương hiệu.

Cái cung cách mua sắm này khiến cho gã văn sĩ điên cảm thấy mắc mệt.

Mặc dù anh ta biết rằng, tiền trong túi người ta thì xài thế nào là quyền của người ta.

- Này, rửa tay khô rồi hãy bốc ăn.

- Cấp Trên chuyền cho Đặng Xương Tuyết chai dung dịch sát khuẩn dạng gel để rửa tay.

Đặng Xương Tuyết cất giọng cảm ơn.

Rồi xịt một ít gel vào hai lòng bàn tay, sau đó chà xát khắp hai cẳng tay và bàn tay.

Chờ chừng năm, mười phút mới cầm cái bánh hamburger cá chiên lên ăn.

- Louis Lôi...!Pass...!ed a way.

- Hả?
- Ăn đi.

Ăn đi.

Không phải chuyện của cưng đâu mà xía vô.

- Cấp Trên khoát khoát tay.

Không biết người này uống bao nhiêu cử thuốc đặc trị mới hết bệnh đây?
- Anh nghĩ một người bị bán thân bất toại liệu có hồi phục được không? - Cấp Trên chợt hỏi anh.

Rồi hút một ngụm Pepsi mát lạnh.

- Được chứ.

Trên thế giới này đâu có hiếm những mẩu chuyện về việc phục hồi kỳ lạ, như chết não nhiều năm đột nhiên tỉnh dậy chẳng hạn.

- Bị liệt mà vẫn bắn súng chuẩn xác...!Ê, tôi không có nói tới vụ giường chiếu, mà là...!- Cấp Trên làm động tác cắt cổ.

- Liệt hai cái chân chứ có liệt não, liệt tay đâu mà bắn không được.

- Đặng Xương Tuyết nhón một khoanh mực chiên, rồi đưa lên miệng nhai.

- Khẩu súng nó nặng như thế nào, và độ giật của nó khi nã đạn mạnh đến mức nào, anh chắc chắn đã được kinh qua trong quân ngũ.

- Anh nên đi hỏi Hoa Đà hay Hải Thượng Lãn Ông cho rõ ngọn ngành.

- Đặng Xương Tuyết ra dấu bó tay chịu chết.

"Em đã từng là vầng dương trong lòng anh
Em đã từng là thế giới trong lòng anh
Em chưa từng biết anh yêu em nhiều đến thế nào
Vì vậy em đã làm cuộc thử nghiệm
Là cặp với người đàn ông khác
Và em đã không hề biết tôi khốn khổ đến nhường nào..."
- Thật tốt khi tôi chẳng yêu ai, ngoài bản thân mình hết.

- Không biết bên ngoài có thứ gì đặc sắc đến nỗi Cấp Trên phải dõi mắt nhìn từ ban nãy đến giờ.

Bản nhạc "Cry me a river" do "cặp bài trùng" Justin Timberlake - Timbaland trình bày tạm thời khoả lấp bầu không khí trầm mặc giữa hai người.

Tiếng nhai thức ăn rào rạo của Đặng Xương Tuyết bỗng khiến Cấp Trên cảm thấy thèm ăn, mặc dầu những món này anh ta đã ăn nhiều đến nỗi ngán ngấy rồi.

Ờ mà, sao người kia chưa mời gã đi ăn hủ tíu Nam Vang nhỉ? Hết Tết rồi mà cái cuộc hẹn ấy vẫn chưa được thực hiện.

- Anh có quen biết với Elvis Phương không?
- Sao mà quen được hả anh? - Đặng Xương Tuyết nói mà không hề cười.

- Tưởng đâu anh quen biết chứ?
- Tôi làm gì mà có cửa giao lưu với người trong giới giải trí...!
- Vậy chớ anh có cửa đó.

Còn là cánh cửa thần kỳ của Doraemon nữa.

Cách nói chuyện mập mờ, cà rỡn bỡn cợt của Cấp Trên không khiến anh cảm thấy khó chịu, trái ngược lại còn giúp đôi bên thoải mái hơn, không bị gò bó bởi những khuôn sáo cổ hủ.

- Anh mua nhiều thế mà sao không ăn?
- Ờ, tại thèm hủ tíu...!
- Hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Nam Vang, hay hủ tíu Sa Đéc?
Cấp Trên ậm ừ vài tiếng, rồi nhún vai bảo, "Không biết".

- Có người hẹn anh đi ăn hủ tíu mà không giữ lời à?
- Người thương của anh đã cho anh kinh nghiệm nhớ đời sao?
- Ừ...!Đại để là vậy.

Gã văn sĩ điên không hề hay biết rằng, nhờ câu trả lời thật thà và cử chỉ bình thản của mình mà anh ta đã giữ lại được mạng sống...!
oOo
Việc con trai của gã xã hội đen luống tuổi ấy bị tra tấn đến tàn phế có liên quan đến An Kỳ hay không, Vệ Minh không thể khẳng định, cũng chẳng thể phủ định.

- Này, ngồi im.

An Kỳ dời tầm mắt khỏi màn hình điện thoại di động, anh thấy vợ cưng đang quỳ dưới sàn nhà, trên tay cầm đồ cắt móng, bàn tay trái với những ngón thon dài ấy nâng chân phải của anh lên.

"Tách...!Tách..."
Những cái móng chân dài sọc của anh đã được người thương cắt lại ngay ngắn.

Vệ Minh vừa làm vừa khe khẽ hát nhạc phẩm "Được chết vì yêu":
"...!Mặc kệ cho ai đâu đó sống bon chen
Vì tình yêu ai cũng mau quên
Được gần nhau nhân gian đâu biết đâu
Xin chết cho nhau..."
An Kỳ xoa mái tóc xoăn màu nâu hạt dẻ thân thuộc.

Anh bỗng nhớ tới những ngày tháng nhìn người thương qua màn hình máy vi tính.

Anh đã từng tự hỏi thầm rằng, màu tóc đó là tự nhiên hay đi nhuộm, bởi nó quá sức đẹp đẽ và óng mượt.

Giờ đây, anh đã được thỏa thích chạm vào nó, cảm nhận được mùi dầu gội đầu thoang thoảng bên cánh mũi mình, và ngắm sắc màu êm dịu của mớ tóc ấy.

- Sao rờ đầu tôi hoài vậy? - Vệ Minh tủm tỉm cười.

An Kỳ mấp máy môi mấy lần mới thốt được thành lời:
- Cảm ơn cưng vì đã yêu tôi...!
Vệ Minh đặt một nụ hôn trên...!đũng quần của An Kỳ.

Một cử chỉ thành kính khôn tả.

Như thể anh là một vị Thần trong truyện cổ Ba Tư, mang trên mình hào quang và quyền năng vô hạn, khiến muôn dân trăm họ phải khụy xuống dưới chân.

- Tôi có nấu cho cưng tô cháo bào ngư...!- Vệ Minh miết ngón trỏ theo chiều dọc đũng quần của An Kỳ.

- Xuống ăn nhanh kẻo nguội mất ngon.

Để gia đạo thuận hòa, Vệ Minh chia lịch ngủ riêng với mỗi người.

Hai - Tư - Sáu ngủ với Boo mỡ, Ba - Năm - Bảy thì là chồng cưng, còn Chủ Nhật cả nhà xúm lại ngủ chung.

An Dĩ Mai nằng nặc đòi nằm kế bên cạnh cậu, bé con rất thích ngồi nơi đảo bếp huyên thuyên đủ thứ chuyện trên trời dưới đất cho cậu nghe; bởi vì bé con xem cậu là cha ruột, nên luôn dốc hết tâm tình ngây thơ ra thổ lộ.

Những lúc anh trai tỉ tê với ba Minh, An Dĩ Thâm chỉ giương đôi mắt tròn xoe nhìn hai người, đôi khi thể hiện sự quan tâm bằng một nụ cười thật tươi.

Thật khó để cậu bắt chuyện với Dante, vì bé con có chút trục trặc trong việc giao tiếp, nên hai cha con thường dùng hành động thay cho lời nói để bày tỏ tình yêu thương với nhau.

Nhằm ngăn ngừa việc các con bị lây bệnh hoa liễu, hai vợ chồng cam kết với nhau sau mỗi lần ôm ấp, vuốt ve đều phải súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn, và rửa tay bằng xà-phòng sát trùng.

Chưa kể đến còn phải dùng thuốc nhỏ mắt trước khi tiếp xúc và chăm sóc chúng.

Tình yêu thương ngút ngàn mà vợ cưng dành cho các con và mình đã làm An Kỳ cảm thấy cuộc đời anh thật trọn vẹn và vô cùng hạnh phúc.

Nhưng đoạn đường họ đi vẫn còn chông gai và lắm nỗi gian truân, vì những hiềm khích và oán thù trong quá khứ đang ồ ạt quay trở lại...!
- Boo!
- Dạ?
- Lại đây...!- Vệ Minh quỳ dưới sàn nhà, để cho cục mỡ ngồi trên bắp đùi mình.

- Baba có làm bánh pudding cho mấy đứa, lên gọi Mai - Thâm xuống ăn chung đi con.

Vệ Khương mừng rỡ vít cổ baba hôn lấy hôn để.

Đã hơn mười ngày nay bé con chưa được ăn bánh ngọt rồi.

- Con nó bắt chước tôi đấy.

Vệ Minh lườm chồng cưng.

Rồi mở tủ lạnh lấy bánh pudding.

Món này cả ba đứa đều ưa, nên cậu đỡ vất vả trong việc chọn nhân và bắt kem theo sở thích từng đứa.

- A Trác chắc ngủ rồi hỷ?
- Ngủ rồi...!Mà anh ta muốn ăn thì cứ tự nhiên cắt ra ăn...!Cưng nên dành thời gian nghỉ ngơi cho mình đi.

- An Kỳ nói đoạn, cúi mặt thổi muỗng cháo cho nguội bớt.

Vợ cưng của anh không thích lấy tổ yến làm nguyên liệu nấu ăn, nghe đâu vì thương cho vợ chồng chúng nó nên không đành lòng nhai nuốt.

Món bánh pudding xoài - Matcha được tạo hình trong những chiếc khuôn ngôi sao xinh xẻo.

Vệ Minh còn cho cả nho khô, các loại hạt nho nhỏ khác và một ít thịt quả xoài xắt ca-rô.

Cái này để cho các con ăn trước, còn cái bánh phô-mai kia thì để mai hẵng cắt ra vì bánh vẫn chưa lạnh mấy, nên ăn vào không ngon.

Sắp nhỏ giơ tay cho Vệ Minh kiểm tra.

Sau khi xong xuôi liền kéo nhau leo lên ghế sô-pha đặt dựa nơi góc cầu thang để ngồi ăn bánh pudding hai mùi vị.

Những cái miệng thơ trẻ ấy tíu tít trò chuyện với nhau về những chủ đề độc quyền trong thế giới thần tiên của chúng, làm vợ chồng họ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô ngần.

oOo
Viên Thùy bước tới nhà xác để học tập thêm kinh nghiệm khám nghiệm tử thi từ những người thầy lớn tuổi.

Cái xác bị dao găm cắm vào hộp sọ được tìm thấy dưới tầng hầm nhà bộ đôi sát thủ kia đã xác định được danh tính.

Nạn nhân là nhân viên ngân hàng làm việc tại "Thịnh Vượng bank", mất tích sau khi cùng người yêu đi chọn ngày kết hôn.

Sở dĩ hôm nay anh không được thực hành, là vì vết thương nơi đôi mắt hãy còn chưa lành nên phải tránh tiếp xúc với môi trường nhiễm khuẩn ở cự ly gần.

Hai anh em họ Kha đã đến sớm hơn anh độ khoảng nửa tiếng, hiện đương giúp cho các thầy chuẩn bị dụng cụ giải phẫu và các thứ khác.

Gặp anh, họ mừng lắm, vì cứ sợ vết thương quái ác đó sẽ ngăn cản anh đến đây học tập.

Ngoài họ ra thì không còn ai nữa.

Có lẽ tính chất phức tạp của vụ án đã khiến cho các vị pháp y lớn tuổi không thể cho phép đám sinh viên có mặt ở đây.

- Kết quả xét nghiệm cho thấy, hai lá thận này là "hàng nguyên thủy", chưa từng trải qua bất kỳ ca phẫu thuật lớn - nhỏ nào.

Và các bộ phận khác cũng vậy.

Không có cái nào là thuộc về Bành Dinh.

- Viên pháp y gầy như cương thi miết lên mạn sườn của tử thi.

Đôi lá thận không còn mấy nguyên vẹn, phần vì bị chuột gặm, phần vì bị vi khuẩn của môi trường bên ngoài ăn mòn.

Những dấu hiệu nhiễm trùng do nước bọt của bầy chuột truyền sang hiện rõ mồn một trước mặt mọi người.

Nhìn bề mặt của chúng trông hệt như ổ bánh plan bị hấp sai cách nên rỗ hết mặt.

Bạch Lãng đảo mắt về phía thi thể đã bị bầy chuột ăn gần hết các thớ thịt, mỡ và cơ trên người, đoạn nặng nề nêu lên nghi vấn:
- Tôi e người thay thận là thân nhân của anh ta...!Có thể là ba mẹ, cô dì chú bác chẳng hạn.

Hoặc giả là vợ sắp cưới...!
- Cô ta lại đột nhiên đi du học trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này...!- Một viên pháp y tuy đã U50, nhưng hãy còn rất điển trai chợt nhắc đến điểm nghi vấn đã bị bỏ lọt suốt mấy tuần qua.

- Hai anh em họ Huỳnh sẽ đến nhà cô ta vào ngày mai sao? Khải Trạch hay Mẫn Trạch? - Một viên pháp y khác đột nhiên xen vào hỏi.

Ông ta đầu hói, lại còn trán dô, nên càng giống Ông Thọ tợn.

- Là Khải Trạch.

Vừa đáp, Bạch Lãng vừa tiếp tục giải phẫu.

Những mảng thịt vụn bong tróc trên khắp cái xác nom như thể một thân cây bị mục rữa nên bị nấm mốc xâm chiếm.

Cái mùi hôi hôi khẳng khẳng của thịt da thối rữa lâu ngày dễ khiến cho người phụ trách nôn nao gan ruột.

Mà quả thật vậy, trái cổ của mỗi người dao động không ngừng nghỉ, cốt để kiềm lại cơn buồn nôn.

- Tôi nghi ngờ hung thủ không nằm trong nhóm sát thủ đã gây ra vụ thảm án liên hoàn, mà là một tay nợ nần ngập mặt nên đã ngụy tạo buổi gặp mặt hòng thực hiện âm mưu giết người cướp của.


- Tôi hiểu ý của thầy rồi.

- Vị pháp y đeo kính lão cắt ngang lời Bạch Lãng.

Ông ta đã trên bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn minh mẫn chán.

- Trước khi tìm cách đưa cô ta về nước để điều tra vụ này, tôi nghĩ chúng ta nên xem lại hồ sơ y tế của cả hai bên, xét từ họ hàng xa tít tận chân mây đến gần ngay trước mắt, nhằm bảo đảm không bỏ lọt tình tiết quan trọng.

- Người pháp y nhỏ hơn Bạch Lãng năm tuổi ngập ngừng đề xuất.

Trong suốt quá trình khám nghiệm tử thi, tuy là người ít đóng góp ý kiến nhất, nhưng ông chú lại là người chú tâm nhiều nhất.

Kết thúc buổi khám nghiệm tử thi, Bạch Lãng toan ghé quán nào đó để lót dạ, nhưng ngại mùi cơ thể quá nồng nặc sẽ làm ảnh hưởng đến khách ăn nên đành chạy thẳng về nhà.

- Đói bụng rồi phải không? Anh có mua cho vợ cưng một hộp gà nướng muối ớt và một phần mỳ xào hải sản nè.

Về nhà mau lên nha.

Năm nay ông đã xấp xỉ sáu mươi tuổi, chồng ông đã vượt hơn con số đó, nên hai người phải trân trọng từng phút, từng giây mà họ có bên nhau trước khi một trong hai người từ giã cõi đời.

Một giọt nước mắt nóng rẫy lăn xuống gò má xương xương của Bạch Lãng.

Ông biết, người già có thể ra đi bất cứ lúc nào và vì bất kỳ lý do gì, nên càng lúc càng sợ hãi khi nghĩ đến cái cảnh đưa tang bạn đời.

"Xịch."
Chiếc xe Jeep thân thương ấy xuất hiện ven đường như trong cơn mơ.

Phạm Đình Vân bước xuống xe với một bó hoa hồng đỏ thắm trên tay, trên đấy đính kèm tấm thiệp xanh lam ghi dòng chữ viết tay rất nắn nót: "Sinh nhật vui vẻ."
- Tôi với mình về nhà ha...!
Cầm lấy đôi bàn tay nhau đi qua thêm một năm tuổi đời người.

Lưng cả hai không còn thẳng thớm.

Da dẻ đã trổ đồi mồi và lấm tấm vết sạm.

Đuôi mắt đầy rẫy dấu chân chim.

Nếp nhăn đã chiếm cứ khuôn mặt.

Nhưng trong mắt cả hai, người thương vẫn tươi tắn, rạng rỡ như lần đầu họ thấy nhau...!
...!
Ca khúc "Đêm chôn dầu vượt biển" do ca sĩ Khánh Ly trình bày khẽ khàng đưa Vệ Thu về miền hồi ức xa xăm, đầy chua chát.

Nhác thấy ông khách tóc hoa râm đang trầm mặc như đã hóa đá, ông chủ quán cháo đêm bước đến nắm lấy bàn tay nhăn nheo của ông.

Rồi khẽ khàng nói:
- Cảm ơn anh vì đã trở về...!Xin lỗi anh, vì chúng tôi đã khiến anh phải chọn cách ra đi...!
- Tôi cũng từng là một người lính mà.

Sĩ quan Biệt động Quân mũ nâu.

- Vệ Thu gắng gượng cười.

- Dẫu ở đâu thì người lính cũng là thằng khổ nhất.

"Nhất tướng công thành vạn cốt khô" mà lị.

Hai người lính đã bạc mái đầu, khác chiến tuyến, kề sát vai nhau tâm tình một thuở đau thương đã qua của họ.

Giọng ca của Duy Khánh vang lên những lời rền rĩ làm quặn thắt hai trái tim già nua:
"...!Uống nước dừa, hay nước mắt quê hương?"
"Những ngày xưa thân ái" do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc từ thơ của thi sĩ Phạm Hổ.

Chuyện kể về hai người bạn thân thiết lớn lên trong thời buổi loạn ly nên tình bạn đã bị rạn nứt vì khác lý tưởng lẫn tư tưởng sống.

"...!Chỉ còn tay súng nhỏ
Giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái
Xin trả lại cho em!"
Sau khi rút súng bắn chết thằng bạn chí cốt, người lính ấy đã ôm xác bạn mà gào khóc nức nở.

Viên đạn mà nó nã vào anh ta ban nãy găm lại trên ngọn cây mà thuở bé hai người từng leo trèo để lấy trứng của đám chim sẻ.

Chiến tranh!
Ôi chiến tranh!
"...!Xin gọi lại tên anh
Giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ
Tôi nằm nghe súng nổ
Như lời anh nhắc nhở
Ôi căm hờn dâng ngập lối..."
Giọng hát của bác Duy Khánh cứ thế đệm vào tim hai người lính già những vết dao găm sắc lẻm.

- Bộ hết bài phát rồi sao mà má bật bản này? - Thằng con cất giọng cự nự.

- Ai biết đâu...!Tao bật theo list nhạc của ổng trên Youtube mà? - Thím Bảy cất giọng phân trần.

Cổ Tường Quang chống cằm ngồi nhìn hai người đàn ông đã từng kinh qua đời lính dãi dầu sương gió như mình.

Phần cháo bác đặt vẫn chưa đem ra, nhưng bác cũng không hối thúc hay càu nhàu, bởi vì chưa cảm thấy đói.

Thẩm Hạc Hiên từng nấu cháo nghêu cho bác ăn giải cảm vài lần.

Cái dáng vẻ lui cui đứng nấu trong gian bếp lụp xụp nhà bác tới giờ bác còn nhớ mãi.

Cả mùi hương nước xả vải và bột giặt cậu ta dùng khi giúp bác giặt giũ và phơi phóng chăn màn.

Và tiếng ca nho nhỏ ngân nga trong ánh nắng buổi sáng loáng thoáng bóng dáng bồ công anh lơ lửng.

"Anh phải hứa với tôi, là sau này nếu anh Úy không còn yêu tôi nữa, thì anh phải thay tôi chăm sóc anh ấy đấy...!Móc ngoéo đi."
Hồi đầu, bác lầm tưởng mình yêu cậu ta.

Nhưng sau này mới biết, đó chỉ là một sự ngộ nhận, xuất phát từ tình cảm anh em thắm thiết và thân như ruột thịt.

Trước ngày biến mất khỏi cuộc đời anh Tư, cậu ta còn nấu nguyên một nồi cháo nghêu khoai môn thơm ngọt cho bác.

Và đấy là lần đầu tiên, bác ăn cháo nghêu trong hai hàng nước mắt.

Bởi cậu ta xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhiều hơn thế.*
- Dạ, thành thật xin lỗi bác.

Quán cháo nhà con phục vụ chậm trễ quá.

- Cậu con trai xăm mình kín lưng thưa chuyện với Cổ Tường Quang bằng giọng nói thật là hiền khô.

- Không sao đâu con.

Bác cũng chưa cảm thấy đói lắm.

Nếu con mà biết bác là dân xã hội đen "trên cơ" băng đảng của con thì sao nhỉ?
- Dạ, con cảm ơn bác nhiều.

- Ai mà giống "Hit Man" vậy bây? - Một người đàn ông mặc áo thun ba lỗ đặt muỗng trở lại tô cháo.

Rồi vừa lấy giấy lau miệng, vừa tò mò hướng mắt về người đàn ông đang sải những bước chân lạnh lùng đi về phía này.

Mặc kệ ánh mắt nhìn mình chằm chằm của mọi người, Silas bình thản ngồi xuống.

Đã quen với khí hậu quanh năm lành lạnh của Vương quốc Anh, nên việc mặc bộ suit đen trong cái thời tiết sắp hè oi bức này đúng là một khổ hình đối với y.

Y cởi áo vest, vắt nó lên vai mình, rồi cởi bớt mấy lần cúc áo sơ-mi và tháo luôn cái cà-vạt xuống cho dễ thở.

Đoạn nặng nề nói:
- Cho tôi một tô cháo lòng...!
Cậu con trai vào quầy bếp mở hỏi nhỏ:
- Hổng biết ổng có ăn được đồ lòng không má ha?
- Nó nói tiếng Việt được thì chắc nó cũng ăn đồ lòng được.

Mày khỏi nhiều chuyện.

- Vừa gắp đồ lòng vào dĩa, thím Bảy vừa trả lời thằng con lớn hay ăn nói cộc lốc.

- Chứ bà chị con nói tiếng Anh như sáo hót mà bả có ăn được cái "chi" đâu.

- Cheese.

- Thôi má ơi...!Má phát âm ngoại ngữ một hồi khách nó ăn nước miếng chứ không có ăn cháo đâu.

- Mồ tổ cha mày.

- Thím Bảy bực mình mắng.

Rồi thả mấy khúc dồi heo vào trong chảo dầu đương sôi trên bếp.

Bà không chiên dồi sẵn, ai yêu cầu thì bà mới thả vào chiên, để tránh chúng bị hư thì rất uổng và lãng phí.

Silas ngước đôi mắt sâu như đáy đại dương nhìn lên vòm cây trên đầu.

Hè về ve sẽ kêu râm ran chứ? Hay con người đã tận diệt chúng rồi?
"Cạch."
- Hì, nực lắm phải hôn? - Cậu trai giọng hiền khô xách cây quạt đứng đặt sau lưng Silas, rồi bấm nút để nó hoạt động.

Những luồng gió mát rượi nhanh chóng đem đến sự khoẻ khoắn cho gã trai xứ sở mù sương.

- Rất cảm ơn anh.

- Silas đứng dậy, cúi đầu cảm ơn cậu trai giang hồ.

- Hì, ne...!- Toan xổ tiếng Anh tiếng U để lấy le, nhưng biết mình phát âm có bao giờ đúng đâu nên cậu trai vội vàng chữa lời.

- Không có chi.

Silas mỉm miệng cười, đoạn ngồi lại ghế.

Cổ Tường Quang không bị bầu không khí oi nồng làm ảnh hưởng đến vị giác.

Tuy trời đã về khuya, nhưng ông chỉ mặc một lớp áo T-shirt mỏng và bên ngoài khoác thêm một tấm áo gió bạc màu hòng phòng cảm lạnh.

Mấy đứa con hay buồn bác vì điều đó, do họ lo cha của mình sẽ mắc bệnh phong hàn.

Mùi dồi heo chiên thơm nức mũi, khiến nhiều thực khách chắt lưỡi hít hà, rồi phải gọi thêm một dĩa dồi chiên mặc dù cái bụng đã no căng, ứ hự; Silas cũng chẳng ngoại lệ.

Bản nhạc "Tiếng còi trong sương đêm" do ca sĩ Khánh Ly trình bày ngân vang réo rắt, như thể muốn xoa dịu tâm hồn bơ vơ của những khách đi ăn khuya.

Nhạc phẩm này do nhạc sĩ Lê Trực (Hoàng Việt) sáng tác, được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng của thế hệ trước trình bày như Tuấn Vũ, Thanh Thúy, Giáng Thu, Thanh Tuyền,...!
Silas ăn sạch loáng những món đã gọi, trong sự ngạc nhiên xen lẫn thích thú của ba mẹ con hàng cháo.

Sức ăn của người đàn ông này rất đáng nể, hai tượng cháo to và ba dĩa đồ lòng - dồi heo cùng mấy cặp bánh quẩy, ấy thế mà vẫn chén sạch.

Chưa kể đến là còn uống cạn một ly cà-phê đen đá cỡ lớn nữa.

Silas rời khỏi quán cháo vào lúc hai giờ sáng.

Anh ta để lại một tờ hai chục đồng làm tiền "boa", coi như trả tiền mướn quạt máy của hàng cháo.

Cấp Dưới đưa anh ta về căn nhà phố của mình trên đường Mai Hắc Đế ở tạm.

Diện tích áng chừng một trăm năm mươi mét vuông, một trệt - hai lầu, có cả sân thượng và tầng hầm.

Nơi đô thành đông người ngột ngạt mà có được mảnh vườn con con trên sân thượng thì còn gì bằng.

Trái ngược với sự xa hoa đến phù phiếm của Cấp Trên, mọi sinh hoạt và nếp sống của gã vô cùng đơn giản và bình dân.

Không ai nghĩ một triệu phú sàn chứng khoán lại chọn cách sống như vậy cả.

Không rượu chè, không gái gú, chỉ chuyên tâm vào những mục tiêu mà mình đề ra để thực hiện và hoàn tất chúng trước khi kết thúc kiếp người.

- Mời vào.

Làn hơi máy điều hòa tỏa đi khắp nhà làm Silas dễ chịu khôn tả.

Anh ta ngồi xuống một chiếc ghế nơi huyền quan, rồi nhanh chóng cởi giày ra đặt trên tủ kệ đựng giày - dép.

- Uống bia gì? Corona, Heineken, Bud Light hay Sài Gòn? - Nolan mở một phần cánh cửa của chiếc tủ chuyên dụng để cất trữ bia và rượu.

Hơi lạnh phả vào mặt anh ta nom như một màn sương thường hay xuất hiện vào mỗi buổi sớm tinh mơ nơi Luân Đôn hoa lệ.

- Bia Sài Gòn.

Tôi muốn uống thử.

- Silas khẽ khàng trả lời.

- Bỏ đá hay nguyên chất?
- Nguyên chất.

Chai bia lạnh tới nỗi cầm vào buốt cả tay.

Nhưng thế uống mới đã.

Silas ngửa cổ tu ừng ực.

Cơn khát dần lui vào trong chốn hư vô.

- Khà...!Ngon! - Silas bật ngón cái khen ngợi.

Nolan bật cười vỗ vai người đàn ông nhỏ hơn mình bốn tuổi.

Đoạn giục anh ta theo mình đi nhận phòng.

Căn phòng ngủ của anh ta nằm ở lầu Hai, diện tích khoảng ba mươi mấy mét vuông, gần chiếm trọn cả không gian tầng lầu.

Trong phòng có buồng tắm và toilet nên khá thoải mái và riêng tư.

Silas cảm ơn Cấp Dưới thêm một lần nữa.

Rồi mới sửa soạn quần áo để đi tắm rửa.

Nolan thì lấy máy hút bụi cỡ lớn đẩy vài lượt quanh phòng cho sạch sẽ hơn.

Dầu rằng chiều qua anh ta đã mướn người đến lau dọn chu đáo.

Vừa làm, anh vừa hát nho nhỏ nhạc phẩm "Rhythm of the rain" do ban nhạc "The Cascades" trình bày vang bóng một thời.

oOo
Chú thích:
1/ Tình tiết này không ăn khớp với những gì Thẩm Hạc Hiên đã kể ở các chương trước.

Hồi sau mình sẽ giải thích rõ..



Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.